intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng từ tài chính - Chứng từ thương mại

Chia sẻ: Phuong Trang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

1.325
lượt xem
221
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu học môn thanh toán quốc tế về phần chứng từ tài chính - chứng từ thương mại dùng để tham khảo và học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng từ tài chính - Chứng từ thương mại

  1. 16 04 2010 BỘ CHỨNG TỪ TRONG TTQT  CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH  CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH  Hối phiếu (Bill of exchange - Draft)  Lệnh phiếu (Promissory note)  Sec (Cheque- Check) CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI  Chứng từ vận tải  Vận đơn đường biển (Bill of lading)  Chứng từ vận tải hàng không (Air Transport Document)  Chứng từ vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Document)  Chứng từ vận tải của hãng giao nhận (Transport Document issuued by Freight Forwarders) 1
  2. 16 04 2010 MANGO INTERNATIONAL, LTD  CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI  Chứng từ hànghóa  Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice )  Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)  Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)  Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng, chất lượng (Certificate of Weight/ Quantity/ Quality)  Giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh động thực vật (Veterinary/ Phytosanitary Certificate) 2
  3. 16 04 2010 MANGO INTERNATIONAL, LTD  MANGO INTERNATIONAL, LTD  3
  4. 16 04 2010 CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI  Chứng từ bảo hiểm  Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)  Phiếu bảo hiểm ngỏ (Declaration of under Open Cover)  Bảo hiểm đơn (Insurance Policy)  Phiếu bảo hiểm (Cover note) CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI Là những văn bản chứa đựng những thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để khiếu nại đòi bồi thường,… Là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Các chức năng của vận đơn đường biển:  Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng.  Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở.  Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn 4
  5. 16 04 2010 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (1): Tiêu đề vận đơn (2): Số vận đơn (3): Tên công ty vận tải biển (logo, địa chỉ, điện thoại, fax,…) (4): Người gửi hàng (người giao hàng): shipper hoặc consignor (5): Người nhận hàng: consignee (6): Bên được thông báo: notify party/address (7): Nơi nhận hàng để chở: place of receipt (8): Tên cảng bốc hàng lên tàu: port of loading (9): Tên cảng dỡ hàng: port of discharge (10): Nơi giao hàng cho người nhận hàng (place of delivery) (11): Tên con tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu (vessel and voy. no.) VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (12): Số lượng vận đơn gốc được phát hành (No. of original bills of lading) (13): Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa (marks and number) (14): Số lượng và mô tả hàng hóa (number and kind of Packages, discription of goods) (15): Trọng lượng cả bì (gross weight) (16): Thể tích (Measurement) (17): Tổng số container hay kiện hàng (ghi bằng chữ): total no. of containers or packages (in words) (18): Phần khai hàng hóa ở trên do người gửi hàng thực hiện (19): Ghi chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (20): Nội dung phản ánh cam kết của người chuyên chở về việc đã nhận hàng và trách nhiệm chở hàng đến nơi quy định, cũng như các trường hợp miễn trách đ/v người chuyên chở (Received by the carrier…) (21): Nơi và ngày tháng phát hành vận đơn (22): Ghi chú về việc hàng hóa đã được bốc lên tàu (shipped on board) (23): người phát hành vận đơn ký tên 5
  6. 16 04 2010 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Chữ ký trên vận đơn: • Hãng vận chuyển • Đại lý của hãng vận chuyển • Thuyền trưởng • Đại diện/ đại lý của thuyền trưởng VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG Chức năng:  Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng  Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở.  Không có chức năng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. -Không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu thông thường - Không dùng vận đơn hàng không để nhận hàng tại sân bay đến VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG Một số lưu ý: - Ghi chú “đã bốc” không cần thiết. Chỉ cần ghi “đã nhận hàng để chở” - Ngày giao hàng hay ngày gửi hàng: nếu ko có thể hiện nào khác trên vận đơn, ngày phát hành vận đơn vừa là ngày nhận hàng để chở, vừa là ngày giao hàng (ngày gửi hàng) - Số bản gốc (thường là 3) và phân phối vận đơn gốc: 3 bản gốc được phân phối như sau: + Bản 1: Giữ tại đại lý phát hành + Bản 2: Gửi cùng hàng hóa để giao cho người nhận hàng + Bản 3: Giao cho người gửi hàng + Các bản gốc còn lại (nếu có): được dùng bổ sung cho các bên liên quan. 6
  7. 16 04 2010 VẬN TẢI ĐƠN ĐA PHƯƠNG THỨC Hàng hóa được chuyên chở từ nơi đi đến nơi đến bằng ít nhất 2 phương tiện vận tải khác nhau, Chỉ sử dụng một loại chứng từ vận tải duy nhất Chỉ một người chuyên chở chịu trách nhiệm trong suốt quá trình chuyênchở Moät chöùng töø vaän taûi duy nhaát VẬN TẢI ĐƠN ĐA PHƯƠNG THỨC - Pre-carriage by carriage TRUCK/505 LANG SON Intended Vessel/Voy.No Port of loading MSC VANESSA/F455 HAI PHONG - Port of Discharge carriage LYON PORT PRAHA MỘT SỐ THUẬT NGỮ BẢO HIỂM Bảo hiểm là cam kết bồi thường của người bảo hiểm cho người được bảo hiểm về những tổn thất, hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện là người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho người bảo hiểm.  Người bảo hiểm  Người được bảo hiểm  Đối tượng bảo hiểm  Rủi ro được bảo hiểm  Phíbảo hiểm  Giá trị bảo hiểm 7
  8. 16 04 2010 HỢP ĐỒNG VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM • Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, anh ta thường ký một hợp đồng bảo hiểm bao (open policy, floating policy, open cover) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là 1 năm) theo các điều kiện và điều khoản như đã thỏa thuận trước. • Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu sẽ khai báo các chi tiết về lô hàng và trả phí bảo hiểm cho lô hàng đó cho công ty bảo hiểm. Trên cơ sở đó, nhà xuất khẩu ký tiếp một giấy chứng nhận bảo hiểm (certificate of insurance) và gửi một bản sao để công ty bảo hiểm lưu trữ. BẢO HIỂM ĐƠN Khi nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên, từng lần riêng biệt, mỗi lần giao hàng, anh ta phải thỏa thuận lại các điều kiện và điều khoản cho lô hàng đó, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một bảo hiểm đơn (insurance policy). Bảo hiểm đơn gồm 2 mặt: Mặt trước: những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hóa tham gia bảo hiểm. Mặt sau: các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm => nếu có kiện tụng, chỉ cần căn cứ vào bảo hiểm đơn để xét xử. PHIẾU BẢO HIỂM Không phải là chứng từ bảo hiểm vì không phải là hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành. Chỉ là tờ giấy xác nhận bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm phát hành => Không thể dùng phiếu bảo hiểm để khiếu nại đòi tiền bồi thường người bảo hiểm được. 8
  9. 16 04 2010 BẢO HIỂM ĐƠN VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM - Có thể coi hai loại chứng từ bảo hiểm này có giá trị như nhau, trừ trường hợp công ty bảo hiểm không bồi thường một cách hợp pháp (bị phá sản, có tranh chấp xảy ra cần sự giải quyết của Tòa án) thì mới cần đến bảo hiểm đơn. Hai loại chứng từ bảo hiểm trên cócáctác dụng: - Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều kiện và điều khoản của hợp đồng. - Xác nhận việc người được bảo hiểm trả phí vàngười bảo hiểm thu phí => thừa nhận hợp đồng bảo hiểm đã cóhiệu lực. - Là chứng từ cần thiết để khiếu nại đòi tiền bồi thường bảo hiểm khi córủi ro xảy ra gâytổn thất chohànghóa. MỘT SỐ LƯU Ý - Trong TMQT, người mua bảo hiểm có thể là một người, còn người hưởng lợi bảo hiểm lại là người khác => Chứng từ bảo hiểm luôn được yêu cầu lập trên cơ sở chuyển nhượng được. => Trong hợp đồng thương mại và trong L/C, phải có điều khỏan quy định chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm. - Khi chứng từ bảo hiểm thuộc loại chuyển nhượng được, người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký hậu, chuyển quyền đòi tiền bồi thường cho người hưởng lợi. - Chứng từ bảo hiểm cũng có thể đích danh, theo lệnh hay vô danh. Lọai theo lệnh linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế, nên được dùng phổ biến. MỘT SỐ LƯU Ý - Số tiền được bảo hiểm: tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. - Khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu Giấy chứng nhận bảo hiểm hay tờ khai bảo hiểm theo một bảo hiểm bao, nhà xuất khẩu có thể xuất trình một bảo hiểm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh toán (vì bảo hiểm đơn có giá trị pháp lý cao hơn) - Khi hợp đồng thương mại hoặc L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm phải được ký hậu, người hưởng lợi L/C lại xuất trình chứng từ bảo hiểm loại vô danh, thì chứng từ này vẫn được chấp nhận thanh toán. 9
  10. 16 04 2010 MỘT SỐ LƯU Ý  Tất cả bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình => người được bảo hiểm và người được chuyển nhượng phải nắm giữ trọn bộ bản gốc chứng từ bảo hiểm.  Ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm: về nguyên tắc, ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm được bắt đầu từ ngày ký phát hành. Ngày này không thể muộn hơn ngày giao hàng.  Các loại rủi ro được bảo hiểm cần thích đáng nhằm bồi đắp được những tổn thất khi rủi ro xảy ra. HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI Hóa đơn thương mại là chứng từ do người bán lập, có các chức năng chủ yếu:  Làm cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm.  Là công cụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu khi hóa đơn đã được chấp nhận trả tiền bởi người mua hoặc ngân hàng.  Những chi tiết ghi trên hóa đơn là căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại.  Là căn cứ để kiểm tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; hoặc thay thế cho hối phiếu làm cơ sở đòi tiền và trả tiền. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ: • Xác định mức thuế nhập khẩu • Nhằm mục đích xã hội và chính trị • Nhằm mục đích thị trường Ai ký giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa? • Người xuất khẩu • Người sản xuất • Phòng thương mại của nước xuất khẩu 10
  11. 16 04 2010 GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ Các loại giấy chứng nhận xuất xứ chính: - Form P: chỉ có chức năng là giấy chứng nhận đơn thuần về nơi xuất xứ hàng hóa. - Form A: để thực hiện chế độ ưu đãi phổ cập - Form O: được lập riêng cho mặt hàng cà phê để sử dụng thống nhất giữa các nước là thành viên của Hiệp hội Cà phê Quốc tế - Form X: lập riêng cho mặt hàng xuất khẩu thuộc dạng hàng may mặc gia công, thường đi kèm với giấy phép xuất khẩu - Form D: dùng để thực hiện Hệ thống ưu đãi có hiệu lực chung đang được áp dụng giữa các nước ASEAN - Form B: được lập cho hàng hóa xuất khẩu không thuộc yêu cầu của các loại C/O khác mà bên mua yêu cầu PHIẾU ĐÓNG GÓI Phiếu đóng gói thường chỉ ra các chi tiết về:  Số hàng hóa được đóng gói trong một bao, kiện, thùng, hộp hay container nhất định  Trọng lượng tịnh và cả bì của mỗi bao, kiện, thùng hay h ộp  Số lượng bao, kiện, thùng, hộp, container GIẤY KIỂM ĐỊNH Giấy kiểm định là chứng từ chứng nhận chất lượng, số lượng, cách đóng gói, bao bì, quy cách hàng hóa được giao.  Mục đích: ngăn ngừa sự giả mạo làm thiệt hại đến quyền lợi của nhà nhập khẩu  Người kiểm định: • Người đại diện của nhà nhập khẩu tại nước xuất khẩu • Cơ quan giám định độc lập 11
  12. 16 04 2010 CÁC CHỨNG TỪ HÀNG HÓA KHÁC  Giấy chứng nhận phẩm chất  Bảng kê chi tiết  Giấy chứng nhận số lượng  Giấy chứng nhận trọng lượng  Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật  Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật  Giấy chứng nhận vệ sinh HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI  Cơ sở kinh tế đầu tiên của hối phiếu là hình thức tín dụng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán chịu hàng hóa giữa các bên tham gia.  Hối phiếu dần hòan thiện về hình thức và nội dung, thoát ly khỏi cơ sở kinh tế ban đầu: sau khi được ký phát, hối phiếu trở thành một loại giấy tờ có giá độc lập hòan toàn với giao dịch kinh tế sản sinh ra nó.  Hối phiếu được sử dụng trong quan hệ tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, chiết khấu, cầm cố, thế chấp, là phương tiện thanh toán trong các giao dịch khác, là hàng hóa để mua bán trên thị trường tiền tệ. HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI  Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này:  Hoặc khi nhìnthấy phiếu  Hoặc tại một ngàycụ thể trongtương lai  Hoặc tại một ngàycóthể xácđịnh trongtương lai  Phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu 12
  13. 16 04 2010 HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI Theo điều 4, “Luật các công cụ chuyển nhượng” của Việt Nam: “Hối phiếu là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanhtoán khôngđiều kiện một số tiền xácđịnh khi có yêucầu hoặc vàomột thời gian nhất định trong tương lai chongười thụ hưởng” HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI Cácbênthamgia: Drawer: Người ký phát hay người phát hành. Drawee: Người bị ký phát hay người trả tiền. Accepto: Người chấp nhận. Beneficiary: Người hưởng lợi. Endorseror Assigno: Người chuyển nhượng. : Người cầm phiếu hợp pháp Avaliseur(garantor): Người bảo lãnh HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI  Công ước Genève1930- Luật thống nhất về hối phiếu(ULB : Uniform Law on B/E)  Luật hối phiếu 1882của Anh (BEA : Bill of ExchangeAct)  Luật Thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 Uniform CommercialcodeUCC)  Công ước Liên hiệp quốc về Hối phiếu và Lệnh phiếu Quốc tế 1980(International B/E and International Promissory Note- UN Convention 1980)  Luật cáccôngcụ chuyển nhượng (2005) 13
  14. 16 04 2010 HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI Cácđặc điểm của hối phiếu:  Tính trừu tượng của hối phiếu  Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu  Tính lưu thông của hối phiếu HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI BILL OF EXCHANGE (1) No:…………… For:…………… TP, HCM,…………(7)…………………………. At……(4)…………….sight of this first Bill of Exchange (second of the same tenor and date being unpaid) Pay to the order of……(6)………………..the sum of………………………(2)…………. Value received as per our invoice(s) No…………….dated……………………………….. Drawn under……………………………………………………………………………………. Confirmed / irrevocable / without recourse L/C No……………………………………… Dated/Wired……………………………………………………………………………………... TO:…………(3)………(5)………………… Name and address of Drawer (signature) (8) HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI Những nội dung bắt buộc phải cótrên hối phiếu:  Phải cóchữ HỐI PHIẾU ghi trên chứng từ (theoULB)  Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định  Tênvàđịa chỉ của người bị ký phát  Thời hạn thanh toán hối phiếu  Địa điểm thanh toán  Tênvàđịa chỉ của người hưởng lợi  Ngàytháng vànơi pháthành hối phiếu  Tên,địa chỉ vàchữ ký của người ký pháthối phiếu 14
  15. 16 04 2010 HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI Căn cứ phân loại Các loại hối phiếu - Hối phiếu trả tiền ngay (at sight bill) Thời hạn thanh toán - Hối phiếu có kỳ hạn (usance/time bill) - Hối phiếu trơn (clean bill) Chứng từ kèm theo - HP kèm chứng từ (documentary bill) - Hối phiếu đích danh (nominal bill) Tính chuyển nhượng - Hối phiếu vô danh (bearer bill) - Hối phiếu theo lệnh HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI Căn cứ phân loại Các loại hối phiếu - Hối phiếu thương mại (trade bill) Người ký phát - Hối phiếu ngân hàng (bank bill) - Hối phiếu nội tệ Loại tiền ghi trên HP - Hối phiếu ngoại tệ - Hối phiếu chưa được ký chấp nhận Trạng thái chấp nhận - Hối phiếu đã được ký chấp nhận HỐI PHIẾU THƯƠNG MẠI Các nghiệp vụ liên quan tới hối phiếu: • Phát hành hối phiếu • Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) • Ký hậu hối phiếu (Endorsement) • Bảo lãnh hối phiếu (Aval) • Cầm cố và nhờ thu hối phiếu • Kháng nghị không trả tiền (Protest for Non-payment) • Giải trái (Discharge) 15
  16. 16 04 2010 PHÁT HÀNH HỐI PHIẾU  Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán, bao gồm cả hối phiếu. Người kýphát: nhàxuất khẩu Người trả tiền: nhà nhập khẩu (phương thức nhờ thu) hoặc ngânhàngcủa nhànhập khẩu (ngânhàngpháthànhL/C)  Người ký phát phải đảm bảo cho hối phiếu tuân thủ chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung.  Người ký phát không được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán hối phiếu khi người trả tiền từ chối thanh toán. CHẤP NHẬN HỐI PHIẾU  Cần thiết đối với hối phiếu có kỳ hạn  Xuất trình hối phiếu để chấp nhận: trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm  Chấp nhận hối phiếu là hành vi của người bị ký phát cam kết thanh toán hối phiếu khi đến hạn.  Chấp nhận thương mại - tradeacceptance  Chấp nhận ngânhàng- bankacceptance  Hình thức chấp nhận:  Chấp nhận phải được viết trên mặt trước tờ hối phiếu, được thể hiện bằng từ “chấp nhận” và được ký bởi người bị ký phát  Chấp nhận bằng văn thư, điện thôngbáo  Chấp nhận là vô điều kiện (ULB)  Chấp nhận một phần tiền ghi trên hối phiếu (ULB)  Đối với hối phiếu có kỳ hạn sau X ngày kể từ ngày nhìn thấy (ngày chấp nhận hối phiếu), phải ghi rõ ngày tháng ký chấp nhận KÝ HẬU HỐI PHIẾU  Ý nghĩa của hành vi ký hậu  Thừa nhận quyền hưởng lợi hối phiếu đối với một người khác  Việc ký hậu mangtính trừu tượng và vô điều kiện (ko cần nêu lý dokýhậu, kocần báochongười trả tiền biết)  Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi kế tiếp.  Các loại ký hậu:  Ký hậu để trống (BlankEndorsement)  Ký hậu theolệnh (To orderEndorsement)  Ký hậu hạn chế (RestrictiveEndorsement)  Ký hậu miễn truy đòi (WithoutrecourseEndorsement) 16
  17. 16 04 2010 KÝ HẬU HỐI PHIẾU  Hối phiếu đích danh, theo lệnh hay để trống đều có thể chuyển nhượng được theo thủ tục ký hậu, trừ trường hợp hối phiếu có điều khoản quy định cấm chuyển nhượng (not to order) - ULB.  Khi muốn chuyển nhượng, người cầm phiếu phải ký vào mặt sau (ký hậu) của tờ hối phiếu, rồi chuyển hối phiếu cho người được chuyển nhượng  Chuyển nhượng hối phiếu cho 2 người trở lên?  Chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên hối phiếu ? BẢO LÃNH HỐI PHIẾU  Là sự cam kết của người thứ ba, thường là ngân hàng lớn có uy tín, về việc thanh toán hối phiếu khi đến hạn cho người thụ hưởng.  Bảo lãnh phải ghi rõ là cho người nào hưởng, nếu ko, người ký phát sẽ là người hưởng bảo lãnh  Cách thực hiện: ghi “bảo lãnh/aval” ngay trên tờ hối phiếu và ký tên hoặc bảo lãnh bằng một văn thư riêng (bảo lãnh mật) CẦM CỐ VÀ NHỜ THU HỐI PHIẾU  Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu tại các tổ chức tín dụng để vay vốn. Trường hợp người cầm cố hoànthànhnghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố hối phiếu Trường hợp người cầm cố khônghoàn thành nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố hối phiếu  Người thụ hưởng có thể chuyển giao hối phiếu cho người thu hộ để nhờ thu số tiền ghi trên hối phiếu kèm theo chỉ thị nhờ thu 17
  18. 16 04 2010 KHÁNG NGHỊ KHÔNG TRẢ TIỀN  Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật.  Người hưởng lợi lập đơn kháng nghị trong thời hạn pháp luật cho phép (thường là trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đến hạn thanh toán)  Đơn kháng nghị phải sao nguyên văn tờ hối phiếu , cùng các yếu tố như chấp nhận, ký hậu, bảo lãnh, lý do từ chối trả tiền  Sau khi lập xong đơn kháng nghị, người bị từ chối thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho một trong những người chuyển nhượng trước đó để đòi tiền.  Nếu ko có bản kháng nghị, ngoại trừ người ký phát, những người được chuyển nhượng sẽ được miễn trách nhiệm trả tiền. GIẢI TRÁI Hối phiếu được người bị ký phát thanh toán đầy đủ và đúng hạn xem như là đã giải trái (trả xong nợ theo quy định) Các trường hợp sau cũng được coi là đã giải trái:  Người chấp nhận là người cầm phiếu khi đến hạn  Hối phiếu hết hiệu lực pháplý do quáthời hạn theoluật định  Người cầm phiếu tuyênbố bằng văn bản từ bỏ quyền lợi về hối phiếu và tuyênbố hủy bỏ hối phiếu.  Người bị ký phátthanhtoánhối phiếu trước khi đến hạn QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG Người ký phát HP (3) Người hưởng lợi (Drawer) (Beneficiary) (4) (1) (2) Người được chuyển nhượng thứ 1 (5) Người trả tiền HP (6) Người được chuyển (Drawee) nhượng thứ 2, 3,… 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2