intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Pháp: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

105
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 Tài liệuChủ tịch Hồ Chí Minh với nước Pháp của tác giả Phạm Hoàng Điệpgồm các bài viết của những người cộng sản, các chính khách và trí thức Pháp thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của họ, đặc biệt là của nhân dân Pháp dành cho Người; vàdanh mục thư, bài viết, trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1969.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Pháp: Phần 2

  1. PHÁN THỨHAI HÌNH ẢNH HỒ CHÍ MINH TRONG LÒNG NHÂN DÂN PHÁP 189
  2. T Ô I Đ Ã LÀM T H Ư KÝ C H O H ồ C H Ủ T Ị C H Đalila Caxenli Trong đòi hoạt động cách mạng của tôi (43 nám), tôi đã có hạnh phúc được ở gần năm chiến sĩ cộng sản lỗi lạc: Mácxen Casanh. Pôn Vayãng Cutưyriê, Môrixơ Tôrê, Giắc Đuyclô. và Hồ Chí Minh. Một trưòng học phong phú biết bao đôi với một chiến sĩ cách mạng. Một trong những dịp mật thiết là dịp tôi cộng tác với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi là thư ký của Người suôt thòi gian cuộc thương lượng ỏ Phôngtennơblô, năm 1946. Chúng tôi ở khách sạn Ngôi sao. Hàng ngày tôi sắp xếp báo chí để Ngưòi theo dõi. Chúng tôi thảo luận về những diễn biến của cuộc đàm phán. Qua những lúc trò chuyện, tôi cảm thây Người yêu quý đất nước của mình hơn hết, và Ngưòi âu yêm biết bao các cháu thiếu nhi. Ngưòi nhắc đến những cái đó với biết bao nhân ái. Gương mặt Ngưòi rạng rỡ lên. Ngiíời hiển hòa, lanh lợ i, rất tế nhị, đồng thòi rất kiên quyết. N^ưìii án cần thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ tôi, nhất là cha tỏi. Và mỗi lần như thế, mắt Ngưòi lại tươi cưòi, vì tôi đã kể một giai thoại về cha tôi cho Ngưòi nghe. Thật thế, khi cha tôi làm thợ giầy ở Lôdan, ông đã đ ư Ợ c biết Lênin. ông nom thây Lênin bưốc vào cửa hàng của mình với vẻ lo lắng, 191
  3. vì Lênin đem đên cho ông đôi giầy độc nhắt bị hỏng gần như không sửa chữa đ ư Ợ c. Nhưng Lênin tỏ ra đáng mến và trông Ngưòi thiếu thôn đến nỗi cha tôi - bản chất ông cũng là người tôt ' phải nén một tiếng thở dài và bắt tay vào sửa đôi giầy. Câu chuyện đó làm Hồ Chủ tịch cưòi hoài, vì Ngưòi cũng đã trải qua những lúc khó khàn như vậy. Cuộc đàm phán có nhiểu trở ngại, và Hồ Chủ tịch lại râ^t muôn giảm bớt sự đau khổ cho nhân dân nên Người có ý lo nghĩ. Ngưòi tiếp khách nhiều. Một hôm Người cử tôi đến nói với Ximon Têry ' viết báo Nhân đạo - hãy vui lòng tiếp chuyện Ngưòi. Tôi còn nhớ, Ximon Têrv cần dậy sớm - trong khi làm báo bà ta lại ngủ muộn. Tuy vậy, việc đó là một niềm hân hoan đối với Ximon Têry. Một hôm khác, Ngưòi cử tôi đến nói với Ilva Erenbua - nhà vãn Xôviết vừa ghé qua Pan - vui lòng gặp Người, nhưng kín đáo một chút, vào một giồ rất sớm. Tôi gặp lại Illya Erenbua trong căn phòng rộng của khách sạn, thú vỊ vối giò giâc đã được ấn định. Ong vui vẻ cho biết, ông không thể biến thành màu sắc của bức tường, dù là lúc sáng sớm, nhưng ông rất hoan hỉ đến chỗ hẹn. Đấy là một chút bí mật mà Hồ Chủ lịch mong muôĩi. Rõ ràng là cần phải thận trọng, Căn nhà này có nhiều bóng người qua lại, những cái tai Lọc mạch lê la khắp mọi nơi, và những cuộc thảo luận về chính trị quan trọng nhất đã diễn ra trong phòng Người... Tác phẩm mới. số 13. tháng 5 và 6-1971. Đỗ Quang dịch. Trích từ sách: Văn hóa nghệ thuật củng là một m ặt trận, Nxb. Ván học. Hà Nội. 1981. 192
