CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN <br />
TẠI?<br />
<br />
PGS.TS. NGUYỄN VĂN DÂN<br />
<br />
Ngày nay, có ý kiến cho rằng chủ nghĩa hiện đại đã được thay thế bằng <br />
chủ nghĩa hậu hiện đại; rằng thời kỳ hiện đại đã chấm dứt và bây giờ là thời <br />
kỳ hậu hiện đại. Tuy nhiên, thực chất cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại có <br />
phải chỉ là sự ảnh hưởng hay sự nối dài của chủ nghĩa hiện đại không? <br />
Chúng tôi xin trình bày lại vấn đề này như sau.<br />
<br />
1. Khái niệm “[chủ nghĩa] hậu hiện đại” ở Việt Nam<br />
<br />
Có lẽ thuật ngữ “hậu hiện đại” xuất hiện trên báo chí nước ta lần đầu tiên <br />
là từ năm 1991, trong bản dịch một bài viết của Antonio Blach (Tây Ban Nha), <br />
nhan đề: “Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại” ( Tạp chí văn <br />
học, số 51991). Từ đó đến nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ Việt <br />
Nam đã nói nhiều đến hậu hiện đại. Gần đây, trên báo Văn nghệ số 18+18 <br />
ngày 3042011, PGS.TS. Lê Huy Bắc có bài viết “Khái niệm chủ nghĩa hậu <br />
hiện đại và truyện ngắn hậu hiện đại”, trong đó tác giả tiếp thu ý kiến của <br />
một số tác giả nước ngoài để khẳng định như đinh đóng cột rằng chủ nghĩa <br />
hậu hiện đại đã “bắt đầu từ thơ Đađa (1916), truyện của Franz Kafka (1883<br />
1924) và kịch phi lý từ những năm 1950”. Và gần đây nhất, tháng 82011, GS. <br />
Phương Lựu đã cho xuất bản cuốn sách Lý thuyết văn học hậu hiện đại, trong <br />
đó ông tập hợp các bài đã viết về một số lý thuyết nghiên cứu văn học xuất <br />
hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX mà trước đây được ông gọi là hiện đại thì <br />
nay ông lại gọi là hậu hiện đại. Có thể nói, thuật ngữ “hậu hiện đại” đang trở <br />
thành một cái mốt trong các diễn đàn văn học.<br />
<br />
Lý do lên ngôi của khái niệm “hậu hiện đại” một phần là do trong giới văn <br />
nghệ nước ta đang có sự hẫng hụt về chủ nghĩa hiện đại. Nhiều người không <br />
biết chủ nghĩa hiện đại có bao nhiêu trào lưu và những tác giả tiêu biểu của <br />
chúng là ai. Đến khi gần đây thấy có người nói đến hậu hiện đại, thế là <br />
người ta chỉ biết có hậu hiện đại và nghiễm nhiên coi các trào lưu hiện đại <br />
trong văn nghệ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX là hậu hiện đại. <br />
<br />
Có người thấy người nước ngoài nói chủ nghĩa hậu hiện đại có gốc rễ từ <br />
chủ nghĩa Đađa (đầu thế kỷ XX), thế là cứ nghiễm nhiên đi dạy cho học sinh <br />
<br />
<br />
1<br />
rằng chủ nghĩa hậu hiện đại có từ thời Đađa... Thậm chí như GS. Phương <br />
Lựu, trong khi viết giáo trình Lý luận văn học (xuất bản lần đầu thành ba tập <br />
vào những năm 19861988, đến năm 1997 tái bản thành một tập và tiếp tục tái <br />
bản đến lần thứ 5 vào năm 2006) vẫn xếp “tiểu thuyết mới” và “kịch phi lý” <br />
những trường phái văn học giữa thế kỷ XX vào trong số các “chủ nghĩa hiện <br />
đại”, sau đó thấy nói đó là hậu hiện đại, thì trong các bài viết khác của mình <br />
từ năm 2000, ông lại quay sang nói là “hậu hiện đại”, nhưng có điều lạ là ông <br />
vẫn giữ nguyên quan điểm của mình về các chủ nghĩa hiện đại nói trên trong <br />
các lần tái bản cuốn sách lý luận kia. Tiếp đến khi viết lại bộ giáo trình lý <br />
luận này thành ba tập, với tập 1 được xuất bản lần đầu từ năm 2001 và tái <br />
bản lần ba vào năm 2009 (với tập 3 có liên quan đến vấn đề ở đây đã được <br />
xuất bản lần đầu vào năm 2005 và tái bản lần ba vào năm 2009), ông đã có ý <br />
thức cắt những hiện tượng văn học nói trên cho sang phần nói về “chủ nghĩa <br />
hậu hiện đại”, nhưng vẫn để sót “tiểu thuyết mới” ở phần nói về chủ nghĩa <br />
hiện đại trong khi đã “dán” nó vào phần “chủ nghĩa hậu hiện đại” rồi! Vậy là <br />
trong cùng một chương sách do cùng một người viết , cùng một hiện tượng <br />
vừa được gọi là “hiện đại chủ nghĩa” lại vừa được gọi là “hậu hiện đại chủ <br />
nghĩa”! Điều đó cũng chứng tỏ là khi biên soạn giáo trình lý luận văn học, <br />
nhiều tác giả Việt Nam thấy có người nước ngoài nói các trường phái kia là <br />
hiện đại thì họ cũng nói theo, bây giờ thấy người khác nói là hậu hiện đại thì <br />
họ lại quay sang nói theo là hậu hiện đại. Thế là họ phải thực hiện một thao <br />
tác cắt dán máy móc mà không hề có chủ kiến, tự mình phủ định mình một <br />
cách rất dễ dãi và hồn nhiên. Nghĩa là trong cùng một người hiện đang tồn tại <br />
đồng thời hai cách gọi khác nhau cho một hiện tượng văn nghệ, mà đều là hai <br />
cách gọi theo nước ngoài. Trong khi đó thì cũng vào thời điểm năm 2009, <br />
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc <br />
Phi vẫn ghi nhận “tiểu thuyết mới” là một trong những trào lưu hiện đại chủ <br />
nghĩa.<br />
<br />
Đấy là thái độ đối với các trào lưu sáng tác nghệ thuật, còn đối với các lý <br />
thuyết nghiên cứu văn học thì thái độ của các nhà nghiên cứu của nước ta <br />
cũng có những thay đổi rất hồn nhiên và dễ dãi. Ví dụ như trường hợp vẫn <br />
của GS. Phương Lựu. Năm 1995 ông cho in cuốn sách Tìm hiểu lý luận văn <br />
học phương Tây hiện đại, trong đó có giới thiệu “Lý luận phê bình của chủ <br />
nghĩa hậu cấu trúc”. Có nghĩa là lúc đó, người ta vẫn coi chủ nghĩa hậu cấu <br />
<br />
<br />
2<br />
trúc (hay giải cấu trúc) là một trong những lý thuyết hiện đại. Đến năm 2011, <br />
ông xuất bản cuốn sách Lý thuyết văn học hậu hiện đại, trong đó ông lại gọi <br />
chủ nghĩa giải cấu trúc là “mũi nhọn lý thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại”. <br />
Về cơ bản, việc giới thiệu lý thuyết giải cấu trúc giữa hai thời điểm 1995 và <br />
2011 không khác nhau nhiều, nhưng điều kỳ lạ là tác giả không hề có một câu <br />
giải thích tại sao năm 1995 ông gọi nó là lý thuyết hiện đại, mà đến năm 2011 <br />
ông lại gọi nó là hậu hiện đại? Tình hình này có nguy cơ dẫn đến sự rối loạn <br />
trong hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam. Đó chính là một tình trạng cấp <br />
thiết cần giải quyết.<br />
<br />
Bản thân tôi, từ năm 2001 tôi đã viết bài “Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là <br />
hiện tượng chồng chéo khái niệm” đăng trên Tạp chí văn học số 9. Sau đó tôi <br />
đã nhiều lần bổ sung và sửa chữa để đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số <br />
32002 và trong sách “Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý <br />
thuyết”, Nxb. Hội Nhà văn, 2003; cuối cùng in lại có bổ sung và chỉnh lý dưới <br />
nhan đề “Cái gọi là ‘chủ nghĩa hậu hiện đại’ từ khái niệm đến thực tiễn” <br />
trong sách: Nguyễn Văn Dân, Vì một nền lý luận phê bình văn học chất <br />
lượng cao, Nxb. Khoa học xã hội, 2005. Trong các bài viết của tôi, tôi đã phân <br />
tích và chỉ ra sự lạm dụng khái niệm hậu hiện đại cả trên thế giới lẫn ở Việt <br />
Nam đến mức đã biến nó thành một thuật ngữ vô nghĩa. Giờ đây, tôi xin nhắc <br />
lại những diễn biến chính của cuộc tranh luận để cho thấy bản chất của khái <br />
niệm “[chủ nghĩa] hậu hiện đại” trong mối quan hệ với vấn đề của chủ nghĩa <br />
hiện đại.<br />
<br />
2. Các quan niệm về [chủ nghĩa] hậu hiện đại trên thế giới<br />
<br />
Trên thế giới có nhiều cách hiểu về [chủ nghĩa] hậu hiện đại. Và nhìn <br />
chung, các ý kiến vẫn chưa phải là đã thống nhất. Từ các ý kiến khác nhau, <br />
tôi phân ra ba nhóm quan niệm chính về hậu hiện đại trong nghệ thuật như <br />
sau:<br />
<br />
1. Chủ nghĩa hậu hiện đại như là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại (quan <br />
điểm của Lyotard, Hassan), nói một cách khác nó là “cơn kịch phát của chủ <br />
nghĩa hiện đại”; hay là sự nối dài của chủ nghĩa hiện đại (quan điểm của <br />
Robert Hughes);<br />
<br />
2. Chủ nghĩa hậu hiện đại như là sự quay trở về với truyền thống để <br />
chống lại chủ nghĩa hiện đại (Smith, Portoghesi, Lipovetsky...); đặc biệt là <br />
<br />
<br />
3<br />
trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình, trong đó có sự kết hợp chiết trung giữa <br />
hiện đại với quá khứ (Christopher Masters);<br />
<br />
3. Chủ nghĩa hậu hiện đại như là một sự vượt khỏi chủ nghĩa hiện đại, <br />
một phong trào lai tạp mới và tương phản với chủ nghĩa hiện đại (Jencks, <br />
Koehler...).<br />
<br />
Đây là các quan niệm lý thuyết về bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại. <br />
