Ngô Thị Hương Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 213 – 217<br />
<br />
12<br />
<br />
CHUỐI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CHÈ THÁI NGUYÊN NHỮNG TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
Ngô Thị Hương Giang*<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cây chè là một trong những cây cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là<br />
cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên. Mặt hàng “chè Thái Nguyên” đã<br />
trở thành một thương hiệu nổi tiếng không những trong nước mà cả với nước ngoài. Tuy nhiên,<br />
trong những năm gần đây hoạt của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên vẫn còn tồn tại<br />
nhiều bất cập từ khâu cung cấp cho đến khâu tiêu thụ do đó đã làm giảm hiệu quả trong kinh<br />
doanh mặt hàng chè Thái Nguyên, làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè Thái Nguyên<br />
trên thị trường trong nước và nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này cần phải nhìn nhận các vấn đề<br />
còn tồn tại trong các khâu của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên.<br />
Từ khóa: Chè, chuỗi cung ứng chè, chè Thái Nguyên, mặt hàng chè Thái Nguyên, khuyến nghị<br />
cho mặt hàng chè Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu và rộng<br />
hiện nay đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng<br />
đem lại không ít những thách thức, khó khăn<br />
cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói<br />
chung và mặt hàng chè Thái Nguyên nói<br />
riêng. Các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ<br />
sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giảm<br />
chi phí... ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao<br />
hơn. Để đáp ứng được các yêu cầu này thì<br />
phát triển chuỗi cung ứng chính là một trong<br />
những giải pháp hữu hiệu vì chuỗi cung ứng<br />
là một tập hợp các liên kết chặt chẽ của các<br />
tác nhân trong chuỗi với nhau nhằm quản lý<br />
các luồng hàng hóa (dịch vụ) và giá trị gia<br />
tăng của chuỗi nông nghiệp từ đó cung cấp<br />
cho khách hàng tốt hơn với chi phí thấp nhất<br />
có thể.[1]<br />
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG<br />
SẢN XUẤT KINH DOANH MẶT HÀNG<br />
CHÈ THÁI NGUYÊN<br />
Được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, điều kiện<br />
khí hậu và thời tiết hết sức thích hợp cho việc<br />
phát triển cây chè, do đó cây chè đã trở thành<br />
cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền<br />
kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo<br />
và làm giàu của nông dân Thái Nguyên.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 215959; Email: ngogiangqtkd@yahoo.com<br />
<br />
“Chè Thái Nguyên” đã trở thành một thương<br />
hiệu nổi tiếng không những trong nước mà cả<br />
với nước ngoài. Hiện nay, Thái Nguyên là<br />
vùng chè trọng điểm của cả nước, đứng thứ 2<br />
sau tỉnh Lâm Đồng với diện tích chè của tỉnh<br />
có hơn 19.100 ha, trong đó có hơn 17.000 ha<br />
chè kinh doanh, năng suất đạt 110,97 tạ/ha,<br />
sản lượng đạt hơn 190 nghìn tấn. Cho đến nay<br />
tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ<br />
trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển cho ngành<br />
chè từ khâu cung cấp giống, ứng dụng khoa<br />
học kỹ thuật cho sản xuất đến khâu chế biến<br />
đã làm cho diện tích, sản lượng, năng suất và<br />
chất lượng tăng đều hàng năm góp phần làm<br />
gia tăng giá trị sản xuất của chè cho giá trị sản<br />
xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên (bảng<br />
1). Bên cạnh đó, mặt hàng chè Thái Nguyên<br />
đã xây dựng được nhãn hiệu Chè Thái<br />
Nguyên và các thương hiệu: Chè Tân Cương,<br />
chè La Bằng, chè Trại Cài,…nổi tiếng trong<br />
nước và xuất khẩu. [7]<br />
NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG<br />
CỦA CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG<br />
CHÈ THÁI NGUYÊN<br />
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể<br />
trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng<br />
chè Thái Nguyên, tuy nhiên chuỗi cung ứng<br />
mặt hàng chè Thái Nguyên còn có nhiều vấn<br />
đề tồn tại ở các khâu, cụ thể:<br />
213<br />
<br />
Ngô Thị Hương Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 213 – 217<br />
<br />
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng và GTSX bình quân của chè Thái Nguyên năm 2010-2013<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
1<br />
<br />
ha<br />
<br />
18.138<br />
<br />
18.605<br />
<br />
19.141<br />
<br />
ha<br />
<br />
16.648<br />
<br />
16.968<br />
<br />
17.291<br />
<br />
320<br />
<br />
1,92<br />
<br />
323<br />
<br />
1,90<br />
<br />
tấn<br />
<br />
181.024<br />
<br />
184.886<br />
<br />
191.878<br />
<br />
3.862<br />
<br />
2,13<br />
<br />
6.992<br />
<br />
3,78<br />
<br />
tấn/ha<br />
<br />
10,87<br />
<br />
10,9<br />
<br />
11,097<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0,28<br />
<br />
0,197<br />
<br />
1,81<br />
<br />
5<br />
<br />
Diện tích trồng<br />
chè<br />
Diện tích chè thu<br />
hoạch<br />
Sản lượng chè<br />
búp tươi<br />
Năng suất chè<br />
búp tươi<br />
GTSX bq<br />
<br />
82<br />
<br />
83<br />
<br />
91<br />
<br />
1<br />
<br />
1,22<br />
<br />
8<br />
<br />
9,64<br />
<br />
6<br />
<br />
Xuất khẩu<br />
<br />
Tr.đồng/<br />
ha<br />
Tấn<br />
<br />
7.023<br />
<br />
8.100<br />
<br />
94<br />
<br />
1,36<br />
<br />
1.077<br />
<br />
15,3<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
6.926<br />
<br />
So sánh<br />
2012/2011<br />
Giá trị<br />
%<br />
467<br />
2,57<br />
<br />
So sánh<br />
2013/2012<br />
Giá trị<br />
%<br />
536<br />
2,88<br />
<br />
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên (2014)<br />
<br />
1) Khâu sản xuất: Là vùng chè nổi tiếng của<br />
cả nước nhưng trên thực tế người trồng chè<br />
Thái Nguyên chưa tận dụng hết lợi thế của<br />
mình. Việc trồng chè chủ yếu là theo hướng<br />
hộ cá thể với diện tích trồng chè còn manh<br />
mún, nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều<br />
do giống chè và kỹ thuật canh tác của từng hộ<br />
khác nhau. Đối với chè thu hoạch được do<br />
không có điều kiện để bảo quản và giữ chè<br />
trong một thời gian dài vì vậy phải bán ngay<br />
kể cả khi không được giá. Chưa có sự liên kết<br />
chặt chẽ giữa các hộ sản xuất với các DN chế<br />
biến. Nhiều hộ chưa tuân thủ theo các tiêu<br />
chuẩn vệ sinh an toàn trong qúa trình sản xuất<br />
và chế biến chè. Các hộ nông dân trồng chè<br />
thì luôn phải lo lắng với hiện trạng được mùa<br />
rớt giá, doanh nghiệp chế biến thì nguồn<br />
nguyên liệu không ổn định cả về chất lượng<br />
và giá cả. [3]<br />
2) Khâu chế biến: Chế biến chè chủ yếu được<br />
thực hiện theo phương pháp thủ công là<br />
chính. Năm 2013, phương pháp chế biến này<br />
chế biến khoảng 124.700 tấn chè búp tươi<br />
chiếm khoảng 65% tổng sản lượng chè búp<br />
của tỉnh Thái Nguyên. Chế biến công nghiệp<br />
còn ít chủ yếu là ở các DN chế biến chè chỉ<br />
đạt khoảng 67.160 tấn chiếm khoảng 35%<br />
tổng sản lượng chè búp tươi và được thực<br />
hiện chủ yếu đối với các sản phẩm chè xanh<br />
và sản phẩm chè đen để xuất khẩu. Hoạt động<br />
chế biến chè bằng phương pháp thủ công với<br />
phần lớn là máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu.<br />