  4. “B Á C H Ồ ”, TẠ I S A O G O I T H Ể ? J. L a Cutuya “Bác Hồ”, định ngữ này được dùng ở khắp nơi. Thòi gian cùng những thử thách làm Cụ thêm uy nẹhiêm, Cùng với năm tháng, khuôn mặt thân thuộc, có thêm một hình ảnh thành kính. Năm 1958 đó là hình ảnh một chiến sĩ gần 60 tuổi mà ngưòi ta treo ở kliáp nơi, giữa các tấm ảnh lãnh tụ Liên Xô và Trung Quôc. Từ nửa thê kỷ nay, Cụ đà đào luvện và hướng dẫn cách mạng Việt Nam giành độc lập và thông nhất. Trên góc độ Việt Nam, đó là một Lênin đã sông lâu để chiến thắng chủ nghĩa quôc xã, một Gángđi đã ròi bỏ guồng kéo sỢi để xây dựng nhà máy và lãnh đạo phong trào phản kháng. Danh tiếng quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, uy tín của Cụ, sự kính trọng của mọi người đôi với Cụ trong các giới cộng sản ngoài nước và trong phần lớn các nước ‘‘Không liên kết”, đọc thây rõ ràng. Một ngưòi như Nêru đã coi Cụ là bạn. Khi Cụ tham gia hội nghị các đảng cộng sản ở Praha năm 1959, Cụ đã được bao quanh bởi một sự cảm phục khiên các chiến sĩ nước ngoài xúc động. Cụ Hồ. trước hết là một phong cách và một kiểu quan hệ với nhân dân. Lòi ăn tiếng nói mà Cụ đã dùng để nói chuyện vói thiếu nhi và chiến sĩ; với cán bộ và phụ lão, ngưòi ta dã trích dẫn đủ. Đây là một trong những chìa khóa để hiểu được nhân vật, văn chương kỳ diệu, rõ ràng. Ngưòi ta không thây giọng vàn nàv ở cả Giôdép Xtalin lẫn Uvnxtơn Sốcsin hoặc Sáclơ Đò Gôn. Còn Cụ Hồ thì có 193
  5. thể vươn tới giọng nói của lịch sử. Từ đó có bản chất khác thường của các môi quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Những môi quan hệ có thể tóm tắt trong hai chữ mà báo chí và bộ máy tuyên truyển của Việt Nam hằng gắn liền với cái tên ông Hồ: “Cụ" và “Bác”. “Bác Hồ” tại sao gọi thế? Ngưòi ta có thể đi tìm sự giải thích trong sự việc là, đối vối các bạn chiến đâu trẻ hơn Cụ chừng 20 tuổi thì xưng hô như vậy là thuận hơn cả. Gọi bằng “Ông” thì quá xa. Còn chữ “Anh” chỉ dùng cho những ngưòi bằng vai phải lứa. Chữ “đồng chí” là dùng với đảng viên. Nhưng cũng phải đặt chữ “Bác” vào trong tập tục xã hội Việt Nam xuất thân từ gôc gác Đạo Khổng của nó. “Bác” là tiếng để gọi ngưồi anh của cha, ngưòi trong gia đình có tư cách và uy tín cao hơn cha. Khái niệm về tuổi tác là khái niệm rất quan trọng trong xã hội Việt Nam cũ. Ngưòi già đã và vẫn là nhân vật then chỏt của một tổ chức xã hội lấy ruộng đất, làng mạc và gia đình làm cơ sở. Gia đình được sắp xếp thứ bậc xung quanh bàn thò tổ tiên. Đây là một di sản tinh thần cực kỳ sinh động mà cách mạng không hề đụng chạm tới. Việc trìu mến gọi bằng “Bác Hồ” là có tính chất gia đình, biểu thị lòng yêu quý, và càng biểu thị lòng kính trọng. Thứ bậc, họ hàng có thể không hoàn toàn còn hiệu lực như trước đây nhưng nó vẫn là sự tham chiếu điển hình. Trích từ sách: Ngưòi là Ho Chí Minh. (Tập hồi ký), Nxb. Hội nhà vàn, Hà Nội' 1995. 194
  6. THÁNG 7-1946 R aym ông ô b rắ c ... Bác Hồ sang Pháp với tư cách là khách mời của Chính phủ Pháp để chỉ đạo phái đoàn Việt Nam trong cuộc đàm phán khó khăn tại Phôngtennơblô, một cơ hội lịch sử mà tôi cho rằng người ta đã bỏ lỡ mất. Bác Hồ xuông sân bay Boócđô, đến ở Biarít (tây nam nước Pháp) một thời gian rồi về Pari. Trong một cuộc chiêu đãi do Việt kiều tổ chức chào mừng Bác tại khu vườn hồng Bagaten (cạnh rừng Bulônhơ, Pari), tôi được các bạn Việt Nam giới thiệu VỚI Bác. Bác nắm cánh tay tôi, và vừa đi vừa cảm ơn tôi, năm 1944 đã quan tâm đến đòi sông trong các trại người lao động Đông Dương bị đưa sang Pháp làm việc trong các binh công xưởng và bị tập trung tại Mácxây từ năm 1940. Lúc ấy, tôi được Tướng Đờ Gôn phái về làm "ủy viên Cộng hòa", khi mới giải phóng. Là một kỹ sư còn trẻ, tôi rất lúng túng khi nói chuyện với vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giữa hàng nghìn quan khách, dù cho là ở giữa các khóm hoa hồng. - Thưa Chủ tịch, ngài có thích Pari không? - Có chứ, ông bạn. Từ nhiều năm, tôi đã là người Pari. Sau một giây yên lặng, tôi lại mạnh dạn hỏi: - Thưa Chủ tịch, chỗ ăn ở của ngài đã được xếp đặt tốt rồi chứ‘ĩ’ * T rí thức Pháp, n g u y ên «là chiến sĩ chông p h á t xít, bạn th â n của Bác Hồ ở Pháp. 19Õ
  7. - Chính phủ của ông đ ã cho tôi một cán hộ lộng lẫy trong một lâu đài gần quáng trường Ngôi sao. 1 oi khôn^ thích thú cho lắm. Tôi cần một mảnh vưòn, mà ở đây lại k h ô n g có v ư ò n . - Thưa Chủ tịch, nhà lôi có một khu vưòn rộng, tiôc thay, ngài lại không có điểu kiện sử dụng... - ỏng bạn ơi, tôi sẽ rấi sung sướng đên thám khu vưòn của bạn. Thế này nhé. thứ ba sau tôi đến uống trà VỚI ông, có tiện không? ... Tôi hôm đó. khi từ Pari trở vể. tôi báo cho vỢ tôi, Luyxi, lúc sắp đến ngày sinh nở rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh thứ ba sau khoảng 5 giò chiều, sẽ đến thăm vưòn nhà. Vợ tôi ngàv ây đang dạv ở trưòng trung học thị xà Ảnggiông và là báo cáo viên tại ủ y ban lịch sử Chiên tranh thế giới thứ hai. Vợ tôi nói; "ĐưỢc thôi tôi sẽ đi kiếm ít trà". Nói cho đúng ra, xưa nay chúng tôi chưa bao giờ có thói quen dùng trà, đây cũng là một ihay đổi trong sinh hoạt của chúng tôi. ... Thế là, Chủ t ịc h cùng với một sô' người giúp việc, có đoàn xe inôtô đi hộ tông, đã đến tòa nhà cổ của chúng tôi tại Xoadixu Môngmôrăngxi. Chủ tịch rất thích khu vườn cỏ hàng cáy cao bao quanh, nhưng có lẽ không ưa chuộng cho lắm món trà của chúng tôi... Điều mà Chủ tịch thích thú hơn cả, theo tôi nghĩ, là được gặp và tiếp chuyện bà mẹ vỢ tôi, một nông dân vùng Buốcgônhơ (đông nưốc Pháp) lên ở với chúng lôi vài luần. vì nhà Lôi sắp dên ngàv sinh nỏ. - Nhà ông rộng nhỉ. còn có ai ở nữa không? Chúng tôi đi thăm nhà đưỢc chứ? Gia đình chúng tôi ở bôn phòng tầng thứ nhất, dưới 196
  8. nhà (tầng trệt) là nhà bếp. phòng án và phòng khách. Tầng thứ hai lúc ây vẫn còn bỏ trỏng. Còn trên tầng thứ ba tôi đặt một bàn làm việc nhó. Từng đàn bồ câu trắng ]ượn quanh mái nhà... ... Ba ngày sau. Chủ tịch đến ỏ tầng thứ hai cùng với ba ngưòi bạn của Người. Chúng tôi VỘI vả đi mượn thêm một sô^ bàn ghế, thảm và cả bát dĩa. chén tách vì lúc đó chiến tranh vừa kết thúc, mọi cái đểu thiếu thôn. Theo yêu cầu của tôi. tổng g]ám đôc công an (vôn là ngưòi kháng chiến, quen biết tôi) chỉ bô^ trí hệ thông an ninh phía ngoài tòa nhà. Còn ở bên trong một sô"*đồng đội kháng chiến của tôi, được trang bị tiểu liên Sten, bảo đảm việc canh gác, bảo vệ. ... Những tuần sông chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh thật đáng ghi nhớ. Khi đó tôi phụ trách đôi ngoại trong Bộ Tái thiết cho nên bận suôt ngày. Vợ tôi, Luyxi, được nghỉ để chuẩn bị sinh cháu, hàng ngày có nhiều thời gian tiếp xúc với Chủ tịch... Mãi đên tôi, tỏi mới có dịp gặp lại mọi ngưòi. Từ sáng sớm đã có báo đem đến cho Chủ tịch, hàng chồng báo đủ mọi nưốc, mọi thứ tiêng Anh, Pháp, Đức, Nga. Chủ tịch ngồi đọc báo ngav trên sân cỏ. Đọc như thế chừng một, hai giò, tay luôn luôn cầm một câv bút chì đỏ để gạch dưối những đoạn quan trọng. Thật là một mùa hè đẹp... Chủ tịch nói chuyện VỚI bà mẹ của Luyxi cũng thoải mái như với các bộ trưởng, nhà báo. các nguyên thủ quốc g-ia hay bè bạn của Ngưòi, Aì nấv đểu cảm thây dễ chịu, tự nhiên ngay từ phút đầu. Trong khi trò chuyện vối mẹ vỢ 197
  9. tôi. Chủ tịch hỏi nhiều về điều kiện canh tác và sinh hoạt của những ngưòi nông dân trồng nho vùng Macông (gần Lyông) và so sánh với điều kiện sinh sông của nông dân Việt Nam... Chủ tịch nói: "ở nông thôn Việt Nam, vì còn nghèo khó, phần đông trẻ em "hữu sinh vô dưỡng"". Chủ tịch cũng thưòng hỏi và kể chuyện về điều kiện sinh hoạt trong các chiến khu, Cụ nói: "ở căn cứ du kích đôt lửa ngồi sưởi, thì nóng trước mặt, lạnh sau lưng"... Cho đến khi qua đòi, cách đây chừng vài năm, bà mẹ vỢ tôi vẫn thưòng nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng kính mến và thân thiết. Ngoài giò làm việc, Chủ tịch thường dắt cháu Giăng Pie, con trai đầu lòng của chúng tôi, lúc đó bảy tuổi đi dạo chơi trong làng, hai ông cháu trò chuyện với nhau "tâm đắc" lắm (Giăng Pie nay là kỹ sư làm việc tại châu Phi). Có khi hai ông cháu nằm ngủ trưa ngay trong vưòn cỏ. Khi dạo chơi, Chủ tịch thưòng ngày tiếp xúc vối một ông lão làm vưòn, chuyên trồng hoa trong làng. Theo ông lão, Chủ tịch rất thích hoa thược dược đỏ và vàng vì đó là "màu cò của nước tôi"... Từ đó, hàng ngày, trong phòng tiếp khách của Chủ tịch luôn luôn có những bông hoa thưỢc dược vàng và đỏ. Cho đến năm 1958, khi chúng tôi đã từ giã Xoadixu Môngmôrăngxi, ông lão làm vưồn vẫn còn hỏi thảm tin tức vị Chủ tịch Việt Nam... ... Hằng ngày rất nhiều khách đến Xoadi... Thưòng là buổi chiều, ông Phạm Văn Đồng và các đại biểu tại Hội nghị Phôngtennơblô đến gặp và ăn cơm với Chủ tịch, lúc đó xe cộ còn ít cho nên việc giao thông đi lại vùng Pari dễ dàng hơn bây giò... Đôi khi Chủ tịch mòi ăn tối, nhiều nhà chính trị Pháp thuộc phe đa sô" hay đối lập. Chủ tịch quan 198
  10. hệ mậl thiết với bà Ảngđrê Viôlít (tác giả cuôn "Đông Dương cấp cứu"). Lúc đó, ngân sách gia đình chúng tôi cũng eo hẹp. lôi sinh hoạt đã vượt xa khả năng của mình. Chủ tịch. vô"n là người ai cũng có thể bày tỏ mọi điều, chỉ thoáng qua đã hiểu tất cả... Chủ tịch liền vời một đồng chí già, cụ Nguyễn Viết Ty, nay đã 96 tuổi, cựu Chủ tịch Hội phụ lão Việl kiều, một người nấu ăn tuyệt vòi, đến chiếm lĩnh nhà bếp. và nhất quyết không để cho bà mẹ vỢ và vđ tôi được bén mảng tối! Bỗng dưng ngay trong nhà mình, chúng tôi trở thành những quý khách đưỢc mời thưởng thức cái trình độ cao của nghệ thuật nấu ăn Việt Nam. Chúng tôi vẫn còn nhớ món bồ câu hầm của cụ Ty... Ngàv 15-8-1946, Luyxi sinh hạ một cháu gái tại nhà hộ sinh đường Po Roayan (quận 5, Pari). Chủ tịch với đoàn xe môtô hộ tông, đã đến thăm vỢ tôi. 20 năm sau các y sĩ và các nữ y tá già vẫn còn nhớ tới sự kiện Chủ tịch nước Việt Nam đã phân phát quà cho mọi nhân viên tại nhà hộ sinh. Lúc ấy Chủ tịch đã nhận đỡ đầu cho cháu Êlidabét, tức Babét, Hằng năm, trong chiến tranh chông thực dân Pháp và cả chiến tranh chống Mỹ, Chủ tịch vẫn tìm cách gửi đến cháu Babét một tín hiệu nào đó vào khoảng 15 tháng 8, thường là thông qua các nhà báo hoặc bạn bè nước ngoài có dịp đến Việt Nam: khi thì một bức ảnh của Chủ tịch, khi thì những quả cầu nhỏ hoặc một con trâu bằng ngà, một đồng tiền vàng có mang hình của Người. Lần cuô’i cùng tôi đưỢc gặp Chủ tịch là vào tháng 7-1967, trong căn nhà sàn bên hồ cá mà mọi người Việt Nam đểu biết. Chủ tịch ôm hôn tôi và trao cho tôi một mảnh lụa màu mỡ gà 199
  11. để may áo cưới cho Babét, BabéL nay đã có chồng, ba con, và vẫn gìn giữ như một báu vậl. mảnh lụa của Bác Hồ. Ngày 31-7-1946. Chủ tịch dự sinh nhật của tôi. Hôm đó Chủ tịch tặng tôi một bức họa. thể hiện tình thương của ngưòi mẹ Việt Nam. Đó là bức họa đẹp nhâ"t của gia đình tôi. Hội nghị Phôngtennơblô không tiến triển, Chủ tịch xuông tàu biển về nước, tôi có nhận được một bức thư của Chủ tịch khi ghé qua cảng Xaít (Ai Cập). ... Nhìn lại sáu tuần chung sông VỚ T Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảm tưởng nổi bật của vỢ chồng chúng tôi là về một con ngưòi hết sức giản dị, sông V Ố I chúng tôi như người nhà, dễ dàng tiếp cận vối mọi ngưòi. Chúng tôi không bao giờ thây Chủ tịch "ra lệnh" cho ai cả. Chủ tịch rất quan tâm đến những ngưòi chung quanh. Bắc Kinh, tháng 7-1955. Tôi đên khách sạn Bắc Kinh, trên quảng trưòng Thiên An Môn. sắp có những cuộc hội đàm không chính thức để nỐì lại quan hệ giữa Pháp và Trung Quôc về mặt thương mại. Trên trang nhất tò báo hằng ngày bằng tiếng Anh dành cho người nưâc ngoài, có dòng tít lớn: Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở Bắc Kinh. Từ căn phòng khách sạn, tôi gọi dây nói đến Đại sứ quán Việt Nam và đọc bức điện ngắn gửi Chủ tịch: "Raymông Ôbrắc qua Bắc Kinh, xin kính gửi Chủ tịch những lòi chào thân ái". Nửa gib trôi qua. Chuông điện thoại reo. Chủ tịch dẫn đầu một đoàn đại biểu ngày mai sẽ ròi Bắc Kinh đi Mátxcơva. Chủ tịch vui mừng mòi tôi đến dùng trà vào 6 giò sáng hôm sau. Sẽ có xe dến đón. 200
  12. Xe hơi đưa tôi tới một biệt thự có vườn rộng bao quanh, ỏ gần ngoại ô, kiên trúc theo kiểu Trung Hoa, mái cong, nhưng đồ đạc bàn ghế trong nhà thì rõ ràng theo kiểu "Đế chê thứ H" của Pháp. Đây là nhà riêng của Đại sứ Pháp trước kia, nay biến thành nhà khách của Chính phủ Trung Quốc. Chủ tịch ôm hôn tôi, trông thì ngày ây Cụ không thay dổi mây. Nhưng dẫu sao không còn là con người đôi khi bận tâm căng thẳng của nám 1946. Ngưòi ta nhận thấy một trạng thái tinh thần trọn vẹn hơn, nụ cưòi vẫn luôn ở trên môi. Chủ tịch hỏi thăm tin tức gia đình tôi. nhất là các cháu mà Chủ tịch vẫn còn nhố từng tên nêng. về Babét... Chủ tịch hỏi; "Ong sang Bắc Kinh làm gì vậy?". Tôi thưa chu 3^ện để Chủ tịch rõ. Chủ tịch lại hỏi; "À ra ông cũng hiểu biết về thương mại quôc tế ư?". * Một chút thôi, thưa Chủ tịch, nhưng Chủ tịch cần gì vậy? - Đáng tiếc lúc này ông không ở Hà Nội. Chúng tôi đang tìm cách ký kết một hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Pháp. Phái đoàn Pháp thì đầy rẫy những thanh tra tài chính quá láu lỉnh. Còn các bộ trưởng của chúng tôi thì mới ỏ chiến khu về. chưa hiểu gì nhiều về công việc làm àn, cho nên rất dè dặt. Từ nhiều tuần nay, đàm phán tắc nghẽn, ôn g có thể giúp chúng tôi đưỢc không? Tôi Ún ỏ ông. - Thưa Chủ tịch, tôi rất mong có thể giúp ích đưỢc. - Thê này nhé, nếu ông có thể hoãn cuộc họp ở Bắc Kinh chừng hai tuần, thì tôi đề nghị ông đi Hà Nội gặp các 201
  13. bộ trưởng của tôi và các đồng bào của ông để thu xếp việc này cho xong. Tôi sẽ không có mặt ở Hà Nội, nhưng tôi sẽ báo cho ông Phạm Văn Đồng. - Thôi đưỢc rồi, tôi sẽ để thư lại cho Luyxi, vỢ tôi sẽ sang đây với tôi sau khi cho học sinh thi xong tú tài. Nhưng,-thưa Chủ tịch, tôi đi Hà Nội bằng cách nào đây? - Hàng tuần đểu có máy bay Trung Quốc, nhưng khi tròi nhiều mây thì nó không bay. Nhanh nh ất vẫn là đi bằng xe lửa đến biên giới. Sau đó, đường sắt bị gián đoạn sẽ có ôtô đến đón. Đi như thế, mất nám ngày năm đêm, nhưng ông sẽ có dịp thấy phong cảnh đất nước. Ngày mai sẽ có người đem vé xe lửa đến khách sạn cho ông. Cảm ơn và chúc ông may mắn. Nhò ông hôn Luyxi và các cháu hộ tôi. Tôi đã đến Hà Nội. Một giải pháp rất đơn giản - đã đưa tổỉ một Hiệp định giữa Việt Nam và Pháp Hà Nội, tháng 7-1967 Tôi đang ỏ Rôma, tại văn phòng của Tổ chức Nông - Lưdng Liên hỢp quốc (FAO) thì có dây nói gọi về Pari gấp. Hội đồng thường trực của Tổ chức các nhà bác học thế giới mang tên Fugwash (nơi họp đầu tiên của các bác học nổi tiếng không phân biệt chế độ chính trị nhằm tìm biện pháp ngăn chặn chiến tranh lan rộng) đang họp ở Pari từ đầu tháng 6-1967, khi bùng nổ cuộc chiến tranh ở Cận Đông. Ngày 29-6-1967, tôi đứng trước những nhân vật quan trọng như: Miliônsicôp, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học 202
  14. Liên Xô và một nhà vật lý Liên Xô, một chuyên gia vật lý hạt nhân Hoa Kỳ và một giáo sư Đại học Havớt mang tên Henri Kítxinhgiơ. một nhà sinh vật học Anh, và ông Phrăngxi Peranh. Cao ủy Pháp về năng lượng nguyên tử. Những nhân vật này có trách nhiệm nặng nề về mặt khoa học và cả đạo lý. rất mong muôn truyển đạt một thông điệp tới Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai, ba năm qua, mỗi lần Hội đồng Fugwash họp đều thảo luận vấn đề "Việt Nam", cuộc chiến đâu đang làm rung chuyển th ế giâi... Ngưòi ta quyết định tìm một ngưòi Pháp và sau khi xin ý kiến Tướng Đò Gôn, họ đề nghị tôi làm người truyền đạt bức thông điệp đó. Tôi không làm sao từ chôi việc đó được. Sau khi giải quyết các thủ tục cần thiết, tôi cùng với ông bạn đồng hành Hécbe Máccôvích, giáo sư về sinh vật học phân tử và là Giám đôc Viện Paxtơ, Pari lên đưòng sang Việt Nam qua ngả Phnôm Pênh... Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Phnôm Pênh lúc ấy sau khi tỏ ra do dự (và điều này cũng rất dễ hiểu) đã quyết định, vào khoảng nửa đêm, gửi một bức điện tối Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề nghị cấp thị thực nhập cảnh cho hai du khách xin đi Hà Nội (đang bị dội bom) mà không nói một lòi nào về mục đích của chuyên đi... Khoảng ba giò sáng, chúng tôi được trả lòi là Hà Nội đồng ý câ"p thị thực. Tám giò sáng, chúng tôi lên máy bay của ủ y ban quôc tế, qua Viêng Chăn, đi Hà Nội. Chiếc Boeing cổ lỗ từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai của Úy ban quốc tế "đình chiến", hạ cánh xuông Hà Nội. Hécbe Máccôvích và tôi là những hành khách duy nhâ"t 203
  15. trôn máy bay. Tròi tốĩ đen như mực. Chắc là đang có báo động. Xuông thang máy bay. lóe ánh chớp một máy ảnh... Ngưòi ta đưa chúng tôi vào một khoang'nhà đẻ máy bay, mời uông trà. Một giò sau, một chiếc xe quân sự. trong đêm đen thấp thoáng bóng những chiếc xe đạp. đưa chúng lôi vể thành phô" Xe qua cầu mất hơn một giò đồng hồ. Xa xa có tiếng bom nể. Đó là chuyên đi kỳ lạ nhất đòi tôi... Sáng hôm sau, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Bộ trưởng Y tế (về sau đã qua đòi tại mặt trận miền Nam), đến gặp chúng tôi tại khách sạn. Ong ta có biêt về các công trình của Máccôvích, ông đưa chúng tôi đi thăm các bệnh viện ỏ Hà Nội. Đó là một cảnh tượng mà