Còn về đặc tính của chủ nghĩa hậu hiện đại thì chúng ta có thể nhận xét thấy <br />
rằng đa số các ý kiến đều nhấn mạnh đến tính phi lý tính hoặc phản lý tính, <br />
tính phi xác định, phi chủ thể, tính phân mảnh và tính đại chúng của nó. <br />
Nhưng nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều lấy chủ nghĩa hiện đại làm yếu tố <br />
quy chiếu để xác định cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại.<br />
<br />
Giả sử có sự tồn tại của chủ nghĩa hậu hiện đại như các tác giả quan <br />
niệm, thì, để hiểu thế nào là chủ nghĩa hậu hiện đại, trước hết chúng ta phải <br />
xét xem thế nào là chủ nghĩa hiện đại.<br />
<br />
Chủ nghĩa hiện đại là một khái niệm chủ yếu được dùng để chỉ các trào <br />
lưu nghệ thuật thuộc phong trào tiên phong ở nửa đầu thế kỷ XX. Đó là các <br />
trào lưu văn học nghệ thuật cụ thể như: chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa <br />
Đađa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa trừu <br />
tượng... Tất nhiên văn học nghệ thuật hiện đại không chỉ có các trào lưu trên <br />
đây, mà nó còn có những khuynh hướng tìm tòi độc đáo khác nữa như văn xuôi <br />
phi lý của Kafka và của Camus chẳng hạn.<br />
<br />
Còn chủ nghĩa hậu hiện đại hiện đang được nhiều người dùng để chỉ các <br />
trào lưu trong văn học và nghệ thuật ngoài chủ nghĩa hiện thực truyền thống <br />
và ngoài chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nửa cuối thế kỷ XX. Nhìn <br />
chung người ta cho rằng văn học nghệ thuật hậu hiện đại mang tính phi lý <br />
tính, tính phi chủ thể, tính phân mảnh, tính phi xác định về không gian và thời <br />
gian, tính đại chúng, tính chiết trung giữa hiện đại và truyền thống. Theo <br />
nhiều người thì điển hình cho chủ nghĩa hậu hiện đại trong kiến trúc và nghệ <br />
thuật tạo hình là chủ nghĩa chiết trung mới và chủ nghĩa biểu hiện mới, là sự <br />
kết hợp giữa hiện đại với quá khứ truyền thống; trong nghệ thuật tạo hình, <br />
nhiều người còn coi op art (nghệ thuật ảo thị) và pop art (nghệ thuật bình <br />
dân) là các trào lưu hậu hiện đại; trong sân khấu là loại nghệ thuật biểu diễn <br />
happening (tạm dịch: “sân khấu ngẫu hứng”); trong âm nhạc là loại nhạc <br />
<br />
<br />
4<br />
rockandroll; trong văn học là tiểu thuyết mới, là kịch phi lý, là chủ nghĩa <br />
hiện thực huyền ảo của châu Mỹ Latin (trong đó cũng có cả sự kết hợp hiện <br />
đại với quá khứ huyền ảo) với sự tiếp nối của nhà văn Italia Umberto Eco qua <br />
tiểu thuyết Tên gọi của hoa hồng (1980), của nhà văn người Czech Milan <br />
Kundera, của nữ văn sĩ người Anh Angela Carter... John Barth (1984) coi nhà <br />
văn Columbia G.G. Marquez, nhà văn hiện thực huyền ảo nổi tiếng, tác giả <br />
của cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và là người đoạt giải thưởng Nobel <br />
Văn học 1982, là “một ví dụ điển hình về chủ nghĩa hậu hiện đại và một bậc <br />
thầy trong nghệ thuật kể chuyện.”<br />
<br />
Bây giờ chúng ta hãy xem chủ nghĩa hậu hiện đại thực sự có khác chủ <br />
nghĩa hiện đại không.<br />
<br />
Người ta nói rằng chủ nghĩa hậu hiện đại là phi lý tính. Nhưng từ đầu thế <br />
kỷ XX, một số trào lưu hiện đại chủ nghĩa cũng đã chủ trương coi trọng trực <br />
giác và cảm tính. Điển hình là chủ nghĩa Đađa. Trong bản Tuyên ngôn Đađa <br />
1918, Tristan Tzara đã tuyên bố: “Chúng tôi không công nhận bất cứ một lý <br />
thuyết nào.” Theo ông, đối với người sáng tạo thì tác phẩm nghệ thuật “không <br />
có căn nguyên và không có lý thuyết”. Lý trí bị chủ nghĩa Đađa phủ nhận triệt <br />
để qua lời tuyên bố của Tzara: “Nước mưa của quỷ sứ đổ xuống lý trí của <br />
tôi.” Chủ nghĩa siêu thực, trong bản Tuyên ngôn đầu tiên của chủ nghĩa siêu <br />
thực do André Breton viết năm 1924, cũng phản đối chủ nghĩa thực chứng và <br />
chủ nghĩa duy lý, nó chủ trương một kiểu “Hành vi tự động mang tính tâm lý <br />
thuần túy, (...), không có bất cứ một sự kiểm soát nào của lý trí”; và nó tin <br />
tưởng vào “sức mạnh toàn năng của mơ mộng”; nó chủ trương một phương <br />
pháp sáng tác cũng giống như của chủ nghĩa Đađa: “Các bạn hãy viết thật <br />
nhanh mà không cần có một chủ đề định trước, nhanh đến mức các bạn không <br />
thể dừng tay được và không muốn đọc lại mình.” Còn trong chủ nghĩa biểu <br />
hiện thì có trường phái dã thú và nhóm Nhịp cầu là hai trường phái phản đối <br />
chủ nghĩa thực chứng duy khoa học. Năm 1929, M. de Vlaminck, họa sĩ biểu <br />
hiện người Pháp theo trường phái dã thú, đã tuyên bố: “Khoa học giết chết <br />
hội họa.” Sau đó ít lâu ông còn thổ lộ: “Tôi thể hiện chân lý bằng bản năng <br />
của mình mà không cần phương pháp, một chân lý không phải chân lý nghệ <br />
thuật mà là chân lý nhân bản.” Nhóm Nhịp cầu cũng chủ trương thể hiện <br />
những hiện tượng cảm tính, thuộc về bản năng.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Người ta nói chủ nghĩa hậu hiện đại là phi chủ thể, là chủ thể bị giải thể, <br />
là mang tính phân mảnh. Nhưng chúng ta hãy xem, trước chủ nghĩa hậu hiện <br />
đại, chủ nghĩa Đađa đã chủ trương như thế nào về tác phẩm của mình: <br />
“Người nghệ sĩ mới sáng tạo ra một thế giới mà các thành phần của nó đồng <br />
thời là các phương tiện, đó là một tác phẩm điều độ và có hạn định, một tác <br />
phẩm không có chủ đề.” Cả chủ nghĩa siêu thực cũng vậy. Trong chủ nghĩa <br />
lập thể, chủ thể bị phân mảnh hơn bao giờ hết (xem những bức họa lập thể <br />
của G. Braque, của Picasso). Và còn những sáng tác của Kafka và Camus nữa! <br />
Các nhân vật của họ đều là những con người không có tính cách; ở Kafka <br />
nhân vật còn không có cả tên gọi. Về mặt này có thể coi Kafka là tiền bối của <br />
tiểu thuyết mới, của kịch phi lý. (Giống như ở Kafka, nhân vật nữ chính trong <br />
cuốn tiểu thuyết Ghen tuông của Alain RobbeGrillet, một đại diện của tiểu <br />
thuyết mới, cũng chỉ được gọi là A..., còn “anh chồng ghen” thì chẳng bao giờ <br />
được gọi tên hoặc được mô tả. Các vở kịch phi lý của Ionesco và của Beckett <br />
đầy rẫy những nhân vật vô danh. Nếu như Kafka đặt cùng một cái tên “K.” <br />
cho nhân vật chính của cả hai cuốn tiểu thuyết của mình, thì Ionesco cũng đặt <br />
cùng một cái tên “Bérenger” cho nhân vật chính trong một loạt vở kịch quan <br />
trọng của ông.)<br />
<br />
Về tính phi xác định về không gian và thời gian của chủ nghĩa hậu hiện <br />
đại, chúng ta cũng thấy nó có mặt trong hội họa siêu thực (điển hình là trong <br />
bức họa “Sự tồn tại dai dẳng của ký ức” (1931) của Salvador Dali (René <br />
Magritte họa sĩ siêu thực người Bỉ cũng có một bức tranh cùng tên nhưng <br />
không nổi tiếng bằng bức của Dali), hay trong sáng tác của Kafka ( Lâu đài); <br />
cho nên nói như ChuchinRusov rằng “con người hậu hiện đại có khả năng <br />
vui sướng cảm thấy được tự do bay bổng trong ‘chiều cạnh thứ tư của văn <br />
hóa’, không biết đến mọi giới hạn về thời gian và lãnh thổ, điều mà người <br />
bạn ở thời hiện đại của nó không thể nào nghĩ tới”, thì chỉ đúng trong thực tế <br />
đời sống xã hội của thế giới toàn cầu hóa ngày nay, chứ không đúng trong văn <br />
học và nghệ thuật, khi mà từ lâu Salvador Dali đã cho phép chúng ta có thể đi <br />
du ngoạn sang một thế giới siêu thực huyễn tưởng phi không gian và phi thời <br />
gian. <br />
<br />
Còn về tính đại chúng của chủ nghĩa hậu hiện đại thì sao? Có thể chấp <br />
nhận quan điểm cho rằng các trào lưu của chủ nghĩa hiện đại nửa đầu thế kỷ <br />
XX có phần nào xa lánh đại chúng. Tzara đã từng tuyên bố rằng người bình <br />
<br />
<br />
6<br />
thường thì không thể hiểu nổi một tác phẩm Đađa. Nhưng nếu vì thế mà nói <br />
rằng chủ nghĩa hậu hiện đại quay về với đại chúng thì cũng chưa hẳn đã <br />
đúng. Đại chúng chắc là khó lòng mà hiểu được một số màn diễn đôi khi quá <br />
khích của sân khấu happening, khó mà hiểu được những vở kịch phi lý của <br />
Beckett hay của Ionesco, những cuốn tiểu thuyết của nhóm tiểu thuyết mới, <br />
v.v...<br />
<br />
Còn ý kiến cho rằng chủ nghĩa hiện đại chủ trương độc thoại trong khi <br />
chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương đối thoại cũng là một ý kiến không chính <br />
xác. Đối thoại có rất rất ít trong tiểu thuyết mới cũng như trong kịch phi lý. <br />
Các cuốn tiểu thuyết Bỏ lại ý đồ (tiếng Pháp: La Modification) của Michel <br />
Butor và Đường đi Flandres của Claude Simon, hai đại diện nổi tiếng của <br />
nhóm tiểu thuyết mới, hầu như không có đối thoại. Bérenger, nhân vật điển <br />
hình của nhà soạn kịch phi lý nổi tiếng Ionesco, có những màn độc thoại rất <br />
thống thiết. Hai ông già bà già trong vở kịch Những chiếc ghế của ông chủ <br />
yếu cũng diễn độc thoại. Việc khuyến khích đối thoại vì một nền dân chủ là <br />
một việc làm hợp lý, nhưng không vì thế mà khái quát hóa rằng đặc điểm của <br />
xã hội hậu hiện đại là “đối thoại”! <br />
<br />
Người ta cũng nói nhiều đến một đặc tính nghệ thuật có khả năng phân <br />
biệt chủ nghĩa hậu hiện đại với chủ nghĩa hiện đại, đó là sự có mặt của chủ <br />
nghĩa chiết trung mang tính kết hợp giữa hiện đại với quá khứ truyền thống <br />
trong chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhưng đặc điểm này chỉ thể hiện rõ rệt trong <br />
kiến trúc, trong nghệ thuật tạo hình hậu hiện đại, và một chút trong văn học <br />
của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Trong kiến trúc, chủ nghĩa hậu hiện đại <br />
mang tính chiết trung được đại diện chủ yếu bởi Robert Venturi và Michael <br />
Graves của Hoa Kỳ, James Stirling và Ralph Erskine của nước Anh... Erskine <br />
đã thiết kế một tòa nhà mang tên Con thuyền Noe, tòa nhà được xây dựng <br />
phỏng theo hình con tàu thủy đang chui qua một chiếc cầu cất và được xây <br />
dựng ngay bên cạnh chiếc cầu Hammersmith ở London nó được mô phỏng <br />
theo hình ảnh tưởng tượng về con thuyền của Noe trong Kinh thánh, và việc <br />
thiết kế chiếc mái của nó giống hình một chiếc cầu cất đã làm cho tòa nhà <br />
trông giống như một con tàu thủy đang lướt qua gầm cầu.<br />
<br />
Thế nhưng xét kỹ thì ta thấy cái xu hướng quay về với quá khứ cũng <br />
không chỉ đặc trưng cho nghệ thuật hậu hiện đại. Trong các trào lưu hiện đại <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
chủ nghĩa trước đây thì cũng đã có trào lưu quay trở về với tâm hồn của người <br />
nguyên thủy. Điều này không hề mâu thuẫn với tư tưởng đoạn tuyệt truyền <br />
thống của chủ nghĩa hiện đại, bởi vì truyền thống mà chủ nghĩa hiện đại <br />
muốn đoạn tuyệt là thứ truyền thống của xã hội tư sản khủng hoảng chứ <br />
không phải là tất cả các loại truyền thống của loài người. Xu hướng trở về <br />
với cuộc sống nguyên thủy, với cuộc sống hoang dã nguyên sơ, đã trở thành <br />
một trong những xu hướng chủ yếu của đời sống nghệ thuật cuối thế kỷ XIX <br />
đầu thế kỷ XX. Trong số những người đại diện cho xu hướng đó có A. <br />
Rimbaud, nhà thơ Pháp cuối thế kỷ XIX. Cùng trong xu hướng đó, đến năm <br />
1891, đúng năm Rimbaud mất, họa sĩ tài ba Paul Gauguin đã rời nước Pháp <br />
hiện đại, từ bỏ cái xã hội “tội lỗi và được tổ chức tồi”, “được điều hành <br />
bằng vàng bạc” như lời ông nói, đến sống tại đảo Tahiti thuộc quần đảo <br />
Polynésie trên biển Nam Thái Bình Dương, dành quãng đời còn lại của mình <br />
để vẽ những người dân bản xứ ở đây với tâm hồn nguyên sơ chưa bị biến <br />
chất của họ. Và không chỉ có Gauguin; một loạt các họa sĩ châu Âu đã lên <br />
đường sang châu Phi, sang Nhật, sang Ấn Độ. Một số nghệ sĩ theo chủ nghĩa <br />
biểu hiện cũng coi nghệ thuật nguyên thủy, nghệ thuật dân gian và nghệ <br />
thuật dân dã ngoại lai là những nguồn cảm hứng vô tận. Có lẽ riêng đối với <br />
kiến trúc thì sự khác biệt giữa chủ nghĩa hậu hiện đại với hiện đại là tỏ ra rõ <br />
rệt hơn cả, bởi vì trong trào lưu kiến trúc hậu hiện đại, phát triển mạnh kể từ <br />
những năm 1970, người ta thấy có sự thể hiện của chủ nghĩa chiết trung trong <br />
việc kết hợp hiện đại với quá khứ truyền thống để phản đối tính cứng nhắc <br />
khô cằn và tính duy lý trừu tượng của kiến trúc hiện đại.<br />
<br />
Vậy là về mặt lý thuyết, những gì mà những người đề xướng chủ nghĩa <br />
hậu hiện đại chủ trương thì hầu hết đã có ở chủ nghĩa hiện đại. Như vậy, cái <br />
nghĩa cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại là giai đoạn kịch phát của chủ nghĩa <br />
hiện đại là có vẻ xác đáng và bao quát hơn cả. Vì mức độ kịch phát đó mà <br />
chủ nghĩa hậu hiện đại còn có thể được gọi là chủ nghĩa siêu hiện đại hay <br />
chủ nghĩa tối hiện đại (tiếng Pháp: “ultramodernisme”). Và vì được dùng để <br />
chỉ một giai đoạn của chủ nghĩa hiện đại, nên khái niệm “hậu hiện đại” trở <br />
nên không cần thiết và không hợp lý bằng khái niệm “siêu [hoặc tối] hiện <br />
đại”. <br />
<br />
3. Phản ứng của các nhà khoa học đối với chủ nghĩa hậu hiện đại<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Liên quan đến vấn đề phản ứng của các nhà khoa học đối với chủ nghĩa <br />
hậu hiện đại, tôi muốn nói đến việc báo Văn nghệ số 16 năm 2010 có đăng <br />
bài “Sự kiện Sokal với mặt trái của lý thuyết hậu hiện đại” của GS. Phương <br />
Lựu. Bài viết nói đến tác động bài báo của Sokal đối với việc hiểu rõ “mặt <br />
trái của lý thuyết hậu hiện đại”. Song thực chất “vụ Sokal” thuộc loại hiện <br />
tượng gì? <br />
<br />
Thế giới gọi hiện tượng liên quan đến “vụ Sokal” là hiện tượng “ngụy <br />
tạo văn hóakhoa học”, nằm trong phạm trù “ngụy tạo” nói chung. Trong văn <br />
hóakhoa học, ở một chừng mực nào đó, kiểu ngụy tạo phi vụ lợi có một tác <br />
động tích cực nhất định, chẳng hạn như nó cảnh tỉnh giới văn hóakhoa học <br />
về một thói a dua, ham chạy theo mốt mà bỏ quên các nguyên tắc về tính <br />
nghiêm cẩn của tri thức [tiếng Anh: “intellectual rigour”]. <br />
<br />
Ngụy tạo văn hóakhoa học phi vụ lợi có thể đã xuất hiện từ lâu, nhưng <br />
lịch sử chủ yếu ghi nhận những vụ ngụy tạo từ cuối thế kỷ XIX đến nay. <br />
Trong tinh thần đó, vụ ngụy tạo khoa học Alan Sokal 1996 ở Mỹ cũng nằm <br />
trong xu hướng giễu nhại và châm biếm những cái mà ông gọi là thói phi lý <br />
thời thượng trong việc lạm dụng khoa học. Xu hướng sùng bái các trào lưu <br />
triết học được gọi là hậu hiện đại ở phương Tây trong những thập kỷ cuối <br />
thế kỷ XX đã biến các lý thuyết được gọi là hậu hiện đại trở thành thời <br />
thượng. Và việc xuất hiện những phản ứng chống lại chúng là điều đương <br />
nhiên. Một trong những phản ứng đó là công trình Mê tín cao ngạo: Cánh tả <br />
học thuật và những cuộc tranh cãi của nó với khoa học (1994) của hai nhà <br />
khoa học Mỹ Paul R. Gross và Norman Levitt. Đọc xong công trình này, Sokal <br />
đã phẫn nộ về những cái mà ông cho là “sự giả mạo tri thức”, về thái độ chủ <br />
quan của chủ nghĩa hậu hiện đại trong việc nghi ngờ tính khách quan của <br />
khoa học. Và thế là ông quyết định làm một phép thử. Ông viết một bài báo <br />
với những cứ liệu và lập luận giả mạo đủ mức phi lý để làm cho bài báo <br />
không có giá trị, nhưng nó lại có hơi hướng “hậu hiện đại” và có vẻ đáng tin <br />
để có thể đánh lừa Ban biên tập Tạp chí Social Text [“Văn bản xã hội”], một <br />
tờ tạp chí hàng đầu của giới học thuật và theo khuynh hướng chủ nghĩa cấu <br />
trúc phân giải (có người dịch là chủ nghĩa giải cấu, chủ nghĩa giải kiến <br />
tạo...), một chủ nghĩa được coi là tiêu biểu của trào lưu hậu hiện đại. Sokal <br />
đăng bài báo với mục đích là để thử xem tờ tạp chí theo khuynh hướng hậu <br />
hiện đại đó sẽ đăng bài theo chất lượng khoa học của bài viết hay theo tên <br />
<br />
<br />
9<br />
tuổi và khuynh hướng quan điểm của người viết. Quả nhiên bài viết của ông <br />
đã được đăng không phải vì chất lượng, (thực sự đó là bài viết ngụy tạo khoa <br />
học), mà là vì khuynh hướng được gọi là “hậu hiện đại” của bài viết với tên <br />
tuổi của một giáo sư đại học ngành vật lý. Như vậy, ở đây có một sự đối đầu <br />
về quan điểm giữa các nhà khoa học theo xu hướng giải cấu trúc với các nhà <br />
khoa học tự nhiên phản đối nó, coi nó là một sự vô nghĩa thời thượng [tiếng <br />
Anh: “fashionable nonsense”], một sự lạm dụng thuật ngữ khoa học.<br />
<br />
Như thế, Sokal và các nhà khoa học khác đã phản đối chính cái bản chất <br />
của cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại chứ không phải như GS. Phương Lựu <br />
vì có định kiến muốn bảo vệ chủ nghĩa hậu hiện đại đã cho rằng họ phản <br />
đối cái “mặt trái” của nó. Thực tế, trong trường hợp của chủ nghĩa hậu hiện <br />
đại, không có mặt trái và mặt phải gì ở đây. Điều này cho thấy một thực tế <br />
khách quan mà từ lâu tôi đã lưu ý rằng cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại <br />
không hề nhận được sự đồng thuận tán thành của các học giả ngay ở phương <br />
Tây. Và, cũng giống như các học giả phương Tây gọi nó là một sự lạm dụng <br />
thuật ngữ, tôi cũng đã gọi nó là một sự lạm dụng khái niệm.<br />
<br />
Trong khi đó ở nước ta, thói sùng ngoại không phân biệt đã làm cho chủ <br />
nghĩa hậu hiện đại được giới thiệu như một sự nhất trí cao không phải bàn <br />
cãi trong tất cả các lĩnh vực văn họcnghệ thuật. Và vì không gán nổi được <br />
một đặc trưng riêng nào cho chủ nghĩa hậu hiện đại, hầu như tất cả những <br />
người ủng hộ hậu hiện đại đều có khuynh hướng gọi các trào lưu hiện đại <br />
đầu thế kỷ XX là hậu hiện đại, từ chủ nghĩa Đađa đến chủ nghĩa siêu thực, <br />
từ Kafka đến kịch phi lý... Nhiều người chỉ nghe người nước ngoài nói thế <br />
nào về hậu hiện đại thì nói theo như thế ấy mà không hề có ý thức rõ ràng về <br />
nó. Chẳng hạn có người khi đọc thấy một ý kiến vô căn cứ của một người <br />
nước ngoài cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại có những đặc điểm gần với chủ <br />
nghĩa Marx, thế là lấy ngay ý kiến đó làm tiêu chuẩn để phán xét hậu hiện đại <br />
mà không hề biết rằng quan điểm của một chủ soái hậu hiện đại (Francois <br />
Lyotard) lại cho rằng chủ nghĩa Marx là một “đại tự sự” cần phải xóa bỏ. Và <br />
gần đây, tôi cũng lại bắt gặp ý kiến của một tác giả Việt Nam cho rằng “chủ <br />
nghĩa hậu hiện đại chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx”! Điều này <br />
thật là khôi hài. Nó càng chứng tỏ trong số những người cổ xúy cho [chủ <br />
nghĩa] hậu hiện đại, có nhiều người chẳng hiểu gì về [chủ nghĩa] hậu hiện <br />
đại. Có những người trước đây từng làm theo sách nước ngoài xếp một số <br />
<br />
<br />
10<br />
trường phái văn học và một số lý thuyết nghiên cứu vào cái ô “hiện đại”, thì <br />
nay, thấy những người nước ngoài khác gọi chúng là hậu hiện đại, thì họ lại <br />
quay sang nói theo là “hậu hiện đại”. Rõ ràng ở đây có một sự bắt chước rất <br />
tùy tiện. Còn có những người thì, với thói bắt chước a dua, lại sẵn sàng bịa <br />
tạc ra đủ thứ chuyện xung quanh thuật ngữ này! Thực tế, vụ Sokal cho thấy <br />
trong những cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại cũng có cái tỏ ra tầm phào một <br />
cách “mê tín cao ngạo” đến mức fashionable nonsense!<br />
<br />
4. Kết luận<br />
<br />
Tóm lại, trong lĩnh vực nghệ thuật, ngoại trừ lĩnh vực kiến trúc, khái niệm <br />
“chủ nghĩa hậu hiện đại” chỉ nên hiểu là chỉ cái đỉnh cao hay “giai đoạn kịch <br />
phát” của chủ nghĩa hiện đại. Với nghĩa “kịch phát”, thuật ngữ “hậu hiện <br />
đại” hoàn toàn có thể được thay bằng thuật ngữ “hiện đại”, hoặc chính xác <br />
hơn là thay bằng thuật ngữ “siêu hiện đại” hay “tối hiện đại”. Theo tinh thần <br />
này, những hiện tượng “mới lạ” trong văn học đương đại mà hiện đang được <br />
nhiều người cho là “hậu hiện đại”, thực chất vẫn là một sự “nối dài” của chủ <br />
nghĩa hiện đại. Chỉ có quan niệm như vậy thì chúng ta mới xác định được <br />
đúng đặc điểm và tính chất của chúng. Không nhất thiết cứ mỗi khi muốn gây <br />
ấn tượng lại phải cầu viện đến thuật ngữ “hậu hiện đại”, để rồi lại phải vất <br />
vả cố công tìm kiếm các đặc tính để gán cho nó nhằm chứng minh cho quyền <br />
tồn tại của nó mà thực ra các đặc tính đó lại chính là của [chủ nghĩa] hiện <br />
đại. <br />
<br />
Mặt khác, khi phê bình, chúng ta nên hết sức tránh định kiến, đặc biệt là <br />
định kiến chính trị. Ở Việt Nam, có nhiều người do xuất phát từ định kiến <br />
chính trị cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại có một chủ trương mang tính “cách <br />
mạng” là xóa bỏ đại tự sự, nên có vẻ có ác cảm với những ai phản đối hậu <br />
hiện đại. Ví dụ mới đây có tác giả đã viết: “Hiện đại thì ra đời từ những năm <br />
50 của thế kỷ XX, bản chất nhất nguyên, một trung tâm, nên mấy ông cộng <br />
sản khoái. Còn hậu hiện đại, ra đời những năm 70 của thế kỷ trước, nó vốn <br />
đa nguyên, nhiều trung tâm, nên các ông nhà ta hay mè nheo, chê bôi. Nếu đánh <br />
đồng hiện đại và hậu hiện đại với nhau, thì có liên quan gì đến vấn đề ý thức <br />
hệ không?” (Vũ Xuân Tửu, “Lại chuyện bên lề hội nghị viết văn”, <br />
http://trannhuong.com, 1392011). Tác giả này đã tỏ ra không hiểu một tý gì <br />
về chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, cả về bản chất và thời gian xuất hiện <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
của chúng, chỉ thấy có người nói đến chữ “đa nguyên” thì vội bám vào để liên <br />
hệ đến chính trị. Người này không hề biết vì không chịu tìm hiểu thông tin <br />
hay vì mắc phải một lỗ hổng kiến thức rằng chủ nghĩa hiện đại đã xuất <br />
hiện từ đầu thế kỷ XX chứ không phải đến “những năm 50 của thế kỷ XX”, <br />
và nó không hề nhất nguyên một tý nào; rằng trước Đổi mới, chủ nghĩa hiện <br />
đại đã bị những người cộng sản giáo điều phản đối kịch liệt ra sao; rằng chỉ <br />
sau Đổi mới, chủ nghĩa hiện đại mới được đánh giá lại một cách khách quan <br />
và công bằng. Xuất phát từ một định kiến mang tính chính trị, tác giả đoạn <br />
văn trên đã dựng lên câu chuyện về “sự khoái chí của mấy ông cộng sản” <br />
dành cho chủ nghĩa hiện đại và về thái độ “mè nheo, chê bôi” của mấy ông đó <br />
dành cho chủ nghĩa hậu hiện đại. Thực tế là trước đây “mấy ông cộng sản” <br />
không hề khoái chủ nghĩa hiện đại, họ đã phê phán kịch liệt chủ nghĩa hiện <br />
đại khi họ gọi các trào lưu hiện đại chủ nghĩa là “nghệ thuật tư sản phản <br />
động và suy đồi”! Còn bây giờ, sau khi được “cởi trói”, nhiều “ông cộng sản” <br />
cũng tán dương hậu hiện đại chẳng kém gì tác giả nói trên. Câu chuyện này <br />
cho thấy cái lỗ hổng về kiến thức đã có tác hại như thế nào đến tư duy logic <br />
của một người muốn làm phê bình.<br />
<br />
Về phần tôi, khi tôi phân tích những quan niệm sai lầm và ngộ nhận về <br />
hậu hiện đại, thì cũng có người do xuất phát từ định kiến chính trị, nên hiểu <br />
sai rằng tôi là người bảo thủ vì đã phản đối, “chê bôi” chủ nghĩa hậu hiện <br />
đại. Nhưng qua những gì tôi đã phát biểu, tôi chưa bao giờ nói là mình phản <br />
đối và phủ nhận chủ nghĩa hậu hiện đại, mà tôi chỉ phản đối việc áp đặt vô <br />
cớ cái tên gọi “hậu hiện đại” cho các trào lưu nghệ thuật vốn đã được thế <br />
giới định danh từ lâu là “hiện đại”. Tôi chỉ xuất phát từ tính logic để chỉ ra <br />
những điều vô lý trong những lập luận bắt chước của những người a dua nói <br />
theo một luồng ý kiến “vô nghĩa thời thượng” của nước ngoài về hậu hiện <br />
đại, từ đó cảnh báo nguy cơ về một sự rối loạn hệ thống lý luận văn học. <br />
Như thế thì không thể nói là tôi phản đối và phủ nhận chủ nghĩa hậu hiện <br />
đại, bởi lẽ người ta không thể phản đối và phủ nhận “cái không tồn tại” , mà <br />
tôi chỉ phản đối cách dùng tên gọi hậu hiện đại cho những hiện tượng văn <br />
học nghệ thuật đương đại mà thực chất chúng chính là sự nối dài của chủ <br />
nghĩa hiện đại, ngoại trừ lĩnh vực kiến trúc. Tôi cũng chẳng phải bận tâm hay <br />
lo sợ đến cái điều chỉ tồn tại trong tưởng tượng của các nhà phê bình. Đơn <br />
giản là tôi chỉ thấy nực cười và vô nghĩa đối với những lý lẽ ngụy khoa học <br />
<br />
<br />
12<br />
của nhiều nhà lý luận phê bình và của cả một số nhà văn nhà thơ ở nước ta <br />
trong vấn đề được gọi là “hậu hiện đại”.<br />
<br />
Những điều phân tích trong bài này cho thấy sức sống bền bỉ của các trào <br />
lưu hiện đại chủ nghĩa và vai trò của chúng trong văn học nghệ thuật đương <br />
đại của thế giới. Tiếc rằng ở nước ta, thói quen sính ngoại đã làm cho nhiều <br />
người chỉ đơn giản nói theo các quan điểm cổ xúy cho hậu hiện đại mà không <br />
hề có cái nhìn suy xét để phân biệt những điều vô lý trong các ý kiến về hậu <br />
hiện đại, đến nỗi họ sẵn sàng từ bỏ những quan điểm cũ của mình để đem <br />
những cái trước đây họ đã gọi là chủ nghĩa hiện đại dâng cho “ngôi đền” hậu <br />
hiện đại mà không hề biết rằng ngôi đền đó chẳng có gì đáng để được thờ <br />
cúng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />