intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùa Quang Long, chùa cổ Khánh Hòa

Chia sẻ: Ngô Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

85
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chùa Quang Long toạ lạc tại làng văn hóa Đại Tập, giữa đồng lúa phì nhiêu, bát ngát bao la của xã Ninh Thân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một ngôi chùa cổ, có tuổi thọ khoảng hai trăm năm. Suốt hai thế kỷ qua, chùa luôn luôn đồng hành cùng dân làng trong mọi lúc thịnh, suy với biết bao thăng trầm biến đổi của thời cuộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùa Quang Long, chùa cổ Khánh Hòa

  1. Chùa Quang Long, chùa cổ Khánh Hòa Chùa Quang Long toạ lạc tại làng văn hóa Đại Tập, giữa đồng lúa phì nhiêu, bát ngát bao la của xã Ninh Thân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một ngôi chùa cổ, có tuổi thọ khoảng hai trăm năm. Suốt hai thế kỷ qua, chùa luôn luôn đồng hành cùng dân làng trong mọi lúc thịnh, suy với biết bao thăng trầm biến đổi của thời cuộc.
  2. Trước năm 1653, khi Đại Tập chưa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ở đây là vùng đất người Chiêm Thành sinh sống. Sau năm 1653, chúa Nguyễn cho dân di cư vào vùng đất mới, làng Đại Tập được các bậc tiền hiền đến quy dân lập ấp, lúc bấy giờ có tên là xã An Tập (An có nghĩa là yên ổn làm ăn, Tập là dân chúng các nơi quy tụ lại vùng đất mới), thuộc Tổng Thượng. Đến cuối dời Tự Đức (1848-1884) đổi tên là Đại Tập (bởi vì dân chúng quy tụ càng lúc càng đông, làm ăn ngày càng phát đạt), thuộc tổng Thân Thượng, huyện Tân Định (Ninh Hoà). Từ sau năm 1954, làng Đại Tập thuộc xã Ninh Thân, huyện Ninh Hoà cho đến ngày nay. Tín ngưỡng truyền thống của dân làng Đại Tập cũng như người dân Ninh Hòa là thờ cúng ông bà Tổ tiên, tôn sùng Nho giáo. Giai đoạn đầu của triều đại vua Gia Long (1802-1820) đạo Phật đã du nhập đến làng, nhưng tư tưởng Nho giáo hưng thịnh. Cho nên suốt hai thế kỷ qua, chưa có vị sư Trụ trì ở lâu hoá đạo, vì thế Quang Long là ngôi chùa cổ nhưng không có tháp Tổ cổ. Sau năm 1975, giai cấp phong kiến ở nông thôn hoàn toàn được xoá bỏ, đa số người dân trong làng đều hướng về Phật pháp, nên chùa Quang Long đã được trùng hưng, đáp ứng nhu cầu lễ bái của người dân các xã Ninh Thân, Ninh Trung và Ninh Thượng…
  3. Khoảng cuối đời chúa Nguyễn xứ đàng Trong, trước khi nhà Tây sơn dựng nghiệp, có hai vợ chồng ông Trần Văn Cẩn, gốc người Bình Phú vào làng An Tập lập nghiệp. Hai Ông, bà không có con, nên quy y đầu Phật với Tổ Phật Kế chùa Trường Thọ, xóm Rượu, xã Mỹ Hiệp, huyện Ninh Hoà với pháp danh: Tổ Tín. Những năm sau, ông xin thọ giới Thập Thiện và được Bổn sư phú pháp tự là Phước Sanh. Ông Trần Văn Cẩn đã tự nguyện chuyển nhà của mình thành ngôi niệm Phật đường, hằng ngày ăn chay, niệm Phật. Kể từ đó, ngôi niệm Phật đường của Ông, bà Trần Văn Cẩn trở thành nơi lễ bái của bà con Phật tử quanh vùng. Được ít lâu sau cả hai ông, bà đồng lòng phát nguyện xã bỏ sự nghiệp, cải gia vi tự, liền đến đảnh lễ Bổn sư chứng minh Khai sơn. Cố Hoà thương Phật Kế đặt tên là Quang Long tự. Theo tư liệu viết bằng chữ Hán năm 1935 của Hoà thượng Thích Từ Hiếu để lại, thời điểm này vào khoảng triều Gia Long năm thứ 13 (1812).
