intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng suy sụp tinh thần sau sinh T

Chia sẻ: Vove Giacmo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo BS. Phạm Ngọc Thanh, Trưởng đơn vị tâm lý trẻ em BV Nhi đồng 1 (TP HCM), sau khi sinh, một số phụ nữ bị suy sụp tinh thần hay lo lắng buồn phiền thái quá. Đây là chứng "suy sụp tinh thần sau khi sinh" hay bệnh hậu sản, trầm cảm sau sinh, thường xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng suy sụp tinh thần sau sinh T

  1. Chứng suy sụp tinh thần sau sinh Theo BS. Phạm Ngọc Thanh, Trưởng đơn vị tâm lý trẻ em BV Nhi đồng 1 (TP HCM), sau khi sinh, một số phụ nữ bị suy sụp tinh thần hay lo lắng buồn phiền thái quá. Đây là chứng "suy sụp tinh thần sau khi sinh" hay bệnh hậu sản, trầm cảm sau sinh, thường xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ. Cáu gắt, buồn rầu, xa lánh con... Sau khi sinh, chị T.H (quận Bình Thạnh) trở nên cáu gắt, lúc nào cũng buồn rầu và luôn xa lánh con mình. Chị rất mau nước mắt, đụng tí chuyện là khóc, khóc dai dẳng. Từ
  2. một người vui vẻ, hoạt bát chị trở thành một người cáu bẳn, khó chịu. Do chồng đi lao động ở nước ngoài nên từ lúc mang thai đến khi vượt cạn, chị đều một mình lo toan. Chị với mẹ chồng thường hay xích mích, cãi cọ. Đến khi chị có biểu hiện mất ngủ liên tục 10 ngày liền và hay la hét, đập phá, mẹ ruột mới đưa chị về nhà. Một tuần sau, chị được đưa đến BV điều trị vì có hành động bịt mũi rồi đập đầu con vào tường. Theo BS. Phạm Ngọc Thanh, có con là một niềm vui lớn, nhưng đồng thời sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với các phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa. Còn theo BS sĩ Lê Quốc Nam, Phòng khám tâm lý y khoa, tâm thần kinh Quốc Nam (TP HCM) thì sau khi vượt cạn, một số phụ nữ xuất hiện tình trạng thay đổi cảm xúc như chợt vui, chợt buồn hoặc tự nhiên khóc không lý do, lo âu,
  3. dễ bị kích thích, khó tập trung chú ý, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ dù cho đứa con không quấy rối gì về đêm. Người bệnh luôn cảm thấy buồn, ăn mất ngon dẫn đến sụt cân, khó ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi nhưng không phải do làm việc quá sức, thường hay khóc không lý do, cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm, cảm thấy bồn chồn, lo âu, dễ tức giận. Sản phụ không còn cảm thấy thích thú đối với những hoạt động ưa thích trước kia như xem phim, nghe nhạc..., không quan tâm đến những sự việc xung quanh, luôn cảm thấy bi quan về tương lai và có ý nghĩ về cái chết. Họ cũng không muốn chăm sóc con hay sợ rằng mình sẽ làm hại đứa bé. Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong vòng 4 tuần đến 3 tháng sau sinh. Theo BS Lê Quốc Nam nếu các triệu chứng trên chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần sau sinh thì đây là một phản ứng bình thường, được ví như một "cơn buồn thoáng qua". Nhưng nếu kéo dài hơn 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì bệnh nhân có thể bị rối loạn trầm cảm sau
  4. sinh. Đi tìm nguyên nhân BS. Phạm Ngọc Thanh cho hay, chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi em bé chào đời. Sau khi sinh con, việc người phụ nữ thấy xúc động hay lo lắng là chuyện bình thường. Nhưng nếu triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần để được giúp đỡ:
  5. đổi vài loại nội tiết tố sinh dục đã dẫn đến ng cho người phụ nữ sau sinh. - Cảm thấy xuống tinh thần, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày; - Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả; - Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt lực;
  6. - Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn; - Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình; - Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai. BS. Lê Quốc Nam cho biết, nguyên nhân chính xác gây trầm cảm sau sinh hiện nay chưa rõ nhưng có giả thiết cho rằng sự thay đổi vài loại nội tiết tố sinh dục trong khi có thai và ngay sau khi sinh có thể góp phần vào quá trình sinh bệnh này. Đôi khi "thủ phạm" đến từ nguyên nhân tâm lý, nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hòa thuận hay ít có người thân hoặc bạn thân để tâm sự; những sản phụ sinh khó hay sau sinh ít được người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân và em bé có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Ngoài ra, những người đã từng bị trầm cảm trước đó cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao. Nếu thời gian đầu khi mới xuất hiện các triệu chứng như lo âu, căng thẳng, chán nản... mà không quan tâm giúp đỡ,
  7. đưa bệnh nhân đi khám kịp thời thì về sau bệnh nặng thêm, có khả năng xuất hiện thêm triệu chứng loạn thần như ảo giác hay hoang tưởng. Lúc này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Theo các bác sĩ, để tránh chứng bệnh trên, các sản phụ cần chuẩn bị cẩn thận trong lúc đang có thai như: - Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: Dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm). - Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh. - Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con. - Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con. - Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2