intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về giáo dục nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực quan trọng của nền giáo dục cách mạng. Trong phạm vi của báo cáo này tác giả đề cập tới một số nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; hình thành, xây dựng đội ngũ giáo viên cho nền giáo dục cách mạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học: "CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM". pp. 62-67 TÌM HIỂU VỀ: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI GIÁO DỤC TS. Vũ Văn Dụ Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về giáo dục nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực quan trọng của nền giáo dục cách mạng. Trong phạm vi của báo cáo này chúng tôi xin được đề cập tới một số nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: 1. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Muốn cho nhân dân “ai cũng được học hành” là mong muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã từng nói “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Sự ham muốn tột độ của Người, đồng thời là tư tưởng chỉ đạo mọi hoạt động cách mạng của Đảng, trong đó giáo dục đóng một vai trò then chốt. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tại khóa họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng, Bác đã nêu lên 3 nhiệm vụ: “Diệt giặc dốt, diệt giặc đói” và “diệt giặc ngoại xâm”. Ba nhiệm vụ ấy liên đới mật thiết với nhau. Người ra “lời kêu gọi đồng bào chống nạn thất học, nâng cao dân trí, là một trong những việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này”. Bác ra sắc lệnh, lập nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của nhân dân. Mọi người Việt Nam đều phải học, đặc biệt là phụ nữ lại càng phải học, cố gắng kịp nam giới, vì đã lâu chị em bị kìm hãm. Nhân khai giảng năm học đầu tiên của chế độ mới, Bác viết thư gửi các cháu học sinh cả nước, căn dặn “...non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Đại hội “Đoàn kết đánh Pháp” của các dân tộc thiểu số. “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Jarai 62
  2. Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục hay Êđê, Xê đăng hay Bana... đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” Điều mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nâng cao dân trí cho người dân tộc. Chính trường sư phạm miền núi TW (1953 - 1961) là một trong những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vào niềm hy vọng đào tạo thế hệ trẻ tương lai của dân tộc. Tính đến những năm 80 của thế kỷ trước, đội ngũ cán bộ của các dân tộc thiểu số trong cả nước có trình độ KHKT từ trung cấp, cao đẳng, đại học tới hơn 10.000 người; trong đó có một bộ phận là Phó Tiến sĩ, (nay là Tiến sĩ), sau đại học và tới nay con số đó chắc chắn cao hơn nhiều; đặc biệt tại các vùng miền núi dân tộc nước ta đã hình thành một mạng lưới trường lớp và đều có các trường đại học, cao đẳng... Kết thúc 9 năm kháng chiến, bước vào thời kỳ xây dựng XHCN; vai trò to lớn của giáo dục đối với sự nghiệp cách mạng được Người khẳng định như một sứ mạng lịch sử, đồng thời là nhiệm vụ cấp bách trong công cuộc xây dựng XHCN: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”. Tư tưởng chiến lược giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu sau khi đành đuổi thực dân Pháp. Người coi “giặc dốt” là loại giặc nguy hiểm thứ hai sau giặc ngoại xâm, và trong đường lối cách mạng Người vạch ra phải tiêu diệt “giặc dốt”. Chính Người là chiến sĩ ưu tú trên mặt trận này từ chủ trương đường lối đến hành động. Hơn ai hết chiến sĩ tiêu diệt “giặc dốt” số 1 là Người. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc. Chúng ta phải tiến hành những nhiệm vụ đó trong những điều kiện đặc biệt của nước ta, nghĩa là trên cơ sở của một xã hội vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu và hoàn cảnh đang bị chia cắt làm hai miền. Với tầm nhìn biện chứng Người đã vạch ra cho chúng ta (giáo dục) một hướng đi đúng. Giáo dục phải đào tạo mẫu người cho cách mạng, nhưng phải phù hợp với từng giai đoạn, không thoát ly với thực tế, nhất là cuộc cách mạng XHCN đòi hỏi con người đó vừa là sản phẩm của xã hội vừa là chủ thể có ý thức của xã hội. “Con người mới không thể hình thành một cách tự phát, mà phải trải qua quá trình xây dựng một cách tích cực và chủ động”. Hơn nữa hoàn cảnh nước ta đòi hỏi và cho phép xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới mà không phải chờ tới khi đã có sự phát triển cao của nền sản xuất lớn XHCN. Tư tưởng chỉ đạo của Người đã trở thành đường lối của Đảng trong việc xây dựng nền giáo dục và nhà trường XHCN. Chủ tịch Hồ chí Minh có tầm nhìn chiến lược với con người. Tại buổi nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội (21-10-1964), Người nhắc nhở:... “phải đào tạo cán bộ cho miền Nam, để đến ngày thống nhất nước nhà, các cháu ấy sẽ góp phần xây dựng miền Nam thân yêu”. Lời dạy và khát vọng của Người đã thành hiện thực. Tuyệt đại đa số học sinh miền Nam được đào tạo ở miền Bắc, nay đã trở 63
