intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHUẨN ĐOÁN ĐỎ MẮTA - ĐẠI CƯƠNG

Chia sẻ: Tu Oanh04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A - ĐẠI CƯƠNG Đỏ mắt thường là lý do khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh. Đỏ do cương tụ trên diện rộng hoặc vòng quanh rìa là triệu chứng đầu tiên, thường xuyên và dễ thấy của 4 nhóm bệnh quan trọng tương đối hay gặp: viêm kết mạc, viêm giác mạc, glocôm cấp, viêm mống mắt thể mi. Sự cương tụ của hệ thống mạch máu kết mạc có thể ở các mức độ và nhiều hình thái khác nhau....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHUẨN ĐOÁN ĐỎ MẮTA - ĐẠI CƯƠNG

  1. CHUẨN ĐOÁN ĐỎ MẮT A - ĐẠI CƯƠNG Đỏ mắt thường là lý do khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh. Đỏ do cương tụ trên diện rộng hoặc vòng quanh rìa là triệu chứng đầu tiên, thường xuyên và dễ thấy của 4 nhóm bệnh quan trọng tương đối hay gặp: viêm kết mạc, viêm giác mạc, glocôm cấp, viêm mống mắt thể mi. Sự cương tụ của hệ thống mạch máu kết mạc có thể ở các mức độ và nhiều hình thái khác nhau: Cương tụ sâu, cương tụ nông: Việc phân biệt 2 loại cương tụ này  rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý nội nhãn. Cương tụ B ệnh Viêm giác Glocom cấp nông T.chứng mạc Đau nhức Khó chịu (+++) (+) (+++) Bình Thị lực Giảm (+) (-) Giảm nhẹ,vừa G iảm nhiều thường Tiết tố (+++) (+) (+) (+) Nước mắt (+) (+++) (+) (++)
  2. Sợ ánh (+) (-) (+++) (+) (-) (++) sáng Toả lan Cương tụ rìa Cương tụ rìa Cương tụ Đỏ mắt rộng (+++) (+) (++) rìa (+++) Trong hoặc Ô viêm loét Mờ đục Trong, Giác mạc trắng đục, mờ nhẹ, fluo fluo (-) (+++) fluo (+ (-) Tủa sau (-) (-) (+++) (+) GM (+), TP. Tyndall (-) (+) (-) (+++) nông D ãn, dính, Bình thường Bình Đồng tử Co nhỏ m ất phản thường hoặc co nhẹ xạ Bình thường, Bình Bình thường Tăng cao Nhãn áp thường cóthể tăng,hạ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MẮT ÐỎ BS Nguyễn Hoàng Tuấn biên dịch theo Howard M; The red eye, N Engl J Med,2000,343,N5
  3. Mắt đỏ là bệnh lý về mắt phổ biến nhất mà các bác sĩ tổng quát gặp phải. Ða số tương đối lành tính. Tuy nhiện trong vài trường hợp đó là dấu hiệu báo trước một bệnh lý có khả năng đe dọa đến thị lực, thậm chí cả đến tánh mạng. Bài tổng quan này dành cho người khám không sử dụng đèn khe (sinh hiển vi) hoặc đã không được huấn luyện để sử dụng nó (nghĩa là chỉ sử dụng mắt trần). XUẤT HUYẾT DƯỚI KẾT MẠC Hình 1: Xuất huyết dưới kết mạc Xuất huyết dưới kết mạc (hình 1) thường là nguyên nhân của một tình trạng đỏ mắt cấp tính. Chẩn đoán dựa trên sự quan sát đơn thuần xuất huyết gồm các biểu hiện đặc trưng sau: đỏ mắt, chỉ có ở một bên mắt, khu trú và có giới hạn rõ. Phần củng mạc bên dưới không quan sát được. Phần kết mạc kế cận không có dấu hiệu viêm và không tiết dịch. Mắt không đau và thị lực không thay đổi. Các yếu tố gợi ý chẩn đoán gồm: chấn thương (có thể rất nhẹ đến mức bệnh nhân không nhớ đến), tình trạng