tôi sẽ không bao giò quên được, cảnh tưỢng các trẻ em bị bom bi do B.52 thả xuông gây thương tích một cách rùng rỢn... Sang ngày thứ hai, một thanh niên đến tìm tôi. Xe dừng lại trước cổng một khu vưòn lón. Tôi cảm thấy lúng túng khi mang theo mình một chiếc hộp vuông chứa đựng một quả trứng đẽo từ một thứ đá quý, quà của Babét gửi tặng người Cha đõ đầu của mình. Dưới bóng cây thấp thoáng những ngưòi lính, họ nhìn tôi và liếc nhìn chiếc hộp... Chủ tịch ngồi trong một chiếc ghê bành bằng mây. Ong Phạm Văn Đồng đang nói chuyện VỚI Chủ tịch. Chủ tịch đứng dậy, ôm hôn tôi, và vẫn còn nhớ tên các cháu. Cụ nói đùa: "Ong bạn ơi, tại sao giữa đêm khuya lại gọi tôi dậy mà xin thị thực? Ai lại đối xử như vậy một ông lão đang bận trăm thứ việc...", Đúng là Chủ tịch đã già đi, khuôn mặt hơi bì ra, dáng đi nặng. Nhưng cặp mắt thì không hề thay đổi. Nụ cưòi vẫn còn đổ. 204
  16. Tôi thưa: - Tôi không rõ có nên quấy rầy Chủ tịch hay không? Ch] có Chủ tịch ]à người duy nhất xét việc nàv có cần thiêt hay không. Và tỗi nói vể cuộc họp ở Pari, thế nào là Fugwash và bức thông điệp là gì. Chú lịch nói: - Thôi đưỢc, các vỊ đến đây cũng là tôt. Tôi sẽ nói cho các vị biết lập trường của chúng tôi. Chủ tịch nói về lịch sử hào hùng của Việt Nam, về nước Việt Nam ở châu A. Việt Nam trên thế giới, giải thích vì sao Việt Nam chiến đâ^u. quyết tâm và hy sinh của nhân dân, thắng lợi là chắc chắn, và vêu cầu tuyệt đốì phải ngừng vô điều kiện những vụ ném bom trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi n g h e t r ì n h b à y t ô i c ó c ả m g i á c l à Chủ t ị c h v ừ a n ó i r a m ộ t đ i ể u g ì m ớ i m ẻ v à q u a n t r ọ n g . Tôi x i n p h é p đ ư Ợ c n g ắ t lờ i; - Xin lỗi Chủ tịch, với những dấu hiệu mà Chủ tịch vừa cung cap, liệu tôi có thể làm đưỢc gì chăng? - Thế ông tính làm gì đây? - Tôi cảm thấy cần phải thông báo cho Tổng thống Lynđơn Giônxơn. - Nêu ông có thể l à m được, thì tôi cũng không phản đối. Chủ tịch quay sang phía ông Phạm Văn Đồng: "Ngày mai, chú tiếp Ôbrắc và bạn ông ta. Giải thích tình hình rho họ vA giải đáp các câu hỏi ('ủa ho*'. ... Chủ tịch chậm rãi bước vào nhà và đem ra một gói nhỏ: - Ông dem cái này ve cho Babét dể may áo cưói. 205
  17. Chủ tịch nắm cánh tay tôi, như cách đây trên 20 năm trong vưòn hồng ở Bagaten. Cụ dẫn tôi ra bờ hồ. Những con cá quen thuộc kéo đến như những cánh hoa. "Bác Hồ hôn tôi. Từ đấv tôi không còn gặp lại Bác nữa". Bài đáng trên hko Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 4-9-1969. M Ộ T G I Ờ VỚI Đ Ồ N G C H Í H ổ C H Í M IN H Sáclơ Phuốcniô* Ngày 15 tháng 7 nám nay hồi 7 giò sáng, tại một trong những ngôi nhà xinh xắn, xây dựng chung quanh dinh Chủ tịch, tôi ngồi đợi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới. Ngưòi đã nhận lòi cho tôi phỏng vấn. Ngưòi đến trong bộ quần áo nâu - bao giò người ta cũng thây Ngưòi mặc thứ quần áo này, như tất cả mọi nông dân Việt Nam và đầu đội mũ vải, tay chông gậy nhỏ. Giọng nói của Ngưòi yếu hơn những lần trước tôi được gặp hồi 1964-1965, nhưng con mắt vẫn tinh nhanh như xưa, vừa hóm hỉnh, sâu sắc, vừa hiển từ. Thấy tôi, Ngưòi nói đùa ngay một câu về mái tóc ngày càng bạc trắng của tôi. Giọng nói của Ngưòi rất tự chủ. lúc nào cũng đi thẳng vào vấn để, không một chút nglii Lhức. Chúng lôi cùng ngồi xuông bên cạnh nhau trước một cái bàn bày bánh * Nhà sử học, nhà báo, Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt. 206
  18. ngọt và cà phê mà tôi không lúc nào thây Ngưòi đụng tới. Chúng tôi bắt đầu vào công việc. Cũng vẫn là con người tôi đã được biết cách đây mây nảm, con ngưòi mà sự có mặt phi thường như choán hết cả gian phòng, có thể nói làm xóa nhòa sự có mặt của những người khác, nhưng sự săn sóc, thái độ ân cần hết sức lịch thiệp và hòa nhã của Ngưòi đôi với khách làm cho ngưòi ta trong những phút đầu thấy đôi chút lúng túng, nhưng sau đó lại tạo ra một bầu không khí thân mật thoải mái ngay. Nét mặt Hồ Chủ tịch trông có vẻ rât trẻ nếu không có đôi mắt sáng ngòi và chòm râu dài. ở Ngưòi, hình hài hình như thu lại đến mức nhỏ nhât chỉ còn toát ra ý chí và trí tuệ, tuy đã thoát ra ngoài thể xác nhưng vẫn hoàn toàn hiện thực. Lúc bây giò tôi không thể không nghĩ, "Bác Hồ sẽ từ giã cõi đời này khi sự thoát xác kia trở nên hoàn toàn"... và tôi nghĩ rằng Ngưòi đã qua đòi theo cách như vậv. Nhưng hỡi ơi, cách đây một tháng rưỡi, không gì có thể làm cho ngưòi ta ngò rằng việc ấy lại xảy ra sớm như thế. Giò phút tôi đ ư Ợ c gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm ấy là một trong những giò phút đáng ghi nhớ trong đòi kinh nghiệm của một ngưòi. Ngưòi không để lộ với tôi những bí mật nhà nước - chúng tôi nói chuyện về Lênin: không tìm cách dạy tôi một bài học vể đạo đức hay chính trị, Ngưòi kể lại những chuyện cũ năm xưa - nhưng càng nghe tôi càng thấy Người vừa nói vể một vâVi đê lổn của Nhà nưốc, vừa dạy cho tỏi một bài học luán ]ý và chính trị. Có hai điểm làm tôi chú ý đặc biệt. Trong đề cương đưa Ngưòi, đồng chí Hồ Chí Minh dà gạch tâ^t cả những công thức tiêu cực để thay bằng những công thức tích cực 207
  19. cùng nghĩa: Ngưòi không viết: "Không có chủ nghía xả hội thì các dân tộc không thể đi đến giải phóng hoàn toàn” nià viết: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đảm bảo cho các dân tộc đưỢc giải phóng hoàn toàn"... Đây không phải là một thói quen trong cách sử dụng ngôn ngữ mà đây chính là một nếp suy nghĩ của Ngưòi. Nếp suy nghĩ ây thể hiện ra như vậy, làm cho ngưòi ta thây rằng trong tất cả mọi tình huông dù là đen tôi nhất, Ngưòi đã phân biệt rõ cái gi là tích cực, cái gì hưống về cuộc sống và tương lai. Lại một lúc khác, khi nhắc đến những kỷ niệm củ của Ngưòi ở Đại hội Tua, câu chuyện có đề cập một nghị sĩ thuộc Đảng Xã hội tại Đại hội đã ngắt lòi Ngưòi một cách không nhã nhặn lắm và về sau nghị sĩ ấy không bao giò còn là bạn chính trị của Chủ tịch nữa. Bác Hồ nói: Chúng ta chảng nên nhắc đến tên người ta làm gì. Hồi tôi mới bước vào cuộc đòi đấu tranh, ông ấy đã có dịp giúp đỡ tôi khi tôi còn ở trong Đảng Xã hội bởi vì chưa có sự phân liệt ở Tua. Chuyện xảy ra cách đây đã 50 năm rồi, thế mà vỊ đứng đầu Nhà nước này tế nhị tới mức giữ bí mật tên tuổi một ngưòi khác chính kiến với mình có thái độ không lịch sự. Khi nghe nói đến những dự kiến tổ chức mừng thọ Người 80 tuổi (vào ngày 19 tháng 5 sang nám), Hồ Chủ tịch tỏ ý không tán thành tất cả mọi biểu hiện chú ý đặc biệt đến Ngưòi và nói rõ là không đưỢc bày vẽ gì nhân dịp này chừng nào còn cần thêm tiền để làm nhà giữ trẻ, trương học, bệnh viện hay phòng đọc sách, Ngưòi nói mấy câu rất nhanh bằng tiếng Việt với các cán bộ giúp việc Ngưòi, rồi theo phép lịch sự quay lại phía tôi tóm tắl bằng tiêng Pháp một cách hết sức thoải mái, dễ dàng những lòi 208
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2