intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững và nền kinh tế tuần hoàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nêu lên chuỗi cung ứng khép kín đề cập đến tất cả các hoạt động logistics xuôi như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và logistics ngược để thu thập và xử lý trả lại (đã sử dụng hoặc chưa sử dụng) các sản phẩm hoặc các bộ phận của các sản phẩm một cách có tổ chức nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế-xã hội và sinh thái bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững và nền kinh tế tuần hoàn

  1. CHUỖI CUNG ỨNG KHÉP KÍN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN CN. Ngô Duy S n Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định Giá AFA TÓM TẮT Quản lý các chuỗi cung ứng bền vững quan tâm đến việc tạo ra, sử dụng, tái chế hoặc xử lý một loại sản phẩm nào đó theo cách tuần hoàn, hay các chu kỳ khép kín lặp đi lặp lại nên được gọi là chuỗi cung ứng khép kín. Chuỗi cung ứng khép kín đề cập đến tất cả các hoạt động logistics xuôi như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và logistics ngược để thu thập và xử lý trả lại (đã sử dụng hoặc chưa sử dụng) các sản phẩm hoặc các bộ phận của các sản phẩm một cách có tổ chức nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế-xã hội và sinh thái bền vững Từ khóa: Chuỗi cung ứng khép kín ABSTRACT Sustainable supply chain management concerned with creating, using, recycling or disposing of a certain product in a cyclical manner, or repeating closed cycles, should be called the supply chain. closed response. Closed supply chain refers to all downstream logistics activities such as procurement of supplies, manufacturing, distribution, and reverse logistics to collect and process returns (used or unused) of products or parts of products in an organized manner to ensure a sustainable socio-economic and ecological recovery. Key word: Closed Loop Supply Chain Management 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch Covid-19 đang khiến nhiều tổ chức và doanh nghiệp lo lắng, được cho là chất xúc tác làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thế giới hiện tại. Nếu đánh giá một cách tích cực thì đây là thời điểm để các doanh nghiệp nhìn nhận những cơ hội mới, để thấy rõ những điểm yếu đang tồn tại và những vướng mắc trong chuỗi cung ứng. Thực tế thời gian qua, nguồn cung ứng hàng rất lớn cho thế giới đến từ Trung Quốc. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đã khiến cho nhiều công ty sản xuất trên toàn thế giới phải lao đao. Các hãng sản xuất lớn hiện đang chật vật khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Đại dịch Covid-19 đã và đang tái định hình các chuỗi cung ứng toàn cầu, cả về chiến lược quản trị và sự dịch chuyển cấu trúc của chuỗi. Về lâu dài, nhiều doanh nghiệp có khả năng thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường của các hoạt động sản xuất. Tại các nước phát triển, quản lý các chuỗi cung ứng bền vững hay các chuỗi cung ứng khép kín đạt được sự chú ý trong ngành công nghiệp và giới học thuật. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chuỗi cung ứng (tiếng Anh là: Supply chain) là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp 923
  2. hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng (Consumer). Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị. Tất cả hàng hóa đều có một chuỗi cung ứng riêng biệt và có những đặc điểm các nhau về mạng lưới cấu thành và phương pháp quản trị. Chuỗi cung ứng khép kín (tiếng Anh là Closed Loop Supply Chain Management, viết tắt là CLSCM) là việc tạo ra, sử dụng sản phẩm, sau đó đem tái chế hoặc xử lý lại sản phẩm theo cách tuần hoàn hay các chu kỳ khép kín mà được lặp đi lặp lại, nhằm bảo đảm phục hồi kinh tế và bảo vệ môi trường. Chuỗi cung ứng khép kín không chỉ bao gồm quá trình logistics xuôi truyền thống mà còn bao gồm cả các hoạt động như tập hợp, phân loại, chọn lọc, tân trang, sửa chữa, tái sử dụng, xuất khẩu,… Những hoạt động này đã được tập hợp lại vào 3 nhóm lớn là (Mua lại - Phục hồi - Tích hợp), nhờ đó mà giá trị của sản phẩm cũng được phục hồi và tái sinh lại cho cả chu kỳ cung ứng. Chuỗi giá trị (tiếng Anh: Value chain) là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh: Circular Economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, giảm tác động đến môi trường. Hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình Tái sử dụng - Chia sẻ - Sửa chữa - Tân trang - Tái sản xuất - Tái chế (tiếng Anh là: Reuse - Sharing - Repair Refurbishment - Remanufacturing - Recycling) nhằm tạo ra các vòng lặp kín (Close-loops) cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm tối thiểu tài nguyên sử dụng và phế thải môi trường, giảm ô nhiễm môi trường và rác thải. Theo Ellen MacArthur Foundation (2012), khái niệm kinh tế tuần hoàn được hiểu như sau: “Một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khải niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó” Vai trò của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Tất cả các "phế thải" của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều nên được xem là nguyên vật liệu của quy trình sản xuất tiêu dùng khác, bất kể là sản phẩm phụ hay tài nguyên được thu hồi từ một quy trình công nghiệp khác hay tài nguyên được tái sinh cho môi trường tự nhiên. Cách tiếp cận này là tương phản với mô hình mô hình kinh tế tuyến tính (tiếng nh: Linear Economy) đang được phổ biến rộng rãi. Trong mô hình kinh tế tuyến tính, các tài nguyên chỉ di chuyển theo một chiều, từ khai thác tài nguyên, sản xuất, đến vất bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và tạo ra một lượng phế thải khổng lồ. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được. Một chuỗi cung ứng điển hình bắt đầu với các quy định về sinh thái, sinh học và chính trị của tài nguyên thiên nhiên dựa theo sự khai thác nguyên liệu thô của con người và bao gồm nhiều các liên kết sản xuất (ví dụ: thành phần xây dựng, lắp ráp, sáp nhập) trước khi được chuyển sang các lớp khác của cơ sở lưu trữ với kích thước nhỏ dần và tăng khoảng cách vị trí địa lý và cuối cùng tới tay người tiêu dùng. Nhiều sự trao đổi gặp phải trong chuỗi cung ứng giữa các công ty khác nhau mà tìm cách tối đa hóa doanh thu của 924
  3. họ trong lĩnh vực mà họ quan tâm, nhưng có ít hoặc không có kiến thức hoặc quan tâm tới các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng. Như một phần nỗ lực để chứng minh sự tuân thủ đạo đức, nhiều công ty lớn và‟các thương hiệu toàn cầu lồng ghép các quy tắc ứng xử và hướng dẫn vào các nền văn hóa công ty và các hệ thống quản trị. Thông qua đó, các công ty đưa ra các yêu cầu cho các nhà cung cấp (nhà máy, nông trại, dịch vụ hợp đồng phụ như làm sạch, an ninh…) và sự xác minh thông qua kiểm toán xã hội để bảo đảm là họ đang thực hiện theo các tiêu chuẩn yêu cầu đặt ra. Một sự thiếu minh bạch trong chuỗi cung ứng được gọi là sự bao trùm bí mật mà làm cản trở người tiêu dùng từ kiến thức về nguồn gốc nơi họ mua hàng và có thể cho phép thực hiện sự vô trách nhiệm xã hội. Mô hình chuỗi cung ứng Có rất nhiều mô hình chuỗi cung ứng mà đề cập đến cả phía trên và phía dưới của chuỗi. Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng (tiếng Anh là: Supply Chain Operations Reference, viết tắt là SCOR) được phát triển bới Công ty tư vấn PRTM (bây giờ là một phần của Pricewaterhouse- Coopers LLP - PwC) đã được xác nhận bởi Hội đồng chuỗi cung ứng (Supply Chain Council, viết tắt là SCC) và trở thành công cụ chẩn đoán tiêu chuẩn cho các yếu tố công nghiệp trong quản trị chuỗi cung ứng. Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng đo lường toàn bộ hiệu suất chuỗi cung ứng. Đó là một mô hình tham chiếu quá trình cho quản trị chuỗi cung ứng, trải rộng từ các nhà cung cấp của nhà cung cấp tới khách hàng của khách hàng. Nó bao gồm thực hiện giao hàng và thực hiện đơn hàng, sản xuất linh hoạt, chi phí bảo hành và quá trình gửi trả về, hàng tồn kho, các lượt tài sản, và các yếu tố khác trong việc đánh giá hiệu suất hiệu quả toàn bộ của chuỗi cung ứng. Các chuỗi cung ứng khép kín đưa ra các nỗ lực phối hợp các hoạt động cả về phía trước và chiều ngược lại của sản phẩm nhằm tối đa hóa các giá trị kinh tế hoặc sinh thái. Do đó, ngoài các quá trình logistics xuôi truyền thống, như tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối, các chuỗi cung ứng vòng khép kín còn bao gồm 5 hoạt động chính: Mua lại (tập hợp) - Logistics ngược - Kiểm tra và Định đoạt - Tái chế (sửa chữa) - Tái tiếp thị. Sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng khép kín và chuỗi cung ứng truyền thống thể hiện trên 5 khía cạnh Mục tiêu: Chuỗi cung ứng truyền thống nhằm vào việc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của Doanh nghiệp tham dự để tối đa hóa các lợi ích kinh tế. Chuỗi cung ứng khép kín cũng tìm cách tối đa hóa lợi ích kinh tế nhưng dựa trên việc giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên và năng lượng, giảm phát thải chất ô nhiễm, mọi nỗ lực này nhằm tạo ra một doanh nghiệp có trách nhiệm, đảm bảo cân bằng lợi ích kinh tế, hiệu quả xã hội và tác động môi trường. Cấu trúc quản lý của chuỗi cung ứng: Trong chuỗi cung ứng truyền thống các nỗ lực về quản lý môi trường chưa phải là một quan tâm bắt buộc. Trong Chuỗi cung ứng khép kín, hoạt động môi trường là bắt buộc trong quản lý nội bộ và quan hệ bên ngoài doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh: Chuỗi cung ứng khép kín đưa ra một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh hơn. Các hoạt động kinh doanh, các nỗ lực logistics, quản trị chuỗi cung ứng với toàn bộ chu kỳ sống sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thiết kế công nghiệp, sản xuất, giao hàng luôn chú trọng sử dụng nguồn năng lượng Carbon thấp và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường. Quá trình kinh doanh: Các chuỗi cung ứng truyền thống bắt đầu với các nhà cung cấp và kết thúc với người tiêu dùng, các dòng chảy sản phẩm là một con đường và không thể đảo ngược, còn gọi là “Cradle-to-Grave” hay là từ lúc sản phẩm sinh ra cho đến khi mất đi. Các Chuỗi cung ứng khép kín thay đổi phương thức quản lý này và hy vọng tìm kiếm “Cradle-to-Cradle” hay sự luân hồi. Với Chuỗi cung ứng khép kín, dòng lưu chuyển sản phẩm là khép kín, có khả năng phục hồi và có tính chu kỳ. Tất cả 925
  4. các sản phẩm phải được quản lý trong suốt toàn bộ vòng đời, và giúp cho phần “thải hồi” tìm kiếm một cuộc sống thứ hai đó là trở thành nguyên liệu có sẵn để sản xuất mới hoặc cho các mục đích khác. Mô hình tiêu thụ: Các mô hình tiêu thụ của chuỗi cung cấp truyền thống là một sáng kiến tự nguyện chi phối bởi lợi ích của người tiêu dùng và các hoạt động kinh doanh. Chuỗi cung ứng khép kín có thể được thúc đẩy thông qua mua sắm xanh của chính phủ, trách nhiệm xã hội, giáo dục tiêu thụ và thực hành bền vững. Quản trị chuỗi cung ứng Vào năm 1980, cụm từ "Quản trị chuỗi cung ứng" (tiếng Anh là: Supply Chain Management, viết tắt là SCM) đã được phát triển để diễn tả sự cần thiết trong việc liên kết các quá trình kinh doanh chính, từ người sử dụng cuối cùng đến các nhà cung cấp đầu tiên. Các nhà cung cấp đầu tiên là cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin mà đã gắn thêm giá trị cho khách hàng và các bên liên quan. Ý kiến cơ bản phí sau quản trị chuỗi cung ứng là các công ty và doanh nghiệp gắn kết họ trong một chuỗi cung ứng bằng việc trao đổi thông tin về biến động thị trường và năng lực sản xuất. Keith Oliver, một nhà tư vấn tại Booz Allen Hamilton, được ghi nhận với điều khoản phát minh sau khi sử dụng nó trong buổi phỏng vấn với Financial Times vào năm 1982. Về lý thuyết, quản lý các chuỗi cung ứng bền vững quan tâm đến việc tạo ra, sử dụng, tái chế hoặc xử lý một loại sản phẩm nào đó theo cách tuần hoàn, hay các chu kỳ khép kín lặp đi lặp lại nên được gọi là chuỗi cung ứng khép kín. Chuỗi cung ứng khép kín đề cập đến tất cả các hoạt động logistics xuôi như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và logistics ngược để thu thập và xử lý trả lại (đã sử dụng hoặc chưa sử dụng) các sản phẩm hoặc các bộ phận của các sản phẩm một cách có tổ chức nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế-xã hội và sinh thái bền vững. H nh 1. S đồ chuỗi cung ứng khép kín Ngu n: blogxuatnhapkhau.com Việc kết hợp quản trị chuỗi cung ứng thành công dẫn đến một kiểu cạnh tranh mới trên thị trường quốc tế, nơi mà sự cạnh tranh không kéo dài trong hình thức giữa công ty với công ty nhưng xuất hiện trong hình thức chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng. Mục tiêu chính của quản trị chuỗi cung ứng là thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, bao gồm khả năng phân phối, dự trữ và lao động. Trên lý thuyết, một chuỗi cung ứng hướng đến mục tiêu đáp để cho cung gặp cầu và để cho hàng tồn kho là tối thiểu. Nhiều khía cạnh của việc tối ưu hóa chuỗi giá trị bao gồm liên lạc với nhà cung cấp để loại bỏ các cản trở, chiến lược nguồn cung ứng để đối phó với việc cân bằng chi phí nguyên liệu thấp nhất và sự vận chuyển, thực hiện kỹ thuật đúng thời gian để tối ưu hóa dòng sản xuất, duy trì sự kết hợp chính xác và địa điểm của nhà máy và kho lưu trữ để phục vụ thị trường khách hàng và sử dụng sự phân bổ vị trí, phân tích tuyến phương tiện, thiết lập chương trình năng động và sự tối ưu hóa công việc hậu cần truyền thống để tối đa hóa hiệu quả của sự phân bổ. 926
  5. Với cách nhìn này, chuỗi cung ứng khép kín có cách nhìn rộng hơn các chuỗi cung ứng ngược. Có thể thấy, chuỗi cung ứng ngược gồm một loạt các hoạt động liên quan đến việc thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng hoặc không sử dụng từ khách hàng để xử lý, tái sử dụng hoặc bán lại nó. Chuỗi cung ứng khép kín kết nối và tích hợp cả hai chiều logistics xuôi và ngược, cách tiếp cận cũng bao trùm lên quan điểm “Go green” nên có thể thấy đây là dạng chuỗi cung ứng đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo cả mục tiêu hiệu quả và hiệu năng trong tích hợp các dòng logistics xuôi ngược của các chuỗi cung ứng. Điều này thể hiện qua các nghiên cứu về cấu trúc của chuỗi cung ứng khép kín và chuỗi cung ứng ngược. Quản lý chuỗi cung ứng ngược (tiếng Anh là: Reverse Supply Chain Management, viết tắt là RSCM) là tự động hóa các quy trình kinh doanh để quản lý chiều ngược lại của một sản phẩm từ khách hàng đến khâu xử lý cuối cùng trên toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm: quản lý trả lại sản phẩm, hàng tồn kho, theo dõi bảo hành, hợp tác với các nhà cung cấp, phân tích dữ liệu, thực hiện việc sửa chữa, tái xử lý và thông báo cho khách hàng. Trong Hình 1, mũi tên xanh chỉ chiều vận hành của các chuỗi cung ứng ngược. Theo Hội đồng Điều hành Logistics ngược (viết tắt là RLEC), Logistics ngược chỉ những chuyển động ngược chiều của hàng hóa và vật liệu trong chuỗi cung ứng. Tái chế là một trong các lựa chọn xử lý của các tổ chức và là một phần của các hoạt động và quá trình logistics ngược. Tái chế là quá trình sử dụng các sản phẩm, linh kiện đã qua sử dụng, được thu thập, tháo rời và tách thành các loại vật liệu tương tự. Logistics ngược còn liên quan chặt chẽ đến khái niệm logistics xanh do có phần chồng lấn về các vấn đề về tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Logistics xanh là nỗ lực để đo lường và giảm thiểu các tác động sinh thái của hoạt động logistics. Như vậy logistics xanh cũng là một phần của logistics ngược. Srivastava (2007) định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng xanh (tiếng Anh là: Green Supply Chain Management, viết tắt là GSCM) là kết hợp các ý tưởng môi trường vào quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm cả thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và lựa chọn, quy trình sản xuất, phân phối các sản phẩm cuối đến người tiêu dùng, cũng như cuối cùng của cuộc sống quản lý sản phẩm sau khi sử dụng hữu ích của nó. Logistics xanh và logistics ngược là một phần của chuỗi cung ứng xanh. Các yếu tố của logistics ngược và logistics xanh có thể dễ dàng xác định trong các tiểu phần của quản lý chuỗi cung ứng xanh. Phần lớn các nghiên cứu về chuỗi cung ứng ngược lại tập trung vào các vấn đề kỹ thuật và hoạt động với 3 quá trình con tách rời nhau: (1) Quản lý các sản phẩm thu hồi (Front End) (2) Các hoạt động tái chế (Engine) (3) Phát triển thị trường cho sản phẩm tái chu kỳ (Back End) Quan điểm kinh doanh chỉ ra rằng, chỉ khi ba quá trình con được quản lý một cách phối hợp, có thể giá trị trong các hệ thống này được thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng khép kín hấp dẫn hơn từ góc độ kinh doanh, nó tạo giá trị từ việc loại bỏ tất cả các vướng mắc từ việc tích hợp các quy trình con, tự do khai thác các giá trị ẩn tàng cao hơn từ hệ thống. Quản trị các chuỗi cung ứng khép kín liên quan đ n một loạt các hoạt động phát triển bền vững Green Operations hay Reverse Logistics (RL) là chiều đối ngược của logistics truyền thống hoặc là quá trình mà một nhà sản xuất chấp nhận vận chuyển các sản phẩm trước đó từ các điểm tiêu thụ để có thể tái chế và tái sản xuất. Logistics ngược đã được sử dụng rộng rãi trong ngành 927
  6. công nghiệp ôtô như BMW và General Motors. Các công ty khác như Hewlett Packard, Storage Tek cũng đang sử dụng logistics ngược lại như một quá trình chuỗi cung ứng. Đều này đang giúp các DN trở nên cạnh tranh hơn trong ngành công nghiệp riêng của họ. Green Design - Thiết kế xanh là một tiểu chủ đề quan trọng của chuỗi cung ứng khép kín. Đó là về thiết kế một sản phẩm hoặc một dịch vụ khuyến khích nhận thức về môi trường. Fiksel (1996) lập luận rằng các tổ chức có tiềm năng nhất định trở thành sinh thái thân thiện đối với tái chế sản phẩm. Các ngành công nghiệp nặng có chuỗi cung ứng phức tạp nên đi vào xem xét những lợi ích của dịch vụ logistics đảo ngược (RL). Beamon (1999) ghi nhận sự phát triển của ISO 14000. Sản xuất xanh trong chuỗi cung ứng khép kín là một cách tiếp cận bền vững cho hoạt động thiết kế và kỹ thuật liên quan đến việc phát triển sản phẩm và/hoặc hệ thống hoạt động để giảm thiểu tác động môi trường. Vấn đề này nổi lên khi người ta nhận ra rằng môi trường đang gặp nguy hiểm. Các nhà môi trường nhấn mạnh người dân và các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách họ vận hành[9]. Các doanh nghiệp sản xuất có đóng góp lớn cho sự tàn phá của môi trường nhận ra rằng họ cần phải thực hiện các kỹ thuật và chiến lược sản xuất xanh. Sự nguy hiểm mà môi trường phải đối mặt với những thay đổi khí hậu, suy giảm tầng ozone và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khan hiếm. Những mối nguy hiểm gây ra bởi các doanh nghiệp và những người gây ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động sản xuất. Khi một doanh nghiệp sản xuất quyết định đi màu xanh lá cây và sử dụng các chiến lược xanh hoặc kỹ thuật chế biến, quy trình của nó là hiệu quả hơn và sử dụng công nghệ sạch hơn mà không gây ô nhiễm và cũng không tạo ra sản phẩm lãng phí. Điều quan trọng đối với quản lý chuỗi cung ứng Closed Loop và Reverse Logistics là bởi vì những vấn đề này khi xử lý một cách chính xác có thể tạo cơ hội cho sự đổi mới, cũng giúp các DN có thể cạnh tranh. Theo Orsato (2009), nếu môi trường không được bảo vệ thì tính bền vững của các thế hệ tương lai đang bị đe dọa. Waste Management - Các chương trình quản lý chất thải tái sử dụng rác và tập trung vào quản lý chất thải sau khi nó đã được tạo ra. Nói cách khác, tập trung vào việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất chứ không phải quản lý nó sau khi đã được tạo ra với mục đích của việc sử dụng hiệu quả tài nguyên bằng cách kiểm tra như thế nào kinh doanh được tiến hành, làm thế nào vật liệu được sử dụng và những sản phẩm được mua. Giảm nguồn có thể đạt được biện pháp như; sử dụng có thể dùng lại thay vì vật liệu dùng một lần, loại bỏ các mục nhất định, sửa chữa và bảo trì thiết bị, sử dụng sản phẩm bền, sử dụng các sản phẩm tái chế (Cohen, 2005). Quản trị các chuỗi cung ứng khép kín liên quan đ n hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp Khi chủ động áp dụng quản trị chuỗi cung ứng khép kín, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể như giảm chi phí, giảm giá thành của sản phẩm, chủ động nguồn nguyên liệu và tiết kiệm được chi phí xử lý môi trường, tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp xanh, một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường phát triển bền vững. Với việc chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế liên kết toán cầu như hiện nay. Thay vì tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô để thực hiện, Doanh nghiệp chủ động liên kết với các đối tác có “phế thải” là nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp để giảm chi phí, giá thành đến mức thấp nhất. Doanh nghiệp có nguồn “phế thải” cũng có thêm 1 khoản thu nhập để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, nhà cung cấp có thể tiết kiệm được 10%-20% nguyên liệu đầu vào thì chi phí sản xuất sản phẩm thành phẩm cuối cùng chi phí có thể giảm được 5%-10%, một lợi ích nữa là giúp giảm mức đầu tư cho sản xuất ở các công đoạn đó. 928
  7. 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ Lợi ích của chuỗi cung ứng khép kín trong phát triển bền vững Các chuỗi cung ứng khép kín đưa ra các nỗ lực phối hợp các hoạt động cả về phía trước và chiều ngược lại của sản phẩm nhằm tối đa hóa các giá trị kinh tế hoặc sinh thái. Do đó ngoài các quá trình logistics xuôi truyền thống, như tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối, các chuỗi cung ứng khép kín còn bao gồm các hoạt động như tập hợp, phân loại, chọn lọc, tháo dỡ, tân trang, sửa chữa, tái sử dụng, sản xuất lại và tái sinh… Các hoạt động này được tập hợp vào 3 nhóm lớn là Mua lại - Phục hồi - Tích hợp, nhờ đó giá trị của sản phẩm được phục hồi và tái sinh tại những vị trí cần thiết cũng như cả chu kỳ cung ứng. Nhờ vào các quá trình này mà các chuỗi cung ứng khép kín mang lại các lợi ích tương thích với các mục tiêu phát triển bền vững đó là lợi nhuận doanh nghiệp, lợi ích môi trường và gia tăng việc làm cho xã hội. Các chuỗi cung ứng khép kín có tiềm năng kinh tế rất to lớn. Chi phí logistics thu hồi chiếm từ 0,51% trong tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ. Thị trường sản xuất lại các phụ tùng ô tô ở Mỹ có 90-95% các động cơ và các máy phát điện dùng để thay thế đều được tái sản xuất từ các thiết bị thu hồi hoặc bỏ đi. Các nhà bán lẻ lớn, như Home Depot, có được lãi suất tới 10% doanh thu, hoặc cao hơn là nhờ vào chính sách trả hàng tự do. Điều tra cũng cho thấy 95% người tiêu dùng thích trả lại sản phẩm được mua trên mạng tại một địa điểm cụ thể; 43% thường sử dụng lựa chọn này nếu có thể; 54% những người lướt web ngại mua hàng trên mạng bởi vì việc trả lại và đổi hàng rất khó khăn. Rõ ràng là chuỗi cung ứng khép kín không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho DN mà còn là nhu cầu rất lớn từ phía người tiêu dùng. Lợi nhuận Tạo ra nguồn lực giá rẻ thông qua việc phục hồi vật liệu, phụ tùng và các sản phẩm thải hồi. Do đó cung cấp cho các công ty cơ hội để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với lợi nhuận cao hơn. Ví dụ, trong ngành sản xuất xe hơi, việc tái chế các bộ phận xe hơi có thể làm giảm tới 50% chi phí sản xuất, trong khi giá bán thấp hơn không đáng kể. Môi tr ờng sinh thái Việc thu hồi vật liệu, phụ tùng và các sản phẩm một cách khoa học và tái sử dụng chúng không chỉ làm giảm nhu cầu khai thác vật liệu và năng lượng mà còn tránh được việc chôn lấp, tiêu hủy làm ảnh hưởng tới môi trường. Trong thực tế, việc tái chế nhôm sử dụng năng lượng ít hơn 90% so với chế biến nhôm từ quặng nhôm. Tái sử dụng và sửa chữa hầu như không sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên tự nhiên nào trong khi lượng khí thải thấp hơn đáng kể hơn so với sản xuất. Con ng ời Phục hồi các sản phẩm tái chế tinh vi tạo ra nhiều việc làm hơn so với xử lý chất thải và bãi rác. Điều quan trọng là cần lưu ý rằng tối ưu hóa cấu hình chuỗi cung ứng khép kín phụ thuộc nhiều vào các đặc tính của sản phẩm và các trường hợp trong đó các sản phẩm sẽ được thu thập. Các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng khép kín nhằm thúc đẩy tăng tr ởng bền vững Thách thức hiện nay của các doanh nghiệp là sự hạn chế về năng lực cũng như công nghệ tái chế, tái sử dụng, người tiêu dung và các doanh nghiệp vẫn giữ thói quen sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Để thúc đẩy kinh tế nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, Nhà nước đóng vai trò người kiến tạo, tạo hành lang pháp lý ổn định, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, tạo điều kiện cho nên kinh tế tuần hoàn phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực, là nhân tố quan trọng để tạo động lực cùng các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và toàn dân tham gia thực hiện. 929
  8. Tạo địa vị pháp lý cho cuộc vận động “Đổi mới - Sáng tạo” để tạo dựng nền tảng cho cuộc đổi mới, để không chỉ đơn thuần là cuộc vận động mà là yêu cầu bắt buộc “Đổi mới - Sáng tạo”. Sự đổi mới, phát triển nền kinh tế tuần hoàn có vai trò quan trọng của sự “Đổi mới - Sáng tạo” nên cần có sự thay đổi, tránh các thiết chế cứng nhắc, lỗi thời. Nếu thiếu khuôn khổ pháp lý, các thiết chế lỗi thời sẽ là rào cản của hoạt động Đổi mới - Sáng tạo. Việc sớm đưa ra các chủ trương để tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong các Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ và ban hành các quy định hướng dẫn, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp; đồng thời xác định vai trò, vị trí trung tâm, vai trò hạt nhân của doanh nghiệp trong việc thực hiện mô hình phát triển nền kinh tế tuần hoàn. 4. KẾT LUẬN Mặc dù Việt Nam là một quốc gia tham dự muộn hơn vào các chuỗi cung ứng nhưng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững mà Chính phủ đặt ra, việc hình thành các chuỗi cung ứng khép kín sẽ là một trong những hướng đi cần thiết và tích cực để thúc đẩy đồng đều mọi Doanh nghiệp trong các ngành phát triển theo hướng tận dụng tối đa các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tương lai. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế mạnh mẽ, đặt biệt là tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hầu hết, các Hiệp định này, đều có các quy định, thỏa thuận về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phải tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải chất thải, khí thải. Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy Việt Nam tăng tốc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình. Đó là tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu vật liệu và tiếp cận các quy mô kinh tế, thành lập các không gian địa lý. Bên cạnh đó đề ra lộ trình tiếp thu thực hiện các nội dung khác của kinh tế tuần hoàn như khuyến khích năng lượng tái tạo, quay vòng tuần hoàn trả lại hữu cơ cho đất, chống đốt rơm rạ, đốt nương rẫy, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acoby, David (2009). Guide to Supply Chain Management: How Getting it Right Boosts Corporate Performance. The Economist Books (1st ed.). Bloomberg Press. ISBN 978-1-57660-345-1. 2. Andrew Feller, Dan Shunk, & Tom Callarman (2006). BPTrends, March 2006 - Value Chains Vs. Supply Chains 3. Blanchard, David (2010). Supply Chain Management Best Practices (2nd ed.). John Wiley & Sons. 4. Nagurney, Anna (2006). Supply Chain Network Economics: Dynamics of Prices, Flows, and Profits. Cheltenham, UK: Edward Elgar. ISBN 1-84542-916-8. 5. Oliver, R. K.; Webber, M. D. (1992) [1982]. "Supply-chain management: logistics catches up with strategy". In Christopher, M. Logistics: The Strategic Issues. London: Chapman Hall. pp. 63-75. ISBN 0-412-41550-X. 6. http://www.apics.org/apics-for-business 7. logistics4vn.com, vi.m.wikipedia.org, blogxuatnhapkhau.com 8. vlr.vn, tapchitaichinh.vn 9. accnet.vn 10. vietnamfinance.vn. 930
  9. NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG VỀ M I TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN L ThS. Phạm Thị Huyền Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết làhệ thống hóa một số vấn đề cơ bản liên quan đến tính bền vững về môi trường trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ, đồng thời đánh giá thực trạng triển khai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tính bền vững về môi trường trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu trên, phương pháp tổng quan tài liệu được lựa chọn để tổng hợp các vấn đề liên quan đến các giải pháp (cân nhắc), các chỉ số và ý thức về môi trường trong hoạt động logistics tại doanh nghiệp bán lẻ. Sau đó, phương pháp phân tích nội dung được áp dụng để kiểm tra thực tiễn triển khai các hoạt động bền vững về môi trường liên quan đến logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và thế giới thông qua báo cáo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và các nghiên cứu có liên quan. Cuối cùng, dựa trên các kết quả phân tích, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và mở rộng hoạt động này. Từ khóa: bán l , tính bền vững về môi trường, logistics, chỉ số môi trường, ý thức về môi trường ABSTRACT The purpose of this study is to systematize the basic theoretical issues about the implementation of logistics towards environmental sustainability in retail companies. At the same time, the article will assess the current situation, propose solutions to enhance environmental sustainability in logistics at retail companies. To achieve the above objective, the literature reviewmethod is selected. Then, the content analysis method is applied to test the practice of implementing environmentally sustainable activities related to logistics at retail companies. Finally, based on the analytical results, the article proposes some solutions to develop and expand this activity. Keywords: retail, environmental sustainability, logistics, environmental indicators, environmental awareness GIỚI THIỆU Phát triển kinh tế gắn liền với các hoạt động cân bằng sinh thái môi trường đang trở thành xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững.Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững, nên đây không chỉ là xu hướng mà còn được xem như yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực bán lẻ, do sự phát triển mạnh mẽ từ những năm cuối thế kỷ 20, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu bắt đầu khống chế chuỗi cung ứng thì hoạt động logistics tại các doanh nghiệp này đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hoạt động logistics tại doanh nghiệp bán lẻ là một lĩnh vực không ngừng phát triển và các công ty muốn chiếm ưu thế trên thị trường cần phải đi đầu trong những xu hướng phát triển mới nhất và luôn nhanh nhạy trong việc nhận ra khi nào nên áp dụng những xu hướng này. Với việc hợp tác cùng nhà cung cấp và sự đồng hành của người tiêu dùng, các giải pháp về tính bền vững liên quan đến hoạt động logistics đang là 931
  10. định hướng phát triển của rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ để vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh cùng lợi ích kinh tế về lâu dài vừa đóng góp vào quá trình thực hiện hóa các mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, nhiều năm qua, bán lẻ hàng hóa là ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng liên tục và ấn tượng, mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế. Đây cũng là khâu kết nối không thể thiếu giữa sản xuất và tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành sản xuất khác. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh do vậy các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới, xây dựng chiến lược phù hợp để bảo đảm sự phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh vào hoạt động logistics. Bài viết được cấu trúc như sau: Phần 1 trình bày các nội dung cơ bản liên quan đến tính bền vững về môi trường trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ, bao gồm: mô tả các giải pháp về môi trường liên quan đến hoạt động logistics, các chỉ số môi trường được áp dụng để đo lường tác động của những giải pháp này cũng như nhận thức về môi trường của các doanh nghiệp. Phần 2 mô tả khái quát thực trạng tính bền vững về môi trường liên quan đến hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ. Phần 3 đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển các hoạt động này. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong thời đại hiện nay, phát triển bền vững được xem là cơ hội lớn nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường và phát triển mạnh mẽ. Tập trung cho chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các giá trị gắn kết với người tiêu dùng, tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu công đoạn trong vận hành, từ đó nâng cao tính cạnh tranh về lâu dài. Bán lẻ là một lĩnh vực không ngừng phát triển, là khâu kết nối không thể thiếu giữa sản xuất và tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ được xem là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững hiện nay. Tuy nhiên, theo Kolk và cộng sự (2010), Wiese và cộng sự (2015), chỉ riêng các nhà bán lẻ có thể không có tác động lớn đến môi trường, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hành vi bền vững trong chuỗi cung ứng. Lý do là bởi các doanh nghiệp bán lẻ có vị trí tiếp xúc với cả người tiêu dùng và nhà cung cấp nên họ phải chịu trách nhiệm về hành động của các đối tượng này (Kolk và cộng sự, 2010; Kotzab và cộng sự, 2011; Wiese và cộng sự, 2015). Mặt khác, do có lợi thế về sức mạnh thương lượng, các nhà bán lẻ được mô tả là có khả năng thay đổi các hoạt động trong chuỗi cung ứng (Jones và cộng sự 2005a, 2005b, Wiese và cộng sự, 2015). Các nghiên cứu của Jones và cộng sự (2005a, 2005b) đã đề cập đến các hoạt động hướng tới sự bền vững của các nhà bán lẻ, trong đó tác giả cho rằng logistics đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Nhận định này cũng được khẳng định trong các nghiên cứu của Seuring và Müller (2008); Shaw và cộng sự (2010); Abbasi và Nilsson (2012). Wu và Dunn (1995) đã chỉ ra một số hoạt động logistics của doanh nghiệp bán lẻ có ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, chẳng hạn như mua, logistics đầu vào, logistics đầu ra và logistics ngược. Các tác giả Kotzab và cộng sự (2011), Bernon và cộng sự (2011) và Björklund và cộng sự (2016) lại tập trung nghiên cứu các hoạt động mua, vận chuyển, kho và logistics ngược. Nghiên cứu của Benn và cộng sự (2006) cho thấy không chỉ các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể muốn đánh giá những gì các công ty làm về tính bền vững, họ cũng có thể muốn biết tại sao họ làm điều này. Các giải pháp và chỉ số về môi trường do các nhà bán lẻ áp dụng có thể phản ánh ý thức về môi trường của các nhà bán lẻ. Ý thức về môi trường được thể hiện ở mức độ trưởng thành 932
