Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam
lượt xem 7
download
Có nhiều công trình, bài viết của các tác giả có uy tín cả trong nước và quốc tế đã đề cập khá sâu sắc đến quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Trong bài viết, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu để hướng tới góp phần làm sâu sắc thêm những cống hiến nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam
- Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… NHỮNG CỐNG HIẾN NỔI BẬT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thanh Hòa ThS. Dương Trọng Hạnh Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Có nhiều công trình, bài viết của các tác giả có uy tín cả trong nước và quốc tế đã đề cập khá sâu sắc đến quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Trong bài viết, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu để hướng tới góp phần làm sâu sắc thêm những cống hiến nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Từ khóa: Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, cống hiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh. I. MỞ ĐẦU Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn, nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng của Đảng và dân tộc, soi sáng con đƣờng giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam; phản ánh khát vọng của thời đại, tìm ra giải pháp đấu tranh giải phóng loài ngƣời, cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì mục tiêu cao cả. Tƣ tƣởng về chủ nghĩa dân tộc (CNDT) là một nét độc đáo, đặc sắc trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu tƣ tƣởng của Ngƣời đã có nhiều công trình khoa học thực sự có giá trị bàn luận tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CNDT. Bài viết nghiên cứu, tìm hiểu góp phần làm sâu sắc thêm những cống hiến nổi bật cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNDT Việt Nam. II. NỘI DUNG 2.1. Những cống hiến lý luận nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam 2.1.1. Hồ Chí Minh từng bước làm rõ nội hàm khái niệm chủ nghĩa dân tộc Việt Nam Nắm bắt nhu cầu thực tiễn của thời đại và dân tộc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không bàn nhiều đến vấn đề dân tộc nói chung mà Ngƣời quan tâm chủ yếu đến vấn đề dân tộc nổi cộm nhất, đó là vấn đề dân tộc thuộc địa. Trên nền tảng hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc, thấm nhuần lý luận của chủ nghĩa |504
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và giai cấp, khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc thuộc địa Ngƣời có những phát hiện sớm, nhất quán, xuyên suốt về CNDT Việt Nam, cụ thể: - Năm 1921, từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin chƣa đầy một năm, trong bài “Đông Dương”, đăng trên tạp chí La Revue Communiste, số 14, tháng 4/1921, Ngƣời viết: “Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn về thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, ngƣời ta có thể tƣởng rằng cái bầy ngƣời ấy cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tƣ bản, rằng bầy ngƣời đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: ngƣời Đông Dƣơng không chết, ngƣời Đông Dƣơng vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tƣ bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tƣ tƣởng cách mạng của ngƣời Đông Dƣơng... Ngƣời Đông Dƣơng không đƣợc học, đúng thế, bằng sách vở và bằng diễn vǎn, nhƣng ngƣời Đông Dƣơng nhận sự giáo dục bằng cách khác. Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những ngƣời thầy duy nhất của họ... Ngƣời Đông Dƣơng tiến bộ một cách rất màu nhiệm và khi thời cơ cho phép họ sẽ biết tỏ ra xứng đáng với những ngƣời thầy của họ. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, ngƣời Đông Dƣơng giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ƣu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [1; tr. 40]. - Trong bài “Phong trào cộng sản quốc tế Đông Dương”, đăng trên tạp chí La Revue Communiste, số 15, tháng 5/1921, Ngƣời viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lƣợng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tƣ bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những ngƣời anh em mình ở phƣơng Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” [1; tr.40]. - Năm 1924, trong “Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ” gửi quốc tế cộng sản, Nguyễn ái Quốc viết: “CNDT là một động lực lớn của đất nƣớc. CNDT đó là lòng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc. Nó đối lập với CNDT vị kỉ” [1; tr.511]. “Phát động CNDT bản xứ nhân danh quốc tế cộng sản. Khẩu hiệu này do Mátxcơva tung ra, đánh vào các nhà tƣ sản nhƣ một nghịch lý táo bạo, nhƣng thật ra điều đó có nghĩa gì? Một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Giờ đây, ngƣời ta sẽ không thể làm gì đƣợc cho ngƣời An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ” [1; tr.513]. - Tháng 3/1944, báo cáo trƣớc Đại hội Quốc tế chống xâm lƣợc tại Liễu Châu, Hồ Chủ tịch đã nói: Lịch sử chống xâm lƣợc của Việt Nam “vừa oanh liệt lại vừa bi tráng”. Nó dạy chúng tôi biết rằng, “lãnh thổ Việt Nam tuy bị dìm đắm dƣới gót sắt đẫm máu 505 |
- Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… của dị tộc, nhƣng tinh thần dân tộc của nhân dân Việt Nam vĩnh viễn không thể vì thế mà bị tiêu diệt” [2; tr.480]. - Trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ (Báo Cứu quốc, số 255, ngày 6/01/1946), Ngƣời đã viết: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhƣng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này thế khác, nhƣng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có nhƣ thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tƣơng lai chắc sẽ vẻ vang” [2; tr.280]. - Trong cuốn Nước Pháp tiến triển như thế đấy, Ông XcơnBrân - Giám đốc Đài phát thanh Mỹ cho biết, năm 1946: “Khi ông hỏi Hồ Chí Minh: “Làm thế nào Việt Nam có thể duy trì đƣợc cuộc chiến tranh chống lại ngƣời Pháp, khi mà không đủ vũ khí, nhất là vũ khí tối tân? Cuộc chiến tranh nhƣ vậy phải chăng là vô vọng”. Ngƣời nói: “Không nó không phải là không có hy vọng. Nó sẽ gian khổ, ác liệt, nhƣng nhân dân Việt Nam sẽ thắng, bởi vì Việt Nam có một loại vũ khí cũng mạnh nhƣ loại pháo hiện đại nhất, đó là tinh thần dân tộc. Hàng triệu “túp lều tranh” ở Việt Nam là hàng triệu con ngựa thành Tơroa đang phục phía sau Pháp, sẵn sàng tiêu diệt pháp trong bất cứ lúc nào” [6; tr.38]. - Ngày 4/4/1952, trên tờ tạp chí Hunggary, với chủ đề “Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân”, Hồ Chủ tịch viết: “Bọn đế quốc xâm lƣợc không bao giờ khuất phục nổi nhân dân Việt Nam anh hùng. Chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Việt Nam cho phép chúng ta tin tƣởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn và chúng ta sẽ toàn thắng trong tƣơng lai, vì con đƣờng chúng ta đi đƣợc rọi sáng bởi những lời dạy vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin” [5; tr.89]. - “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc” [3; tr.38]. Nhƣ vậy, theo Ngƣời, cốt lõi của CNDT Việt Nam đó là sức mạnh truyền thống yêu nƣớc “quý báu” của dân tộc ta, “Lòng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc Việt Nam”, tạo nên sức mạnh to lớn, vĩ đại giúp Việt Nam “Lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, |506
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc” để trƣờng tồn và phát triển. Điều này đã đƣợc Ngƣời nhiều lần đề cập, nhấn mạnh trong nhiều hoàn cảnh, không gian, thời gian khác nhau. 2.1.2. Hồ Chí Minh chỉ rõ những dấu hiệu đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam hiện đại - Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là một động lực lớn, động lực vĩ đại để phát triển đất nước. Trong báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Ngƣời viết: “CNDT là động lực lớn của đất nƣớc. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những ngƣời culi biết phản đối, nó làm cho những ngƣời “nhà quê” phản đối ngầm trƣớc thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng CNDT đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với ngƣời Pháp và ngƣời Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mƣu tính khởi nghĩa năm 1917” [1; tr.511]; “Giờ đây, ngƣời ta sẽ không thể làm gì đƣợc cho ngƣời An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ” [1; tr.513]. - Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam luôn vận động, hiện đại hóa, có xu hướng hợp pháp hóa các hình thức biểu hiện, thấm sâu vào quần chúng. Trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Ngƣời viết: “1. Chủ nghĩa dân tộc đã hiện đại hóa khi chuyển từ giới thƣợng lƣu này sang giới thƣợng lƣu khác. Chính thanh niên An Nam ngày nay đang chỉ đạo nó; 2. Chủ nghĩa dân tộc ăn sâu vào quần chúng nhờ sự phát triển của các phần tử thành thị và nhất là nhờ sự tuyển mộ và trở về của “lính tình nguyện”; 3. Trong chủ nghĩa dân tộc có cả lòng căm ghét bọn xâm lƣợc Trung Quốc và ngƣời Ấn Độ sinh cơ lập nghiệp ở trên đất nƣớc này; 4. Nó có xu hƣớng hợp pháp hóa các hình thức biểu hiện và yêu sách của nó. Một mặt, chính quyền nhƣợng bộ. Mặt khác, lớp thanh niên từ bỏ phƣơng pháp tiến hành những cuộc nổi dậy bột phát của lớp ngƣời đi trƣớc và ngày nay, ngƣời ta thiên về chiến thuật của những nhà cách mạng châu Âu: tuyên truyền, tổ chức và khởi nghĩa quần chúng. Trong khi lớp ngƣời già muốn độc lập ngay thì lớp trẻ yêu sách những thiết chế chuẩn bị cho độc lập (Tờ La Tribune indigène:cơ quan của phái lập hiến)” [1; tr.511]. - Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa dân tộc chân chính, kết nối, gắn kết chặt chẽ với tinh thần quốc tế cộng sản. CNDT đã tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành phƣơng hƣớng chiến lƣợc, quy luật vận động của cách mạng Việt Nam. Đối với 507 |
- Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, CNDT chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản thống nhất với nhau, trong những điều kiện nhất định, CNDT có thể phát triển thành chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong bài “Đông Dương”, đăng trên tạp chí La Revue Communiste, số 14, tháng 4/1921, Ngƣời viết: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tƣ bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” [1; tr.40]. “Chế độ cộng sản có thể áp dụng ở Châu Á nói chung và Đông Dƣơng nói riêng hay không?... Bây giờ chúng ta hãy xét những lí do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu” [1; tr.45-47]; “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhƣng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chƣa phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phƣơng Đông” [1, tr.509-510]. Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Nguyễn Ái Quốc cho rằng, “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh quốc tế cộng sản… Một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời… Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, thì đã lâu lắm rồi, phần lớn thế giới sẽ Xô viết hóa và lúc đó, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế. Trong khi chờ đợi, chủ nghĩa dân tộc sẽ quấy rối chủ nghĩa đế quốc Pháp và bằng việc làm này, quốc tế cộng sản sẽ đƣợc lợi trực tiếp…” [1, tr.513]. Kết thúc Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Sự nghiệp của ngƣời bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành đƣợc chút ít thắng lợi trong một nƣớc nào đó, nhất là trong một quốc gia đế quốc chủ nghĩa (nƣớc Đức chẳng hạn) thì đó càng là thắng lợi cả cho ngƣời An Nam” [1, tr. 520]. Theo Hồ Chí Minh: Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Ngƣời giải thích: “Chính do tinh thần yêu nƣớc mà quân đội và nhân dân Liên Xô đã đánh tan bọn phát xít Đức - Nhật và giữ vững Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và do đó mà giúp đỡ giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì do tinh thần yêu nƣớc mà quân giải phóng và nhân dân Trung Quốc đã đánh tan bọn bán nƣớc là Tƣởng Giới Thạch và đuổi đƣợc bọn đế quốc Mỹ. Chính do tinh thần yêu nƣớc mà quân đội và nhân dân Triều Tiên cùng quân tình nguyện Trung Quốc đang đánh cho bọn đế quốc Mỹ và phe lũ chạy dài. Chính do tinh thần yêu nƣớc mà quân đội và nhân dân ta đã mấy năm trƣờng chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan bọn thực dân cƣớp nƣớc và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nƣớc Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cƣờng, một nƣớc Việt Nam dân chủ mới” [3, tr.39]. Bởi vậy, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đã từng khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc |508