  4. mạch máu kết mạc dễ vỡ, rối loạn đông máu, biện pháp kháng đông và cao huyết áp. Ðôi khi bị xuất huyết dưới kết mạc là do ho kéo dài, nôn mửa hoặc thực hiện nghiệm pháp Valsava quá mạnh bạo. Không cần một điều trị đặc biệt nào. Cần b ảo đảm với bệnh nhân là xuất huyết sẽ tan dần trong 2-3 tuần. Nếu vẫn không khỏi thì đó có thể là do những nguyên nhân hiếm gặp (Vd Sáccôm Kaposi) và cần đi khám chuyên khoa mắt. Ðốm xuất huyết phân định rạch ròi che lấp không thấy được các cấu trúc bên dưới. Các vùng lân cận không bị viêm. Bệnh lý này không gây ả nh hưởng đến thị lực và hầu như luôn luôn tự tan. VIÊM K ẾT MẠC Trong số các bệnh lý gây mắt đỏ, viêm kết mạc có lẽ là bệnh lý mà các bác sĩ đa khoa thường gặp nhất. Viêm kết mạc đặc trưng bởi sự giãn nở các mạch máu nông của kết mạc đưa đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết. Ngoài việc chảy mủ gợi ý nhiễm khuẩn, còn thì bản chất của tiết dịch rất ít có giá trị trên lâm sàng trong việc xác định tác nhân gây bệnh. Dịch tiết có thể tích tụ dưới lớp kết mạc nhãn cầu vốn kết dính lỏng lẻo làm cho lớp kết mạc này phồng tách khỏi nhãn cầu (hiện tượng này gọi là phù cương-chemosis). Bệnh nhận bị viêm kết mạc thường không có than phiền nhiều về thị lực. 1) VIÊM K ẾT MẠC DO SIÊU VI Viêm kết mạc do siêu vi, nguyên nhân hàng đầu của mắt đỏ, đặt trưng bởi cương tụ và phù kết mạc, chảy nước và đôi khi có những đốm xuất huyết nhỏ. Bệnh xảy ra ở một bên mắt trước và sau đó vài ngày đến mắt còn lại. Hai mí mắt có thể bị sưng phồng. Viêm kết mạc có thể xảy ra cùng lúc
  5. hoặc sau một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc sau khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh này. Chảy nước mắt có thể làm mắt bị mờ từng lúc, ngoài ra thì thị lực vẫn được bảo tồn. Hiếm khi có triệu chứng sợ ánh sáng. H ạch trước tai là một dấu hiệu chuẩn đoán giá trị nhưng đa số trường hợp lại không sờ thấy. Hình 2 : Nghi là viêm kết mạc do siêu vi Trong trường hợp này không có tác nhân gây bệnh nào được phân lập bởi phòng xét nghiệm, nhưng bệnh sử vừa mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và việc không có chảy mủ cho chẩn đoán này. Viêm kết mạc do siêu vi thường là một bệnh tự giới hạn, nhưng có b ằng chứng cho thấy biện pháp kháng sinh tại chỗ rút ngắn được tiến trình của bệnh. Thường dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh phổ rộng (vd: một phối hợp giữa Trimethoprim 1mg/ml và Polymyxim B 10.000 đơn vị/ml, nhỏ 1 -2 giọt ? 4 lần /ngày). Lý do gán cho biện pháp này là để ngừa bội nhiễm vi khuẩn, nhưng trong nhiều trường hợp lý do thực sự là vì bệnh nhân không chấp thuận khuyến cáo chẳng cần phải điều trị gì cả. Không được dùng thuốc kháng siêu vi tại chỗ (Ward JB, et al. 1993). bệnh nhân
  6. phải được báo cho biết là viêm kết mạc siêu vi là một bệnh lây nhiễm rất mạnh. Trong trường hợp viêm kết mạc do adenovirus và có lẽ cả ở những loại viêm kết mạc do siêu vi khác, 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, dạng siêu vi đang sao chép vẫn còn được tìm thấy ở 95% bệnh nhân, nhưng đến ngày thứ 16 thì chỉ còn 5% (Roba LA, et al. 1993). Nên khuyên bệnh nhân không dùng chung khăn hoặc các vật dụng có khả năng bị nhiễm khuẩn khác và tránh tiếp xúc thân cận với người khác, kể cả các tiếp xúc gián tiếp (như trong hồ bơi chẳng hạn) trong vòng 2 tuần. Cũng vậy, bác sĩ cũng phải? rửa tay thật? kỹ lưỡng và phải khử khuẩn dụng cụ khám bệnh. Sau 7-10 ngày mà bệnh không thuyên giảm cần chuyển bệnh nhân đến BS nhãn khoa. 2) VIÊM K ẾT MẠC DO SIÊU KHUẨN Nguyên nhân của viêm kết mạc do vi khuẩn gồm một số lớn các vi khuẩngram (+) và gram (-) nhưng các vi khuẩngram (+) chiếm ưu thế hơn (Leibowitz HM. 1991). Ðiển hình, viêm kết mạc cấp do vi khuẩnkhởi phát đột ngột, xảy ra ở một bên mắt trước rồi lan sang mắt còn lại trong vòng 48 giờ. Có biểu hiện chảy nước mắt và xốn cộn ngay từ đầu. Chảy nhày mủ hoặc chảy mủ phát triển trong vòng 1 ho ặc 2 ngày, cùng với sự tập hợp của các mảng cặn tủa dưới chân các lông mi làm mí mắt kết dính vào nhau đặc biệt là vào lúc mới ngủ dậy. Thăm khám cho thấy có cương tụ lan tỏa của kết mạc sụn mi và kết mạc nhãn cầu, thường không có sưng hạch rõ rệt, mặc dù trong một số ít trường hợp (Vd: kết hợp với bệnh sốt mèo cào hoặc sốt thỏ - tularemia) có thể sờ thấy hạch trước tai hoặc hạch dưới hàm. Trong hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩnviệc chẩn đoán cũng như xác minh tác nhân nghi gây bệnh đều dựa trên sự lượng giá lâm
  7. sàng. Chỉ làm xét nghiệm để? định danh vi khuẩnvà xác định độ nhạy cảm đối với kháng sinh trong trường hợp nặng và những trường hợp không đáp ứng với trị liệu ban đầu. Ð iều trị gồm kháng sinh phổ rộng tại chỗ, tra mắt 4 lần /ngày, Cách xử trí theo kinh nghiệm này rất hiệu quả và tác dụng phụ cũng ít gặp (Leibowitz HM, 1991 & Miller IM, et al. 1992). Có thể điều trị 7-10 ngày gentamicin 0,3% hoặc tobramycin 0,3% nhỏ mắt. Mặc dù hiệu quả cao và còn được dùng rộng rãi tại Vương Quốc Anh, chloramphenicol (0,5%) tại chỗ được cho là đã gây ra một tai biến tuy hiếm nhưng thảm khốc là thiếu máu bất sản (Doona M, et al. 1995 & Fraunfelder FT. et al. 1985), và ít được sử dụng tại Hoa Kỳ. Các fluoroquinolon tại chỗ, như ciprofloxacin? 0,3% và ofloxacin 0,3% cũng rất hiệu quả nhưng nên dành cho các nhiễm trùng nặng. Bacitracin 500 đơn vị /gram và erythromycin 0,5%, vốn có hiệu quả đối với các vi khuẩnGram (+) lại chỉ có chế phẩm ở dạng thuốc mỡ vốn dĩ khó tra và lại làm mờ thị giác. Kháng sinh uống đơn độc có lẽ không đủ để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩnở người lớn (Donahue SP, et al. 1996). Nếu trong vòng 1 tuần mà bệnh không thuyên giảm nên chuyển đến BS nhãn khoa. Viêm kết mạc tối cấp do vi khuẩn(hình 4) với các biểu hiện đặc trưng như khởi phát đột ngột, chảy nhiều mủ, tiến triển nhanh, thường là một nhiễm khuẩn lậu cầu ở thanh niên hoặc người lớn có nhiều hoạt động tình dục. Kết mạc có màu đỏ tươi, phù cương và có thể có một màng viêm (phần lớn gồm bạch cầu và fibrin) phủ lên trên bề mặt kết mạc sụn mi. Lượng tiết thừa thải nhanh chóng tích tụ trở lại sau khi lau rửa mắt. Thường có hạch trước tai. Mí mắt sưng phồng và đau, tăng thêm khi ấn chẩn. Do bệnh khởi phát đột ngột cùng mức độ trầm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh nhân thường đã đi khám b ệnh trước khi bệnh lan sang mắt còn lại.
  8. Hình 3 : Viêm kết mạc lậu cầu tối cấp Nhiễm khuẩn độc lực cao này có thể gây những tổn thương mắt trầm trọng. Ðiều trị tấn công (bao? gồm cả kháng sinh đường toàn thân) phải được tiến hành ngay. Viêm kết mạc tối cấp cần một biện pháp tấn công, nếu không điều trị, giác mạc sẽ bị lây nhiễm nhanh chóng tạo vết loét chu biên và cuối cùng đưa đ ến thủng giác mạc. Chuyển đến khám tại BS nhãn khoa là điều cần làm ngay. Ðiều trị với kháng sinh tại chỗ (Bacitracin, eryth-romycin ho ặc cipofloxacin) cộng thêm một kháng sinh? kháng lậu cầu đường toàn thân nên được tiến hành sớm. Tiêm bắp liều duy nhất ceftriaxon là một biện pháp hiệu quả (Haimovici R, et al. 1989). Vì viêm kết mạc lậu cầu là một bệnh hoa liễu nên cần tìm các triệu chứng của viêm niệu đạo và viêm âm đạo (nếu bệnh nhân là phụ nữ) và điều tra cả bạn tình rất có khả năng mắc bệnh. 3) VIÊM K ẾT MẠC DO CHLAMYDIA Nhiễm khuẩn chlamydia gây bệnh mắt hột và viêm kết mạc thể vùi sơ sinh và người lớn. Mắt hột, một bệnh gây mù và là một trong những bệnh
  9. phổ biến nhất ở loài người, chỉ thấy xảy ra lẻ tẻ ở Hoa Kỳ. May mắn là không như bệnh mắt hột lưu hành tại địa phương (Endemic trachoma) cả viêm kết mạc thể vùi sơ sinh lẫn thể người lớn đều không gây mù. Viêm kết mạc thể vùi ở người lớn và thanh niên (hình 4) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp ở đô thị.? Bệnh mắc phải qua sự tiếp xúc với chất tiết của bộ phận sinh dục bị nhiễm khuẩn, lây truyền từ tay đ ến mắt hoặc từ bộ phận sinh dục đến mắt. Nhiễm trùng đường sinh dục kèm theo thường không có triệu chứng, nhưng ở nam bệnh nhân có thể gặp viêm niệu đạo có triệu chứng và ở nữ bệnh nhân có thể gặp tiết dịch âm đạo mạn tính. Hình 4 : Viêm kết mạc thể vùi. Các hột nhỏ rõ (mũi tên) gặp ở cùng đồ dưới. Viêm kết mạc thể vùi là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần liệu pháp kháng sinh đường toàn thân. Triệu chứng và d ấu hiệu của viêm kết mạc thể vùi có khởi phát cấp tính hoặc bán cấp và thường ở một b ên mắt trước tiên. Nói chung b ệnh nhân có một mắt đỏ, kích thích vừa phải, tiết nhày mủ hoặc mủ và mí mắt dính chặt vào nhau khi thức dậy vào buổi sáng, thường sờ thấy hạch trước tai
  10. cùng bên. Phần lớn không có bệnh sử sốt hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Ðáp ứng hình thành hột chủ yếu ở cùng đồ mí dưới, có thể thấy rõ qua kính lúp. Sẹo kết mạc, vốn là một biểu trưng của mắt hột, lại ít gặp ở viêm kết mạc thể vùi người lớn hoặc thanh niên. Ðiều trị tiệt căn viêm kết mạc thể vùi người lớn hoặc thanh niên gồm tetracylin hoặc erythromycin (250mg?4 lần/ngày) ho ặc doxycyclin (100mg ? 2 lần/ngày) trong vòng 14 ngày (Dawson CR, et al. 1998). Tỷ lệ khỏi trên 95%. Liệu pháp tra thuốc tại chỗ chỉ ức chế được các triệu chứng về mắt tạm thời nhưng không tác động? gì được đến ổ chứa bệnh ở đường sinh dục và do đó không hiệu quả nếu dùng đơn độc. Ðiều trị bạn tình giúp ngừa tái nhiễm. Vì tetracylin qua được nhau thai và có thể tích tụ trên răng sữa, nên không được dùng cho thai phụ. Tetracylin còn làm đổi màu suốt đời răng vĩnh viễn nếu dùng ở trẻ
  11. nhỏ nước mắt nhân tạo là liệu pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Viêm kết mạc dị ứng do dược phẩm thì đơn giản chỉ cần ngưng sử dụng loại thuốc đã gây d ị ứng. Kháng histamin tại chỗ và toàn thân làm giảm ngứa. Có thể dùng levocabastin hydrochlorid 0,05% nhỏ mắt 4 lần/ngày. Các lo ại thuốc nhỏ mắt bán tự do có chứa một kháng histamin (antazolin ho ặc pheniramin) kết hợp với một chất co mạch (naphazolin hydrochlorid) có tác dụng trong các trường hợp nhẹ. Các chế phẩm này làm giảm ngứa và mắt hết đỏ nhờ co các mạch máu kết mạc, nhưng nếu dùng lâu dài có thể đưa đ ến cương tụ kết mạc phản ứng (Soparkar CN, et al. 1997). Có thể sử dụng các loại thuốc ổn định màng dưỡng bào như cromolyn sodium 4% và lodoxamid tromethamin 0,1% nhưng đáp ứng lâm sàng không có ngay được. Những thuốc này phải dùng trong 2 tuần mới ngăn được sự giải phóng histamin và các yếu tố hóa hướng động khác. Ðiều trị bằng kháng viêm không steroid tại chỗ cho các kết quả không ổn định. VIÊM B Ờ MI VÀ CÁC BẤT THƯỜNG Ở MI KHÁC Viêm bờ mi, một tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính của mí mắt, thường kết hợp với viêm kết mạc, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như các tác nhân truyền nhiễm, các bệnh lý dị ứng và các bệnh ngoài da. Khi vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn, xâm lấn các nang lông mi và các tuyến Meibomius, sẽ có sự tăng tiết quá mức các lipid bất thường (McCulley JP, 1998). Từ đó mắt sẽ bị kích thích, có cảm giác ngoại vật, bờ mi bị phù và nổi hồng ban, lông mi mọc lệch hướng và rụng đi, cương tụ kết mạc và mất tính bền vững của lớp phim nước mắt (tear film) ở mặt trước nhãn cầu (Mathers WD, et al. 1998). Hệ quả của việc này là b ề mặt giác mạc bị khô làm trầm trọng thêm cương tụ kết mạc và gây ra các vết xước vi thể của biểu mô giác mạc, nhìn hình hơi bị méo và sợ ánh sáng. Vì phần lớn các trường hợp có diễn tiến mạn tính và cần được điều trị lâu dài nên
  12. chuyển cho BS nhãn khoa xử trí là tốt nhất. Bất thường trong việc áp sát bờ mi lên nhãn cầu có thể gây ra mắt đỏ. Cụp mi vào trong (entropion) và lông quặm (trichiasis) có thể kích thích và bào cọ bề mặt nhãn cầu. Vễnh mi (ectropion- bờ mi quay lộn ra ngoài) có thể gây bệnh giác mạc do bộc lộ (sự bốc hơi quá mức của nước mắt làm khô bề mặt giác mạc). Cụp mi và vễnh mi có thể chẩn đoán dễ dàng qua quan sát mí mắt và liệu pháp có tính quyết định thường là một can thiệp ngoại khoa, nên chuyển đến BS nhãn khoa. VIÊM THƯỢNG CỦNG MẠC (episcleritis) Hình 5 : Viêm thượng củng mạc Lớp thượng củng mạc nằm bên dưới kết mạc và bên trên củng mạc. Viêm thượng củng mạc (hình 5), ít gặp hơn viêm kết mạc, là một tình trạng viêm các mạch máu thượng củng mạc tự giới hạn, hay tái phát, và có lẽ có nguồn gốc tự miễn. Bệnh biểu trưng bằng sự khởi phát đỏ mắt nhanh chóng, một cơn đau âm ỉ và đau nhói khi ấn chẩn. Thị lực không bị ảnh
  13. hưởng. Tiết dịch, nếu có là chảy nước. Có những vùng mắt đỏ khu trú trong đó có thể quan sát thấy lớp củng mạc màu trắng nằm chen giữa các mạch máu thượng củng mạc giãn nở, chạy tủa ra theo hình nan hoa. Kháng viêm không Steroid (VD: Aspirin) có thể làm giảm nhẹ triệu chứng nhưng thường chỉ cần đoan chắc với bệnh nhân rằng bệnh tự giới hạn và sẽ khỏi tự nhiên là đủ. Các trường hợp dai dẳng hoặc tái phát cần chuyển đến BS nhãn khoa. Có những mạch máu sung huyết, chạy theo hướng nan hoa và một nốt (nodule) nằm cạnh rìa giác mạc. Trường hợp này, phần kết mạc và thượng củng mạc đối diện (phía mũi) không bị viêm. VIÊM C ỦNG MẠC (episcleritis) Viêm củng mạc có thể gây tổn hại thị lực và có thể kèm theo một bệnh nguy hiểm của mô liên kết hoặc của mạch máu (VD: viêm khớp dạng thấp) (Foster CS, et al. 1984). May mắn là viêm củng mạc ít gặp hơn viêm kết mạc hoặc viêm thượng củng mạc. Ðỏ mắt có thể khu trú hoặc lan tỏa và lớp củng mạc bên dưới màu đỏ tím. Ð iển hình, mắt bị đau sâu từ trung bình đến dữ dội, khi ấn chẩn tạo nên cảm giác đau nhói, Khi đã chẩn đoán viêm củng mạc thì phải gởi ngay cho BS nhãn khoa. Thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp giảm đau tạm thời. Ðiều trị gồm corticosteroid toàn thân, thuốc chống chuyển hóa hoặc cả hai và nên có sự phối hợp đồng thời giữa BS nhãn khoa và BS tổng quát. MỘNG THỊT (pterygium)
  14. Hình 6 : Mộng thịt Mộng thịt (hình 6) là một tổn thương kết mạc thoái hóa, lành tính, thường gặp ở các vùng khí hậu nóng nhiều bụi, đặc biệt ở những người mà phần lớn thời gian là ở ngoài trời và phơi nhiễm với tia cực tím (Vd : ngư dân và nông dân). Mộng thịt thường tiến triển qua nhiều năm, không có triệu chứng nhưng bệnh có thể biểu hiện như là một tình trạng mắt đỏ cấp nếu như tổn thương chuyển biến thành viêm và làm xốn cộm. Ðỏ mắt giới hạn bởi một tổn thương gồ cao, hơi vàng, dày mép thường nằm ở phía mũi của kết mạc nhãn cầu. Tổn thương có thể lan đến giác mạc cận trung tâm, thị lực không bị ảnh hưởng. Bôi trơn bằng nước mắt nhân tạo cũng đủ giảm nhẹ triệu chứng. Chuyển đến BS nhãn khoa nếu tổn thương to ra trong thời gian gần đây hoặc xâm lấn vào giác mạc. Cương tụ kết mạc giới hạn trong tổn thương gồ cao phía mũi, bệnh lý thoái hóa này hết sức phổ biến ở những người sinh hoạt phần lớn ở ngo ài trời và phơi nhiễm với tia cực tím. GLÔCÔM GÓC ÐÓNG CẤP TÍNH Góc tiền phòng hẹp có thể gặp ở những người viễn thị, là do trục nhãn cầu bị ngắn đi và ở người lớn tuổi là do đường kính trước sau của thể
