intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng Nghiệm Thiền Lý Qua Thư Hoạ

Chia sẻ: Pham Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là lần đầu tiên Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức một cuộc triển lãm Thiền - Thư - Họa rất ấn tượng của họa sĩ Trầm Kim Hòa từ Úc trở về. Chỉ với 23 bức thư, họa, các tác phẩm đã thổi một luồng sinh khí mới, một sự tiếp cận mới về thiền lý trong thư pháp, hội họa. "Ngưng tư" Thưa họa sĩ, vì sao anh đặt tên cho cuộc họa triển lần này là "Ngưng tư" mà có thể hiểu sơ sài là "ngưng đọng tâm tư"? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng Nghiệm Thiền Lý Qua Thư Hoạ

  1. Chứng Nghiệm Thiền Lý Qua Thư Hoạ
  2. Họa sĩ Trầm Kim Hòa Đây là lần đầu tiên Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức một cuộc triển lãm Thiền - Thư - Họa rất ấn tượng của họa sĩ Trầm Kim Hòa từ Úc trở về. Chỉ với 23 bức thư, họa, các tác phẩm đã thổi một luồng sinh khí mới, một sự tiếp cận mới về thiền lý trong thư pháp, hội họa. "Ngưng tư" Thưa họa sĩ, vì sao anh đặt tên cho cuộc họa triển lần này là "Ngưng tư" mà có thể hiểu sơ sài là "ngưng đọng tâm tư"? Là một họa sĩ sẽ không tránh được những tháng ngày cô tịch, làm bạn với giấy - bút - mực, sự yên tĩnh và trầm tư. Đây là thời gian cần thiết cho tâm cảnh của một họa sĩ trong quá trình sáng tác để tâm có thể dung hợp vào tác phẩm một cách trọn vẹn, nhất là nghệ thuật về thiền họa.
  3. Trước đây anh học vẽ tranh thủy mặc theo trường phái nào: Lĩnh Nam họa phái, Kinh phái hay Hỗ phái? Và sự ảnh hưởng của nó như thế nào đối với việc hình thành trường phái thiền họa sau này của anh? Tôi đã ngưng không dùng các màu sắc đỏ xanh vàng tím trong tác phẩm mà chỉ dùng mực và nước để trở về với sự thuần chân, mộc mạc.Vào giữa thập niên 80, tôi có theo học họa phái Lĩnh Nam một thời gian, sau đó có học thêm về thư pháp Trung Hoa. Đến thập niên 90, tôi có cơ duyên nghiên cứu về Thiền học. Thiền đã đi vào đời sống hiện đại với nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, triết học, điều đó thúc đẩy tôi chú ý và hướng mạnh đến việc đi tìm một phong cách sáng tác thể hiện nội dung thiền trong hội họa. Sau 10 năm chiêm nghiệm về lĩnh vực nghệ thuật thiền, tìm tòi một phương cách diễn đạt, tôi đã ngưng không dùng các
  4. màu sắc đỏ xanh vàng tím trong tác phẩm mà chỉ dùng mực và nước để trở về với sự thuần chân, mộc mạc và nguyên sơ, phù hợp với tư tưởng thiền. Tôi phối hợp 3 lĩnh vực Thiền lý - Thư pháp - Hội họa để hình thành nên phong cách nghệ thuật Thiền Thư Họa mới cho riêng mình. Khoảng trống Anh có thể nói rõ hơn về cái gọi là phong cách nghệ thuật mới của anh? Vào năm 1991, sau ngày được mời sang Malaysia triển lãm, khi về lại Úc, tôi đã gác cọ không vẽ nữa mà tập trung nghiên cứu thiền họa trong gần 10 năm dài. Đến năm 2000, tôi mới tạm rút ra kết luận về phong cách thiền họa cho riêng mình. Tôi đánh dấu giai đoạn chuyển hướng này bằng bức vẽ một người đang thổi sáo ngồi giữa ngã rẽ của một dòng sông mà chung quanh là cây rừng vắng lặng..
  5. Bố cục của tranh được đơn giản hóa tối đa, để lại nhiều khoảng trống cần thiết để tâm người ngắm có thể đi vào cái không gian tựa hồ như vô cùng tận. Bố cục của tranh được đơn giản hóa tối đa, để lại nhiều khoảng trống cần thiết để tâm người ngắm có thể đi vào cái không gian tựa hồ như vô cùng tận. Và nơi đó người ngắm sẽ hài hòa và dung hợp được ý cảnh của tác phẩm, đồng thời cũng để hiển thị lý Sắc - Không. Sự phối hợp giữa thiền, thư, họa và khoảng trống đã hình thành một phong cách thiền họa riêng, chủ yếu diễn đạt nội tâm, kinh nghiệm đời sống qua cái nhìn của thiền. Thái độ của nghệ sĩ thiền họa đối với nghệ thuật cũng là thái độ của thiền đối với cuộc sống. Trong các họa phẩm của anh thường chừa "khoảng trống im lặng" để người xem tự suy tưởng lấy. Xin hỏi điều này có
  6. giống như khái niệm "dư bạch" (chừa khoảng trắng) trong thiền họa Nhật Bản không? "Một cuộc du hành vào sự khai giác tâm linh và khám phá nghệ thuật. Tranh và thư pháp của tác giả Trầm Kim Hòa cho thấy sự minh triết, giản dị và hóm hỉnh của Thiền tông". TS Mae Anna Pang (nhà tuyển trạch về nghệ thuật châu Á cho Nhà trưng bày nghệ thuật Victoria, Úc) Khái niệm "khoảng trống" trong tác phẩm của tôi khác với khái niệm khoảng trống của thiền họa Nhật Bản để cho người xem tự suy tưởng lấy. "Khoảng trống" trong tranh của tôi chính là để tâm người xem "có chỗ để vào" hòa nhập và cảm được ý cảnh của tranh cũng như thể hội được ý của tác giả muốn diễn đạt.