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) theo Hồ Chí Minh, hoàn toàn không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc phong kiến, tƣ sản hay của Quốc tế II, (càng không phải là chủ nghĩa dân tộc cải lƣơng), mà là CNDT chân chính, theo lập trƣờng chủ nghĩa Mác-Lênin, gắn dân tộc với quốc tế, dân tộc với giai cấp, hƣớng tới triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con ngƣời” [7; tr.91]. Về CNDT trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Charles Fourniau - nhà sử học ngƣời Pháp đã viết nhƣ sau: “Việc áp dụng một cách độc đáo chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, chắc chắn đó là một trong những nguyên nhân thắng lợi của Việt Nam, thể hiện một cách chính xác sự thống nhất đã đạt đƣợc của truyền thống dân tộc và của cuộc cách mạng sâu xa mà việc áp dụng chủ nghĩa Mác đòi hỏi, cũng là sự thống nhất một cuộc cách mạng dân tộc với phong trào cộng sản quốc tế, đó là những dấu ấn riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phong trào cách mạng Việt Nam” [8; tr.118]. Nhƣ vậy, CNDT mà Hồ Chí Minh dùng ở đây, nói nhƣ C. Mác, không phải nhƣ giai cấp tƣ sản đã hiểu, mà là chủ nghĩa yêu nƣớc và tinh thần dân tộc chân chính của ngƣời dân bản xứ kết nối, gắn kết chặt chẽ với tinh thần quốc tế cộng sản. Từ đó, tạo ra sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - phƣơng hƣớng chiến lƣợc, quy luật vận động của cách mạng Việt Nam. 2.2. Những cống hiến thực tiễn nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh là ngƣời phát hiện, tổng kết sức mạnh của tinh thần yêu nƣớc, và từ đó đã khơi dậy tinh thần yêu nƣớc của dân tộc ta lên một tầm cao mới trong thời đại ngày nay. Hồ Chí Minh luôn khẳng định tinh thần yêu nƣớc chính là điểm chung, là “chìa khóa vàng” để mở ra khối đại đoàn kết toàn dân. Dựa trên tinh thần yêu nƣớc, Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Ngay khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, một trong những nhiệm vụ cấp bách đƣợc Ngƣời xác định là: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nƣớc, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nƣớc Việt Nam độc lập” [4; tr.7]. Suốt sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nƣớc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng; yêu nƣớc không chỉ ở nhận thức, mà còn phải thể hiện ở hành động. Bác yêu cầu: “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nƣớc của tất cả mọi ngƣời đều đƣợc thực hành vào công việc yêu nƣớc, công việc kháng chiến” [3; tr.39]. Trƣớc khi đi xa, trong Di chúc, Ngƣời mong mỏi: “... đời đời giáo dục tinh thần yêu nƣớc cho nhân dân ta”. Hồ Chí Minh từ tinh thần yêu nƣớc đã xây dựng khối đại đoàn 509 |
- Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… kết toàn dân trên cơ sở đồng thuận và kết quả tất yếu là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” và “Thành công, thành công, đại thành công”. Tinh thần yêu nƣớc nồng nàn trở thành sức mạnh to lớn đập tan dã tâm xâm lƣợc của mọi kẻ thù hung bạo, mạnh hơn về khí tài quân sự, quân số, tiềm lực kinh tế. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Với thắng lợi này, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng trăm năm chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đƣa lại độc lập, thống nhất cho đất nƣớc ta; đƣa nhân dân ta từ địa vị nô lệ thành ngƣời làm chủ xã hội; lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nƣớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á; đƣa Đảng ta từ hoạt động bất hợp pháp thành đảng cầm quyền trong toàn quốc; khẳng định trong thực tiễn tƣ tƣởng cách mạng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc, khởi nghĩa toàn dân của Hồ Chí Minh và đƣờng lối cứu nƣớc giải phóng dân tộc của Đảng vạch ra là đúng đắn; nâng cao niềm tự hào dân tộc và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho Đảng và nhân dân ta; mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 - 1954) có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nƣớc ta và với thế giới. Trong cuộc kháng chiến này Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ sức mạnh của truyền thống yêu nƣớc, sức mạnh CNDT Việt Nam. Đêvilers - ngƣời tham gia cuộc chinh phục của