  3. Vũ Văn Dụ thành một lực lượng cán bộ cốt cán của Đảng và chính quyền các cấp. Nhiều cựu học sinh miền Nam đã là tướng lĩnh trong quân đội, cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của khoa học kỹ thuật “trên nền tảng lãnh đạo chính trị và giáo dục tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa... và trong một thời gian không xa đạt đỉnh cao của khoa học kỹ thuật (Thư gửi thày, cô giáo, học sinh năm học 1968-1969). Theo lời chỉ giáo của Bác Hồ, sau nửa thế kỷ (1945 - 1995) đã xây dựng nền giáo dục cách mạng với một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh với hàng chục triệu học sinh các cấp, hàng vạn trường phổ thông, hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung cấp và chuyên nghiệp và các ngành học khác với hàng nghìn cán bội có trình độ đại học và sau đại học. Nếu đối chiếu với với tình hình giáo dục trước cách mạnh tháng Tám thì sự nghiệp giáo dục đã phát triển nhanh chóng và to lớn biết chừng nào dưới chính quyền cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. 2. Hình thành, xây dựng đội ngũ giáo viên cho nền giáo dục cách mạng Cách mạng tháng Tám vừa mới thành công, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 146/SL (1946) thành lập ngành sư phạm để ĐÀO TẠO những nam nữ thanh niên thành giáo viên cho 3 cấp học: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp; và trở thành một hệ thống ĐÀO TẠO lớn cung cấp giáo viên cho các ngành học, bậc học từ Nhà trẻ đến Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học và cả cho các trường đại học sau này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao sứ mệnh vinh quang của người thày giáo. Người nói có gì vinh quang hơn đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Người thày giáo tốt, người thày giáo xứng đáng là thày giáo - là người vẻ vang nhất (Bài nói tại ĐHSP,10-1964). Mặt khác Người còn dặn dò: “Thày giáo phải thật thật thà yêu nghề của mình”. Ở một khía cạnh khác, Người lại nêu: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, bởi vì, không có thày giáo thì không có giáo dục”. Người đã nói (1964): “Dạy cũng như học phải chú trọng cả đức lẫn tài để đào tạo thế hệ trẻ thành những người kế thừa xây dựng XHCN vừa hồng, vừa chuyên”. “Đức là đức cách mạng. Đó là cái gốc, quan trọng. Nếu không có đức cách mạng thì cũng vô dụng”. Trong thư gửi thầy giáo và HS trường dự bị đại học ở Thanh Hóa (4 - 1952) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đi, nhắc lại yêu cầu của Người là thầy giáo và học sinh phải xây dựng “Mục đích cao quý”, “Thật thà phục vụ nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến xây dựng mục đích học tập: “học để làm 64
  4. Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục gì? học để phục vụ ai? Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là chủ tương lai của nước nhà. Học bây giờ để: yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu CNXH”. Học tập theo gương Bác Hồ, với nhà giáo không có gì thiết thực hơn bằng nghiên cứu, quán triệt lại những tư tưởng, quan điểm về giáo dục của Người, đó là: 2.1 Trước hết để dạy tốt, học tốt, thầy giáo, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về đạo đức, về chuyên môn... và luôn luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, những thiệt hại vật chất do chiến tranh gây ra là đáng xót xa; nhưng không đáng sợ. Song, điều khiến Người băn khoăn hơn cả là những tổn thất gây ra cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống Mỹ lúc bấy giờ, Người đã thống thiết kêu gọi: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Bởi vì, Người hiểu rõ rằng đây là nhân tố quyết định để xây dựng tương lai đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sau ngày chiến tranh toàn thắng. 2.2 Một nền giáo dục tiên tiến là sự kết hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bản thân nhà trường và mỗi thành viên của nó dù có tốt đến đâu chăng nữa, nhưng cả một môi trường rộng lớn là xã hội và gia đình - không chuyển động theo cùng một hướng thì cũng là sự cố gắng uổng công - học sinh - lớp người mới của chế độ XHCH Việt Nam chỉ có thể có được bằng sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: nhà trường - gia đình và xã hội. Một lần nữa cần phải khẳng định lại tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu.. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em, và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục cho các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau “ 2.3 Bài học lớn nhất mà Đại hội Đảng CSViệt Nam lần thứ VI đúc kết là: mọi đường lối của cách mạng phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng. Tại đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc (1956), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở các thầy giáo, cô giáo rằng: “các thày cô giáo phải tìm cách dạy... dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của nhà nước...”, “Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tế”, “gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân”. Lớp người Việt Nam mới chỉ hình thành được trên cơ sở một nhà trường, một chế độ giáo dục biết lấy đời sống thực tiễn làm cơ sở dạy và học. Cũng cần phải nhắc lại nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi cho các thày giáo, cô giáo, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng (31 - 10 - 1955): “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học và thực tiễn...”. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực...” và “Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công...” 65
  5. Vũ Văn Dụ Mỗi cấp học phải có những phương thức giáo dục khác nhau; đặc biệt chú ý phương thức giáo dục với học sinh ở lứa tuổi thiếu nhi. “... Cách dạy trẻ cần phải dạy cho chúng biết: yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ gìn kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hóa”. “Đồng thời phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng ” - Thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi, tháng 11- 1949. 3. Đặt nền móng xây dựng nền giáo dục dân chủ vì dân trong nhà trường Tư tưởng về một nền giáo dục dân chủ, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã ấp ủ từ những năm đầu của thế kỷ trước (1919) khi còn hoạt động cách mạng ở Paris qua cuộc trao đổi với nhà ái quốc Phan Chu Trinh về chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương. Do vậy, ngay sau khi nước nhà độc lập; đặc biệt, sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, việc xây dựng nền giáo dục dân chủ, dân chủ trong nhà trường là vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm. Để tổ chức quản lý nền giáo dục quốc dân một cách có hiệu quả, Người đã có những chỉ dẫn rất quý báu về một qúa trình quản lý dân chủ nền giáo dục. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” (1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở nước ta viết về khoa học quản lý. Khi lý giải về “Cách lãnh đạo”, Người đã đề cập đến hệ thống chức năng quản lý một cách tổng quát và xúc tích nhất với 3 chức năng cơ bản: Quyết định - Tổ chức thực hiện quyết định - Kiểm tra. Nhưng rất độc đáo, khi viết về mỗi chức năng quản lý Người đều nói về vai trò của dân chúng và khẳng định khả năng và sức mạnh to lớn của dân chúng trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động quản lý. Người viết: “Lãnh đạo đúng nghĩa là: i - Phải quyết định một vấn đề một cách cho đúng. ii - Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. iii - Phải tổ chức sự kiểm soát. Trong các hoạt động trên dân chúng có vai trò quan trọng, Người giải thích thêm: “Người lãnh đạo chỉ trông thấy một mặt của công việc, của sự thay đổi của một người, trông từ trên xuống, vì vậy sự trông thấy có hạn. Trái lại, dân chúng trông thấy công việc, sự thay đổi của mọi người, một mặt khác: họ trông thấy từ dưới lên. Nên sự trông thấy cũng có hạn. Vì vậy muốn giải quyết cho đúng, ắt phải hợp kinh nghiệm của 2 bên lại. Tài liệu “Sửa đổi lề lối làm việc” là để huấn luyện các cán bộ nên nội dung còn toát lên một tư tưởng thương dân, tin dân, vì dân, dựa hẳn vào dân để thực hiện mọi chủ trương, chính sách với lòng tin sắt đá là: Dân đã biết thì họ có đủ sức mạnh tinh thần và vật chất, có đủ trí khôn để làm đủ mọi việc dù việc đó khó khăn đến mấy, khẩu hiệu “Dễ vạn lần, không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một dẫn chứng hùng hồn về niềm tin của Người với nhân dân. 66
  6. Tìm hiểu về: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục Viết về lãnh đạo mà Người không viết về quyền uy, chỉ nhấn mạnh vai trò dân chúng. Đồng thời Người luôn dạy cán bộ phải yêu dân, chỉ làm việc gì có lợi cho dân, hết sức tránh việc gì có hại cho dân. Người đã từng nói: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Trong xã hội không có gì tốt, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”. Khi thăm các trường học, Người luôn căn dặn để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, cần phát huy đầy đủ dân chủ XHCN, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thày và thày, giữa thày và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân. “Dân chủ, nhưng trò phải kính thày, thày phải quý trò, chứ không phải là cá đối bằng đầu”. Thực hiện phê và tự phê các thành viên trong nhà trường vừa là thực chất dân chủ vừa là phương tiện để thực hiện dân chủ và có quan hệ mật thiết với nhau. “Đối với mọi vấn đề, thày và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu”. Khi nói về dân chủ trong nhà trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh không tách rời tư tưởng này với những đặc trưng của công tác giáo dục, đặc trưng của trường học, những đặc điểm riêng trong công việc của người dạy và của người học như phương pháp dạy học phải sát đối tượng, sát lứa tuổi và thích hợp với hoàn cảnh và thực tế cuộc sống như đã có dịp trình bầy ở phần trên. Thực hiện dân chủ trong trường học chính là thực hiện chiến lược con người, là thực chất của việc “trồng người” mà Người hằng chỉ giáo. Sự nghiệp “trăm năm trồng người”, “bồi dưỡng cách mạng cho đời sau” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó, đang đặt ra cho những người làm công tác giáo dục trách nhiệm hết sức nặng nề và vẻ vang. Chuẩn bị cho lớp trẻ, cho dân tộc trí tuệ xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, đòi hỏi mọi người không ngừng nghiên cứu về Người và để sự nghiệp của Người sống mãi với những thế hệ mai sau thông qua trường học, thông qua sự nghiệp giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên ( Ban tư tưởng văn hóa TW) - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 2003. [2] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. [3] Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp giáo dục - Kỷ yếu hội thảo khoa học khu vực phía Nam - Viện NCKHGD phía Nam, NXB Giáo dục, 1990. 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2