Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông nghiệp- nông dân – nông thôn
lượt xem 9
download
Từ thủa lọt lòng vào mùa hè năm Dần (1890) ở vùng quê Xứ Nghệ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã sống trong cảnh làng quê với cây đa, giếng nước, luỹ tre xanh... 5 tuổi, bé Cung theo cha mẹ vào Huế, khi cả nhà nghỉ chân trên đỉnh Đèo Ngang, Cung nhìn ra biển thấy những thuyền buồm chạy theo chiều gió, Cung cho đó là những con bò đi trên ao lớn…(1).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông nghiệp- nông dân – nông thôn
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông nghiệp- nông dân – nông thôn Từ thủa lọt lòng vào mùa hè năm Dần (1890) ở vùng quê Xứ Nghệ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã sống trong cảnh làng quê với cây đa, giếng nước, luỹ tre xanh... 5 tuổi, bé Cung theo cha mẹ vào Huế, khi cả nhà nghỉ chân trên đỉnh Đèo Ngang, Cung nhìn ra biển thấy những thuyền buồm chạy theo chiều gió, Cung cho đó là những con bò đi trên ao lớn…(1). Theo cha vào Huế lần thứ 2, đầu thời vua Duy Tân, Nguyễn Tất Thành học ở Quốc học Huế. Khi này tại Kinh đô thường xảy ra nhiều cuộc biểu tình của nông dân tỉnh Thừa Thiên chống sưu, chống thuế, Nguyễn Tất Thành và bạn đồng môn đã làm thông ngôn(2) giúp bà con nói rõ yêu sách với bọn thống trị, bị cảnh sát săn lùng, Nguyễn Tất Thành phải vào học tiếp chương trình tiểu học Pháp - Việt ở Quy Nhơn. Nghe lời cha, Nguyễn Tất Thành đi dần vào phương nam, tháng 6-1911 đã xuất dương tìm đường cứu nước. Bốn tháng sau khi từ Pháp sang Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (giữa tháng l0-1923), đã đọc bài tham luận nói lên tình cảnh nông dân Đông Dương đang bị thực dân Pháp bóc lột. Người nói: "Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một Quốc tế khi không những nông dân ở Phương Tây, mà cả nông dân ở Phương Đông, nhất là nông dân ở các nước thuộc địa là những người bị áp bức và bóc lột nhiều hơn các đồng chí đều tham gia Quốc tế của các đồng chí. Nếu đem so sánh người nông dân Nga với người nông dân Việt Nam, người ta có ấn tượng rằng: Khi nông dân Nga đang ngồi thoải mái trên chiếc ghế bành, thì trong lúc đó, người nông dân Việt Nam đang bị treo ngược đầu xuống đất (?!)”(3). Người đã dịch "Tuyên ngôn của Hội nghị Quốc tế Nông dân" (tháng 4-1924) ra tiếng Việt để gửi về nước. Trong bài "Tổ chức dân cày” ở cuốn “Đường cách mệnh" Nguyễn Ái Quốc viết: “Vì sao phải tổ chức dân cày?... Tây đồn điền choán ruộng thế nào?... Chính phủ Pháp đãi dân cày An Nam thế nào?... Muốn thoát khỏi vòng vây cay đắng ấy thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng… Có ích cho dân cày, có lợi cho nòi giống”(4). Sau khi trở về Tổ quốc năm 1941, Bác viết bài thơ lục bát “Dân cày” đăng trên báo Cứu quốc (1-8-1941), lời thơ thống thiết, kêu gọi "Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào… Mai sau thực hiện chương trình: Việt Nam nông dã tất canh kỳ điền” (nghĩa là theo chương trình Việt Minh, nông dân ai cũng có ruộng cày)(5). Ngày 3-9-1945 tại cuộc họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã đề nghị phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất để diệt giặc đói do phát xít Nhật, thực dân Pháp gây nên. Năm 1949, cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đã chuyển sang giai đoạn mới, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh giảm tô 25% để bồi dưỡng sức của nông dân tá điền. Cũng năm đó, trong bài “Dân vận”, Người viết: "Cán bộ canh nông thì hợp tác mật thiết với cán bộ địa phương, đi sát với dân (số đông là nông dân - VAP) thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ”(6)… để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đã có 2 1
- lão nông chi điền được Đảng, Chính phủ và Bác Hồ phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động tại Đại hội "Liên hoan chiến sĩ thi đua, cán bộ gương mẫu toàn quốc" giữa năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc. Từ năm 1953 đến 1956 cuộc phát động giảm tô và cải cách ruộng đất được tiến hành từ Liên khu 4 trở ra, khẩu hiệu “Người cày có ruộng" đã trở thành hiện thực. Không chỉ trong những năm kháng chiến chống giặc Pháp Người mới tổ chức tăng gia sản xuất, có đất ta trồng, có bãi ta chơi, thuận đường sang Bộ Tổng, tiện lối tới Trung ương mà khi về Thủ đô, bên cạnh nhà sàn, Bác cho làm một ao cá lớn, Người nuôi rất nhiều cá, đã có thời gian các địa phương đến đây nhận cá giống về nuôi trong các ao cá Bác Hồ. Sinh thời, ngay cả khi tuổi đã cao, Hồ Chủ tịch thường xuống nông thôn, gặp gỡ bà con trên đồng ruộng, động viên bà con tích cực tăng gia, chăn nuôi. Bác đã tát nước gầu sòng, đạp guồng đưa nước vào ruộng, hoàn toàn không có sự cách biệt giữa Chủ tịch nước với bà con nông dân địa phương. Trong những năm chống Mỹ ác liệt, Người đã viết thư khen nhiều xã viên, hợp tác xã nông nghiệp làm ăn giỏi. Người rất quan tâm đến thời vụ sản xuất. Báo Nhân Dân ngày 15-1- 1967 đã đăng bài của T.L (Bác Hồ). “Phải cấy chiêm xong trước tết”. Người thưởng huy hiệu cho những nông dân xuất sắc, đồng thời Người cũng phê bình trên báo một số bộ, ngành, một số xã, HTX làm ăn kém cỏi, đùn đẩy trách