Pháp tại Việt Nam, đồng thời là một nhà sử học, 1963 viết: “Điều mà lực lƣợng viễn chinh Pháp gặp ở nƣớc này thật bất ngờ, một dân tộc duy nhất có tinh thần dân tộc phản kháng mạnh mẽ” [9; tr.223]. Paul Mus - một tác giả hiện đại Pháp phát hiện rằng: “Lực lƣợng chiếm đóng Pháp trong cuộc đối đầu Pháp-Việt vừa qua chỉ có thể giành đƣợc đất chứ không giành đƣợc ngƣời, do đó họ “Có thể chiếm lại đƣợc các vùng đất, nhƣng không thể thiết lập đƣợc các công cụ thực hiện quyền lực đối với vùng đất ấy” [9; tr.223]. Nhờ đó, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc đã thắng lợi. Đối với nƣớc ta, thắng lợi này đã làm sụp đổ hoàn toàn ý chí xâm lƣợc của thực dân Pháp đối với Việt Nam; bảo vệ đƣợc độc lập, chủ quyền dân tộc, giữ vững đƣợc chính quyền dân chủ nhân dân; giải phóng đƣợc một nửa đất nƣớc là miền Bắc, tạo điều kiện đƣa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa, hậu phƣơng của cả nƣớc để giải phóng miền Nam trong giai đoạn sau; tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần cho cách mạng Việt Nam; nâng cao uy tín cho dân tộc và cho Đảng trên trƣờng quốc tế; để lại nhiều kinh nghiệm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc sau đó... Đối với quốc tế, |510
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) thắng lợi này đã buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia; nhân dân Việt Nam trở thành ngƣời đi tiên phong trong việc làm tan rã chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc; miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng đã góp phần tăng cƣờng lực lƣợng và địa bàn cho chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954 - 1975) mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có ý nghĩa dân tộc và thời đại to lớn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh của truyền thống yêu nƣớc, sức mạnh CNDT Việt Nam. - WilliamĐucker, một chuyên gia lớn về lịch sử Việt Nam ở Trƣờng Đại học Tổng hợp Pevnsylviania (Mỹ), 1994 đã viết: “Hàng ngàn năm đấu tranh để sinh tồn chống lại sự đô hộ chính trị của văn hóa Trung Quốc đã tạo nên ở Việt Nam một tinh thần dân tộc điển hình,… hơn so với bất cứ nơi nào khác ở Đông Nam Á” [9; tr.224]. Roper Hilsman, cựu trợ lý cho Kennedy, năm 1983 viết: “Tôi nghĩ hầu hết những nhà nghiên cứu Việt Nam sâu sắc đều đồng ý cho rằng động lực có tính chất nguyên tắc ở đây không phải là chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới mà là phong trào dân tộc chủ nghĩa chống thực dân, mà những ngƣời lãnh đạo, do một sự oái oăm của lịch sử, lại là đảng viên cộng sản” [9; tr.386]. Macramara, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ trong cuốn: Nhìn lại quá khứ, tấm thảm kịch, bài học kinh nghiệm ở Việt Nam năm 1995 đã khẳng định: “Nƣớc Mỹ đánh giá thấp sức mạnh của CNDT, thúc đẩy Việt Nam đấu tranh và hi sinh cho lý tƣởng và các giá trị của nó và sự thiếu hiểu biết cơ bản,... về lịch sử văn hóa và chính trị” là những sai lầm nghiêm trọng khi nhìn nhận, đánh giá về đối phƣơng và cố nhiên đây là một trong những nguyên nhân đƣa đến thảm bại của nƣớc Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam” [10, tr.136]. Nhờ đó, cuộc kháng chiến chống chống Mỹ, cứu nƣớc đã thắng lợi. Đối với dân tộc ta, thắng lợi này kết thúc hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ, 30 năm chiến tranh cách mạng, hơn một thế kỷ chống xâm lƣợc nƣớc ngoài, đƣa lại độc lập, thống nhất trọn vẹn cho đất nƣớc ta; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc; hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nƣớc, đƣa cả nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tăng thêm sức mạnh to lớn về vật chất, tinh thần cho cách mạng Việt Nam; nâng cao vị thế quốc tế cho Đảng và dân tộc trên trƣờng quốc tế; để lại nhiều bài học có giá trị cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;... Đối với thế giới, thắng lợi này đã góp phần quan trọng làm đảo lộn chiến lƣợc toàn cầu của đế quốc Mỹ, tác động sâu sắc đến nội tình nƣớc Mỹ; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc dân 511 |
- Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… chủ của nhân dân thế giới; mở rộng địa bàn và tăng thêm lực lƣợng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh khẳng định: “Lòng yêu nƣớc và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lƣợng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lƣợng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lƣợng ấy mà chúng ta cách mạng thành công, giành đƣợc độc lập. Nhờ lực lƣợng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lƣợng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cƣớp nƣớc… Nhờ lực lƣợng ấy mà chúng ta sẽ đuổi sạch thực dân Pháp ra khỏi đất nƣớc ta, và lấy lại thống nhất và độc lập thật sự” [3; tr.164]. Nhƣ vậy, không chỉ có những cống hiến lý luận sâu sắc, mà Hồ Chí Minh còn có cống hiến xuất sắc trên thực tiễn về việc góp phần phát triển CNDT Việt Nam, nâng CNDT Việt Nam lên tầm cao mới, góp phần tích cực, có hiệu quả vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc. III. KẾT LUẬN Bài viết đã tập trung làm sáng rõ những cống hiến, đóng góp nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNDT Việt Nam trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Qua đó làm sáng rõ những nội dung cốt lõi, những giá trị lý luận và thực tiễn nổi bật của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về CNDT Việt Nam. Hy vọng rằng, kết quả bài viết sẽ góp phần tích cực vào tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu một trong các nội dung cơ bản, độc đáo, đặc sắc của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là tƣ tƣởng của Ngƣời về CNDT Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đoàn Sỹ Tuấn, Đinh Văn Viễn, Tƣởng Thị Thắm, Lƣu Thị Mai Thanh (Đồng chủ biên) (2017), Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Viện Lịch sử Đảng, “86 ngày Hồ Chí Minh ở Pari”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5/1996. |512
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 7. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 9. John Lê Văn Hóa (1996), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội. 10. Robert Mc Namara, Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học Việt Nam (Ngƣời dịch: Hồ Chính Hạnh - Huy Bình - Thu Thủy - Minh Nga), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 11. Nguồn: http://www.vietnam.net. 12. Trần Văn Giàu (2007), Tuyển tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Tôi nhấn mạnh. ĐST. 13. Trần Định, “Từ lo sợ không có trong tƣ duy quân sự của chúng tôi”, Báo An ninh Thế giới cuối tháng, số 33, tháng 4/2004. 513 |
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2 p | 451 | 106
-
Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
10 p | 134 | 18
-
Tình hình nước ta hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra: Phần 3
289 p | 93 | 11
-
Tình hình nước ta hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra: Phần 1
332 p | 63 | 10
-
Cuộc cách mạng Giáo dục, Khoa học và Công nghiệp tại nước Đức thế kỷ XIX: Phần 1
149 p | 71 | 9
-
Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm
7 p | 105 | 9
-
Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 1
193 p | 11 | 6
-
Nền tảng internet kết nối vạn vật (IoT), ứng dụng trong các cơ quan thông tin - thư viện hiện đại
14 p | 51 | 6
-
Những chuyển biến quan trọng trong công tác dân vận của thành phố Cần Thơ
3 p | 91 | 5
-
Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị
14 p | 27 | 5
-
Một số kết quả nghiên cứu chính từ Hội thảo khoa học quốc tế: Tư tưởng của C. Mác về công bằng phân phối và ý nghĩa hiện thời của nó
8 p | 63 | 5
-
Thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược - một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kì đổi mới
11 p | 94 | 5
-
Những vấn đề thực tế trong quá trình thực hiện chính sách xã hội, công tác xã hội của quân đội - Vũ Hồng Quân
0 p | 102 | 4
-
Huế với những nỗ lực thiết lập, duy trì sự hài hòa cân bằng động giữa bảo tồn và phát triển bền vững theo tinh thần công ước của Unesco
6 p | 65 | 4
-
Ebook Đồng chí Võ Chí Công với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng: Phần 1
426 p | 12 | 4
-
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trong Đảng
9 p | 35 | 3
-
Hiện tượng đa văn bản trong tiểu thuyết “Người chậm” của John Maxwell Coetzee
5 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn