intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chung sống trên thiên đường: Đẹp, hay, nhưng hơi tiếc…

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

67
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác phẩm Chung sống trên thiên đường của nghệ sĩ trẻ Nguyễn Mạnh Hùng được trưng bày ở viện Goethe từ 5. 4 đến 30. 4. Ngày 15. 4 có buổi trò chuyện của Nguyễn Mạnh Hùng với người xem, sau đó là một bữa tiệc nhẹ ngoài trời ở ngay tại khuôn viên viện Goethe (56- 58 Nguyễn Thái Học). Nói qua về Nguyễn Mạnh Hùng, anh là một nghệ sĩ trẻ được đánh giá là tài năng, cũng là thành viên tiêu biểu của hội nghệ sĩ trẻ “nhà sàn Đức”, các tác phẩm của anh được trưng bày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chung sống trên thiên đường: Đẹp, hay, nhưng hơi tiếc…

  1. Chung sống trên thiên đường: Đẹp, hay, nhưng hơi tiếc… Tác phẩm Chung sống trên thiên đường của nghệ sĩ trẻ Nguyễn Mạnh Hùng được trưng bày ở viện Goethe từ 5. 4 đến 30. 4. Ngày 15. 4 có buổi trò chuyện của Nguyễn Mạnh Hùng với người xem, sau đó là một bữa tiệc nhẹ ngoài trời ở ngay tại khuôn viên viện Goethe (56- 58 Nguyễn Thái Học). Nói qua về Nguyễn Mạnh Hùng, anh là một nghệ sĩ trẻ được đánh giá là tài năng, cũng là thành viên tiêu biểu của hội nghệ sĩ trẻ “nhà sàn Đức”, các tác phẩm của anh được trưng bày ở nhiều nơi. Riêng tác phẩm Chung sống trên thiên đường đã được mang đi trưng bày tại Na Uy, Đức, và bây giờ quay về Việt Nam.
  2. Đây là lần thứ tư tôi đi xem tác phẩm này. Có nhiều thứ để xem đi xem lại nhiều đến thế sao? Thực chất thì nói có cũng được mà nói không cũng chẳng sai. Mà giữa một không gian trang nhã như Goethe, đi xem cũng là một cái thú đáng kể lắm chứ. Phòng trưng bày hơi tối. Ánh sáng phát ra từ tác phẩm và cái màn hình tivi tạo cảm giác hơi âm u. Trên màn hình chiếu đi chiếu lại một đoạn phim dài hơn 9 phút ghi lại quá trình thực hiện tác phẩm. Tác phẩm đặt ở trên cao, phải đi lên tầm 4 bậc cầu thang thì mới thực sự nhìn được rõ. Bên cạnh cầu thang có một biển đề “Cấm chụp ảnh”. Đi lên hết 4 bậc cầu thang thì xem được toàn bộ tác phẩm, dĩ nhiên là vẫn phải để ý đến biển đề “Cấm lại gần”. Đó là một khối hình hộp chữ nhật cao 3 mét, được ghép với nhau bằng những tấm gỗ, nhìn như một khu chung cư cao tầng thu nhỏ. Đếm sơ sơ cũng phải được 20 tầng. Chiều cao và số tầng thì như của một khu chung cư, nhưng thiết kế tỉ mỉ thì như một khu nhà tập thể được cơi nới kiểu “chuồng chim”. Có rất nhiều cửa sổ với những khung sắt, ban công nhỏ. Trên mỗi cửa sổ treo rất nhiều quần áo, màn mùng rèm cửa và cả những tấm bạt sọc xanh đỏ thường thấy ở các khu tập thể xập xệ để tránh mưa gió. Bên trong khu tập thể ấy có gắn những cái đèn con xíu với ánh sáng vàng, thứ ánh sáng mà ta thường hay thấy ở lan can của các khu tập thể cũ.
  3. Rất công phu tỉ mỉ đến từng chi tiết. Có người còn tinh mắt phát hiện ra cảnh câu trộm điện hàng xóm. Trên nóc của khu “chung cư tập thể” này là cổng làng lợp ngói, sân gạch, bụi chuối, đống rơm, tường đất. Tác phẩm được đặt trên rất nhiều bông, bồng bềnh nhìn như mây và phía sau là nền bầu trời màu xanh biếc. Có một máy bay phản lực bay ngang qua khu chung cư thiên đường và kéo theo một cột khói rất dài. Trong buổi triển lãm này, tác giả có sử dụng bốn đèn chiếu sáng được dấu kín phía dưới lớp bông. Theo tôi đó là tất cả những gì có thể “tả” lại tác phẩm. Cá nhân tôi thấy đây là một tác phẩm thú vị. Chưa dám nói nhiều đến tư tưởng, quan điểm, ý nghĩa… chỉ nhìn đã thấy sướng con mắt rồi. Tác phẩm kích thích trí tò mò. Ngoại trừ cái video hơi vô duyên. Người xem cố kiên nhẫn xem hết đoạn video rồi mới chạy lên xem tác phẩm. Nhưng theo tôi, chính đoạn video này đã làm giảm đi tính tò mò của người xem. Nếu như tác giả chiếu đoạn video này vào ngày 15. 4 thì có
  4. phải giá trị hơn không. Lúc đó người xem sẽ chắt lọc hơn, và sẽ là những người quan tâm thật sự chứ không phải những người chỉ xem cho qua, xem cho biết… Mà thực sự thì đoạn phim cũng chẳng có gì đặc biệt tác động đến tác phẩm. Ngoài trừ có thể khiến người ta thốt lên là “công phu đấy”. Đứng nói chuyện với một số người xem, tôi thấy Chung sống trên thiên đường đã đáp ứng được thẩm mỹ của khá nhiều người. Người cưỡi ngựa xem hoa cũng thấy hay ho, thú vị. Còn các nghệ sĩ lớn, có vai vế trong ngành khi xem cũng tấm tắc nể phục. Tác giả thật thông minh khi để người xem bước lên bốn bậc cầu thang rồi mới được xem tác phẩm giữa bầy bông, khiến tạo nên một cảm giác hoàn toàn khác. Như bước lên và nhìn ngắm thiên đường thật sự, dù đó chỉ là chung cư. Và mãi về sau tôi mới biết trước kia triển lãm ở bên Na Uy và Đức không được trưng bày như thế, phải về Việt Nam mới được thực hiện đúng theo ý đồ của Hùng. Thật là hay. Việt Nam là thiên đường rồi còn gì Cái khiến tôi thích tác phẩm này, ngoài chuyện công phu, sáng tạo, còn ở việc nghệ sĩ sử dụng tinh tế và dí dỏm hình ảnh văn hóa Việt Nam (cuộc sống những khu tập thể, văn hóa làng xã), đầy tính phúng dụ, hài hước, nhưng rất tự nhiên. Tác phẩm đẹp và sống động, như một bức tranh mang không gian ba chiều. Một bức tranh vừa tĩnh vừa động, làm người xem nào cũng có cảm giác thêm cái này một tí, thêm cái kia một tí. Thí dụ khi xem tác phẩm, có rất nhiều người đề nghị cho thêm âm thanh của đô thị vào, cá nhân tôi muốn tái hiện chi tiết ánh sáng của một ngày, để thiên đường được sống song song với thế giới dưới kia.
  5. Sự tương tác, can thiệp đó của người xem (dù chỉ trong đầu) cũng là một đặc điểm tiêu biểu của tác phẩm đương đại. Nhưng sao không được chụp ảnh tác phẩm? Hơi buồn. Tôi không biết anh Hùng có ý định của anh, nhưng không chụp ảnh đồng nghĩa với một số bài báo viết về tác phẩm của anh sẽ loay hoay không biết diễn tả như thế nào, hoặc viết chung chung, hoặc viết cái kiểu, “Hay lắm, hay cực ý, cứ đi rồi biết nó hay như thế nào”… Thật là tiếc. Biết làm sao, đó là quyết định của tác giả. Dĩ nhiên làm như thế sẽ bắt khán giả đến xem trực tiếp. Nhưng những người yêu nghệ thuật ở xa Hà Nội thì làm thế nào. Thiết nghĩ anh Hùng nên cho tác phẩm đi lưu diễn dọc chiều dài Việt Nam, đảm bảo sẽ có rất nhiều người hưởng ứng. * Khách dự tọa đàm Chung sống trên thiên đường
  6. Trong buổi tọa đàm ngày 15. 4, Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: Anh đã tự đặt ra câu hỏi: dưới mặt đất này, chúng ta đã sống trong những căn nhà cơi nới chật hẹp. Vậy một thiên đường xa xôi và thần tiên, các thiên thần sẽ sống ở đâu. Có phải sống chung với nhau như những khu tập thể dưới mặt đất không? Vậy là “chung sống trên thiên đường” hiện ra thật sinh động. Cái máy bay trong tác phẩm thực ra được lấy ra từ một tác phẩm hội hoạ khác. Nó cũng thể hiện niềm đam mê máy bay của anh, và được chuyển sang một không gian ba chiều sống động hơn. Giám đốc viện Goethe và Nguyễn Mạnh Hùng Ánh sáng là bước khó khăn mà Hùng gặp phải khi thực hiện tác phẩm. Hôm đó có người hỏi, sao lại sử dụng cách làm này để thể hiện ý tưởng. Hùng trả lời rằng muốn đưa cái nhìn khách quan nhất về thiên
  7. đường cho khán giản (thông qua cách nhìn không gian ba chiều) và nhìn một cách bao quát nhất cái nóc nhà (nông thôn Việt Nam) Một khán giả hỏi rất hay: liệu Hùng muốn nâng cuộc sống dưới mặt đất lên (vì bây giờ những căn nhà cơi nới đã ít) hay muốn hạ cuộc sống thiên đường xuống (thiên đường phải sống trong căn nhà cơi nới). Hùng trả lời: bản chất thiên đường địa ngục đã có ngay trong cuộc sống bình thường rồi, đó là tùy cách mỗi con người chọn lựa. Nghệ sĩ Trần Lương tại tọa đàm Một khán giả lại hỏi: Anh có muốn cho âm thanh vào thêm sinh động không? Hùng trả lời: bản thân đã từng nghĩ đến nhưng sau lại muốn đó như một tác phẩm hội hoạ tĩnh, chỉ muốn mọi người nhìn nhiều theo cái nhìn đa chiều chứ không hề muốn tác phẩm “sống” theo nghĩa của khán giả đó.
  8. Các nghệ sĩ của Nhà sàn: Nguyễn Phương Linh (áo vàng), Bill Nguyễn (áo đỏ?) Một khán giả nữa thắc mắc: những người xem nước ngoài có phản ứng gì. Hùng trả lời đơn giản, họ không băn khoăn nhiều và hiểu rõ đây là một tác phẩm nghệ thuật. (Vâng, đây là một tác phẩm nghệ thuật rồi, lại là rất hay, rất đẹp, nhưng chẳng lẽ là tác phẩm nghệ thuật thì không băn khoăn sao, câu này khiến tôi băn khoăn suốt!) *
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2