intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùa Hổ Thái Lan

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôi chùa Hổ nổi tiếng của Thái Lan hàng năm thu hút hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến để dạo chơi và chụp ảnh cùng với những chú hổ hoang dã. Nhưng giờ đây, địa điểm du lịch nổi tiếng này đang bị lên án vì đã lạm dụng và khai thác một cách dã man những con hổ này. Hổ được nuôi trong chùa ! Trong một báo cáo dựa trên cuộc điều tra ở Kanchanaburi,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùa Hổ Thái Lan

  1. Chùa Hổ Thái Lan
  2. Ngôi chùa Hổ nổi tiếng của Thái Lan hàng năm thu hút hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến để dạo chơi và chụp ảnh cùng với những chú hổ hoang dã. Nhưng giờ đây, địa điểm du lịch nổi tiếng này đang bị lên án vì đã lạm dụng và khai thác một cách dã man những con hổ này. Hổ được nuôi trong chùa ! Trong một báo cáo dựa trên cuộc điều tra ở Kanchanaburi,
  3. Tổ chức Chăm sóc Động vật Hoang dã Quốc tế (CWI) đã đưa ra lời cáo buộc đối với ngôi chùa Hổ về vấn đề lạm dụng các con hổ. Bản báo cáo dài 28 trang, với sự tham gia của một tình nguyện viên hoạt động bí mật trong ngôi chùa này, đã mô tả chi tiết việc lạm dụng và cách đối xử dã man với những con hổ của các thầy tu cũng như những người làm việc ở chùa . Đồng thời nó cũng cảnh báo những rủi ro chết người mà những con hổ có thể gây ra cho khách du lịch do trạng thái bị kích động tâm sinh lý. Một số chứng cứ được đưa ra trong báo cáo này đã cho thấy, có một sự thoả thuận ngầm giữa người trụ trì ngôi chùa - vốn tự coi như một trung tâm cứu hộ Hổ - với một người buôn hổ ở Lào. Việc buôn bán trao đổi này là vi phạm luật pháp Thái Lan cũng như luật pháp quốc tế. Ông Guna Subramaniam – đại diện văn phòng CWI tại Bangkok cho biết, bản báo cáo này đã được gửi cho những
  4. người có thẩm quyền ở Thái Lan từ tháng 11 năm ngoái. Họ đã hứa là sẽ xem xét vấn đề này nhưng thực tế thì bản báo cáo đó chưa bao giờ được sờ đến, do đó cũng chẳng hề có một động thái nào xảy ra. Chính vì vậy, CWI quyết định cho đăng tải bản báo cáo này lên các phương tiện truyền thông. Ngôi chùa này trong những năm gần đây đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở Kanchanaburi, thậm chí còn vượt trên cả cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Kwai. Dựa vào số lượng khách đến thăm quan, giá vé vào cửa và giá chụp ảnh chung với hổ là khoảng 1000 bạt (tương đương 40 USD), thì mỗi năm ngôi chùa này thu được khoảng 45 - 50 triệu bạt một năm, chưa kể đến số tiền công đức hàng năm. Theo báo cáo, thì những đóng góp của ngôi chùa vào công tác bảo tồn thiên nhiên là không rõ rệt, ở ngôi chùa này người ta còn không biết cả cấu trúc gen của những con hổ ở đây và
  5. ngôi chùa cũng không đạt tiêu chuẩn tối thiểu cho phép để nuôi nhốt hổ nhằm mục đích bảo tồn. Hàng ngày, cứ 1 giờ chiều những con hổ lại được thả ra khỏi chuồng và bị dắt đi bằng những dây xích sắt và da ngắn đến chỗ dành cho khách du lịch, ở đó chúng bị bị xích bằng những dây xích ngắn và khách du lịch thì thoái mái chụp ảnh với chúng. Nhiều chứng cứ khác cũng đã cho thấy những con hổ ở đây bị hành hạ không thương tiếc. Chúng bị đánh đập, bị lôi đi, thậm chí bị kéo tai, nhổ lông, bị bỏ đói và nhốt trong những chuồng nhỏ bằng bê tông. Những thầy tu và các thành viên ở đây đã điều khiển những con hổ bằng cách phun nước tiểu của hổ lên mặt. Đó là một thủ đoạn tâm lý, theo tập tính dùng nước tiểu để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ của loài hổ, tạo lập địa vị thống trị đối với những con hổ.
  6. Mặc dù ngôi chùa này không có những giấy phép cần thiết để nuôi nhốt hổ, những nó vẫn tồn tại một cách công khai. Và CWI cho biết, những người làm việc ở ngôi chùa này đã không thể nói được một cách chính xác là có bao nhiêu con hổ con đã được sinh ra trong chùa và bao nhiêu trong số đó là còn sống sót. Báo cáo khẳng định: “Thật quá rõ ràng rằng ngôi chùa này không thể là một khu bảo tồn hổ, tránh khỏi việc săn bắn trộm, mà là một trung tâm nuôi hổ thương mại. Hầu hết hổ ở chùa hiện nay đều được nuôi trong nhà và được đưa về từ các trang trại nuôi hổ ở Lào”. Bản báo cáo còn ghi lại trường hợp về những con hổ bị biến mất qua một đêm và về những con hổ thay thế. Điều này xảy ra là do sự trao đổi hoặc mua bán với các trang trại nuôi hổ ở Lào.
  7. Một người buôn động vật hoang dã đã cung cấp cho CWI biết một thông tin về tám con hổ được “giải cứu” ở trong chùa cách đây 8 năm thực chất không phải là “được giải cứu” mà là được mua từ chính người đó. Các nhà bảo tồn thiên nhiên cho biết, họ không hề ngạc nhiên trước thông tin đó. Họ đã rất nghi ngờ về những điều mờ ám đằng sau ngôi chùa, tại sao những con hổ ở đó lại rất ngoan ngoãn và dễ sai bảo. Họ đã cho rằng những con hổ đó đã bị tiêm thuốc kích thích, nhưng họ chưa bao giờ chứng minh được vì công việc điều tra luôn bị những người ở ngôi chùa này kháng cự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2