intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo với yêu cầu về năng lực sư phạm của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu về những đánh giá của GVMN có nhận thức như thế nào về việc tổ chức thực hành, TTSP ở các cơ sở đào tạo đáp ứng được những năng lực nào của GVMN hiện nay và những mục tiêu nào cần chú trọng và đánh giá cao trong thực hiện các chương trình thực hành và TTSP, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến và từ đó đề xuất một số kiến nghị sẽ có ý nghĩa khoa học thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo với yêu cầu về năng lực sư phạm của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0097 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 101-109 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH, THỰC TẬP SƯ PHẠM Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VỚI YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lưu Thị Chung1* và Hoàng Thị Nho2 Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư 1 2 Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Thực hiện chương trình thực hành và thực tập sư phạm có chất lượng ở các cơ sở đào tạo có vai trò quan trọng trong chuẩn bị năng lực nghề nghiệp tốt cho giáo viên mầm non ở các cơ sở. Tại Việt Nam, các chương trình thực hành, thực tập sư phạm đã thực sự giúp sinh viên có được những năng lực cần thiết của giáo viên mầm non trong những giai đoạn thay đổi về nhu cầu và chất lượng giảng dạy hiện nay hay không? Bài báo thực hiện khảo sát 179 giáo viên mầm non ở Hà Nội, Ninh Bình, Hồ Chí Minh để có có cái nhìn khái quát về mức độ đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm với năng lực của giáo viên mầm non. Kết quả cho thấy: Giáo viên mầm non đánh giá cao yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng thực hành, thực tập sư phạm là động cơ nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên khi đi thực hành, thực tập sư phạm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số năng lực của của giáo viên mầm non còn chưa được đáp ứng tốt như các năng lực khác: Dạy học linh hoạt, sáng tạo; hiểu về giáo dục hòa nhập; quản lí hành vi của trẻ và đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung thực hành, thực tập sư phạm. Từ khóa: Năng lực sư phạm, giáo viên mầm non, phát triển chuyên môn, tiêu chuẩn nghề nghiệp. 1. Mở đầu Năng lực sư phạm của giáo viên mầm non (GVMN) trong bối cảnh thay đổi của toàn cầu hiện nay luôn được các nhà chính sách, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau với nhiều nghiên cứu mới. Đã có một số nghiên cứu của cộng đồng chung châu Âu về năng lực sư phạm của GVMN xét ở khía cạnh cá nhân và các cấp độ viện, trường và chính phủ (Đại học London, Anh và Đại học Ghent, Bỉ 2011), một số nghiên cứu quan tâm đến việc đánh giá chất lượng GVMN hiện nay chú trọng đến đánh giá kết quả đầu ra của trẻ, thiết kế phiếu để giáo viên tự đánh giá năng lực sư phạm cá nhân (Maja Ljubetić, 2012), giải pháp nâng cao chất lượng GVMN từ việc cải thiện chất lượng đào tạo và năng lực chung của các khoa sư phạm đào tạo GVMN (Đại học George Mason, 2009) [1]. Trên thế giới, có những tổ chức, hiệp hội hoặc các hướng dẫn đã chỉ ra yêu cầu năng lực sư phạm của GVMN như: Tổ chức các nhà giáo dục mầm non California (ECE, 2011) cho rằng: Năng lực sư phạm là những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất mà người GVMN cần để đảm bảo việc chăm sóc và giáo dục có chất lượng với trẻ nhỏ và với gia đình trẻ. ECEC đã sắp xếp nhóm năng lực của GVMN Ngày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022. Tác giả liên hệ: Lưu Thị Chung. Địa chỉ e-mail: ltchung@hluv.edu.vn 101
  2. Lưu Thị Chung* và Hoàng Thị Nho gồm 12 lĩnh vực sau: (1) Hiểu biết về tâm lí phát triển và việc học tập, (2) Nắm bắt văn hóa: Đa dạng và công bằng; (3) Kĩ năng thiết lập mối quan hệ, giao tiếp và hướng dẫn trẻ; (4) Đảm bảo sự tham gia của gia đình, cộng đồng; (5) Khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ; (6) Kĩ năng quan sát, sàng lọc và đánh giá, quản lí hồ sơ; (7) Kiến thức về trẻ có nhu cầu đặc biệt và giáo dục hòa nhập; (8) Xây dựng môi trường học tập và phát triển chương trình; (9) Kiến thức về sức khỏe, an toàn và dinh dưỡng; (10) Làm việc nhóm trong lĩnh vực giáo dục mầm non; (11) Tính chuyên nghiệp; (12) Quản lí và giám sát về sự phát triển của trẻ em [2]. Hiệp hội quốc gia về giáo dục trẻ em của Mỹ, năm 2019 đã phát triển những tiêu chuẩn nghề nghiệp dành cho GVMN. Theo đó, để trở thành một nhà giáo dục mầm non chuyên nghiệp thì phải có khả năng hiểu, phản biện và tích hợp được sáu tiêu chuẩn nghề nghiệp sau đây: (1) Hiểu biết về sự phát triển của trẻ em và học trong ngữ cảnh; (2) Mối quan hệ gia đình - giáo viên và kết nối cộng đồng; (3) Quan sát trẻ em, báo cáo và đánh giá; (4) Các mặt phát triển, văn hóa, giảng dạy ngôn ngữ phù hợp; (5) Thực hành giảng dạy kiến thức, Ứng dụng và Tích hợp nội dung học thuật trong Chương trình Giáo dục mầm non; (6) Thể hiện tính chuyên nghiệp nhà giáo dục mầm non [3]. Tác giả Margaret Mc Alpine (2005) trong cuốn sách giới thiệu Bạn có muốn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em cho rằng những năng lực cần thiết mà GVMN cần là: (1) Nhiệt tình, thân thiện; (2)Tính kỉ luật, nguyên tắc, công bằng; (3) Khả năng truyền đạt tốt; (4)Tư duy nhạy bén; (5) Kiến thức về sức khỏe, an toàn và kĩ năng sơ cứu; (6) Khả năng hiểu, đồng cảm; (7) Kĩ năng làm việc nhóm và hợp tác; (8) Khả năng tổ chức [4]. Ở Việt Nam, Tác giả Lê Thị Luận, 2021 đã tìm hiểu về Khung năng lực GVMN khu vực Đông Nam Á và đưa ra đề xuất với Việt Nam với những lĩnh vực cụ thể gồm: (1) Kiến thức về năng lực giảng dạy, thực hành sư phạm và đánh giá của GVMN (Hiểu quá trình học tập và phát triển toàn diện của trẻ, khuyến khích quá trình học tập và phát triển); (2) Môi trường học tập (Xây dựng môi trường nuôi dưỡng hòa nhập và an toàn, Nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, an toàn và bảo vệ trẻ); (3) Sự tham gia và hợp tác (Kết nối gia đình, tham gia như đối tác, kết nối và hợp tác với những đối tác liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của GVMN); (4) Phát triển chuyên môn (Đảm bảo phát triển chuyên môn và trưởng thành của bản thân) [5]. Tổ chức thực hành, thực tập sư phạm (TTSP) là một thành tố quan trọng của công tác đào tạo GVMN và có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực của GVMN sau này trong các cơ sở đào tạo. Bài báo nhằm tìm hiểu về những đánh giá của GVMN có nhận thức như thế nào về việc tổ chức thực hành, TTSP ở các cơ sở đào tạo đáp ứng được những năng lực nào của GVMN hiện nay và những mục tiêu nào cần chú trọng và đánh giá cao trong thực hiện các chương trình thực hành và TTSP, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến và từ đó đề xuất một số kiến nghị sẽ có ý nghĩa khoa học thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực của giáo viên mầm non và sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo Năng lực luôn quan trọng vì nó là vấn đề sống còn của các loài, các cá nhân và xã hội. Năng lực đối với giáo viên rất quan trọng vì họ làm việc trong môi trường như một xã hội thu nhỏ để giúp nâng cao năng lực của tất cả những người có quan hệ gián tiếp và trực tiếp với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, cho phép họ phát triển năng lực của riêng mình, những năng lực cần thiết để thành công và bình đẳng khi tham gia vào đời sống xã hội [6]. Mặc dù năng lực giáo viên mầm non giữ một vị trí quan trọng nhưng trong đào tạo chính quy và bồi dưỡng chuyên môn của GVMN nhưng dường như nó chưa được quan tâm đúng 102
  3. Sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo … mức. Vì vậy, luôn có câu hỏi đặt ra về quá trình thực hành, đào tạo có giúp các GVMN mới ra trường đạt được các yêu cầu về năng lực chuyên môn hay không [6]. Early et al (2007) nhấn mạnh đến các nghiên cứu trước đây còn chưa tập trung tìm hiểu về giáo dục và đào tạo hay việc sử dụng các biện pháp kiểm soát khác nhau để đảm bảo chất lượng của GVMN, dẫn đến khó kết luận rằng giáo viên có bằng tốt nghiệp cử nhân có đáp ứng được việc đảm bảo chất lượng lớp học cũng như việc tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ có hiệu quả hay không? Hơn nữa, chỉ những thay đổi về chính sách thì không làm tăng thành tích giáo dục của GVMN, chất lượng lớp học hoặc chất lượng việc học tập mà trẻ được hưởng lợi. Trình độ học vấn của giáo viên phải được tôn trọng như một phần của hệ thống các yếu tố góp phần vào chất lượng giáo viên, nhờ đó dẫn đến đảm bảo chất lượng lớp học (Early và cộng sự 2007). Lobman, Ryan và McLaughlin (2005) nhấn mạnh rằng hiện nay các chính sách chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tạo ra hệ thống giáo dục cho trẻ mầm non nhằm chuẩn bị cho GVMN làm việc thành công, hướng dẫn trẻ đi học, sẵn sàng học và phát triển thái độ tích cực với việc học tập suốt đời [7]. Đối với công tác đào tạo và thực hành, các yêu cầu đào tạo chính quy GVMN có sự khác biệt lớn giữa các nước trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang có các tiêu chuẩn khác nhau, từ bồi dưỡng, tập huấn đến đào tạo bằng cử nhân và đào tạo bậc cao hơn (Whitebook và cộng sự 2009). Ở nhiều nước Châu Âu, các yêu cầu đào tạo khác nhau đối với những người làm việc với trẻ nhà trẻ, và những người làm việc với trẻ mẫu giáo (3–5 tuổi). Trong đó, chương trình dành cho người làm việc với trẻ nhà trẻ tập trung nhiều hơn đến việc thực hành chăm sóc trẻ, chương trình dành cho người làm việc với trẻ mẫu giáo tập trung nhiều hơn đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ [1]. Malm 2009; Shin 2012 đã lập luận rằng cần phải tập trung vào các chương trình đào tạo mang tính "tổng thể cho giáo viên", chú trọng hơn vào việc tạo ra các môi trường để sinh viên (SV) có thể học hỏi một cách nghiêm túc về ý nghĩa của việc trở thành một giáo viên, thay vì tập trung chủ yếu vào việc thực hiện nhiệm vụ và học tập tri thức [7]. Chương trình thực hành, TTSP ở các cơ sở đào tạo GVMN hiện nay ở Việt Nam có sự thống nhất về cấu trúc như bao gồm các phần thực hành các môn học chuyên ngành, TTSP ở 2 đợt năm thứ ba và năm thứ tư hoặc ở một số trường có xu hướng gộp cả 2 đợt TTSP. Hầu hết, các nội dung thực hành, TTSP được các trường chuẩn bị theo đoàn, có tổ chức để SV đến thực tập theo hướng dẫn trực tiếp của giảng viên các khoa đào tạọ. Chưa có các chương trình được thiết kế có tính mở hơn với các kết quả đầu ra và hỗ trợ SV tự liên hệ đến các cơ sở thực hành, thực tập. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã gửi phiếu khảo sát đến 179 GVMN tại 9 trường mầm non ở Hà Nội, Ninh Bình, Hồ Chí Minh, các giáo viên đều làm việc ở các lớp có SV đến thực hành, TTSP. Trong số các GVMN tham gia khảo sát, số GV có trình độ Đại học chiếm số lượng đông nhất (154 GV chiếm 86,0%), nhóm GV có trình độ cao đẳng là (có 25 GV chiếm 14,0%). Về thâm niên công tác thì số giáo viên có trên 10 năm công tác chiếm cao nhất, có 96 GV chiếm 53,6%. Thời gian GVMN làm phiếu từ 25 tháng 7 đến 10 tháng 8 năm 2022 với các câu hỏi về sự cần thiết, mức độ đáp ứng của chương trình thực hành, TTSP với năng lực của GVMN, mức độ phù hợp của các mục tiêu cho công tác thực hành, TTSP và đề xuất của GVMN. GVMN tham gia khảo sát ở các lớp phụ trách như sau: Có 60 GV chiếm 33,5% GVMN phụ trách lớp Mẫu giáo lớn, 51 GV chiếm 28.5 % GVMN phụ trách lớp Mẫu giáo nhỡ, 41 GV chiếm 22,9 % GVMN phụ trách lớp Mẫu giáo bé và 27 GV chiếm 15,1 % GVMN phụ trách lớp nhà trẻ. Trước khi xây dựng phiếu, chúng tôi nghiên cứu chương trình đào tạo và chương trình thực hành, TTSP đào tạo trình độ cử nhân ngành GDMN một số trường Đại học gồm: Đại học Sư 103
  4. Lưu Thị Chung* và Hoàng Thị Nho phạm Hà Nội, Đại học Hoa Lư, Đại học Huế, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội để tìm hiểu các mục tiêu, nội dung, cách thức triển khai của chương trình thực hành, TTSP của các trường. Đối với câu hỏi về các yêu cầu cơ bản của năng lực của GVMN, chúng tôi lựa chọn các năng lực chung từ Khung năng lực GVMN khu vực Đông Nam Á, bổ sung với các kĩ năng chung ở yêu cầu năng lực sư phạm của GVMN của Tổ chức các nhà giáo dục mầm non California và tác giả Margaret Mc Alpine (2005) đề xuất về các kĩ năng mà GVMN cần có. Nội dung các câu hỏi khảo sát được hỏi ý kiến của một số GVMN, cán bộ quản lí ở Hà Nội, Ninh Bình về sự phù hợp của các câu hỏi với điều kiện của các trường mầm non ở nước ta. Các GVMN được phỏng vấn đều là những người đã được hướng dẫn SV thực hành, TTSP nên nắm rõ nội dung chương trình thực hành, TTSP của các cơ sở đào tạo. Chúng tôi cũng phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên ở Ninh Bình, Hà Nội để tìm hiểu rõ thêm về thực trạng mức độ đáp ứng của các chương trình thực hành, TTSP hiện nay. Kết quả khảo sát được thống kê qua phần mềm google form và công thức tính trên Excel. 2.3. Thực trạng nhận thức và đánh giá của GVMN về phát triển chương trình theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm 2.3.1. Đánh giá của giáo viên mầm non về ý nghĩa của chất lượng thực hành, thực tập sư phạm tại cơ sở đào tạo đối với năng lực giáo viên khi ra trường Kết quả đánh giá của 179 GVMN về ý nghĩa của chất lượng thực hành, TTSP tại cơ sở đào tạo đối với năng lực giáo viên khi ra trường như sau: có 148 GV lựa chọn mức độ rất cần thiết chiếm 82,7% và 31 GV lựa chọn mức độ cần thiết chiếm 17,3%. Điều này cho thấy, trong số 179 GVMN trả lời mức độ lựa chọn có ý nghĩa cao. 2.3.2. Đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến chất lượng chương trình thực hành, thực tập sư phạm Bảng 1. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình thực hành, thực tập sư phạm Mức độ (n=179) Ảnh Ảnh Khá Ít Không hưởng Thứ hưởng ảnh ảnh ảnh 𝑿 Yếu tố trung bậc nhiều hưởng hưởng hưởng bình 1. Chương trình thực hành, TTSP được xác định rõ mục tiêu, nhiệm 147 24 3 2 3 4,73 4 vụ, sản phẩm của SV 2. Có sự hỗ trợ tốt từ GV dạy trẻ 145 27 2 3 2 4,73 4 của trường thực hành 3. Chương trình thực hành, TTSP 145 27 3 0 4 4,72 6 của cơ sở đào tạo tốt 4. Có sự phân tích, hướng dẫn, rút 152 19 3 0 5 4,74 3 kinh nghiệm của GV phụ trách 5. Có sự chuẩn bị tốt trong hướng dẫn SV trước khi đi thực hành, 160 14 1 2 2 4,83 2 thực tập 6. Sinh viên xác định được động cơ học tập qua thực hành, thực tập 163 14 1 1 0 4,89 1 để nâng cao năng lực Kết quả bảng trên cho thấy GVMN đánh giá cao nhất các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình thực hành, TTSP là: Sinh viên xác định được động cơ học tập qua thực hành, thực 104
