intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng hôi miệng: Nguyên nhân và cách xử trí

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

93
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất nhiều người lớn và trẻ em bị chứng hôi miệng. Điều này cản trở cuộc sống cá nhân (thất bại về tình cảm, cô lập về xã hội) cũng như thành công trong nghề nghiệp của họ. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng. Trong trường hợp này, mùi hôi sinh ra khi vi khuẩn kỵ khí phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng), tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng hôi miệng: Nguyên nhân và cách xử trí

  1. Chứng hôi miệng: Nguyên nhân và cách xử trí Rất nhiều người lớn và trẻ em bị chứng hôi miệng. Điều này cản trở cuộc sống cá nhân (thất bại về tình cảm, cô lập về xã hội) cũng như thành công trong nghề nghiệp của họ. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng. Trong trường hợp này, mùi hôi sinh ra khi vi khuẩn kỵ khí phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng), tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Các yếu tố tạo điều kiện cho sự tồn tại của vi khuẩn kỵ khí bao gồm:  Thức ăn thừa không được làm sạch.
  2.  Tăng nồng độ protein trong miệng: do loét miệng, viêm lợi, tổn thương nha chu sâu, sâu răng, răng giả không phù hợp hoặc bị hỏng, răng mọc lệch, lưỡi bẩn, chứng khô miệng (do thiếu nước hoặc dùng thuốc). Để xác định nguồn gốc của mùi hôi Có thể yêu cầu người bệnh bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi người bệnh bịt mồm, thổi ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân lại là ngoài miệng. Các biện pháp xử trí bao gồm:  Xử lý các nguyên nhân gây thở hôi như: chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu...  Tăng cường vệ sinh răng miệng: đẩy mạnh việc đánh răng, cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng.
  3.  Thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu).  Giảm hút thuốc lá và tiến tới bỏ hẳn.  Dùng đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy. Các nguyên nhân ngoài miệng:  Bệnh tai mũi họng: viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở mũi họng.  Bệnh phổi: viêm phế quản, viêm phổi.  Bệnh đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày - ruột, thoát vị bẹn.  Thực phẩm: Các thành phần bay hơi (rượu, hành, tỏi...) đi qua đường tiêu hóa vào máu rồi đi ra ngoài qua hơi thở.  Một số trường hợp đặc biệt: o Tình trạng nhiễm toan và tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tạo nên các mùi xêton. o Tình trạng tăng urê máu trong suy thận cũng đi kèm mùi amoniắc trong hơi thở.
  4. o Hơi thở của bệnh nhân suy gan có mùi hôi rất đặc trưng. Iốt loãng giúp ngăn ngừa chứng sâu răng sớm ở trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2