intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chú trọng kiểm toán ngoài chứng từ

Chia sẻ: Nguyen Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

229
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ là một công cụ kiểm toán tối ưu để tạo ra bằng chứng trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, khắc phục những nhược điểm của kiểm toán chứng từ trong trường hợp đơn vị được kiểm toán lập báo cáo tài chính giả để hợp thức số liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chú trọng kiểm toán ngoài chứng từ

  1. Chú trọng kiểm toán ngoài chứng từ: Phương pháp quan trọng tạo ra bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ là một công cụ kiểm toán tối ưu để tạo ra bằng chứng trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, khắc phục những nhược điểm của kiểm toán chứng từ trong trường hợp đơn vị được kiểm toán lập báo cáo tài chính giả để hợp thức số liệu. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ được kiểm toán viên (KTV) thực hiện trên cơ sở tuân thủ quá trình chung của phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ theo
  2. chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán, kiểm toán thế giới được Việt Nam thừa nhận sẽ góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo kiểm toán Kiểm kê Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản để chứng minh tính hiện hữu của tài sản đó trong doanh nghiệp. Kiểm kê thường được thực hiện vào thời điểm khóa sổ kế toán để xem đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định về kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ (TSCĐ, CCDC) hay không. Công việc kiểm kê thường được tiến hành ở một số khoản mục chủ yếu sau: Khoản mục vốn bằng tiền
  3. Chuẩn bị kiểm kê - Niêm phong két: KTV tiến hành niêm phong két để bảo đảm tính trung thực cao của thủ quỹ cũng như các bộ phận liên quan. Việc thực hiện niêm phong két phải đảm bảo có ít nhất 3 người tham gia (thủ quỹ, kế toán trưởng, nhân viên kiểm kê) -Yêu cầu lập biên bản: Đây là công việc cần thiết để củng cố tính pháp lý của công việc kiểm kê và cũng là để cho công việc kiểm toán được dễ dàng trong việc quy trách nhiệm sau này: Với thủ quỹ: Cam đoan tiền mặt có tại két là của đơn vị; cam kết về biện pháp xử lý trong trường hợp thủ quỹ vi phạm để quy kết trách nhiệm và nó sẽ giúp kiểm toán viên trong việc xử lý các sai phạm do lỗi cố ý hoặc không cố ý của thủ quỹ. Với kế toán quỹ: Cam đoan thực hiện việc ghi chép đầy đủ và có
  4. đủ chứng từ hợp lý, hợp pháp nhằm chứng minh tính trung thực hợp lý và tránh tình trạng khai khống của kế toán công ty vì một mục đích nào đó. - Khóa sổ kế toán: Thường được thực hiện bởi một kế toán. Sau đó, KTV tiến hành chuẩn bị về hiện vật: sổ ghi chép trong quá trình kiểm kê, dụng cụ kiểm kê: máy đếm tiền, máy soi tiền, mẫu biểu báo cáo kiểm kê… và phân công nhân lực cho quá trình kiểm kê. Thực hành kiểm kê - Mở niêm phong két: Công việc này thường được thực hiện bởi một nhân viên kiêm kê có sự chứng kiến của thủ qũy, kế toán trưởng hoặc giám đốc công ty và kiểm toán viên tiến hành mở niêm phong két và thực hiện công việc kiểm kê là phân loại tiền
  5. và đếm tiền. - Phân loại, đánh giá các loại tiền: Việc phân loại và đánh giá các loại tiền: Tiền mặt, trái phiếu chính phủ… được thực hiện ngay tại nơi kiểm kê dưới sự chứng kiến của kế toán trưởng (hoặc giám đốc), thủ quỹ và kiểm soát viên. - Đếm tiền: TIền được đếm theo từng loại và ghi chép theo từng loại riêng. Kết thúc kiểm kê KTV ra biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tồn kho thực tế đến thời điểm kiểm toán cụ thể theo: Phiếu thu (đến số…, ngày…); Phiếu chi (đến số…, ngày…); tồn tiền mặt theo các sổ sách kế toán: …VND; tồn tiền mặt theo thực tế (kiểm kê theo từng loại tờ tiền: 500.000,100.000,…, số tờ, thành tiền…), chênh lệch thực tế so
  6. với sổ sách, lý do… Kiểm kê khoản mục TSCĐ Chuẩn bị kiểm kê - Về phương tiện, nhân sự: Việc phân bổ về nhân sự phụ thuộc chặt chẽ vào mô hình quản lý tài sản của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp quản lý tài sản một cách tập trung thì việc phân bổ nhân viên sẽ ít hơn và cũng tập trung hơn còn nếu doanh nghiệp quản lý tài sản một cách phân tán thì việc phân công nhân sự cũng cần sử dụng nhiều nhân viên kiểm kê hơn). - Về các điều kiện khác: Xem xét việc tách biệt giữa việc quản lý tài sản và việc ghi chép tài sản trong doanh nghiệp vì yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tính trung thực của kế toán ghi sổ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến
  7. tính trung thực của bộ phận quản lý tài sản. Chú ý đến việc doanh nghiệp có quy định rõ ràng về thẩm quyền của các cấp quản lý với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới mua bán, thanh lý, điều chuyển … các tài sản của doanh nghiệp? Việc có quy định rõ thẩm quyền của việc phê chuẩn hay không sẽ tránh được tình trạng người bảo quản tài sản trong doanhnghiệp cũng chính là người sử dụng và là người mua sắm tài sản trong doanh nghiệp. Tìm hiểu hệ thống bảo quản của tài sản trong doanh nghiệp ngân hàngất là đối với công cụ dụng cụ vì giá trị của CCDC thường lớn và xem xét doanh nghiệp đặt ra định mức hao mòn có phù hợp với từng loại tài sản và phù hợp với từng môi trường bảo quản tài sản không.
  8. Thực hiện kiểm kê - Kiểm toán viên lựa chọn phướng thức tiến hành kiểm kê: theo lô, khối hoặc theo vùng, điểm… TSCĐ được phân loại, thống kê, đánh số, dán tem kiêm kê TSCĐ như do viện trợ, biếu, tặng, đều phải được xác định nguyên giá lập hồ sơ quản lý. - Kiểm toán viên lựa chọn phương pháp ghi sổ và biên bản kiểm kê cho phù hợp vơi điều kiện thực tế, ghi chép đầy đủ trong việc kiểm kê sẽ giảm thiều sai sót trong việc lập báo cáo kiểm toán Kết thúc kiểm kê - Kiểm toán viên tiến hành lập bảng kê các loại TSCĐ, CCDC trên cơ sở ghi chép đầy đủ công việc hàng ngày chi tiết theop từng loại hình tài sản riêng biệt để có thể lập được bảng kê một cách chi tiết và chính xác. (Xem bảng cuối trang)
  9. - Biên bảng kiểm kê được lập dưới sự chứng kiến của cả hai phía là đơn vị được kiểm toán và KTNN lưu một bản để làm bằng chứng kiểm toán cho công việc kiểm toán của mình. Yêu cầu chung của biên bản kiểm kê là phải chỉ rõ được số lượng tài sản thực tế có tại thời điểm kiểm kê, so với sổ sách đã ghi chép thì thực tế chênh lệch là bao nhiêu và lý do của sự chênh lệch đó để khi đối chiếu với với chứng từ kiểm toán viên có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sự chênh lệch (nếu có) Khoản mục liên quan tới hàng tồn kho: Hàng tồn kho có giá trị không lớn nhưng có số lượng các nghiệp vụ phát sinh lớn, lặp đi lặp lại nhiều lần và được quản lý cả về giá trị và hiện vật. Công việc kiểm kê hàng tồn kho là một trong những bước để đánh giá sự tồn tại và hiện hữu của hàng tồn kho
  10. trong đơn vị. Chuẩn bị kiểm kê: Về cơ sở vật chất kỹ thuật: có thể phải sử dụng máy móc thiết bị trong việc kiểm kê để đảm bảo độ chính xác cao, tránh nhầm lẫn…Về con người: Ngoài việc phân bổ nhân viên kiểm kê cho phù hợp, đôi khi kiểm toán viên phải sử dụng ý kiến của các chuyên gia để kiểm kê tài sản vì có những loại hàng tồn kho không thể cân, đo, đong, đếm được như khi kiểm kê một số loại hóa chất… Thực hiện kiểm kê: Khi tiến hành kiểm kê, kiểm toán viên phải lựa chọn tính trọng yếu để kiểm kê hàng nào trước, loại hàng nào sau để thuận tiện
  11. cho quá trình kiểm toán. Đối với những đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên có chứng kiến kiểm kê tại thời điểm khóa sổ kế toán thì kiểm toán viên thực hiện xác nhận những tài sản mà đơn vị nhận giữ hộ cho các đơn vị khacsm các TSCĐ chưa sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý… Đối với những đơn vị được kiểm toán mà KTV không trực tiếp chứng kiến kiểm kê tại thời điểm khóa sổ kế toán thì kiểm toán viên phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được. Kết thúc kiểm kê:
  12. KTV đưa ra biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại đơn vị: Phương pháp kiểm kê, nội dung kiểm kê; số lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm kiểm kê (tên hàng, đơn vị tính, số lượng, tổng số); số lượng hàng hóa tồn kho theo sổ sách kế toán; chênh lệch; kết luận. Thực nghiệm Thực nghiệm là phương pháp diễn lại hoặc nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác minh lại để kiểm tra độ chính xác của các thông tin tài chính đã được kế toán công ty ghi chép từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn tạo ra sản phẩm mà kế toán đã ghi chép trong sổ sách kế toán. Do đặc thù riêng của nền kinh tế Việt Nam mà phương pháp thực
  13. nghiệm thường ít được tiến hành, nếu được tiến hành thì chỉ có thể tiến hành trong một số ngành mang tính chất đặc thù riêng và trong những trường hợp đặc biệt. Trong từng trường hợp đặc biệt đó, tùy từng điều kiện cụ thể mà phương pháp thực nghiệm là khác nhau không có tính bắt buộc chung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1