intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng lãng quên ở người cao tuổi

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lãng quên là dấu hiệu của rối loạn trí nhớ rất hay gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm rối loạn trí nhớ, trong đó do hệ thần kinh trung ương đóng vai trò quan trọng nhất. Rối loạn trí nhớ là bệnh diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những NCT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng lãng quên ở người cao tuổi

  1. Chứng lãng quên ở người cao tuổi
  2. Lãng quên là dấu hiệu của rối loạn trí nhớ rất hay gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm rối loạn trí nhớ, trong đó do hệ thần kinh trung ương đóng vai trò quan trọng nhất. Rối loạn trí nhớ là bệnh diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những NCT. Thường xuyên vận động cơ thể, khí huyết lưu thông, tinh thần sản khoái thì sự lão hóa sẽ diễn ra chậm hơn Lý do gây rối loạn trí nhớ Nguyên nhân gây rối loạn trí nhớ có thể do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn
  3. giấc ngủ… Rối loạn trí nhớ biểu hiện nhiều trạng thái khác nhau, trong đó hay gặp nhất là lãng quên. Các nghiên cứu đã cho thấy cấu tạo của hệ thần kinh trung ương (não bộ) của con người từ lúc sinh ra đã có khoảng từ 15 - 20 tỉ tế bào nơron thần kinh (tế bào thần kinh trung ương) và từ 20 tuổi trở đi chúng cứ mất dần hàng ngày (từ 3 đến 5 vạn nơron thần kinh), chưa kể đến khi có bệnh tật và các lý do khác tác động ảnh hưởng đến não bộ. Sự lão hóa dần dần các tế bào thần kinh trung ương song hành với các chức năng của chúng, trong đó ảnh hưởng đến trí nhớ gây lãng quên của con người. Có nhiều lý do làm cho hệ thần kinh trung ương bị lão hóa nhưng trong đó hiện tượng xơ hóa mạch nuôi dưỡng não bộ đóng một vai trò quan trọng nhất. Tổ chức thần kinh trung ương cũng giống như bao tổ chức cơ thể khác là luôn cần sự nuôi dưỡng một cách liên tục không gián đoạn. Trong khi đó, khi tuổi càng cao thì sự xơ hóa các mạch máu càng nhiều làm
  4. cho lượng máu đến não càng bị suy giảm và khi lượng máu đến tổ chức não càng ít đi thì chúng bị xơ hóa càng nhiều. Vì vậy, hầu hết NCT khi tuổi càng cao thì chứng lãng quên càng thể hiện rõ rệt. Trong thực tế, ở tuổi trưởng thành cũng đã gặp phải chứng lãng quên nhưng không mang tính chất thường xuyên, ví dụ có một số người trước khi ra khỏi nhà đã khóa cửa nhưng đến cơ quan lại băn khoăn không nhớ là mình đã khóa cửa hay chưa, nhiều lúc không yên tâm nên phải quay lại để kiểm tra. Lãng quên ở những NCT có tuổi cao, sức yếu, thường được gọi "lẫn". Một số trường hợp thấy người quên vui mừng khôn xiết nhưng không tài nào nhớ được tên. Thậm chí họ quên cả tên con mình, cháu mình mà thường ngày vẫn ngồi chung mâm với nhau. Để ám chỉ sự sa sút trí tuệ ở NCT gây lãng quên là câu nói "ăn rồi, bảo chưa" đã có từ lâu. Cũng có những NCT vẫn nhớ rất kỹ từng việc nhưng không còn khả năng sắp xếp
  5. lại trật tự cho thích hợp với không gian và thời gian, cho nên suy nghĩ hoặc nói năng lộn xộn giữa việc trước việc sau, việc này với việc khác, khiến cho người nghe khó biết được họ định nói gì với mình. Một số NCT thường nói hay kể một câu chuyện hoặc một sự kiện nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần mà bản thân họ cứ tưởng là mới kể (nói) lần đầu. Có thể khắc phục chứng lãng quên được không?