nhiệm, gây nên hệ quả là "dân cần quan không vội"! Tại Hội nghị cán bộ nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 12 (khoá 3) ngày 16-1-1966, Người nói: "Bác lên thăm nhà máy chè Phú Thọ, các đồng chí chuyên gia nói rất sẵn sàng dạy cho ta 20 cán bộ để làm thí điểm cách trồng chè cho tốt, nhà máy chè nghe như thế rất mừng. Nhà máy gửi báo cáo lên Bộ Nông Lâm. Ông Bộ Nông Lâm nói việc dạy học phải hỏi Bộ Giáo dục, chúng tôi không giải quyết. Lên Bộ Giáo dục, thì Bộ Giáo dục nói đây là việc trồng chè, chúng tôi không giải quyết được. Gần 2 năm không giải quyết. Khi Bác lên thăm tình cờ các chuyên gia nói lại. Khi về Bác gặp ông nông lâm, Bác nói nhất định phải cho 20 cán bộ học cái này; ông nông lâm giải quyết. Thế là học được”(7). Cuối năm 1959 Bác viết bài "Tết trồng cây" kêu gọi toàn dân hưởng ứng. 10 năm sau trên báo Nhân Dân, 5-2-1969 lại đăng bài "Tết trồng cây" của T.L (Bác Hồ). Người biểu dương thành tích 10 năm nhân dân ta từ miền núi đến đồng bằng, ven biển đã trồng được hàng vạn hecta cây các loại; xã Đô Lương (Lạng Sơn) trong 5 năm (1964-1969) đã trồng được 270 ha rừng, đã bán cho Nhà nước và thị trường 2.000 m3 gỗ và củi. Nhờ có trồng cây, nên thuỷ lợi cũng tiến bộ, hơn 100ha ruộng trước kia bỏ hoá nay đã trở thành ruộng 5 tấn, hai năm 1967-1968 đóng góp nghĩa vụ lương thực được 271 tấn thóc, thu nhập của hợp tác xã năm 1965 được 16.250 đồng, năm 1967 đạt đến 50.240 đồng... Các địa phương phải học tập và thi đua với nơi có phong trào trồng cây khá. Bác còn nhắc chúng ta phải trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa. Câu nói: "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây” của Bác Hồ đã trở thành mục tiêu, phương châm hành động của cả nước. Ngày 15-5-1965, nhân dịp mừng 75 tuổi, Bác Hồ đã viết xong bản thảo Di chúc đầu tiên, trong đó có đoạn: “Nhân dân lao động ta (chủ yếu là nông dân - VAP chú thích) ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ… Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất 2
- trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân… Sau khi tôi qua đời… tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi… Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn… Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm… Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”(8). Tháng 5-1968, Bác lại viết tiếp vào dự thảo bản Di chúc: “Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta… Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi đẩy mạnh sản xuất”(9). Lời Di chúc sâu sắc, đầy ý nghĩa với tam nông, nhưng Người rất tôn trọng nguyên tắc, chỉ có ý đề nghị, còn phần quyết định thuộc về Trung ương Đảng và Chính phủ sau này. Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng khoá 10 năm 2008 đã ra nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó xác định: "Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước…". Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, theo tinh thần của nghị quyết này, nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, liên minh công nhân, nông dân, trí thức vững mạnh tạo nền tảng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vững mạnh. Vừ A Páo ____ (1) Theo Búp Sen Xanh của nhà văn Sơn Tùng. (2) Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp, NXB Nghệ An 2003, tr.16. (3) Việt Nam-Những sự kiện lịch sử 1919-1945 tr.60, NXB Giáo dục 2-2002. (4) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 2, tr.308-311. (5) Sđd, tập 3, tr.201. (6) Sđd, tập 5, tr.699. (7) Sđd, tập 12, tr.21. (8, 9) Sđd, tập 12, tr.498-504. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ: Phần 1
146 p | 152 | 28
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Pháp: Phần 1
188 p | 108 | 20
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ: Phần 2
116 p | 114 | 19
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Pháp: Phần 2
116 p | 108 | 17
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác sử học: Phần 1
68 p | 88 | 13
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác sử học: Phần 2
78 p | 85 | 10
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1
248 p | 96 | 10
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
7 p | 81 | 9
-
Ebook Kỷ yếu hội thảo khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Phần 1
245 p | 18 | 7
-
Ebook Kỷ yếu hội thảo khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Phần 2
168 p | 16 | 6
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội
5 p | 111 | 4
-
Ebook Những chuyện kể về tấm gương trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phần 1
149 p | 14 | 4
-
Ebook Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội (1946-1969): Phần 2
100 p | 10 | 3
-
Ebook Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội (1946-1969): Phần 1
188 p | 14 | 3
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Phần 2
122 p | 14 | 3
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Phần 1
104 p | 9 | 3
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết nạn đói trong những năm 1945-1946
6 p | 95 | 3
-
Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục
6 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn