CHUẨN BỊ HỒ SƠ CHO VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
Hồ sơ cho việc lập báo cáo tài chính<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuẩn bị hồ sơ cho việc lập báo cáo tài chính<br />
<br />
1. Bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm<br />
<br />
– Báo cáo tài chính<br />
– Thuyết minh báo cáo tài chính<br />
– Quyết toán thuế TNDN<br />
– Quyết toán thuế TNCN<br />
2. Để lập được báo cáo tài chính đủ 4 mục trên bạn cần có sự chuẩn bị như sau:<br />
<br />
2.1. Về mặt hồ sơ cần để lập báo cáo tài chính.<br />
<br />
Tờ khai thuế GTGT hàng quý:<br />
Chuẩn bị hồ sơ cho việc lập báo cáo tài chính<br />
<br />
Mục đích căn cứ vào tờ khai thuế GTGT 4 quý để khi bạn hạch toán đủ toàn bộ hóa đơn đầu <br />
ra, đầu vào của từng quý. Bạn lập luôn tờ khai thuế trên phần mềm mục đích so sánh xem <br />
bạn đã hạch toán đủ đúng so với tờ khai thuế đã nộp chưa. (Trường hợp này là do cuối năm <br />
bạn mới làm BCTC)<br />
Nếu bạn cân đối luôn hàng tháng thì bạn chỉ việc hạch toán đầy đủ hóa đơn phát sinh trong <br />
quý đó, Cuối mỗi quý bạn lập tờ khai và Hất dữ liệu XML sang HTKK để nộp hoặc có thể <br />
nộp trực tiếp tờ khai XML để nộp. Tức khi đó bạn vừa hạch toán vừa khấu trừ so sánh khớp <br />
giá trị VAT còn được khấu trừ hay phải nộp trên CĐTK so với Tờ khai thuế.<br />
Lưu ý: Mặc dù hiện tại bạn chỉ phải nộp<br />
Hóa đơn đầu vào:<br />
Chuẩn bị hồ sơ cho việc lập báo cáo tài chính<br />
<br />
Bạn sắp xếp hóa đơn đầu vào tăng dần theo thứ tự thời gian và theo bảng kê của tờ khai <br />
thuế hàng quý. Vì như thế bạn sẽ kiểm soát được tình hình hóa đơn nhập có đủ so kê khai <br />
hay không? Và tránh được hạch toán thừa thiếu so với hóa đơn có thực. Sau khi hạch toán <br />
xong lập tờ khai thuế và rà soát bảng kê thuế trên phần mềm so với hóa đơn thực bạn đã sắp <br />
xếp.<br />
Hóa đơn đầu ra:<br />
Bạn cũng sắp xếp đầu ra kẹp theo quý theo trình tự tăng dần . Cũng để dễ kiểm soát lượng <br />
hóa đơn bán ra. Khi lập tờ khai thuế đối chiếu lại với hóa đơn gốc xem có sai sót hay thừa <br />
thiếu gì không> điều chỉnh.<br />
Sổ phụ ngân hàng<br />
<br />
Sổ phụ ngân hàng là các giao dịch liên quan đến việc : Công ty thanh toán cho nhà cung cấp, <br />
Thu tiền của các khách hàng, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, Rút séc….<br />
Như vậy sổ phụ ngân hàng các bạn cần sắp xếp theo dõi theo trình tự thời giam mà không <br />
được ngắt quãng giao dịch trên sổ phụ.<br />
Sau khi hạch toán xong phần ngân hàng bạn cần đối chiếu các nội dung trên báo <br />
cáo gồm:<br />
<br />
+ Số dư TK ngân hàng cuối hàng thắng, quý, năm đã khớp với sổ phụ hay chưa<br />
+ Vào báo cáo/ báo cáo công nợ phải thu / kiểm tra công nợ phải thu cho từng khách hàng cụ <br />
thể Vì sau khi hạch toán ngân hàng thì công nợ sẽ được đối trừ.<br />
+ Vào báo cáo/ Công nợ phải trả/ Kiểm tra lại công nợ phải trả đối với các nhà cung cấp có <br />
đúng hay không<br />
Chứng từ nộp tiền thuế gồm: Thuế môn bài , thuế GTGT, thuế TNDN . và các <br />
loại thuế khác.<br />
<br />
2.2. Về quyết toán thuế TNDN<br />
<br />
Để lập được báo cáo này bạn cần phải hạch toán chi tiết các vấn đề khác liên quan để tạo ra <br />
được các chỉ tiêu trên BCTC. Sau đó căn cứ trên các chỉ tiêu trên bảng cân đối tk để kiểm tra <br />
lại bảng quyết toán thuế TNDN.<br />
2.3. Quyết toán thuế TNCN<br />
<br />
Điều kiện cần:<br />
Bảng lương 12 tháng : Có đủ các thông tin: Họ tên, MST cá nhân , hoặc nếu <br />
nhân viên nào không có MST cá nhân thì bạn dùng Chứng minh thư nhân dân. <br />
Nhưng ưu tiên là QT bằng mã số thuế cá nhân.<br />
Cách đăng ký MST cá nhân<br />
2.4. Về thuyết minh báo cáo tài chính<br />
<br />
Thuyết minh báo cáo tài chính có 2 mẫu<br />
Mẫu 1: Thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200<br />
Mẫu 2: Thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133<br />
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo pp gián tiếp<br />
Trên đây là những hồ sơ chứng từ cần chuẩn bị cuối năm để lên báo cáo, quyết toán thuế.<br />