intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự học, tự giáo dục như thế nào

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

124
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hình thành, phát triển và rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học (KNTH) cho học sinh (HS) đòi hỏi một quá trình lâu dài, kiên trì, thường xuyên. Trong đó, giáo viên (GV) phải là người tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra HS tự học; HS phải chủ động, tích cực, tự giác và kiên trì luyện tập. Chỉ khi nào TH trở thành thói quen và niềm đam mê của HS thì việc TH mới đem lại hiệu quả thực sự. Ðể hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Nhân Dân cuối tuần đã phỏng vấn TS. Nguyễn Thị Thế Bình (ÐH Sư phạm Hà Nội), đang làm chủ nhiệm một đề tài cấp Bộ về vấn đề tự học của HS phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo bài phỏng vấn sau đây. 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự học, tự giáo dục như thế nào

Tự học, tự giáo dục như thế nào?<br /> <br /> Chủ  nhật, 06/11/2011 ­ 09:00 AM (GMT+7) [+] Cỡ chữ: Mặc định         <br />  <br /> <br />  Để mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui.<br /> <br /> Để mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui.<br /> <br /> Hình thành, phát triển và rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học (KNTH) cho <br /> học sinh (HS) đòi hỏi một quá trình lâu dài, kiên trì, thường xuyên. Trong <br /> đó, giáo viên (GV) phải là người tổ  chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra <br /> HS tự học; HS phải chủ động, tích cực, tự giác và kiên trì luyện tập. Chỉ <br /> khi nào TH trở thành thói quen và niềm đam mê của HS thì việc TH mới <br /> đem lại hiệu quả  thực sự. Ðể  hiểu rõ hơn vấn đề  này, Báo Nhân Dân <br /> cuối tuần đã phỏng vấn TS. Nguyễn Thị  Thế  Bình (ÐH Sư  phạm Hà <br /> Nội), đang làm chủ  nhiệm một đề  tài cấp Bộ  về  vấn đề  tự  học của HS  <br /> phổ thông.<br /> <br />  <br /> <br /> ­ Nhắc đến "tự học", nhiều người nghĩ đây chỉ là ý thức tự giác tìm hiểu <br /> qua sách báo, thầy cô để  có được thông tin. Với tư  cách một nhà nghiên  <br /> cứu và quan tâm đến vấn đề  "tự  học", xin TS cho biết rõ hơn thế  nào là  <br /> TH, tự giáo dục?<br /> <br /> ­ Theo tâm lý học, thì các thành phần bên trong thái độ học tập của người  <br /> học là nền tảng quan trọng nhất cho việc hình thành và phát triển KNTH.  <br /> Chỉ khi nào người học tự ý thức được khả năng TH, có niềm tin vào bản  <br /> thân, thì việc TH mới trở thành sở thích, đam mê, tự giác mà không cần có <br /> sự  thúc giục của yếu tố bên ngoài. Ðối với HS phổ  thông, ý thức tự  giác  <br /> trong TH mới hình thành, nên GV phải là người biết nhen nhóm, thắp sáng <br /> niềm tin, tạo hứng thú, động cơ  TH và hướng dẫn HS biết cách tổ  chức <br /> TH hiệu quả. TH không chỉ  là việc chuẩn bị  bài  ở  nhà, mà cả  các hoạt <br /> động TH trên lớp. Nhiều giáo viên không dạy HS cách học và không chú ý <br /> rèn luyện và phát triển KNTH cho HS. Theo đó, HS rất thiếu và yếu về <br /> các KNTH.<br /> <br /> ­ Thực tế  cho thấy, hiện tượng "học tủ", "học vẹt", h ọc ch ỉ   để  thi cử <br /> đang được một bộ phận không nhỏ HS, kể cả GV coi là bình thường. Qua <br /> điều tra của nhóm nghiên cứu, vấn đề này ra sao?<br /> <br /> ­ Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số trường THCS, THPT trong phạm  <br /> vi cả nước. Trên cơ sở thu thập thông tin, xử lý số liệu, chúng tôi có một <br /> số  nhận định như  sau: Một số  GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy  <br /> học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ   động trong nhận thức của HS.  <br /> Trong đó, chú trọng rèn luyện và phát triển KNTH cho HS. Tiếc rằng, số <br /> GV này không nhiều, chủ  yếu tập trung  ở  cấp THPT và dạy  ở  các lớp <br /> chuyên. Một bộ phận GV chỉ truyền đạt kiến thức dưới dạng đọc ­ chép, <br /> không dạy HS cách học, không quan tâm đến việc rèn luyện và phát triển  <br /> KNTH.<br /> <br /> Ða số HS tập trung TH những môn học phục vụ cho việc thi vào đại học  <br /> như  toán, lý, hóa, ngoại ngữ. Các môn khoa học tự  nhiên được học sinh <br /> TH nhiều hơn so với môn khoa học xã hội. Môn Lịch sử  thời gian dành <br /> cho tự học của học sinh rất ít. Kết quả  điều tra của chúng tôi cho thấy : <br /> 52,5% HS thỉnh thoảng mới TH; 25,3% HS chỉ TH khi có kiểm tra; 7% HS <br /> không bao giờ TH; chỉ có 15,1% có ý thức TH thường xuyên. Việc TH của <br /> HS hiện nay chủ yếu là do yêu cầu của GV (51,3%) và sự quản lý, thúc ép <br /> của gia đình, phụ  huynh HS (22,7%), còn TH với tinh thần tự giác, thích  <br /> học chỉ chiếm 25,9%. Về hình thức TH bộ môn Lịch sử của HS, chủ yếu <br /> tập trung  ở  việc học thuộc theo vở  ghi trên lớp, còn cách học khác (đối <br /> chiếu sách giáo khoa với vở ghi; đọc tài liệu tham khảo; làm bài tập lịch  <br /> sử ...) rất hạn chế.<br /> <br /> ­ Nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên hẳn nhiên không chỉ từ phía học <br /> sinh?<br /> <br /> ­ Ðúng vậy. Nhưng nhiều GV cũng còn chưa nhận thức đúng về bản chất, <br /> vai trò của TH. Bên cạnh đó, do đời sống khó khăn, lương ít, nên một bộ <br /> phận GV không toàn tâm, toàn ý cho chuyên môn, nản chí, thờ ơ với việc  <br /> dạy. Các cấp quản lý cũng bị  tác động bởi "môn chính", "môn phụ", nên <br /> có sự phân biệt rất rõ đối với các môn thi tốt nghiệp, thi đại học và không <br /> thi. Một nguyên nhân khác, do cơ sở đào tạo giáo viên ở nước ta hiện nay,  <br /> các trường đại học sư  phạm "mọc lên như  nấm sau mưa", nhiều hệ  đào <br /> tạo đại học cùng tồn tại (chính quy, tại chức, từ xa, vừa làm ­ vừa học...). <br /> Kết quả đào tạo đội ngũ GV ở nhiều trường đại học không đáp ứng được <br /> yêu cầu cơ bản.<br /> <br /> ­ Sau kết quả nghiên cứu thực tế, nhóm thực hiện đề tài đã có những giải  <br /> pháp gì?<br /> <br /> ­ Trước hết cần tạo niềm tin, hứng thú và biết cách tổ  chức TH cho HS.  <br /> Từ  đó, phát triển kỹ  năng thực hiện việc TH của học sinh. Cùng đó là <br /> nhóm giải pháp phát triển KN tự  kiểm tra, đánh giá kết quả  TH của HS.  <br /> Ðối với HS, thông qua tự kiểm tra, các em phát hiện những kiến thức nào  <br /> đã hiểu rõ, kiến thức nào còn mơ  hồ, thiếu sót, từ  đó chủ  động khắc  <br /> phục. Trải qua một thời gian nhất định, các công việc được lặp đi, lặp lại  <br /> nhiều lần, với sự hỗ trợ của GV, dần dần KN tự kiểm tra, đánh giá của  <br /> HS được hình thành và ngày càng bền vững.<br /> <br /> Trong hoạt động dạy học  ở  trường phổ  thông, cần nâng cao chất lượng <br /> dạy học. Ðối với GV, phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn <br /> và nghiệp vụ  sư  phạm. Cần đổi mới mạnh mẽ  phương pháp dạy học, <br /> chuyển từ cách dạy kiến thức sang dạy học sinh cách học và tự học. Chú <br /> trọng bồi dưỡng HS các KNTH cơ bản, qua đó phát huy tính tích cực, chủ <br /> động trong nhận thức của các em. Cần điều chỉnh chương trình, sách giáo  <br /> khoa Lịch sử triệt để hơn, đổi mới hơn, để đáp ứng nhu cầu dạy và học ở <br /> phổ thông hiện nay.<br /> <br /> Các trường đại học sư phạm trong cả nước cần đổi mới tích cực phương  <br /> pháp dạy học, phải đào tạo đội ngũ GV không chỉ có phẩm chất tốt, kiến <br /> thức giỏi (chuyên môn sâu và kiến thức liên ngành), có năng lực nghiên <br /> cứu khoa học, mà còn có nghiệp vụ  sư  phạm vững vàng. Ðặc biệt, trong  <br /> bốn năm ngồi trên ghế trường đại học sư phạm, sinh viên phải được bồi  <br /> dưỡng nhận thức  đúng đắn về  vai trò,  ý nghĩa của TH, hệ  thống các <br /> KNTH và các biện pháp rèn luyện KNTH cho HS. Có như  vậy, sinh viên  <br /> sẽ  tự  nâng cao năng lực tự học của mình, là cơ  sở  để  tự  học suốt đời và <br /> có khả năng dạy cho học sinh phổ thông cách tự học hiệu quả.<br /> <br /> ­ Trân trọng cảm ơn TS.<br /> <br /> Link: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/khoa­hoc­giao­<br /> duc/item/18879602­.html<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0