  15. thủy tinh tăng lên đẩy mống mắt ra phía trước (Lowe RF. 1970). Các dấu hiệu và triệu chứng của glôcôm góc đóng cấp tính (hình 7) thường xuất hiện vào lúc chiều tối khi mà sự chiếu sáng chung quanh giảm sút gây ra giãn đồng tử, làm cho các nếp nhăn giống như nếp xếp ở đàn accordion của phần mống mắt chu biên chùn lại và làm bít góc tiền phòng không cho thủy dịch thoát lưu ra ngoài. Hậu quả là áp suất nội nhãn tăng cao nhanh chóng và đáng kể, kèm với mắt đỏ và đau với mức độ từ vừa đến dữ dội. Nhấn nhẹ nhãn cầu qua mí mắt khép xác định mắt đau cứng hơn nhiều so với mắt không đau. Mắt đỏ mạnh nhất ở vùng rìa giác mạc (cương tụ rìa). Căn nguyên của cơn đau có khi không rõ. Ðã có những trường hợp bị buồn nôn, ói mửa phải mở bụng thám sát mà không nhận ra tầm quan trọng của con mắt đỏ Hình 7 : Glôcôm góc đóng Ðồng tử giãn vừa và mất phản xạ với ánh sáng. Phù giác mạc làm cho diềm mống mắt trông kém sắc nét hơn bên mắt lành. Cần điều trị tấn công ngay để tránh bị teo thị thần kinh. Trong phần lớn trường hợp, glôcôm góc đóng cấp chỉ xảy ra một bên mắt. Ðồng tử mắt đau giãn nở vừa phải (đường kính từ 4-6 mm) và mất phản xạ đối với ánh sáng. Ðồng tử mắt bên kia bình thường. Giác mạc
  16. phù nề nên m ờ như phủ sương, làm cho diềm mống mắt kém sắc nét hơn mắt b ên kia, làm b ệnh nhân nhìn mờ và là nguyên nhân lý giải triệu chứng kinh điển nhìn thấy ánh hào quang chung quang các ngọn đ èn. Bệnh lý này là một cấp cứu nhãn khoa. Teo thị thần kinh và mất thị lực không hồi phục có thể xảy ra chỉ trong vòng vài giờ sau khi bệnh khởi phát. Cần chuyển thật nhanh bệnh nhân đến BS nhãn khoa. VIÊM MÀNG BỒ ÐÀO TRƯỚC CẤP TÍNH Hình 8 : Viêm màng bồ đào trước cấp tính Ðồng tử co nhỏ, không đều và phản xạ kém với ánh sáng. C ương tụ kết mạc rõ rệt nhất ở cận vùng rìa giác mạc. Có mủ tiền phòng (mũi tên). B ệnh có thể gây mù nên cần chuyển ngay cho BS nhãn khoa. Bảng 1 : Ðặc điểm chẩn đoán của một số bệnh gây mắt đỏ. VIÊM V IÊM VIÊM GIÔCÔM VIÊM Ðặc VIÊM KẾT THƯỢNG CỦNG GÓC MÀNG GIÁC trưng MẠC MẠC ÐÓNG hoặc vị C ỨNG BỒ MẶC
  17. trí MẠC ÐÀO NÔNG TRƯỚC Lan toả rõ LLan tỏa, Lan tỏa, Khu trú CƯƠNG rệt rõ rệt ở rõ rệt ở Lan tỏa hoặc hơn ở vùng rìa vùng rìa TỤ lan tỏa giác mạc giác mạc phía cùng Có (nếu nguyên TIẾT Ít, nếu có nhân là Có K hông Không Không DỊCH nhiễm khuẩn) Co nhỏ, Co nhỏ nếu có nều có viêm kèm màng viêm Giãn vừa Co nhỏ, bồ đào màng phải, mất Không K hông ảnh bồ đào phản xạ thứ ÐỒNG ảnh phản xạ hưởng kém với phát, TỬ tú? hưởng với ánh ánh sáng ngoài phát, sáng ra nếu không không ảnh không hưởng ảnh