  4. Lúc này Phật tử Trần Văn Cẩn tuổi đã già, không thể xuất gia thọ đại giới để làm Trụ trì, nên chỉ làm cư sĩ hộ tự hương khói cho chùa, cố Hoà thượng Phật Kế, Trụ trì chùa Trường Thọ kiêm nhiệm Trụ trì chùa Quang Long. Khi Phật tử Trần Văn Cẩn mất, làng Đai Tập lo mai táng, xây mộ và dựng bia, lập bài vị thờ tại chùa Quang Long, ghi công đức Phật tử có công kiến tạo chùa, ngày giỗ hàng năm của ông là ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch. Trải qua gần hai thế kỷ, chùa Quang Long đã được trùng tu nhiều lần. Cứ mỗi lần tu sửa chùa được nâng cấp lên. Lúc ban đầu là một ngôi chùa tranh vách đất, đến nay Phạm vũ huy hoàng, tương đối khang trang rộng rãi. Đó là do công lao của thập phương thiện tín làng Đại Tập, của các đời Trú trì kế thế và Phật tử gần xa chung tay góp sức. Sau khi Phật tử Trần Văn Cẩn, pháp danh Tổ Tín qua đời, ngôi chùa tranh được giao cho làng Đại Tập. Chùa được trùng tu nhiều lần nhưng đều bằng vật liệu đơn sơ, nên mau hư hoại theo thời gian. Đến đời Thành Thái (1889-1907) chùa được xây dựng lại kiên cố hơn, bộ dàn trò làm bằng gỗ tốt, vách gài mầm trĩ, mái lợp ngói âm dương.
  5. Năm 1951, dưới đời cố Hoà thượng Tâm Hiển – Từ Hiếu trú trì, Hoà thượng cho trùng tu lại. Nền chánh điện được xây cao bằng đá hiện còn như ngày nay. Chánh điện tường xây bằng gạch thẻ, mái lợp ngói vảy, nhà hậu Tổ mái ngói, vách đất gài mầm trĩ. Phật tượng, pháp khí, thờ trong chùa cũng được tôn tạo trang nghiêm. Năm 1963 cố Hoà thượng Từ Hiếu tiếp tục xây dựng chùa, vì thế chùa Quang Long ngày một khang trang hơn. Năm 1994, kinh tế ngày một phát triển, cuộc sống của đồng bào Phật tử ngày càng tốt hơn, chùa chiền cũng theo đó mà chấn hưng. Thượng toạ Thích Nguyên Đăng trú trì phát nguyện đại trùng tu ngôi chánh điện. Để lưu lại chứng tích của Tổ sư tiền bối, Thượng toạ giữ toàn bộ sườn gỗ của ngôi chánh điện, chỉ nối thêm phần gốc tôn cao 4 cây cột, nhờ vậy ngôi chánh điện có không gian rộng thoáng hơn, những vẫn giữ được nếp cổ ngày xưa.
  6. Mặt tiền đường được mở rộng và xây lầu chuông, lầu trống, tầng trên xây kiểu cổ lầu, ở hai bên tả vu, hữu vu. Các mái nóc chùa được vươn cao, góc mái uốn cong, 4 góc có giao long uốn lượn, theo kiểu kiến trúc chùa truyền thống phương đông. Giữa mái nóc là bánh xe pháp, hai bên có lưỡng long chầu. Sau khi đại trùng tu chùa hoàn thành, năm Đinh Sửu 1997, Thượng toạ Thích Nguyên Đăng đã tổ chức lễ Khánh tạ lạc thành cung thỉnh Hoà thượng Thích Trí Nghiêm – Chứng minh Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Khánh Hoà chứng minh, khai lễ. Đến năm 2000 Thượng toạ tiếp tục xây cổng Tam quan, Thượng toạ còn vận động Phật tử xây cất lại nhà khách, nhà trù, tô tráng sân chung quanh chùa. Năm 2005, được ông bà Đỗ Hữu Lai (Việt kiều) hiến cúng năm mươi triệu đồng để Thượng toạ Trú trì xây cất nhà tăng, tạo điều kiện cho cơ sở chùa Quang Long rộng rãi, trang nghiệm, đầy đủ phương tiện hoằng dương Phật pháp. Năm 2009, Thượng toạ Thích Nguyên Đăng tiếp tục thỉnh 4 tượng Phật và Bồ Tát tôn trí thờ tại chánh điện. Sau nhiều lần trùng tu, phát triển, đến nay, ngôi Tam bảo Quang Long Phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm, rộng rãi. Sau hai thế kỷ kiến tạo, truyền thừa, Chùa Quang Long đã trải qua các đời Trú trì: Tổ khai sơn: Hoà thượng Phật Kế – Hoằng Kim đời thứ 35 Lâm Tế Chánh tông; Ưu bà tắc: Tổ Tín – Phước Sanh kiến tạo khoảng năm 1813; Đệ nhị Trú trì: Hoà thượng Tâm Thân – Vạn Phước; đệ tam Trú trì: Hoà thượng Tâm Hiển – Từ Hiếu, từ năm 1928-1967; đệ tứ Trí trì: Hòa thượng Trừng Kiến, từ năm 1968-1972; Đệ ngũ Trú trì: Hòa thượng Nguyên Thu, từ năm 1973-1979; đệ lục Trú trì: Thượng tọa Trí Lac, từ năm 1979 -1980; Đệ thất Trú trì: Thượng toạ Thích Nguyên Đăng trú trì từ năm 1980 đến nay. Đúng là: Quang khởi quán hữu vi sở trụ ưng vô nhiên giác tánh Long chuyên thâm pháp tạng đốn khai ngộ nhập thị Như Lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2