intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả tự học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục quốc phòng và An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là môn học bắt buộc chính khóa ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Đây là môn học quan trọng góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên về tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Do đó, hiệu quả mà môn học mang lại không đơn thuần thể hiện ở điểm số mà còn ở khả năng lĩnh hội của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả tự học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay

  1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN HIỆN NAY Cao Thị Thúy Hoa 1; Nguyễn Nhất Duy 1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Giáo dục quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là môn học bắt buộc chính khóa ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Đây là môn học quan trọng góp phần giáo dục toàn diện cho SV về tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Do đó, hiệu quả mà môn học mang lại không đơn thuần thể hiện ở điểm số mà còn ở khả năng lĩnh hội của SV (SV). Để chất lượng dạy và học môn GDQP&AN được nâng cao rất cần sự phối hợp và nỗ lực không ngừng của cả thầy và trò. Một trong những phương pháp thiết thực nhằm cải thiện việc này đó là cần nâng cao hiệu quả tự học, tự nghiên cứu của SV trong môn học GDQP&AN. Từ khóa: Chất lượng giáo dục; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Tự học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục quốc Phòng và An ninh được Đảng và nhà nước xác định là một nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. GDQP&AN góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học bắt buộc chính khóa ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 kèm theo Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục đại học đã xác định mục tiêu chung là: SV có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc. Để lĩnh hội đầy đủ kiến thức được trang bị trong chương trình, cả thầy và trò đều phải không ngừng vận động để tìm ra cách thức truyền tải lẫn lĩnh hội hiệu quả nhất. Và để nâng cao chất lượng GDQPAN tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay, một trong những biện pháp quan trọng chính là nâng cao hiệu quả tự học của SV. Bởi vì để biến những tri thức lĩnh hội được từ hoạt động học trở thành của chính bản thân người học thì nhất thiết phải cần hoạt động tự học. Nó thể hiện sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mỗi SV.Chính vì vậy tự học có vai trò vô cùng quan trọng nhất là trong môn học quan trọng như GDQP&AN. 20
  2. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát nội dung Thông tư số 05 và Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục đại học Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT, ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục đại học xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và chương trình cụ thể. Về mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh cho SV trong cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa. SV có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc. SV có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc. Về yêu cầu SV sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nên quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội ngũ đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết cách phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công, phòng ngự và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn. Về chương trình cụ thể giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục đại học Căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết. Đào tạo trình độ đại học học đủ 04 học phần. Căn cứ vào chương trình này các cơ sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm đủ thời gian cho các hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành, phù hợp với quy trình, tiến trình và hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ hay niên chế học phần, thời gian quy định trong chương trình không bao gồm thời gian ôn thi, kiểm tra. 21
  3. Đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo các quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. Trong khóa học giáo dục quốc phòng và an ninh, căn cứ vào tình hình thực tế, các trường tổ chức cho SV đi tham quan, học tập thực tế tại bảo tàng lịch sử quân sự, lực lượng vũ trang hoặc các đơn vị, nhà trường quân đội, công an trên địa bàn. Chương trình gồm 4 học phần Học phần 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Học phần này gồm 11 chuyên đề: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học; Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại; Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới; Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Học phần 2: Công tác quốc phòng và an ninh: gồm 7 chuyên đề: Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác; An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam. Học phần 3: Quân sự chung: Gồm 8 nội dung: Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần; Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội; Điều lệnh đội ngũ từng người có súng; Điều lệnh đội ngũ đơn vị; Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; Ba môn quân sự phối hợp Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật. Gồm 5 nội dung: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng; Ném lựu đạn bài 1; Từng người trong chiến đấu tiến công; Từng người trong chiến đấu phòng ngự; Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới). 2.2. Thực trạng tự học môn quốc phòng và an ninh của sinh viên Tự học là hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của người học. Cần nói rõ về tự học, người ta thường nghĩ rằng tự học là học riêng một mình. Tuy nhiên, cách tự học tốt nhất là học với nhóm. Nếu xem nội lực là nhân tố bên trong quyết định sự phát triển bản thân người học, thì năng lực tự học được coi là có ý nghĩa quyết định. Người học là chủ thể, trung tâm, tự mình tìm ra kiến thức, chân lý bằng hành động học của chính mình. Nhấn mạnh yếu tố nội lực, tính chủ thể là nói tới cả khả năng hiện có và tiềm năng của người học trong việc nhận thức, phát hiện, xử lý những vấn đề có quan hệ với tự học và nội thân hoạt động tự học. 22
  4. SV học tập và rèn luyện trong môi trường quân ngũ gắn liền với việc thực hiện các chế độ, nền nếp của quân đội nên “tự học” của SV không đơn thuần dùng để chỉ sự tự động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, hành động và các phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh một tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nào đó mà còn mang ý nghĩa đặc thù của môi trường quân đội. Bởi vậy , quan niệm “tự̣ học” ở đây còn phải bao gồm cả việc tự̣ rèn luyện của người học để hình thành nhân cách người quân nhân trong SV từ kiến thức quân sự, tác phong, kỉ luật quân đội đến những kĩ năng, kĩ xảo chiến đấu… Chất lượng tự học là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: người dạy, người học, quy trình dạy học, quy chế quản lý, cơ sở vật chất kĩ thuật, đời sống của SV và thời gian tự học… Trong đó, nhân tố người dạy và người học giữ vai trò quyết định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trải qua quá trình đào tạo theo tín chỉ môn học GDQP&AN với phương thức tập trung, những kết quả đạt được là tích cực và đang tiếp tục được phát huy. Trong đó sự chuyển biến rõ nhất là tính chủ động, sáng tạo hơn của các giảng viên và SV trong quá trình giảng dạy và học tập. Nhưng quá trình đó cũng bộc lộ một số hạn chế mà hạn chế lớn nhất chính là khả năng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu của SV còn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy và học. Trước hết, SV chưa xác định rõ cho mình mục đích, động cơ trong học tập, chưa có kế hoạch tự học khoa học, lúng túng trong việc xác định phương pháp tự học phù hợp cho mình và cho từng môn học cụ thể. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cũng chưa thiết kế được các nội dung tự học phù hợp theo từng bài, từng phần, từng nội dung… Thậm chí, một số giảng viên còn chưa thay đổi hoặc chậm thay đổi so với sự biến chuyển nhanh chóng của tình hình. Họ đôi khi chỉ dựa vào những phương pháp giảng dạy theo lối mòn xưa cũ được truyền dạy từ các bậc thầy cô trước đó áp đặt toàn bộ vào các thế hệ SV tiếp theo. Họ cũng chưa thể tự học bài bản lấy đâu ra kinh nghiệm để hướng dẫn tụi nhỏ? Vì vậy, việc tự học chưa thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Giảng viên, cán bộ quản lý có thời điểm còn ít quan tâm tới hoạt động tự học của SV, chưa chú trọng bồi dưỡng, hướng dẫn cho họ phương pháp học tập của từng nội dung; chưa rèn luyện những kĩ năng tự thực hành cho SV; chưa kiểm tra, đánh giá việc tự học một cách thường xuyên. Bên cạnh đó thời gian tự học còn ít, phụ thuộc vào khung giờ theo chế độ trong ngày. Cơ sở vật chất phục vụ cho tự học như sách báo, tài liệu, thư viện còn chưa phong phú; hệ thống giảng đường, bãi tập… cũng chưa được đầy đủ. Ngoài ra, khả năng tự kiểm tra, đánh giá, đối chiếu kết quả tự học và việc tự cải tạo hoạt động tự học của bản thân SV còn ở mức hạn chế. 2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tự học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh của sinh viên hiện nay Để nâng cao hiệu quả tự học tập và rèn luyện cho SV các nhà trường quân đội trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm và thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: Thứ nhất: Xây dựng môi trường học tập. Tất cả đều học tạo thành môi trường chung cùng nhau học tập với nhiều tài liệu, giáo trình, tạp chí, sách, báo cùng bạn bè nghiên cứu. Xây dựng khung thời gian cụ thể cho việc học và sinh hoạt giúp SV chủ động sắp xếp hoàn thành các công việc cá nhân để bắt tay vào việc học một cách nhanh nhất. Việc lặp đi lặp lại thói quen học tập nghiên cứu, đọc sách tìm tòi kiến thức và tự trả lời được cho các thắc mắc cá nhân về vấn đề nghiên cứu giúp SV có thêm động lực, tự tin hơn vào khả năng của bản thân. Từ đó tiếp 23
  5. thêm ý chí và sự hưng phấn trong học tập. Cán bộ quản lý SV phải duy trì nghiêm túc thời gian tự học, chấn chỉnh kịp thời những trường hợp không thực hiện kế hoạch tự học hoặc những trường hợp làm ảnh hưởng đến quá trình tự học của người khác. Đồng thời, đưa kế hoạch tự học vào nền nếp, có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn những SV còn lúng túng trong xác định phương pháp tự̣ học. Tích cực biểu dương các mô hình, phương pháp tự học hiệu quả. Thứ hai: Đổi mới phương pháp dạy. Giảng viên là người truyền tải kiến thức và tạo động lực cũng như khích lệ SV tìm hiểu giá trị của tri thức đem lại cho bản thân người học. Giảng viên có bài giảng hay, hấp dẫn, khơi gợi được sự tò mò và mong muốn được hiểu nhiều hơn về bài học. Những ví dụ dẫn dắt cụ thể, những tính huống được đưa ra để SV suy nghĩ tìm tòi và giải đáp giúp người học được tư duy và phán đoán và đưa ra cách giải quyết vấn đề sẽ giúp cho buổi học thêm hào hứng và SV thêm đam mê tìm tòi học hỏi. Ngoài ra, giảng viên cần thiết kế gợi ý những nội dung tự học, tự tìm hiểu để cùng giải quyết khi đến lớp. Việc nghiên cứu tìm hiểu dưới các góc nhìn khác nhau sẽ tạo điều kiện cho vấn đề được giải quyết và nhờ vậy nhiệm vụ của bài học được hoàn thành. Thứ ba: Thay đổi cách thức tính điểm quá trình. Cần có một tư duy mới thoáng hơn cho điểm quá trình hay còn gọi là kiểm tra giữa học phần. Để phát huy hết khả năng của người học cũng như buộc người học phải chú ý đến bài giảng, chủ động học và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức có từ các nguồn tài liệu khác nhau phải thay đổi cách kiểm tra. Tâm lý chung ai cũng sợ kiểm tra vì cần phải học nhiều và kết quả việc học hiện lên bằng điểm số cụ thể. Vậy trong từng học phần có rất nhiều bài học. Mỗi bài giảng viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra nhanh bằng hình thức trắc nghiệm, câu hỏi lớn để làm bài tập nhóm hoặc dạng câu hỏi tự luận để SV trình bày quan điểm cũng như vốn hiểu biết của mình qua việc tích góp kiến thức được học. Thứ tư: Nên tạo ra các cuộc thi mang tính chất vui chơi giải trí nhưng qua đó lại là việc tự học tự nghiên cứu của SV như viết thơ, văn, báo tường, slogan về hoạt động dạy và học môn GDQP&AN. Các cuộc thi văn nghệ như hát, múa về các bài hát truyền thống cách mạng. Qua những câu từ bài hát, không khí hào hùng cách mạng như được sống lại, được các bạn SV tái hiện lại. SV không chăm chỉ tập ném lựu đạn, bắn súng hay chạy vũ trang thì tốt nhất cho thi các nội dung đó sẽ làm cho SV có thêm động lực tự rèn luyện vì buộc phải cố gắng tập luyện để qua môn, sinh siên có năng khiếu hơn thì muốn tập nhiều hơn để có thành tích tốt vừa được khen thưởng vừa được điểm cao. Thứ năm: Thực hiện công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quả. Đánh giá kết quả học tập của SV là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó là khâu cuối cùng không những đánh giá độ tin cậy kết quả học tập của quá trình dạy và học mà còn có tác dụng điều tiết trở lại quá trình đào tạo. Đánh giá kết quả của SV chính xác, khách quan chính là động lực khích lệ, thúc đẩy không khí thi đua sôi nổi, ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác, chủ động tự học, tự rèn và sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của SV. Do vậy, cần thực hiện đa dạng hóa trong kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của SV. Kết hợp phương pháp đánh giá truyền thống với phương pháp đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực. Trong đó chú trọng các phương pháp đánh giá đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo và tiếp cận thực tế của SV như: kết quả trao đổi, thảo luận giữa thầy và trò trong giờ học, qua chất lượng thực hiện chế độ, nền nếp, tác phong, kết quả hội thao, hội diễn… Viêc đánh giá kiểm tra kết quả tự học phải tiến hành toàn diện trên các mặt và bảo đảm tính công bằng, công khai, minh 24
  6. bạch. Đặc biệt cần có sự ghi nhận thiết thực vào kết quả rèn luyện và thành tích học tập của SV. Vì thế, phải xây dựng được một bộ khung tiêu chuẩn đánh giá kết quả tự học của SV và phổ biến công khai như chính sách ưu tiên SV tích cực, xung phong thực hiện động tác, trình bày Thứ sáu: Phát huy tính tích cực, tự giác của SV trong quá trình tham gia học tập môn học GDQP&AN. Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác GDQP&AN cho SV hiện nay. Bởi vì, SV là chủ thể của quá trình nhận thức, trực tiếp lĩnh hội, chuyển hoá tri thức chính trị, quân sự, quốc phòng thành nhận thức, tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. Tính tự giác được thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ về mục đích, nhiệm vụ học tập, nghiên cứu qua đó nỗ lực nắm vững tri thức trong quá trình lĩnh hội. Tự học không những giúp SV đào sâu, nắm vững kiến thức đã học trên lớp; mở rộng, cập nhật những kiến thức mới mà còn giúp SV hình thành kĩ năng học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập; đặc biệt tự học là công cụ giúp SV học tập suốt đời. Vấn đề đặt ra là: người dạy phải làm sao, bằng biện pháp nào, phải thực hiện những nội dung gì để kích thích được tính tự giác của SV trong quá trình học tập; làm sao việc được nghe giảng trên lớp phải thực sự trở thành nhu cầu cấp thiết của người học, phải giúp người học xác định được mục tiêu của việc học là gì và các mục tiêu trụ cột của việc học trong thời đại ngày nay là “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại”. 3. KẾT LUẬN Tự học có ý nghĩa hết sức quan trọng với SV không chỉ trong quá trình học tập môn GDQP&AN mà còn gắn bó với SV trong suốt quá trình học tập và làm việc sau này. Chỉ có phát huy tốt vai trò tự học mới nâng cao được trình độ kiến thức, hoàn thiện phẩm chất nhân cách biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của mục tiêu phát triển con người hiện nay. Như vậy, để có được hiệu quả cao trong việc tự học cần nâng cao nhận thức của SV đối với môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh đòi hỏi phải có một kế hoạch cụ thể, toàn diện, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để SV có cách nhìn thấu đáo với mục tiêu, nhiệm vụ mà môn học đem lại cho bản thân, qua đó người học có thể phát huy khả năng tư duy sáng tạo, có động lực, ý chí phấn đấu cao trong học tập, từ đó mà chất lượng môn học được nâng lên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2007). Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong tình hình mới. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005). Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – An ninh. NXB Quân đội nhân dân. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh (dùng cho SV các trường đại học, cao đẳng – tập1,2). NXB Giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 Ban hành Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh. 5. Nguyễn Thiện Minh (2018). Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục quốc phòng và an ninh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. NXB Đồng Nai. 6. Quốc hội (2019). Luật Giáo dục, số: 43/2019/QH 14 ngày 14 tháng 6 năm 2019. 25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1