  18. hưởng Vừa đến nặng Phần Vừa Vừa N hẹ đến (thường Trung ÐAU lớn đến đến vừa kèm nhức bình MẮT nặng nặng không đầu, nôn mửa) Nói Sút Có thể Sút giảm chung K hông bị Sút giảm giảm từ THỊ giảm từ nhẹ không vừa đến ảnh hưởng trầm trọng LỰC đến vừa sút bị ảnh nặng hưởng Có thể mờ sương Ðôi khi đục chu (không Mờ bên rõ rệt GIÁC Mờ sương Trong Trong như sương ngoài MẠC ra thì trong trong glôcôm góc đóng) Viêm mống mắt và thể mi, phần trước của màng bồ đ ào, thường xảy ra trên những người trẻ hoặc trung niên. D ấu xác nhận của viêm màng bồ
  19. đào cấp (hình 8) là sự hiện diện của những tế bào viêm và các hạt protein lấp lánh trong tiền phòng mắt bệnh. Những biểu hiện này chỉ quan sát được bằng đèn sinh hiển vi (đèn khe). Tuy nhiên nếu viêm nặng các bạch cầu trong tiền phòng sẽ lắng tụ tạo thành một ngấn mủ màu trắng hoặc trắng ngà gọi là mủ tiền phòng có thể thấy đ ược bằng mắt trần mà không cần dụng cụ phóng đại. Triệu chứng gồm đau, sợ ánh sáng và nhìn mờ ở mắt bệnh. Cương tụ kết mạc rõ rệt nhất ở vùng rìa (cương tụ rìa giác mạc) là dấu hiệu điển hình. Tiết dịch nếu có, cũng ít và là chảy nước. Trái với hiện tượng đồng tử giãn vừa ở glôcôm góc đóng cấp, ở viêm màng bồ đào trước, đồng tử co nhỏ, nhỏ hơn so với bên lành, nó có thể không tròn đều và phản xạ chậm với ánh sáng. Viêm màng bồ đào trước có khả năng gây glôcôm, dính đồng tử, dính mống, đục thể thủy tinh và rối loạn chức năng hoàng điểm. V ì bệnh có thể làm tổn hại thị lực cần chuyển ngay cho BS nhãn khoa. VIÊM GIÁC MẠC NÔNG Rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm khô mắt, thuốc tra mắt, viêm kết mạc do siêu vi, phơi nhiễm với tia cực tím, sử dụng kính tiếp xúc, viêm bờ mi và các bất thường của mi đều có khả năng gây viêm giác mạc nông. Bệnh lý này đặc trưng bằng hiện tượng viêm lớp biểu mô giác mạc và lớp mô nhục nông, kèm với cương tụ kết mạc. Một đám tổn thương dạng chấm - gồm một số là những vết loét vi thể, trong suốt của biểu mô, bắt màu mạnh với fluorescein và một số khác là những điểm màu xám li ti - làm cho giác mạc mờ đục như sương mù, tổn thương thị lực và gây bực bội cho bệnh nhân. Chẩn đoán đặc hiệu và? xử trí đòi hỏi phải có đèn khe và vì vậy tốt nhất là chuyển cho BS nhãn khoa. VÀI LỜI KHUYÊN
  20. Trong phần lớn trường hợp, các BS tổng quát cũng có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân của một mắt đỏ (bảng 1), đề ra một liệu pháp thích hợp hoặc chuyển đến BS nhãn khoa. Tuy nhiên nếu bệnh mạn tính hoặc thường tái phát thì chuyển cho BS nhãn khoa là tốt hơn. Mắt đỏ một b ên kèm theo nôn m ửa nên nghĩ đến một glôcôm góc đóng cấp cho đến khi chứng minh được đều ngược lại. Viêm kết mạc do siêu vi lây nhiễm rất cao, các bác sĩ phải hết sức cẩn thận tránh lây nhiễm cho bản thân cũng như cho các b ệnh nhân khác không nên kê đơn cortico- steroid tại chỗ hoặc thuốc tê tại chỗ. Cơn đau mắt dữ dội, hoặc một giảm sút thị lực kèm với một mắt đỏ cần có sự can thiệp tức thì của BS nhãn khoa, một thâm nhiễm giác mạc hoặc mủ tiền phòng cũng thế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2