intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữ tín người cầm bút

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một lần tôi về một vùng quê trung du Phú Thọ để viết bài về văn hóa theo yêu cầu của tòa soạn. Tôi đến gặp một lão nghệ nhân vì được bà con ở đó cho biết cụ còn lưu giữ rất nhiều tư liệu quý về chuyện cười dân gian.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữ tín người cầm bút

  1. Chữ tín người cầm bút Một lần tôi về một vùng quê trung du Phú Thọ để viết bài về văn hóa theo yêu cầu của tòa soạn. Tôi đến gặp một lão nghệ nhân vì được bà con ở đó cho biết cụ còn lưu giữ rất nhiều tư liệu quý về chuyện cười dân gian. Cứ tưởng việc khai thác thông tin gặp nhiều suôn sẻ, nhưng gặp tôi cụ chối đây đẩy, không muốn tiếp. Thuyết phục mãi cụ mới đồng ý nhưng “cảnh giác” hỏi tôi tên gì, làm ở báo nào, có địa chỉ liên lạc cụ thể không. Tôi đành phải ghi lại đầy đủ những thông tin về mình thì mới được cụ đồng ý trao đổi. Khi câu chuyện đã trở nên cởi mởi hơn, cụ mới cho biết lý do vì sao phải “dè dặt” với nhà báo. Cụ bảo: Trước đây có nhiều phóng
  2. viên, nhà báo đến gặp cụ, nài nỉ xin cụ cho mượn tài liệu và hứa sẽ gửi trả sau khi sử dụng xong. Nhưng rồi tất cả đều “lặn” mất tăm. Địa chỉ cũng không để lại một dòng, làm cụ đợi hết ngày này qua tháng khác. “Nhà báo gì mà nói không giữ chữ tín!”. Cụ nói thêm: “Mà đâu chỉ những báo nhỏ, cả những anh chị giới thiệu là đến từ những đài báo lớn cũng thế. Lúc đầu tôi yên tâm vì nghĩ là báo “lớn” thì chắc phải giữ chữ “tín” nên có bao nhiêu tài liệu quý đều cho mượn hết. Ai ngờ họ lại làm ăn tuỳ tiện thế. Bây giờ thì chả tin anh nào nữa!”. Và như để chứng minh cho cái sự mất lòng tin vào cánh nhà báo, cụ bảo tôi để lại địa chỉ rồi mới cho mượn tài liệu đi photo. Câu chuyện thứ hai cũng thuộc phạm trù chữ “tín” là lần tôi đi viết bài về một vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, một cán bộ
  3. lão thành Cách mạng có rất nhiều công lớn trong 2 cuộc kháng chiến. Cũng giống như lão nghệ nhân nói trên, ông không muốn gặp nhà báo và cũng không muốn được đăng báo vì “chiến công của tôi thì có gì đâu mà viết”. Nhưng sau khi thuyết phục được ông, tôi mới vỡ lẽ lý do: Trước, đã có một phóng viên của một tờ báo lớn đến viết về ông. Sau buổi gặp gỡ, ông bảo cô phóng viên đó về nhà viết bài xong thì gửi photo bản thảo cho ông để ông sửa cho những chi tiết không chính xác, nếu có. Phóng viên đó hứa chắc như đinh đóng cột là “sẽ gửi”. Thế mà ông đợi mãi vẫn chẳng thấy đâu. Đến khi báo đăng lên thì ôi thôi… có rất nhiều chi tiết sai. Ông bảo ông rất buồn vì có nhiều chỗ không đúng với sự thật cuộc đời hoạt động của ông. Đáng tiếc là một số bạn bè, đồng đội
  4. đọc được bài báo lại hiểu lầm, cho rằng ông thêm thắt, kể công vì thích được danh tiếng. Ông phải giải thích mãi. Ông còn bảo: Có những chuyện thuộc về cá nhân, ông chỉ kể riêng với cô nhà báo ngoài lề và nhắc nhở cô ấy đừng đưa vào bài. Thế mà…(ông thở dài), cô ấy vẫn cho in. Mà đã in những chuyện như thế rồi thì dù có đính chính cũng chả giải quyết được gì nữa. Câu chuyện thứ ba là một lần tôi đi phỏng vấn một vị giám đốc. Khi gọi điện cho ông, ông đồng ý cho tôi gặp, nhưng nhấn mạnh “cô phải đến đúng giờ đấy nhé! Muộn 15 phút là tôi xin lỗi không gặp cô nữa đâu!”. Tất nhiên ông đã ra điều kiện như vậy thì tôi phải đến đúng giờ và trong buổi nói chuyện, tôi cũng đã được ông kể cho nghe câu chuyện về một đồng nghiệp đến trước mình. Rằng, anh phóng viên này hẹn sẽ đến phỏng vấn ông. Thế
  5. rồi anh ta để cho ông phải đợi cả buổi và không một lời thông báo lại, làm ông phải xếp lại bao công việc cần phải giải quyết. Không biết có phải cái số mình luôn phải “giơ đầu chịu báng” vì sự “bội tín” của những đồng nghiệp trước mình hay không nhưng lần thứ tư tôi lại bị “nhắc khéo” trước về chữ tín khi đi viết bài về một nữ cựu chiến binh có nhiều thành tích trong chiến đấu. Bà bảo: “Cô viết gì về tôi cũng được nhưng đừng như anh nhà báo lần trước làm tôi thất vọng quá!”. Rồi bà kể rằng sau khi lấy thông tin xong, anh ấy hứa sẽ tặng cho bà một tờ báo. Nhưng hứa xong thì anh ấy “mất tích” luôn cùng với lời hứa. Bà bảo, bà cũng chẳng đòi hỏi gì ghê gớm quá mà chỉ muốn được chính phóng viên tặng cho một tờ báo có hai chữ “kính biếu” trang trọng để bà cất giữ làm kỉ niệm. Chứ còn mua thì đơn giản, bà chỉ cần chạy
  6. ra sạp báo là có ngay. Có lẽ tôi không nên đánh giá hay bình luận gì thêm, vì dù sao từ ba câu chuyện nhỏ trên, bạn đọc cũng như đồng nghiệp cũng sẽ rút ra được bài học về chữ TÍN của người cầm bút. Chữ TÍN, với nhiều người có thể là một cái gì đó thật mơ hồ và đơn giản. Nhưng với người cầm bút, nếu không có đức tính ấy thì trước hết sẽ làm mất lòng tin nơi nhân vật của mình, những con người từ cuộc đời thực bước vào tác phẩm mà mình viết. Đáng buồn hơn, còn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của những đồng nghiệp cùng ngành. Và nghiêm trọng hơn nữa, chính từ tác phẩm của người viết, sẽ ảnh hưởng đến cách nghĩ của một số lượng lớn độc giả - công chúng.
  7. Ngày 21/6, lẽ ra không nên “nói xấu” nhà báo, nhưng tôi nghĩ dù sao cũng nên kể ra đây vì đó là sự thật, mà sự thật lại chính là kinh nghiệm. Vậy nên chăng, người cầm bút hãy luôn nghĩ đến chữ TÍN. Đó vừa là lương tâm nghề nghiệp, vừa là thể hiện thái độ tôn trọng nhân vật, độc giả của mình./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0