Lê Thành Thế và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 175 - 181<br />
<br />
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ<br />
KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Lê Thành Thế *, Lê Hồng Quân, Chu Thị Đông<br />
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo<br />
dục tổng thể, trong đó hoạt động tự học là một trong những công việc có vị trí quan trọng trong<br />
giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã<br />
chỉ ra rằng đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,<br />
phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Tuy nhiên,<br />
một bộ phận khá lớn sinh viên hiện nay còn thụ động trong việc tiếp nhận tri thức, chính vì vậy với<br />
mục đích tìm hiểu về hoạt động tự học của sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN, nhóm tác<br />
giả đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng tự học của sinh viên nội trú (SVNT) của Khoa, từ đó đánh<br />
giá và đề xuất một số kỹ năng tự học cơ bản cần hình thành ở sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả tự<br />
học cho sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ.<br />
Từ khóa: giáo dục, hoạt động tự học, kỹ năng tự học, phương pháp tự học, sinh viên nội trú<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tự học là một trong những nhân tố quan trọng<br />
để nâng cao chất lượng dạy - học. Đối với<br />
sinh viên, việc tự học giữ vai trò rất quan<br />
trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao hiệu<br />
quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên trong thực<br />
tế kỹ năng tự học của sinh viên chưa được quan<br />
tâm đúng mức. Vì vậy việc tìm ra các biện pháp<br />
nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên đã<br />
trở thành một yêu cầu cấp bách.<br />
Trong những năm qua, có nhiều công trình<br />
nghiên cứu đã xác định các phương hướng,<br />
những biện pháp đổi mới phương pháp dạy<br />
học khác nhau, các tư tưởng tập trung vào<br />
việc phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện<br />
của người học, chuyển dần từ hệ phương pháp<br />
“tập trung vào người dạy” sang hệ phương pháp<br />
“tập trung vào người học”, chuyển dần từ<br />
phương pháp dạy học sang phương pháp nghiên<br />
cứu. Tổ chức hoạt động tự học và rèn luyện kỹ<br />
năng tự học cho sinh viên trở thành một nội<br />
dung đổi mới trong các trường đại học.<br />
Thực tế nhiều sinh viên tuy đã ý thức được về<br />
tầm quan trọng của việc tự học, nhưng đại đa<br />
số chưa biến động cơ thành hoạt động tích<br />
cực và chưa có cách tự học hiệu quả. Từ thực<br />
tế trên, bài viết tập trung làm rõ việc rèn<br />
luyện và hình thành kỹ năng tự học cho sinh<br />
viên nội trú Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 194289, Email: lethanhthe.sfl@tnu.edu.vn<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
- Phương pháp quan sát hoạt động tự học của<br />
sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ trong mối<br />
quan hệ với hoạt động dạy học.<br />
- Phương pháp điều tra anket (thu thập thông<br />
tin bằng bảng hỏi) về thực trạng tự học của<br />
sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ trong giai<br />
đoạn hiện nay.<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát<br />
hóa, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về tự học.<br />
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử<br />
của vấn đề nghiên cứu, phát hiện và khai thác<br />
những khía cạnh mà các công trình nghiên<br />
cứu trước đây đã đề cập tới vấn đề tự học và<br />
tổ chức tự học, làm cơ sở cho việc tiến hành<br />
các hoạt động nghiên cứu tiếp theo.<br />
Phương pháp toán học<br />
Sử dụng phương pháp thống kê toán học<br />
nhằm để xử lý số liệu về thực trạng tự học của<br />
sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ.<br />
Nhóm tác giả đã thực hiện gửi phiếu điều tra<br />
tới 215 sinh viên ở nội trú tại khu Ký túc xá<br />
Khoa Ngoại ngữ, cụ thể: tổng số phiếu gửi đi:<br />
215, số phiếu có phản hồi: 201 phiếu.<br />
175<br />
<br />
Lê Thành Thế và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾT QUẢ CỦA<br />
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu<br />
Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học:<br />
- Tự học là một quá trình, trong đó dưới vai<br />
trò chủ đạo của giáo viên, người học tự mình<br />
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua<br />
các hoạt động trí tuệ (quan sát, phân tích, tổng<br />
hợp, so sánh, phán đoán…) và các hoạt động<br />
thực hành (khi sử dụng các thiết bị đồ dùng<br />
học tập). Tự học gắn kiền với động cơ, tình<br />
cảm và ý chí… của người học để vượt qua<br />
chướng ngại vật hay vật cản trong học tập<br />
nhằm tích lũy kiến thức cho bản thân người<br />
học từ kho tàng tri thức của nhân loại, biến<br />
những kinh nghiệm này thành kinh nghiệm và<br />
vốn sống của cá nhân người học.<br />
Tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi:<br />
+ Người học phải thực sự có nhu cầu học.<br />
+ Tự học chỉ diễn ra khi người học tiến hành<br />
giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống, giải<br />
quyết các nhiệm vụ học tập.<br />
+ Tự học của sinh viên gắn liền với hoạt động<br />
dạy của giáo viên và nó có hiệu quả cao khi<br />
có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.<br />
Bên cạnh đó, hoạt động tự học của sinh viên<br />
được thực hiện bởi hệ thống kỹ năng, kỹ xảo<br />
nhất định, cụ thể: Kỹ năng lập kế hoạch tự<br />
học, kỹ năng sắp xếp thời gian tự học, kỹ<br />
năng đọc sách, kỹ năng nghiên cứu khoa<br />
học… và kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập.<br />
<br />
191(15): 175 - 181<br />
<br />
Hoạt động của giảng viên trong tổ chức hoạt<br />
động tự học cho sinh viên<br />
- Dạy nghề cho sinh viên: Nhiệm vụ này đòi<br />
giáo viên phải hình hình thành được ở sinh<br />
viên hệ thống kỹ năng nghề nghiệp tương<br />
ứng, để sau khi ra trường sinh viên có khả<br />
năng lập nghiệp.<br />
- Dạy phương pháp tự học cho sinh viên:<br />
Hình thành ở sinh viên hệ thống kỹ năng tự<br />
học, tự nghiên cứu nhằm hình thành phương<br />
pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.<br />
- Dạy thái độ cho sinh viên: nhằm bồi dưỡng<br />
cho sinh viên ý thức cá nhân đối với nghề<br />
nghiệp tương lai, đồng thời hình thành ở học<br />
niềm tin cách mạng, niềm tin về nghề nghiệp và<br />
giáo dục cho sinh viên những phẩm chất nhân<br />
cách của người công dân trong thời đại mới.<br />
KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học<br />
Nhóm tác giả đã khảo sát nhận thức về tầm<br />
quan trọng của hoạt động tự học, kết quả thu<br />
được cho thấy hầu hết sinh viên nội trú đều<br />
nhận thức tầm quan trọng của hoạt động tự<br />
học, có đến 93,1% sinh viên nội trú nhận<br />
định hoạt động tự học là quan trọng và rất<br />
quan trọng, 5,9% sinh viên nội trú nhận định<br />
là bình thường và 1% sinh viên nội trú nhận<br />
định là không quan trọng (Hình 1).<br />
<br />
Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên:<br />
Bản chất của việc tổ chức hoạt động tự học<br />
cho sinh viên là sắp xếp và tiến hành các biện<br />
pháp dạy học sao cho phát huy được tính tích<br />
cực, tính tự giác của người học ở mức độ cao<br />
nhất. Muốn vậy giáo viên cần phải thiết kế,<br />
sắp xếp các biện pháp tổ chức giảng dạy<br />
nhằm hướng dẫn, điều khiển, chỉ đạo cách tự<br />
thiết kế, tự sắp xếp các biện pháp hoạt động<br />
tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm phát<br />
huy tới mức cao nhất năng lực tự học, tự<br />
nghiên cứu của sinh viên.<br />
176<br />
<br />
Hình 1. Nhận thức của sinh viên nội trú<br />
về vai trò của hoạt động tự học<br />
<br />
Về biện pháp tự học của sinh viên nội trú<br />
Khi được hỏi “Bạn thường sử dụng những<br />
biện pháp nào sau đây khi tự học?”, kết quả<br />
cho thấy sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ<br />
cũng đã biết sử dụng một số biện pháp tự học<br />
sau (Bảng 1).<br />
<br />
Lê Thành Thế và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 175 - 181<br />
<br />
Bảng 1. Biện pháp tự học của sinh viên nội trú<br />
Đọc qua bài cũ<br />
Tổ chức trao đổi về nội dung<br />
nghiên cứu<br />
Đọc và nghiên cứu bài mới trước<br />
khi nghe giảng<br />
<br />
55<br />
27,4%<br />
9<br />
4,5%<br />
56<br />
27,8%<br />
<br />
Vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề khác<br />
nhau<br />
So sánh đối chiếu về kết quả nhận thức của mình<br />
với bài giảng của thầy cô<br />
Đọc kỹ và tái hiện lại tri thức đã học bằng ngôn<br />
ngữ nói và viết<br />
<br />
Nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng và xây dựng đề cương nghiên cứu<br />
<br />
Về hình thức và thời gian tự học của sinh<br />
viên nội trú<br />
Khoa ngoại ngữ - ĐHTN hiện đang đào tạo<br />
theo hình thức tín chỉ, vai trò của người học<br />
được đặc biệt coi trọng (lấy người học làm<br />
trung tâm), thời gian lên lớp của sinh viên<br />
trong đào tạo theo tín chỉ ít hơn đào tạo theo<br />
niên chế, thay vào đó tính tự giác, chủ động,<br />
sáng tạo của người học được phát huy. Để tìm<br />
hiểu hình thức tự học và thực trạng thời gian<br />
dành cho hoạt động tự học của sinh viên nội<br />
trú, nhóm tác giả đã gửi phiếu điều tra để<br />
khảo sát. Kết quả điều tra cho thấy bên cạnh<br />
62,2 % sinh viên nội trú cho biết các em<br />
thường xuyên tự học vào các buổi hàng ngày,<br />
cũng có tới 37,8% sinh viên nội trú cho rằng<br />
chỉ tự học khi giáo viên yêu cầu và khi chuẩn<br />
bị thi, kiểm tra (Bảng 1). Có 15,4 % sinh viên<br />
nội trú cho biết các em tự học vào những lúc<br />
rảnh rỗi (trên 8 giờ/ngày); 39,3% sinh viên<br />
nội trú cho rằng thời gian tự học của bản thân<br />
là vừa đủ (4-8 giờ/ngày); 26,4% sinh viên nội<br />
trú cho biết thời gian tự học không nhiều lắm<br />
(2-4 giờ/ngày), qua trao đổi trực tiếp thì nhóm<br />
tác giả được biết có một số sinh viên nội trú<br />
vì hoàn cảnh gia đình nên tranh thủ đi làm<br />
thêm ngoài giờ học, một số tham gia các hoạt<br />
động cộng đồng, hoạt động phong trào…và<br />
có đến 18,9% sinh viên nội trú cho biết sự tự<br />
học còn phụ thuộc vào hứng thú của bản thân,<br />
tức là khi nào có hứng thì học (Hình 2).<br />
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO SINH<br />
VIÊN NỘI TRÚ KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN<br />
Qua nghiên cứu thực trạng tự học của sinh<br />
viên nội trú, chúng tôi thấy rằng: nhìn chung,<br />
sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ chưa có<br />
nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa<br />
của hoạt động tự học, vì thế việc sử dụng thời<br />
gian, biện pháp và vận dụng các kĩ năng tự<br />
học của sinh viên chưa được hợp lý và khoa<br />
<br />
33<br />
16,4%<br />
22<br />
10,9%<br />
74<br />
36,8%<br />
49<br />
24,4%<br />
<br />
học. Một trong những nguyên nhân dẫn tới<br />
thực trạng trên là do sinh viên chưa có kỹ<br />
năng tự học, chưa biết cách tự học, chưa có<br />
đủ tài liệu giáo trình và các phương tiện hỗ<br />
trợ cho hoạt động học. Nhiệm vụ đặt ra đối<br />
với các nhà quản lý, những người làm công<br />
tác giảng dạy là phải tổ chức hoạt động tự học<br />
cho sinh viên, đặc biệt là phải đổi mới<br />
phương pháp dạy học theo hướng tích cực<br />
hóa hoạt động của người học nhằm phát huy<br />
tới mức cao nhất năng lực tự học và tự nghiên<br />
cứu của sinh viên. Với thực trạng trên chúng<br />
tôi đề xuất hình thành một số kỹ năng tự học<br />
cho sinh viên nội trú như sau:<br />
Bảng 2. Hình thức tự học của sinh viên nội trú<br />
Hình thức tự học của SVNT<br />
Chỉ khi giáo viên yêu cầu<br />
Khi chuẩn bị thi và kiểm tra<br />
Thường xuyên vào các buổi hằng ngày<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
13<br />
63<br />
125<br />
201<br />
<br />
%<br />
6,5<br />
31,3<br />
62,2<br />
100<br />
<br />
Hình 2. Thời gian tự học của sinh viên nội trú<br />
<br />
Hình thành kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học<br />
- Vai trò của việc lập kế hoạch: Việc lập kế<br />
hoạch tự học đòi hỏi sinh viên phải có tính tự<br />
giác, tích cực, tính độc lập sáng tạo. Muốn<br />
nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và<br />
hiệu quả của hoạt động tự học, đòi hỏi người<br />
giáo viên cần hướng dẫn tri thức cơ bản về kế<br />
hoạch hoá hoạt động tự học cho sinh viên,<br />
giúp họ phát huy hết năng lực tự học của<br />
177<br />
<br />
Lê Thành Thế và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mình. Tuy nhiên, kế hoạch tự học của sinh<br />
viên chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đảm bảo<br />
được những yêu cầu sau:<br />
+ Kế hoạch tự học phải có sự kết hợp giữa<br />
những điều kiện chủ quan và điều kiện khách<br />
quan ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.<br />
+ Kế hoạch phải đảm bảo thực hiện được mối<br />
liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời để có<br />
những biện pháp điều chỉnh hợp lý. Kết quả<br />
thu được từ mối liên hệ ngược sẽ là cơ sở cho<br />
hoạt động điều khiển, điều chỉnh kế hoạch,<br />
đồng thời giúp cho khâu tự đánh giá của sinh<br />
viên trong quá trình tự học được chuẩn xác.<br />
+ Khi lập kế hoạch tự học, sinh viên phải lưu ý<br />
phối hợp hài hoà, hợp lý giữa các công việc,<br />
đảm bảo luân phiên giữa học tập và nghỉ ngơi.<br />
+ Kế hoạch tự học phải đảm bảo tỉ lệ 1 giờ<br />
học trên lớp phải có ít nhất 1 giờ tự học ở nhà<br />
tương ứng.<br />
- Quy trình hướng dẫn sinh viên hình thành kỹ<br />
năng lập kế hoạch tự học:<br />
Bước 1: Hướng dẫn sinh viên liệt kê những<br />
việc phải làm trong ngày và hiểu rõ sự cần<br />
thiết phải làm việc có kế hoạch.<br />
Bước 2: Sinh viên dự định và phân chia thời<br />
gian cho từng công việc sao cho khoa học,<br />
hợp lý.<br />
Bước 3: Sinh viên lập kế hoạch hành động<br />
với từng việc (Học bài cũ như thế nào? Tự<br />
kiểm tra mức độ nắm tri thức ra sao? Tự<br />
nghiên cứu bài mới như thế nào?...).<br />
Bước 4: Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.<br />
Khi thực hiện kế hoạch đòi hỏi sinh viên phải<br />
có tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn<br />
và phải có ý chí vượt khó, phải có bản lĩnh vững<br />
vàng và nguyên tắc hoạt động tuân theo kế<br />
hoạch đã đề ra. Việc thực hiện kế hoạch đòi hỏi<br />
sinh viên phải có tính linh hoạt và tính sáng tạo<br />
khi hoàn cảnh thay đổi, đồng thời cần có thời<br />
gian dự trữ để khắc phục khó khăn.<br />
Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.<br />
- Điều kiện để thực hiện quy trình<br />
+ Giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý<br />
Khoa cần giúp sinh viên nắm được kế hoạch<br />
tổng thể chung của Khoa.<br />
178<br />
<br />
191(15): 175 - 181<br />
<br />
+ Kế hoạch học tập bộ môn phải nằm trong<br />
kế hoạch tự học của sinh viên.<br />
+ Sinh viên phải lượng giá được khối lượng<br />
công việc trong học tập và thời gian tiến hành.<br />
+ Sinh viên phải có tính tự giác, tính tích cực,<br />
chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện kế<br />
hoạch, đặc biệt là sinh viên phải có ý chí vượt<br />
khó nhằm khắc phục khó khăn trong tự học.<br />
+ Sinh viên phải có kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh<br />
giá kết quả việc thực hiện kế hoạch của mình.<br />
Hình thành kỹ năng đọc sách cho sinh viên<br />
- Vai trò của kỹ năng đọc sách: Đọc sách có<br />
một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Đọc<br />
sách được coi như là một bộ phận của quá<br />
trình học tập, nó luôn gắn liền với hoạt động<br />
dạy của giáo viên. Kỹ năng đọc sách giúp cho<br />
sinh viên nắm vững, hệ thống tri thức, mở<br />
rộng, đào sâu tri thức, làm tăng thêm sự hiểu<br />
biết của bản thân; Đọc sách giúp cho sinh<br />
viên có thể phát triển nhận thức, phát triển trí<br />
tuệ, phát triển và trau dồi vốn ngôn ngữ...<br />
- Quy trình đọc sách<br />
Bước 1: Sinh viên xác định mục đích yêu cầu,<br />
nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra và ý<br />
nghĩa của việc hoàn thành các nhiệm vụ đó.<br />
Bước 2: Chọn sách và tài liệu phù hợp với sự<br />
hướng dẫn của giáo viên. Sắp xếp sách và tài<br />
liệu theo thứ tự ưu tiên.<br />
Bước 3: Nghiên cứu kỹ tài liệu bắt buộc và<br />
các tài liệu khác.<br />
Bước 4: Đọc, phân tích những nội dung cơ<br />
bản cần đọc, xác định kiến thức cơ bản của<br />
vấn đề, khái quát hoá, hệ thống hoá nội dung<br />
đã đọc...<br />
Bước 5: Ghi chép những thông tin đã xác<br />
định, đã khái quát được.<br />
Bước 6: Ghi nhớ những điều quan trọng và tái<br />
hiện lại bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.<br />
Bước 7: Xác định khả năng ứng dụng của tri<br />
thức đã nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và<br />
dạy học.<br />
Bước 8: Vận dụng tri thức đã nghiên cứu để<br />
giải quyết các bài tập thực hành.<br />
<br />
Lê Thành Thế và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Điều kiện để thực hiện quy trình đọc sách<br />
của sinh viên<br />
+ Đối với giảng viên:<br />
Giúp sinh viên xác định rõ mục đích, yêu cầu,<br />
ý nghĩa của việc đọc sách. Giới thiệu cho sinh<br />
viên những nội dung mà sinh viên cần phải<br />
đọc, cần nắm vững, những tài liệu tham khảo<br />
cần tìm đọc. Giáo viên cần giúp sinh viên<br />
phân loại tài liệu bắt buộc cần phải đọc và<br />
những tài liệu hỗ trợ khác để việc đọc sách<br />
của sinh viên có sự tập trung, tránh dàn trải.<br />
Giáo viên có những chỉ dẫn cụ thể cho sinh<br />
viên về cách đọc sách, ghi chép, xây dựng đề<br />
cương nghiên cứu, viết tóm tắt nội dung<br />
nghiên cứu và cách vận dụng tri thức tự<br />
nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và dạy học.<br />
Giáo viên cần có biện pháp kiểm tra việc<br />
đọc sách của sinh viên và hướng dẫn họ<br />
cách tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả đọc<br />
sách của mình.<br />
+ Đối với sinh viên: cần lập kế hoạch cho<br />
việc đọc sách; cần có nhận thức rõ về vai trò,<br />
ý nghĩa của việc đọc sách; phải thực sự độc<br />
lập, tích cực, tự giác trong quá trình đọc sách.<br />
Và để đọc sách có hiệu quả sinh viên phải<br />
hình thành cho mình hàng loạt kĩ năng đọc<br />
sách: Kỹ năng chọn sách, xác định mục đích<br />
chọn sách, đọc nhanh, chậm, kỹ năng phân<br />
tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng, khái<br />
quát...; sinh viên phải biết tự kiểm tra, tự đánh<br />
giá kết quả nghiên cứu của mình.<br />
+ Về phía Khoa: Tạo điều kiện về địa điểm<br />
cho sinh viên để sinh viên có thể đọc sách;<br />
Khoa cần phải có hệ thống thư viện với đầy<br />
đủ tiện nghi để phục vụ cho việc đọc sách của<br />
sinh viên; Cung cấp đầy đủ sách và tài liệu<br />
giáo trình cho sinh viên.<br />
Hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học<br />
cho sinh viên<br />
Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ<br />
nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo<br />
thế giới, nó có ba chức năng: khám phá mọi<br />
bí mật hay bản chất của sự vật hiện tượng,<br />
phát hiện ra tính quy luật của sự vật hiện<br />
<br />
191(15): 175 - 181<br />
<br />
tượng, xây dựng nên các lý thuyết mới nhằm<br />
cải tạo thực trạng. Nghiên cứu khoa học là<br />
hoạt động tạo ra môi trường giúp sinh viên<br />
thể hiện sự tự học ở mức độ cao của bản thân.<br />
Muốn nghiên cứu khoa học, sinh viên phải có<br />
các kỹ năng: xác định vấn đề nghiên cứu, xây<br />
dựng đề cương nghiên cứu, kỹ năng đọc sách,<br />
kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu,<br />
kỹ năng viết công trình nghiên cứu...<br />
- Quy trình hình thành kỹ năng nghiên cứu<br />
khoa học<br />
Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu<br />
Bước 2: Tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu<br />
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu khoa học:<br />
Nghiên cứu lí thuyết; Nghiên cứu thực tiễn;<br />
Xin ý kiến chuyên gia và đề xuất các biện<br />
pháp cải tạo thực trạng.<br />
Bước 4: Viết công trình nghiên cứu<br />
Công trình nghiên cứu phải được trình bày khoa<br />
học, lôgíc giữa các phần, khối lượng thông tin<br />
giữa các phần phải tương xứng với nhau.<br />
- Điều kiện để thực hiện quy trình<br />
+ Sinh viên phải có năng lực làm việc độc lập<br />
với sách, phải có năng lực quan sát các hiện<br />
tượng giáo dục, dạy học.<br />
+ Phương pháp giảng dạy cần đổi mới theo<br />
hướng phát huy tính tích cực tự học, tự<br />
nghiên cứu của sinh viên, phải bồi dưỡng<br />
năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn<br />
đề cho sinh viên.<br />
+ Giáo viên cần tăng cường việc đề ra các<br />
nhiệm vụ nhận thức cho sinh viên: hoạt động<br />
tự học của sinh viên được xác định bởi các<br />
bài tập mà giáo viên giao cho. Chính việc đề<br />
ra các bài tập nhận thức sẽ giúp cho sinh viên<br />
định hướng được nội dung tự nghiên cứu và<br />
sắp xếp thời gian tự nghiên cứu. Việc đề ra các<br />
nhiệm vụ nhận thức cho sinh viên có ý nghĩa<br />
rất quan trọng, có tác dụng trong việc định<br />
hướng cho hoạt động tự học của sinh viên.<br />
+ Giáo viên phải là người có năng lực nghiên<br />
cứu khoa học và biết cách hướng dẫn sinh viên<br />
cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học.<br />
179<br />
<br />