intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề: Phong tục tang ma

Chia sẻ: Thanh Tuấn Tuấn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:48

706
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con người sinh ra, lớn lên, học hành thi cử, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp, dù có hiển hách đến đâu, cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử trở về cát bụi, để lại bao niềm tiếc thương vô hạn cho người ở lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề: Phong tục tang ma

  1. Chào mừng cô và các bạn đến với buổi thuyết trình của Nhóm 1 Nhóm 1
  2. Con người sinh ra, lớn lên, học hành, thi cử, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp, dù có hiển hách đến đâu, cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử trở về cát bụi, để lại bao niềm tiếc thương vô hạn cho người ở lại. Nhóm 1
  3. Chủ đề: Phong tục tang ma Các thành viên: 1.Lê Văn Lý 2.Nguyễn Thanh Tuấn 3.Bùi Thị Yến Nhi 4.Lê Đăng Tới 5.Lê Đăng Khoa 6.Mai Thị Ngọc Trâm 7.Phạm Thị Thảo Nguyên Nhóm 1
  4. I. Giới thiệu 1. Đám tang hay Đám ma, Lễ tang, Tang lễ, Tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết Phong tục Tang Lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Nhóm 1
  5. Tang là sự đau buồn khi có người thân mới chết, là lễ chôn cất người chết (an táng, mai táng), là dấu hiệu (áo, mũ, khăn...) để tỏ lòng thương tiếc người chết.Tang chế là phép tắc quy định việc đưa đám và để tang.Tang lễ (lễ tang) là nghi lễ chôn cất người chết. Từ đó có những từ: tang phục, tang sự, tang gia, tang chủ, đám tang, để tang, bịt khăn tang, đeo băng tang, mãn tang, xả tang, tống tang, hộ tang,… Nhóm 1
  6. Hình ảnh mang tính chất tượng trưng!! Nhóm 1
  7. 2. Nội dung của nghi lễ a Công việc sơ khởi a.1 Trùng tang a.2 Hạ tịch a.3 Cáo phó b Khâm liệm và nhập quan b.1 Thiết linh sàng, linh tọa b.2 Tang phục b.3 Phúng điếu b.4 Thổi kèn giải b.5 Chọn đất làm huyệt mộ Nhóm 1
  8. c. Hạ Huyệt d.Viếng mộ đắp mộ e. Tuần chung thất (49 ngày) f.Tuần Tốt khốc (100 ngày) g. Giỗ đầu (Tiểu tường) h. Hết tang (Đại tường) Nhóm 1
  9. a. Công việc sơ khởi a.1 Trùng tang: Theo người xưa, trùng tang đối với một gia đinh là có hai người mất trong cùng một năm; đối với cá nhân là có hai người trực hệ trong ba đời cùng mất trong một năm. Nếu với một người hoặc một gia đình gặp trùng tang sẽ được cúng bái,làm lễ giải hạn. Nhóm 1
  10. Khi một gia đình có việc tang đúng vào ngày giờ trùng tang,trùng phục cũng phải làm lễ. Việc tang : liệm hoặc mai táng phải tránh ngày hoặc giờ dần,thân,tị,hợi. Mỗi một tuổi trong 12 con giáp nếu khi mất cứ 12 năm có một giờ,vào một ngày, vào cùng năm gây ra hạn Trùng tang liên táng đại kỵ cho người còn sống nhưng rất hiếm gặp. Nhóm 1
  11. a. Công việc sơ khởi a.2 Hạ tịch Đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất 1 chốc rồi đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh ra thì khi chết lại về với đất (nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết, hoặc hy vọng rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất. Nhóm 1
  12. a. Công việc sơ khởi a.3 Cáo phó Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan... Nhóm 1
  13. Nhóm 1
  14. Nhóm 1
  15. b. Khâm liệm và nhập quan Người nhà dùng vải thường trắng (đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm. Sau khi liệm xong, những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan. Trên quan tài đặt 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn để phòng bệnh, quan tài phải quay đầu ra ngoài. Nhóm 1
  16. _ Đồ tiểu liệm: dọc: 1 mảnh dài 5m; ngang: 3 mảnh dài 3m, ngang dọc (tung hoành) đều có xé đầu 3 mối. _ Đồ đại liệm: dọc: 1 mảnh dài 5m; ngang: 5 mảnh dài 3m, không xé. _ May các thứ: Gối 1 tấm. Tịch thủ túc 2 tấm. Áp nhỉ 2 tấm. Phúc diện 1 tấm. Phúc trung yên 1 tấm. Tả hữu thốn túc 2 tấm. 1 bao hàm bằng bông. Nhóm 1
  17. b.1 Thiết linh sang, linh tọa. Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống. Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang, rượu và mâm ngũ quả. Nhóm 1
  18. b.2 Tang phục Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục. Tang phục được quy định như sau: _ Con trai: thôi phục chế: áo may biên hướng ngoại, quần may biên hướng nội đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì quan niệm là công cha nặng hơn nghĩa mẹ). _ Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang. Nhóm 1
  19. _ Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng. _ Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng. _ Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc. _ Cháu đích tôn mồ côi cha phải thay cha đầu rơm mũ bạc, chống gậy, đứng chủ tế, giống như vai trò của người con trưởng nam vậy. Nhóm 1
  20. b.3 Phúng điếu Phúng điếu là sự thăm hỏi, giúp đỡ bằng hình thức tiền bạc, nhang đèn hoặc hoa quả, liễn, văn điếu... Theo tục lệ thì khi chưa mặc tang phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu. Khi khách phúng điếu vái lạy người chết thì tang gia phải lạy trả lễ một nửa số vái. Ngày nay có 1 số gia đình không nhận tiền phúng điếu, việc này được ghi rõ trên cáo phó. Nhóm 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2