  6. Chống lại sự lão hóa là một việc làm khá khó khăn nhưng không có nghĩa là không khắc phục được. Nếu không khắc phục một cách toàn diện thì có thể khắc phục từng hiện tượng. Việc làm này phải có sự kết hợp đồng bộ giữa NCT và các thành viên khác (gia đình, xã hội). Cải thiện lối sống, sinh hoạt hàng ngày, tránh căng thẳng thần kinh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy lùi lão hóa. Dù đã nghỉ làm việc ở cơ quan nhưng trong gia đình cũng nên tự sắp đặt công việc hàng ngày cho hợp lý và nên có lịch trình cụ thể cho từng khoảng thời gian trong ngày. Nên tập cho mình thói quen làm việc đúng giờ giấc, mọi sinh hoạt cá nhân nên theo một tuần tự và không nên đảo lộn quá nhiều trong mỗi một ngày. Và trong gia đình không nên để các đồ dùng, vật dụng lộn xộn để dễ tìm, tránh nhầm lẫn vị trí. Nên luôn luôn lạc quan yêu đời, tránh buồn chán, tránh cô đơn. Vì vậy, cần có thời gian giải trí như đọc sách báo, xem TV, chăm sóc cây cảnh, ngắm cá bơi, đi đến câu lạc bộ chơi
  7. các môn thể thao mà mình ưa thích nhằm tập thể dục cho trí não. Hàng ngày cần có giấc ngủ tốt để thư giãn thần kinh một cách hữu hiệu, vì vậy, không nên thức khuya, mỗi tối nên ngủ khoảng 6 - 7 giờ là đủ; buổi trưa nên ngủ ít nhất 1 giờ. Bên cạnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì chế độ ăn, uống cũng không kém phần quan trọng trong việc đẩy lùi lão hóa. Vì vậy, nên có chế độ ăn, uống thích hợp để hạn chế lão hóa. Cần ăn, uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể ngay cả ở người tuổi cao. Theo các nhà khoa học, dinh dưỡng chính là "vũ khí" giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật, trong đó có rối loạn trí nhớ, lãng quên. Chế độ ăn hàng ngày cần thiết đủ chất, lượng và có sự cân xứng giữa đạm, đường và mỡ. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày nên sử dụng dầu thực vật, nhất là dầu lạc, dầu vừng (mè). Nếu có điều kiện thì dùng dầu ôliu bởi trong các loại
  8. dầu này có các chất kháng viêm, phòng ngừa bệnh xơ hóa động mạch do có tác dụng làm tăng loại cholesterol tốt (HDL - C: bảo vệ thành của động mạch) và làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL-C: làm gia tăng xơ vữa động mạch). Nên thường xuyên dùng các chất chống oxy hóa trong các bữa ăn là các loại rau và trái cây, ví dụ như giá đỗ, hành tây (giàu vitamin E); bưởi, chanh, cam, quít và nhiều loại rau (giàu vitamin C); gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài (giàu chất bêta). Trong các bữa ăn cũng nên tăng cường ăn các loại hạt đậu, đỗ hoặc vài lần trong một tuần ăn cơm gạo lứt. Để góp phần chống lão hóa cũng nên ăn cá thay cho thịt, mỗi tuần nên có 2 - 3 lần ăn cá. Cá tốt nhất là cá trích, cá ngừ, cá thu, hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt gà, thịt chó, thịt trâu, bò, ngựa) vì chúng chứa nhiều cholesterol. Hàng ngày cần uống đủ một lượng nước nhất định, mùa hè cũng như mùa đông, khoảng từ 1,5 - 2 lít là vừa phải. Không nên uống rượu, bia quá đà.
  9. Nên có chế độ thường xuyên tập luyện, vận động cơ thể. Nếu một người dù ăn, uống đủ chất, ngủ đủ thời gian và làm việc thường ngày mà không thường xuyên vận động cơ thể thì khí huyết không lưu thông, tinh thần không sảng khoái thì sự lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, nhiều hơn. Có nhiều biện pháp để vận động cơ thể như đi bộ, chơi cầu lông, lắc vòng (nữ giới), bơi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2