intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÚNG TÔI VẼ VỀ CHIẾN SĨ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu nói Nghệ thuật là phương tiện diễn đạt quá khứ và hiện tại thì 25 anh em chúng tôi ở trại sáng tác Tam Đảo đang lao động sáng tạo với một trách nhiệm và tình cảm vô cùng lớn lao đối với các anh hùng, liệt sĩ qua hai cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại của dân tộc. Các họa sĩ là những hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có một bề dày tuổi đời và tuổi nghề, có họa sĩ đã chứng kiến những phút bi hùng Thành cổ Quảng Trị, hay phút...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÚNG TÔI VẼ VỀ CHIẾN SĨ

  1. CHÚNG TÔI VẼ VỀ CHIẾN SĨ PHAN OÁNH-bản trường ca Mậu Thân 1968-sơn dầu
  2. Nếu nói Nghệ thuật là phương tiện diễn đạt quá khứ và hiện tại thì 25 anh em chúng tôi ở trại sáng tác Tam Đảo đang lao động sáng tạo với một trách nhiệm và tình cảm vô cùng lớn lao đối với các anh hùng, liệt sĩ qua hai cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại của dân tộc. Các họa sĩ là những hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có một bề dày tuổi đời và tuổi nghề, có họa sĩ đã chứng kiến những phút bi hùng Thành cổ Quảng Trị, hay phút thần tốc của chiến dịch Mậu Thân 68, cũng có những họa sĩ chứng kiến cảnh mưa bom bão đạn trên phòng tuyến Vỵ Xuyên hay ở tuyến lửa Đường Trường Sơn, Ngã ba Đồng Lộc của những năm đánh Mỹ, có những hoạ sĩ tuổi đời còn rất trẻ, khi sinh ra thì đất nước đã hoàn toàn giải phóng, chỉ biết cuộc chiến qua thông tin sử sách. Nằm trong chương trình, kế hoạch của cuộc vận động sáng tác, tiến tới triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”. Ngày 29 tháng 5 vừa qua, không gian sảnh ba tầng của nhà sáng tác Tam Đảo bày kín 62 tác phẩm hội hoạ và điêu khắc của 25 tác giả dự trại. Nếu cứ nối theo chiều dài thì hơn 80 mét, mỗi mét là một sự kiện lịch sở hào hùng, vẻ vang qua hai cuộc kháng chiến vô cùng oanh liệt để dành tự do, độc lập của dân tộc. Hoạ sĩ Phan Oánh đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 40 năm trong quân ngũ, anh là thế hệ thanh niên xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, chiến đấu khắp các chiến trường Nam Bộ, anh mang ra dự trại
  3. với hàng trăm ký hoạ đầy cảm xúc về tình đồng đội qua các nẻo đường chiến dịch, Phòng tuyến Vỵ Xuyên bằng chất liệu mầu dầu, bút pháp chắc khỏe với gam mầu lạnh, nhưng bên trong như có lửa, chờ thời cơ là tiếp diễn một cuộc chiến đấu mới. Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên trong chiến tranh chống Mỹ đã có nhiều năm tháng đi vẽ về Tây Nguyên, bức phác thảo sơn mài Du kích Tây Nguyên nổi dậy sau 30 năm trăn trở hôm nay anh mới có dịp thể hiện, như trả một món nợ với đồng bào Tây Nguyên vô cùng yêu quý. Dự trại sáng tác có họa sĩ là những cựu chiến binh đã một thời vào sinh ra tử, trong Cơn lốc tháng ba hay trên triền sông Cửa Việt... nhưng cũng có những họa sĩ đang mặc quân phục như Trịnh Bá Quát, Nguyễn Hải Nghiêm, Ngân Chài, Mai Xuân Chung, Mai Huy, Đoàn Thân, Phúc Tùng đều chọn cho mình một đề tài để khắc họa khí phách, anh hùng của anh bộ đội cụ Hồ. Các tác phẩm : Đánh tàu trên cửa Việt, Cọc tiêu sống, Qua ngầm, Rừng cười, Đặc công rừng Sác, Đột kích là những tác phẩm có hồn và rực lửa. Cũng một đề tài nhưng khai thác phong cách, khơi nguồn cảm xúc, bút pháp biểu hiện là sự thành công của nhiều tác giả tham gia dự trại lần này. Nữ họa sĩ Đặng Thị Dương giảng viên Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh với Cây Trường Sơn. Tác phẩm với bố cục lắp ghép ba mảng nhưng vẫn tạo được tính liên hoàn của miền rừng nhiệt đới, màu sắc lung linh, bố cục như có sự chuyển động hài hòa đầy chất huyền thoại về một con đường. Hoạ sĩ Đỗ Kích với Mẹ, Lê Trí Dũng
  4. với Đồng đội, Lai Thành với Đưa các anh về với mẹ đã có cách nhìn đầy chất nhân văn của người lính, đây thực sự là một bản anh hùng ca bất tử. Họa sĩ Thế Hữu có Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Từ Thành có Bên kia cầu Mường Thanh, Nguyễn Trường Linh có Dấu chân người lính, Đặng Hướng có Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng, Phạm Ngọc Liệu có Trận địa chốt trên cầu, Dân Quốc có Cửa mở, Nguyễn Văn Chuyên có Toạ độ 5, Mai Huy có Mắt đảo, Phạm Mười có Trước giờ trực chiến, đây là những họa phẩm có tính khái quát cao, có cách thể hiện mới thực sự đã chuyển tải được một nội dung mang đầy dấu ấn lịch sử. Hoạ sĩ Trần Hoà, Lê Đức Biết, Bùi Anh Hùng lại khai thác đề tài qua các đợt đi thực tế để hôm nay có Xưởng sửa chữa tàu HQ46, Những người lính thợ, Hạnh phúc người lính. Ngoài 62 tác phẩm mầu dầu, lụa, sơn mài, sơn khắc, khắc gỗ còn có 4 tác phẩm điêu khắc của Nguyễn Phúc Tùng và Vũ Đại Bình. Với chất liệu thạch cao: Đột kích, Nữ tự vệ Thủ đô, Đặc công nước, Người giữ chủ quyền đất nước. Cũng được các tác giả trưng bày báo cáo trong đợt này. Trong thời gian một tháng sáng tác, các hoạ sĩ đã được đón tiếp và nhận được sự giúp đỡ, động viên của chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Trần Khánh Chương, Phó chủ tịch thường trực họa sĩ Bằng Lâm, thiếu
  5. tướng AHLLVT Lê Mã Lương, cục Tuyên huấn Tổng cục chính trị QĐNDVN, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng tác Bộ VH TT và DL. Các tác giả tham dự trại xin chân thành cảm ơn và dành khoảng thời gian còn lại tập trung hoàn thành tác phẩm góp phần thành công vào cuộc triển lãm toàn quốc về đề tài LLVT - CTCM và bổ sung những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao cho Bảo tàng LSQSVN. Từ Thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2