Còn các dây chuyền thiết bị của hầu hết các<br />
doanh nghiệp thiếu đồng bộ, đơn giản, chưa<br />
214<br />
<br />
được đổi mới, sản phẩm chè chưa đa dạng,<br />
mẫu đơn giản. Các DN chưa thực sự chủ động<br />
về nguyên liệu đầu vào, chất lượng nguyên<br />
liệu đầu vào còn chưa ổn định. Chi phí<br />
nguyên liệu cao, công suất sản xuất thấp vì<br />
không đủ nguyên liệu. [8]<br />
3) Khâu tiêu thụ: Trong những năm qua mặt<br />
hàng chè Thái Nguyên được tiêu thụ chủ yếu<br />
là trong nước, năm 2013 tiêu thụ trong nước<br />
chiếm khoảng 80% chủ yếu là chè xanh được<br />
chế biến bằng phương pháp thủ công. (Bảng<br />
2) Chè tiêu thụ trong nước được bán với giá<br />
khá ổn định tuy nhiên đa phần là với mức giá<br />
thấp chưa tương xứng với thương hiệu nổi<br />
tiếng cả nước của chè Thái Nguyên. Giá chè<br />
xanh ổn định, trung bình từ 150.000 - 300.000<br />
đ/kg chè búp khô tùy theo thời vụ và vùng sản<br />
xuất. Chỉ có một lượng nhỏ của một số vùng<br />
chè đặc sản như Tân Cương, Phúc Xuân - TP<br />
Thái nguyên; La Bằng - Đại Từ; Trại Cài Đồng Hỷ... mặt hàng chè cao cấp mới có giá<br />
trị cao từ 600.000 - 2.500.000 đ/kg chè búp<br />
khô. Sản phẩm chè xuất khẩu với sản lượng<br />
xuất khẩu còn thấp chỉ chiếm khoảng hơn<br />
20% tổng lượng chè, không chủ động được<br />
thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài,<br />
thiếu sản phẩm cao cấp và hệ thống quản lý<br />
chất lượng chè đồng bộ, giá chè xuất khẩu<br />
còn thấp, cụ thể: Chè đen từ 2,0 - 2,2<br />
USD/kg; chè Nhật (Sen- tra) 3,2 USD/kg; chè<br />
xanh Việt Nam 2,8 USD/kg. Trong khi đó,<br />
giá chè xuất khẩu trung bình của Ấn Độ đạt<br />
4,3 USD/kg, Trung Quốc đạt 3,23USD/kg;<br />
Sri Lanka đạt 4,4USD/kg;…<br />
<br />
Ngô Thị Hương Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 213 – 217<br />
<br />
12<br />
<br />
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ mặt hàng chè Thái Nguyên năm 2009-2013<br />
Năm<br />
<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
<br />
Tổng số<br />
(Tấn)<br />
<br />
Nội địa<br />
Số lượng (tấn)<br />
<br />
Xuất khẩu<br />
Số lượng<br />
%<br />
(tấn)<br />
31.813,2<br />
25.648,2<br />
80,6<br />
6.165<br />
19,4<br />
34.379,8<br />
27.941,8<br />
81,27<br />
6.438<br />
18,73<br />
36.204,8<br />
29.278,8<br />
80,87<br />
6.926<br />
19,13<br />
36.977,2<br />
29.954,2<br />
81<br />
7.023<br />
19<br />
38.375,6<br />
30.275,6<br />
78,9<br />
8.100<br />
21,1<br />
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên(2013) và tính toán của tác giả<br />
<br />
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong<br />
các khâu của chuỗi cung ứng mặt hàng chè<br />
Thái Nguyên?<br />
Thứ nhất, diện tích sản xuất chè của nhiều hộ<br />
còn nhỏ do công tác quy hoạch và xây dựng<br />
kế hoạch phát triển cây chè trong nhiều năm<br />
trước đây thả nổi, thiếu quy hoạch và kế<br />
hoạch cụ thể cho từng địa phương trong tỉnh.<br />
Trình độ lao động ở các hộ sản xuất thấp.<br />
Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, thiếu các<br />
thông tin cả đầu vào và đầu ra, đặc biệt là<br />
thông tin thị trường đầu ra.<br />
Thứ hai, các doanh nghiệp chế biến và tiêu<br />
thụ chè ở Thái Nguyên hiện nay, chỉ đầu tư<br />
vào khâu chế biến mà không liên kết với các<br />
hộ trồng chè, nên tính chủ động về nguyên<br />
liệu chế biến là rất thấp. Bên cạnh đó hệ<br />
thống máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến<br />
chè ở các doanh nghiệp hầu hết là công nghệ<br />
cũ của Trung Quốc, Đài Loan hay Liên Xô<br />
cũ, Việt Nam. Các doanh nghiệp còn gặp<br />
những khó khăn về vốn: quy mô vốn nhỏ và<br />
khó khăn trong vay vốn vì vậy việc đầu tư các<br />
dây chuyền công nghệ hiện đại còn chưa cao<br />
và chưa có hiệu quả.<br />
Thứ ba, mối liên kết dọc trong các khâu chưa<br />
có hoặc nếu có thì rất ít và chưa chặt chẽ. Mối<br />
liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu<br />
thụ và người trồng nguyên liệu chưa bền<br />
vững. Dẫn đến trong vùng nguyên liệu vẫn<br />
xảy ra hiện tượng “tranh mua, tranh bán” giữa<br />
các doanh nghiệp và giữa các hộ trồng chè<br />
khi sản lượng, giá cả trên thị trường chè có<br />
biến động. Mối liên kết giữa các doanh<br />
nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ quan<br />
nhà nước, Hiệp hội chè chưa thực sự gắn bó<br />
<br />
%<br />
<br />
hỗ trợ lẫn nhau trong cung cấp thông tin, đề<br />
xuất, kiến nghị, tuyên truyền quảng bá, v.v....<br />
Thứ tư, hệ thống thông tin thị trường còn<br />
kém, chưa được cập nhật thường xuyên và<br />
không phổ biến rộng rãi và sự chia sẻ thông<br />
tin giữa các tác nhân trong chuỗi là rất ít và<br />
thiếu do đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động<br />
sản xuất, chế biến và tiêu thụ mặt hàng chè<br />
Thái Nguyên.<br />
MỘT SỐ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI<br />
QUYẾT NHỮNG TỒN TẠI CỦA CHUỖI<br />
CUNG ỨNG MẶT HÀNG CHÈ THÁI<br />
NGUYÊN<br />
1) Các nhà quản lý của doanh nghiệp chế<br />
biến mặt hàng chè Thái Nguyên phải thay<br />
đổi cách thức quản lý chuỗi cung ứng mặt<br />
hàng chè. Chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái<br />
Nguyên chưa kết nối giữa các thành viên một<br />
cách có hệ thống và ít tốn kém nhất, và chưa<br />
được nhìn nhận như một hệ thống cung ứng<br />
cho nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp<br />
với phương pháp chế biến công nghiệp,<br />
nguồn lực về lao động, tài chính mạnh nhất<br />
trong các tác nhân trong chuỗi cung ứng, có<br />
thể tạo ra những mặt hàng có giá trị cao và<br />
xuất khẩu, do đó sẽ đóng vai trò khởi xướng<br />
và nắm vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng<br />
mặt hàng chè Thái Nguyên.<br />
2) Xây dựng được cơ chế hoạt động cho<br />
chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên.<br />
Dựa trên những đặc điểm của hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh mặt hàng chè Thái Nguyên<br />
từ đó xác định được đặc điểm và quy trình<br />
hoạt động cho chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó,<br />
đặc biệt quan trọng đó là xây dựng được cơ<br />
chế liên kết cho các thành viên trong chuỗi<br />
215<br />
<br />
Ngô Thị Hương Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đặc biệt là liên kết giữa nhà cung cấp với hộ<br />
trồng chè, giữa hộ trồng chè với doanh nghiệp<br />
chế biến và liên kết giữa doanh nghiệp chế<br />
biến với nhà phân phối.<br />
3) Áp dụng và đầu tư vào hệ thống công<br />
nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh mặt hàng chè Thái<br />
Nguyên. Sự hoàn hảo của hệ thống CNTT sẽ<br />
hỗ trợ cho sự hoàn hảo chuỗi cung ứng thông<br />
qua việc đảm bảo dòng chảy thông tin thông<br />
suốt, điều này dẫn đến các quyết định trong<br />
chuỗi cung ứng chính xác hơn. Ví dụ như:<br />
Xây dựng hệ thống trang Web địa phương về<br />
cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên. Cũng<br />
như các mặt hàng trên thị trường khác hiện<br />
nay các mặt hàng nông sản cũng được thực<br />
hiện mua bán online. Qua các hệ thống online<br />
như thế này thì việc gặp gỡ giữa cung và cầu<br />
về mặt hàng chè được thực hiện một cách dễ<br />
dàng và hiệu quả hơn. Người nông dân trồng<br />
chè có thể rao bán sản phẩm của mình như<br />
chè tươi, chè búp khô và những người có nhu<br />
cầu cũng có thể đặt mua. Đặc biệt là mặt hàng<br />
chè tươi cũng giống như các mặt hàng nông<br />
sản khác là mặt hàng ngắn ngày do đó việc<br />
thực hiện trang web để phục vụ tại địa<br />
phương sẽ làm cho các thương vụ mua bán<br />
trở nên thuận lợi hơn.<br />
4) Tăng cường vai trò của Hiệp hội chè Thái<br />
Nguyên. Ở Việt Nam, vai trò của các hiệp hội<br />
ngành nghề nói chung và Hiệp hội chè Thái<br />
Nguyên nói riêng rất mờ nhạt, chỉ mang tính<br />
hình thức. Các thành viên tham gia vào Hiệp<br />
hội không được lợi ích gì, cũng không bị<br />
trừng phạt gì khi vi phạm các nguyên tắc đã<br />
được đề ra. Đó là do thiếu những quy định<br />
luật pháp phù hợp cho việc xây dựng và phát<br />
triển các hiệp hội nói chung. Nhà nước phải<br />
điều chỉnh các chính sách để tạo điều kiện<br />
phát triển hiệp hội ngành nghề. Hiệp hội có<br />
thể điều tiết được mức sản lượng bán ra trên<br />
thị trường để tối đa hóa lợi nhuận cho người<br />
nông dân và kiểm soát được chất lượng sản<br />
phẩm đầu ra để có thể đáp ứng được tiêu<br />
chuẩn của các thị trường khó tính. Bên cạnh<br />
đó, trong Hiệp hội chè tỉnh Thái Nguyên có<br />
216<br />
<br />
124(10): 213 – 217<br />
<br />
thể thành lập các bộ phận hỗ trợ cho ngành<br />
chè Thái Nguyên như:<br />
- Bộ phận xúc tiến thương mại: Chịu trách<br />
nhiệm xúc tiến thương mại chè Thái Nguyên<br />
trong và ngoài nước. Những hoạt động xúc<br />
tiến của bộ phận này có thể phân thành 3<br />
nhóm chính: Các hoạt động xúc tiến chung,<br />
các hoạt động xúc tiến ở một thị trường cụ<br />
thể, xúc tiến nhãn hiệu chè Thái Nguyên,<br />
thông qua: Cung cấp các thông tin thị trường<br />
cập nhật, xuất bản các bản tin hai tháng một<br />
lần, cung cấp các tài liệu xúc tiến, sách quảng<br />
cáo... về chè Thái Nguyên. Hỗ trợ những nhà<br />
xuất khẩu chè Thái Nguyên: tham gia hội chợ<br />
thực phẩm và đồ uống quốc tế; Xúc tiến nhãn<br />
hiệu chè của họ và tiếp xúc với khách hàng<br />
nước ngoài. Giúp đỡ giải quyết tranh chấp<br />
giữa những nhà xuất khẩu và nhập khẩu chè.<br />
Duy trì một số cửa hàng bán chè Thái Nguyên<br />
chất lượng cao. Tư vấn cho các nhà xuất khẩu<br />
về hoạt động marketing chè ở nước ngoài.<br />
- Trung tâm thông tin thị trường: Phổ biến<br />
các thông tin liên quan về chè của ngành chè<br />
trong nước và trên thế giới. Duy trì trang web<br />
địa phương về cung ứng mặt hàng chè Thái<br />
Nguyên, chủ trì xuất bản những bản tin thống<br />
kê hàng năm về chè Thái Nguyên.<br />
- Bộ phận thử chè: Cấp quyền sử dụng nhãn<br />
hiệu đối với chè Thái Nguyên. Bộ phận này<br />
sẽ đăng ký nhãn hiệu chè Thái Nguyên tại các<br />
thị trường nước ngoài. Tổ chức các buổi đào<br />
tạo về phương pháp thử và pha trộn chè cho<br />
các nhân viên bán hàng.<br />
5) Nâng cao vai trò quan trọng của tỉnh<br />
Thái Nguyên trong hoạt động của chuỗi<br />
cung ứng chè thông qua: các chính sách vĩ<br />
mô như thuế, hỗ trợ vay vốn, chuyển giao<br />
khoa học kỹ thuật. Chuyển đổi ngành chè<br />
theo hướng công nghiệp hoá và tăng cường<br />
cho công nghiệp sản xuất chè với các biện<br />
pháp cụ thể như: Hỗ trợ và phát triển các<br />
vùng chuyên canh về chè, các hộ sản xuất<br />
chè,… Đẩy nhanh quá trình tiêu chuẩn hóa,<br />
sản xuất theo quy mô. Khuyến khích phát<br />
triển các cơ quan dịch vụ trung gian. Quy<br />
<br />
Ngô Thị Hương Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 213 – 217<br />
<br />
12<br />
<br />
định rõ ràng về sự quản lý của các bộ ban<br />
ngành trong chuỗi cung ứng chè cho từng<br />
khâu của chuỗi: trồng, chế biến, phân phối và<br />
thị trường.<br />
Hiện nay chuỗi cung ứng đã đóng một vai trò<br />
quan trọng trong chiến lược phát triển của các<br />
doanh nghiệp, các ngành hàng và các quốc<br />
gia. Như vậy, giải quyết các vấn đề tồn tại của<br />
chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên là<br />
rất cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
cho mặt hàng chè Thái Nguyên, cho sự tồn<br />
tồn tại và phát triển của ngành chè Thái<br />
Nguyên. Để giải quyết các vấn đề tồn tại cho<br />
chuỗi cung ứng cho mặt hàng chè Thái<br />
Nguyên cần phải có sự nỗ lực của tất cả các<br />
thành viên trong đó với vai trò chủ đạo là các<br />
doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh<br />
Thái Nguyên. Phát huy vai trò của hiệp hội<br />
chè Thái Nguyên. Bên cạnh đó, cần phải có<br />
các chính sách sự hỗ trợ từ UBND tỉnh Thái<br />
Nguyên trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ<br />
mặt hàng chè.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Henk Folkerts, Hans Koehorst (1998),<br />
Challenges in international food supply chains:<br />
vertical co-ordination in the European<br />
agribusiness and food industries, British Food<br />
Journal, Vol. 100 Iss: 8, pp.385<br />
2. Lê Bình (2013), “Phát triển chuỗi cung ứng<br />
nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích”.<br />
3. Nguyễn Thị Ngà (2006), Sản xuất chè của Sri<br />
Lanka, Bản tin chè Thái Nguyên, số 2 tháng 9 năm<br />
2006, tr. 18<br />
4. Nguyễn Thị Ngà (2013), Tổng quan về ngành chè<br />
Thái Nguyên, Hội Thảo Nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh sản phẩm chè trong các HTX, Tổ hợp tác.<br />
5. Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013<br />
6. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2010), Kinh nghiệm<br />
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng<br />
nông sản, NxbThanh Niên<br />
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái<br />
Nguyên (2014), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Đề<br />
án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè<br />
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.<br />
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh<br />
Thái Nguyên (2012),Quy hoạch vùng nông nghiệp<br />
chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020<br />
9. Thu Hà (2013), “Tăng cường chuỗi cung ứng đòn bẩy nông nghiệp”, Viện khoa học kỹ thuật<br />
nông nghiệp Miền Nam.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THAI NGUYEN TEA SUPPLY CHAIN –<br />
LIMITATIONS AND RECOMMENDATIONS<br />
Ngo Thi Huong Giang*<br />
College of Economics and Business Administration - TNU<br />
<br />
Tea tree is one of the mainstay industry crops, it makes an advantage in market economy, it also<br />
helps Thai Nguyen famers to eliminate hunger and reduce poverty and getting rich. “Thai Nguyen<br />
tea” commodity has become a famous brand not only in Viet Nam but also all over the world.<br />
However, in recent years, the operation of Thai Nguyen tea supply chain exist many shortcomings<br />
from supply to consumption process, this is the reason why Thai Nguyen tea product is reduced<br />
effect in business and the competition of Thai Nguyen Tea was decreased in domestic and<br />
international market. In order to solve this problem, we have to acknowledge problems that have<br />
been limited in the processes of Thai Nguyen tea products supply chain.<br />
Keywords: Tea, tea supply chain, Thai Nguyen Tea, Thai Nguyen tea product, recommendations<br />
for Thai Nguyen tea products<br />
<br />
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/201; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014<br />
Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 215959; Email: ngogiangqtkd@yahoo.com<br />
<br />
217<br />
<br />