  5. Sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo … tập để nâng cao năng lực (𝑋 = 4,89), Có sự chuẩn bị tốt trong hướng dẫn SV trước khi đi thực hành, thực tập (𝑋 = 4,83), Có sự phân tích, hướng dẫn, rút kinh nghiệm của GV phụ trách (𝑋 = 4,74). Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ thấp hơn nhưng khá tương đồng nhau. Điều này cho thấy, ngoài việc chuẩn bị chương trình thực hành tốt, có hướng dẫn rõ ràng và chuẩn bị cho SV trước TTSP và rút kinh nghiệm của GV thì yếu tố quan trọng nhất mà các cơ sở đào tạo cần chú trọng là thái độ yêu mến công việc GVMN, có động cơ học thực hành để nâng cao năng lực của bản thân mới. 2.3.3. Đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo với các yêu cầu năng lực của giáo viên mầm non Bảng 2. Đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo với các yêu cầu năng lực của GVMN Mức độ Đáp Đáp Không ứng Đáp ứng Thứ (n=179) ứng đáp 𝑿 khá tốt bậc Nội dung Tốt mức TB ứng 1. Có hiểu biết về quá trình học tập và 163 16 0 0 3,91 1 phát triển toàn diện của trẻ 2. Khả năng quan sát, sàng lọc và đánh 164 14 1 0 3,91 1 giá sự phát triển của trẻ, quản lí hồ sơ 3. Xây dựng môi trường nuôi dưỡng có chất lượng, có kiến thức về sức khỏe, an 164 15 0 0 3,91 1 toàn và dinh dưỡng 4. Hiểu biết về nhu cầu đặc biệt và giáo 88 69 12 0 3,25 11 dục hòa nhập 5. Kết nối gia đình trẻ và cộng đồng 140 33 6 0 3,74 7 tham gia giáo dục trẻ 6. Phát triển chương trình lớp học và lập 130 48 1 0 3,72 8 kế hoạch phù hợp 7. Tổ chức tốt môi trường chơi và sáng 158 20 1 0 3,87 4 tạo cho trẻ 8. Chuẩn bị nguyên vật liệu, sắp xếp lớp 156 22 1 0 3,86 6 học hiệu quả, thẩm mỹ và thân thiện 9. Hợp tác và làm việc nhóm trong 156 23 0 0 3,87 4 GDMN 10. Khuyến khích quá trình học tập và phát triển của trẻ, dạy học sáng tạo, linh hoạt bao gồm cả sử dụng công nghệ, đọc 112 36 3 0 3,13 12 và sử dụng nghệ thuật ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi 11. Áp dụng phù hợp biện pháp quản lí 112 60 7 0 3,58 9 hành vi của trẻ 12. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ, giao 115 50 14 0 3,56 10 tiếp và hướng dẫn trẻ 105
  6. Lưu Thị Chung* và Hoàng Thị Nho Đánh giá của GVMN cho thấy chương trình thực hành, TTSP đáp ứng được năng lực của GVMN cao nhất gồm 3 tiêu chí có điểm TB bằng nhau là: Có hiểu biết về quá trình học tập và phát triển toàn diện của trẻ; Khả năng quan sát, sàng lọc và đánh giá sự phát triển của trẻ, quản lí hồ sơ; Xây dựng môi trường nuôi dưỡng có chất lượng, có kiến thức về sức khỏe, an toàn và dinh dưỡng (𝑋 = 3,91), Tiếp theo là 2 tiêu chí có điểm TB bằng nhau gồm: Tổ chức môi trường và sáng tạo cho trẻ, Hợp tác và làm việc nhóm trong GDMN (𝑋 = 3,87). Các tiêu chí được GV đánh giá ở mức độ đáp ứng thấp nhất là: Khuyến khích quá trình học tập và phát triển của trẻ, dạy học sáng tạo, linh hoạt bao gồm cả sử dụng công nghệ, đọc và sử dụng nghệ thuật ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi (𝑋 = 3,13), Hiểu biết về nhu cầu đặc biệt và giáo dục hòa nhập (𝑋 = 3,25), Kĩ năng thiết lập mối quan hệ, giao tiếp và hướng dẫn trẻ (𝑋 = 3,56), Áp dụng phù hợp biện pháp quản lí hành vi của trẻ (𝑋 = 3,58). Điều này cũng cho thấy, GVMN đã nhận thấy rõ mức đáp ứng chưa tốt của chương trình thực hành, TTSP với những năng lực như: Dạy học sáng tạo, quản lí hành vi, hiểu biết về giáo dục hòa nhập và trẻ có nhu cầu đặc biệt, kĩ năng thiết lập mối quan hệ, giao tiếp và hướng dẫn trẻ là những nội dung này chưa được chú trọng nhiều ở các nhiệm vụ thực hành, TTSP của SV, mặc dù những năng lực này rất quan trọng trong lớp học mầm non hiện nay. Chúng tôi phỏng vấn GV có kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn các đoàn SV ngành GDMN từ các cơ sơ đào tạo tại trường MN H.H, Hà Nội cho rằng: “Chương trình thực hành, TTSP hiện nay của các cơ sở đào tạo còn nặng về chú trọng chấm điểm SV các kĩ năng tổ chức hoạt động học tập, ít chú trọng đến các năng lực giao tiếp, giáo dục động cơ, thái độ với nghề mầm non”. 2.3.4. Đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ phù hợp của nội dung chương trình thực hành, thực tập sư phạm cho sinh viên ngành GDMN Bảng 3. Đánh giá của giáo viên về mức độ phù hợp của nội dung chương trình thực hành và thực tập sư phạm Mức độ (n=179) Phù Rất Khá hợp Không Phù Thứ Nội dung Phù phù mức phù 𝑿 hợp bậc hợp hợp độ hợp thấp 1. Tìm hiểu các hoạt động của trường mầm non, nhiệm vụ của GVMN, các loại tài liệu, sổ sách lớp, các loại 123 39 15 1 1 4,57 9 phương tiện, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi… 2. Quan sát, thu thập thông tin và 162 12 4 1 0 4,87 4 đánh giá về sự phát triển của trẻ 3. Xác định được tình trạng thể lực, 159 16 4 0 0 4,86 6 dinh dưỡng của trẻ 4. Quan sát, tìm hiểu và tham gia tổ chức hoạt động của GV tại nhóm lớp về: Tổ chức giấc ngủ; Tổ chức bữa 162 13 4 0 0 4,88 2 ăn; Tổ chức hướng dẫn trẻ các thao tác vệ sinh cá nhân và một số kĩ năng tự phục vụ 5. Xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch ngày và cách thức đánh giá thực hiện 169 6 4 0 0 4,92 1 các nội dung giáo dục 106
  7. Sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo … 6. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện 133 16 30 0 0 4,57 9 hoạt động học 7. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động vui chơi, hoạt động góc, 168 5 5 0 0 4,88 2 thể dục, chơi ngoài trời và thăm quan 8. Lập kế hoạch và tổ chức hoạt động 142 26 11 0 0 4,73 8 học có vận dụng phương pháp tiến bộ 9. Tổ chức lớp học, thực hiện vai trò 166 7 5 0 0 4,87 4 nhiệm vụ của các GVMN trong lớp 10. Có khả năng quản lí lớp học và 159 16 4 0 0 4,86 6 quản lí hành vi trẻ 11. Đảm bảo các nguyên tắc an toàn 122 40 16 0 1 4,57 9 trong trường học và sơ cứu Kết quả bảng trên cho thấy GVMN đánh giá hầu hết tất cả các nội dung đề xuất đều ở mức độ phù hợp khá cao, trong đó được cho có mức độ phù hợp cao nhất với việc xây dựng chương trình thực hành, thực tập gồm: Xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch ngày và cách thức đánh giá thực hiện các nội dung giáo dục (𝑋 = 4,92). Quan sát, tìm hiểu và tham gia tổ chức hoạt động của giáo viên tại nhóm lớp về: Tổ chức giấc ngủ; Tổ chức bữa ăn; Tổ chức hướng dẫn trẻ các thao tác vệ sinh cá nhân và một số kĩ năng tự phục vụ (𝑋 = 4,88), Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động vui chơi, hoạt động góc, thể dục, chơi ngoài trời và thăm quan (𝑋 = 4,88). Kết quả trên chỉ ra rằng GVMN đánh giá các nội dung của thực hành, TTSP đều ở mức độ phù hợp do các nội dung đề xuất khá phù hợp với thực tế nhu cầu về nâng cao năng lực GVMN hiện nay. GVMN cũng cho rằng không nên đặt ra yêu cầu quá cao về việc SV đi thực hành, TTSP phải thực hiện được các nhiệm vụ khó như: thực hiện giảng dạy hoạt động học tập thuần thục, thực hiện tốt hoạt động giáo dục theo phương pháp tiên tiến nhưng cần chú trọng phát triển năng lực giao tiếp, quản lí lớp học, tìm hiểu nhu cầu và nắm bắt đặc điểm phát triển của trẻ theo độ tuổi… Nhóm nghiên cứu đã tham khảo ý kiến giáo viên về những mong muốn đề xuất xây dựng chương trình thực hành, TTSP