  7. Hơn nữa, khoảng trống tôi cũng xem như là tranh, tuy không nhìn được nhưng cảm được. Khoảng trống nhằm tạo cho bề mặt của tranh được thanh thoát, đơn giản, có thiền vị, tuy trống nhưng không thấy thiếu. Khoảng trống trong tranh đóng một vai trò quan trọng về bố cục, đồng thời cũng thể hiện lý Sắc - Không: nhân Không mà thấy Sắc, nhân Sắc thể hội Không - Sắc Không nhất như. Cái đẹp đó nằm trong sự buông xả Thiền họa có những khác biệt gì so với hội họa phương Tây? Đường nét của thiền họa bất chấp luật phối cảnh (perspective) và luật vẽ bóng (chiaroscuro) vốn là định luật cơ bản của lối họa Tây phương để dựng hình ba chiều. Để thể hiện cảm hứng nghệ thuật bằng mực và bút lông trên giấy mỏng, đòi hỏi đường nét phải vẽ nhanh, tiết giảm tối đa và
  8. chỉ thể hiện những gì thật cần thiết mà thôi. Nét bút của họa sĩ phải dứt khoát như tia chớp, không tô sửa. Một nét chấm hay một đường cong không tượng trưng cho con chim hay ngọn núi, mà nét chấm đó chính là con chim, đường cong đó chính là ngọn núi, bởi vì thiền họa phải là sáng tạo. Bởi vì một sự vật chỉ đẹp khi nó không bị ràng buộc hay câu thúc. Cái đẹp đó nằm trong sự buông xả. Nếu giữa bút và giấy có xen vào sự suy tư lý luận nào đó, điều này sẽ phá hỏng tác phẩm. Thiền họa không phải là chụp hình, mô phỏng hay sao chép. Một nét chấm hay một đường cong không tượng trưng cho con chim hay ngọn núi, mà nét chấm đó chính là con chim, đường cong đó chính là ngọn núi, bởi vì thiền họa phải là sáng tạo.
  9. Theo tôi, thiền họa, thiền thư pháp... chỉ là phương tiện để diễn đạt hoặc thể hiện kinh nghiệm nội tâm Có nhiều ý kiến cho rằng thiền họa có thể xem là một phương tiện chứng ngộ và chức năng của thiền họa gắn với chức năng của công án thiền, anh nghĩ sao về điều này? Theo tôi, thiền họa, thiền thư pháp... chỉ là phương tiện để diễn đạt hoặc thể hiện kinh nghiệm nội tâm, kinh nghiệm chứng ngộ chứ không phải chức năng hay phương tiện chứng ngộ gì cả. Và công án chỉ là mật ngữ của các vị thiền sư dùng phương tiện ẩn dụ để khai ngộ đệ tử không qua ngôn ngữ. Vì sao lần này anh chọn về Việt Nam để triển lãm? Phải chăng anh thấy có sự đồng điệu trong sự thưởng thức nghệ thuật, nhất là "nghệ thuật thiền họa" vốn rất khó thể hội bằng lý tính?
  10. "Khoảng trống" trong tranh của tôi chính là để tâm người xem "có chỗ để vào" hòa nhập và cảm được ý cảnh của tranh cũng như thể hội được ý của tác giả muốn diễn đạt.Đúng vậy! Tôi cảm nhận một sự đồng điệu trong sự thưởng thức về nghệ thuật tranh và thư pháp thiền ở Việt Nam, hơn nữa Việt Nam là nơi tôi sinh ra và lớn lên... Triển lãm lần này anh không bán tác phẩm, nhưng giả dụ như bán thì trung bình mỗi họa phẩm của anh sẽ có giá bao nhiêu? Nghe đồn là hàng chục ngàn đô la... Câu trả lời này cho tôi xin khất lại lần sau nhé. Một số dự định của anh sắp tới? Hiện tôi vẫn chưa có một dự định nào rõ ràng, sau cuộc triển lãm này, sẽ cố gắng sáng tác thêm những tác phẩm hay hơn để "trình làng" và chia sẻ cùng các anh chị em họa sĩ và
  11. những người yêu nghệ thuật, nhất là nghệ thuật tranh và thư pháp Thiền. Họa sĩ Trầm Kim Hòa tự hiệu là Nhất Hòa cư sĩ, sinh năm 1959 tại Sài Gòn - Chợ Lớn, năm 1984 định cư tại Úc. Từ năm1988, đã triển lãm tranh nhiều nơi trong và ngoài nước Úc. Năm 2001, triển lãm tranh thiền lần đầu tại Melbourne, Úc. Viện Nghệ thuật quốc gia Victoria và Viện Phật học Phật Quang Sơn đã sưu tập thiền họa và thư pháp của anh. Tranh của Trầm Kim Hòa đã triển lãm tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Canada...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1