intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng băng huyết cuối thai kỳ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

kỳ Đó là tình trạng ra nhiều máu tự nhiên trong 3 tháng cuối thai kỳ do chứng rau tiền đạo hoặc rau bong non. Ở Việt Nam, băng huyết cuối thai kỳ là một trong 4 nguy cơ chính dẫn đến tử vong sản khoa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nó có thể dẫn đến chứng tiêu sợi huyết (không đông máu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng băng huyết cuối thai kỳ

  1. Chứng băng huyết cuối thai kỳ Đó là tình trạng ra nhiều máu tự nhiên trong 3 tháng cuối thai kỳ do chứng rau tiền đạo hoặc rau bong non. Ở Việt Nam, băng huyết cuối thai kỳ là một trong 4 nguy cơ chính dẫn đến tử vong sản khoa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nó có thể dẫn đến chứng tiêu sợi huyết (không đông máu). Ở chứng rau tiền đạo, bánh rau bám ở phần dưới tử cung (google image) Sau đây là đặc điểm của chứng băng huyết trong 2 trường hợp cụ thể:
  2. 1. Băng huyết do rau tiền đạo Đó là hiện tượng bánh rau bám che một phần hay toàn phần lối đi của thai để sổ ra ngoài, xảy ra ở khoảng 1/100-1/150 cuộc sinh. Khi thai phụ chuyển dạ, lớp cơ ở đoạn dưới tử cung phải giãn nở và co kéo lên cao để cổ tử cung mở ra. Do bánh rau không có khả năng giãn nở nên bị bong khỏi lớp cơ tử cung, gây băng huyết. Tùy theo giai đoạn chuyển dạ mà máu có thể chảy từ ít tới nhiều, hoặc lặp lại nhiều lần gây thiếu máu và mất các yếu tố đông máu (như prothrombin, fibrinogen, tiểu cầu), đồng thời gây mất hồng cầu làm người bệnh xanh xao. Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ tại sao rau lại bám ở đoạn dưới tử cung (thay vì ở thân hay đáy tử cung). Có giả thiết cho rằng đó là do lớp niêm mạc bị viêm teo do sinh đẻ, nạo thai nhiều lần. Tuy nhiên, rau tiền đạo lại ít khi tái phát trên một bệnh nhân nên có thể đoán rằng, tình trạng này xảy ra do trứng thụ tinh tình cờ đến làm tổ ở đoạn dưới. Biểu hiện của rau tiền đạo: Ra máu tự nhiên nhiều lần (màu
  3. đỏ tươi) khi đang ngủ, không có cơn đau bụng. Máu có thể ra ít rồi tự cầm, hoặc ra nhiều lần và khoảng cách ngày càng gần nhau. Hiện tượng ra máu thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ. Khi gặp các hiện tượng nghi ngờ, cần đến khám ở cơ sở phụ sản có phòng mổ để khi cần thì có thể xử trí ngay nhằm kiểm soát sự chảy máu. Cần có sẵn 500 ml máu đồng nhóm, hoặc người hiến máu phải có mặt ở bệnh viện. Bác sĩ sẽ có các cách xử trí khác nhau tùy thuộc vào lượng máu bị mất và tuổi thai. Nếu thai còn non, máu mất không nhiều thì có thể truyền máu thay thế để chờ đợi đến khi thai lớn thêm, có thể cho ra đời (có khi được thêm 2-3 tuần lễ). Thai sống được phải trên 28 tuần tuổi. Nếu mất máu nhiều hay tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chủ động can thiệp để tránh thiếu máu, rối loạn đông máu. 2. Băng huyết do rau bong non Đó là hiện tượng bánh rau bong ra khỏi thân tử cung trước
  4. ngày dự kiến sinh. Ở thể nặng (tỷ lệ 1/500 ca sinh), rau bong non gây chảy máu nhiều, dẫn đến thai suy và thai chết. Nguyên nhân gây rau bong non có thể là chấn thương vùng bụng, bệnh viêm cầu thận mạn tính làm tăng huyết áp kéo dài, hội chứng huyết áp thấp, thiếu axit folic, giảm áp lực đột ngột ở tử cung, đa ối, đa thai... Có trường hợp bệnh nhân nằm ngửa, tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tăng huyết áp các hồ huyết phía dưới của bánh rau, khiến bánh rau bị bong ra khỏi lớp cơ tử cung. Ở nơi bong rau, khiến thai phụ bị tụt huyết áp, mạch nhanh, thiếu ôxy não, sốc, có nguy cơ tử vong cao. Rau bong non có 3 mức độ. Ở thể nhẹ hay trung bình, tử cung căng nhưng chưa co cứng, tim thai không đều, rau bong một phần (chưa dẫn tới tử vong cho mẹ và thai nhi), máu giảm đông. Hai thể này rất dễ chuyển thành thể nặng với biểu hiện tử cung co cứng, không thấy cơn co nữa, máu ra ngoài âm đạo nhiều, không đông, người mẹ bị sốc, tim thai mất. Ở thể nặng, tỷ lệ tử vong là 1-5% đối với mẹ và
  5. 50-100% đối với con. Cách xử trí có thể là cho sinh ngả âm đạo nếu cổ tử cung đã mở nhiều hoặc mở cắt tử cung, đồng thời tiến hành các biện pháp cầm máu. Để dự phòng chứng băng huyết cuối thai kỳ, khi bắt đầu có biểu hiện ra máu, dù bất cứ nguyên nhân nào, thai phụ cũng phải lập tức đến bệnh viện tuyến trên (bằng các phương tiện di chuyển nhẹ nhàng) để được cầm máu và áp dụng các biện pháp điều trị. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh các chấn động. GS Phạm Gia Đức Theo SK & ĐS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2