trong các cơ sở đào tạo, kết quả thu được các ý kiến của GV như sau: Có 1 số ý kiến của GV đã có những góp ý cụ thể là: - “Việc xây dựng chương trình thực hành, TTSP trong các cơ sở đào tạo là rất cần thiết, nhờ đó, sau khi học xong, sinh viên có thể dần dần hiểu được tâm lý trẻ và đỡ bị sốc khi bước vào nghề. Vì bản thân nghề GVMN là một nghề cao quý trong xã hội liên quan đến tính mạng con người (trẻ nhỏ), vì vậy sinh viên khi học đại học cần phải có những trải nghiệm với nghề thì mới nắm bắt được tâm lý của trẻ, từ đó có cách dạy phù hợp với trẻ ở các độ tuổi” (HN.42). - “Các cơ sở đào tạo nên chuẩn bị xây dựng chương trình thực hành, TTSP tốt để SV có cơ hội thực hành nghề thuận lợi phát triển kĩ năng cho SV khi ra trường” (HN.39). - “Cần sao sát với thực tế của các đơn vị trường mầm non, cập nhật kịp thời những đổi mới trong việc lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục vì kế hoạch mỗi năm mỗi thay đổi” (HCM.64). Có thể thấy, các ý kiến của GVMN về chương trình thực hành, TTSP chú trọng đến thái độ, động cơ đối với nghề GVMN của SV. Mặt khác, chương trình thực hành, TTSP cần chú trọng đến tạo cơ hội giúp SV có nhiều trải nghiệm nhằm giúp tăng cường khả năng giao tiếp phù hợp và hiểu rõ nội dung chương trình, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau. 107
  8. Lưu Thị Chung* và Hoàng Thị Nho 3. Kết luận Đánh giá chung về thực trạng khảo sát về nhận thức và khả năng đáp ứng của chương trình thực hành, TTSP của các cơ sở đào tạo GVMN với năng lực của GVMN cho thấy: GVMN đánh giá cao ý nghĩa của chất lượng chương trình thực hành, TTSP với đáp ứng năng lực của GVMN. Các chương trình thực hành, TTSP hiện nay còn chưa đáp ứng được các năng lực như: Khuyến khích quá trình học tập và phát triển của trẻ, dạy học sáng tạo, linh hoạt bao gồm cả sử dụng công nghệ; Hiểu biết về giáo dục hòa nhập và giáo dục đặc biệt; Quản lí hành vi và thiết lập mối quan hệ, giao tiếp với trẻ. Đặc biệt, GVMN chỉ ra yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng chương trình thực hành, TTSP là sinh viên phải xác định được động cơ đến thực hành, TTSP là giúp nâng cao năng lực nghề nghiệp của các em sau này. Các yêu cầu về năng lực sư phạm của các nước đều cho thấy giáo viên đóng vai trò quan trọng trong tạo môi trường học tập tích cực cho trẻ, thể hiện rõ về phẩm chất của giáo viên: tôn trọng trẻ, có hiểu biết về tâm lí phát triển, coi trọng sự phát triển toàn diện của trẻ em. Ngoài ra, hiện nay ở nước ta cũng cần chú trọng đến một số vấn đề mà thể hiện tính chuyên nghiệp của GVMN như: kiến thức an toàn và kĩ năng sơ cứu; Kĩ năng quan sát, sàng lọc và đánh giá, quản lí hồ sơ; Kiến thức về trẻ có nhu cầu đặc biệt và giáo dục hòa nhập; Xây dựng môi trường học tập và phát triển chương trình, quản lí hành vi trẻ em.. Để đảm bảo SV đạt được những năng lực này thì cần chú trọng xây dựng nội dung các học phần trong chương trình đào tạo quan tâm đến kiến thức cập nhật, kĩ năng thực hành của SV cũng như khả năng tự học và cơ hội thực hành, thực tập tại các cơ sở dạy trẻ có đội ngũ giáo viên có chuyên môn tốt. Các cơ sở đào tạo cũng cần chú trọng nâng cao ý thức với nghề nghiệp, có động cơ tốt là rèn luyện và nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân SV; chú trọng công tác chuẩn bị, hướng dẫn SV trước khi thực hành, TTSP và góp ý rút kinh nghiệm chuyên môn cho các em trong và sau quá trình thực hành, TTSP. Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất cần có các chương trình thực hành, TTSP được xây dựng cụ thể về chỉ số đầu ra hướng đến những năng lực cần thiết trong giai đoạn hiện nay phù hợp với nhu cầu xã hội và xu hướng đào tạo cho sinh viên và GVMN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mathia Urban, Michel Vandenbroeck, Jan Peeter, European Commission, Competence Requirement in Early Childhood Education and Care, 2011. A study for the European Commission Directorate General for Education and Culture, University of London and Ghent. [2] John McLean Laura Bridges California Department of Education/Child Development Division (CDE/CDD), 2011, First 5 California California Early Childhood Educator Competencies. The publication was edited by, California Department of Education Public House. [3] Iliana Alanis, University of Texas San Antonio Chris Amirault, Tulsa Educare, Inc. Shannon Riley-Ayers, The Nicholson Foundation Nancy Barbour, Kent State University, et al, 2019, Professional Standards and Competencies for Early Childhood Educators, A Position Statement Held on Behalf of the Early Childhood Education Profession Disponible en Español: NAEYC.org/competencias Adopted by the NAEYC National Governing Board November 2019. [4] Margaret Mc Alpine, 2005. Bạn có muốn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em. Nxb Kim Đồng [5] Lê Thị Luận, 2021. Đào tạo giáo viên mầm non dựa trên khung năng lực giáo viên mầm non khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 66. Isues 4C. 108
  9. Sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo … [6] Maja Ljubetić, May 2012. Associate Professor Split Faculty of Department of Pedagogy, Croatia Philosophy, Self-Evaluation of Pre-School Teacher Competences – Check Lists for Self-Evaluation, Journal of Educational and Social Research, Vol. 2 (2). [7] Anna Lillist, Annette Sandberg, Sonja Sheridan, Pia Williams, 2014, Preschool teacher competence viewed from the perspective of students in early childhood teacher education, Journal of Education for Teaching: International Research and Pedagogy, February 2014 DOI: 10.1080/02607476.2013.864014 citations 26 reads. ABSTRACT Adaption of pedagogical practice and internship programs at educational institutions to the requirements of preschool teachers' pedagogical capacity in the current stage Luu Thi Chung1* and Hoang Thi Nho2 1 Faculty of Preschool and Primary Education, Hoa Lu University 2 Faculty of Educational Sciences, VNU University of Education, Vietnam National University Implementing quality pedagogical practice and internship programs in educational institutions plays an important role in preparing good professional competencies for preschool teachers. In Vietnam, the demand and teaching quality is changing in the current period. Therefore, these programs helped students acquire the necessary competencies. The article surveys 179 preschool teachers in Hanoi, Ninh Binh, and Ho Chi Minh to get an overview of the pedagogical practice and internship program adaptation with the capacity of preschool teachers. The results show that: Preschool teachers rated the factors that affect the quality of the pedagogical practice as the motivation to improve students' professional capacity at a high level. In addition, the research also shows that some competencies of preschool teachers are not as well as other competencies: Flexible and creative teaching; understanding of inclusive education; managing children's behavior, and assessing the appropriateness of the practice and internship programs. Keywords: pedagogical capacity, preschool teachers, professional development, professional standards. 109
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0