  11. trong các phương pháp tiếp cận, kỹ thuật và chiến lược được các tổ chức áp dụng trong quá trình hoạt động hướng tới sự bền vững. Closs và cộng sự (2011) cho biết các công ty có thể khẳng định ý thức chủ động của mình bằng cách có một hệ thống quản lý môi trường, tuy nhiên, họ vẫn có thể tập trung vào việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và để các quy trình sản xuất và sản phẩm không thay đổi. Theo Tate và cộng sự (2010), để phản ánh ý thức về chiến lược phát triển bền vững, các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng quan tâm đến việc phát hành các báo cáo CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Corporate social responsibility). Shaw và cộng sự (2010), Elg và Hultman (2011), Abbasi và cộng sự (2012) cho rằng cần có thêm các nghiên cứu liên quan đến cách thức đo lường và đánh giá tính bền vững của các doanh nghiệp bán lẻ để việc đo lường trở nên thống nhất, chặt chẽ và khách quan hơn. Đồng thời các tác giả cũng cho rằng Bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững (GRI Sustainability Reporting Standards) của Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI) là khung chỉ số được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả của các giải pháp về môi trường liên quan đến hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ. Có thể thấy, đối với các doanh nghiệp bán lẻ, mặc dù việc triển khai các hoạt động logistics hướng đến mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến vấn đề môi trường đang trở nên quan trọng nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn còn tương đối thưa thớt, rời rạc và không có tính hệ thống. Chính vì vậy, bài viết sẽ hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề này, đồng thời đánh giá thực trạng triển khai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tính bền vững về môi trường trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Loại dữ liệu: định tính - Phương pháp thu thập dữ liệu: Bài viết chủ yếu thu thập các dữ liệu thứ cấp. Nguồn cung cấp dữ liệu thứ cấp là các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành (Vietnam Logistics Review, International Journal of Retail & Distribution Management), các báo cáo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được đăng tải trên mạng internet… đề cập đến việc phát triển bền vững trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ. Các nội dung trình bày trong nghiên cứu được phát triển thông qua tổng quan tài liệu về các giả pháp, chỉ số và ý thức môi trường liên quan đến hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ. Sau đó, phương pháp phân tích nội dung được áp dụng để kiểm tra thực tiễn ứng dụng các giải pháp bền vững về môi trường liên quan đến hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và thế giới thông qua báo cáo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và các nghiên cứu có liên quan. Phương pháp phân tích nội dung là một trong những phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, thường được sử dụng để khám phá nội dung mà các phương tiện truyền thông đem lại. NỘI DUNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP BÁN LẺ 1.1 Các giải pháp (cân nhắc) về môi tr ờng trong hoạt động logistics của các doanh nghiệp bán lẻ Nghiên cứu của Wu và Dunn (1995) phác thảo một số hoạt động logistics có ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, chẳng hạn như mua hàng, logistics đầu vào, logistics đầu ra và logistics ngược. 933
  12. Các tác giả Kotzab và cộng sự (2011), Bernon và cộng sự (2011) và Björklund và cộng sự (2016) đã tập trung vào các hoạt động mua hàng, vận chuyển, kho và logistics ngược, vì đây là các hoạt động logistics quan trọng của một doanh nghiệp bán lẻ và chúng thường được đề cập trong các báo cáo liên quan đến vấn đề bền vững (Bảng 1.1). Đối với hoạt động mua, các doanh nghiệp bán lẻ có thể lựa chọn một số giả pháp về môi trường như lựa chọn vị trí của nhà cung cấp vì nó có thể ảnh hưởng đến khoảng cách vận chuyển; Việc thiết kế sản phẩm và quy trình của nhà cung cấp cũng được xem như một phương tiện để giảm tác động đến môi trường, chẳng hạn như việc lựa chọn vật liệu chế tạo bao bì. Các giả pháp về môi trường khác khi mua hàng bao gồm truyền đạt các chính sách và mục tiêu bền vững cho các nhà cung cấp và đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Bảng 1.1 Các lựa chọn (giả pháp) về môi tr ờng trong hoạt động logistics Các hoạt động Các lựa chọn (cân nhắc) về môi tr ờng - Vị trí của nhà cung cấp -Thiết kế sản phẩm Hoạt động mua -Thiết kế quy trình nhà cung cấp - Truyền thông về các chính sách bền vững -Đào tạo / giáo dục của các nhà cung cấp - Vận chuyển liên phương thức -Giải pháp kỹ thuật Hoạt động vận chuyển - Lựa chọn nhà cung cấp vận chuyển - Lựa chọn các kỹ thuật lái xe tiết kiệm -Thiết kế hệ thống logistics -Quản lý vận tải - Quản lý năng lượng Hoạt động kho -Vị trí / sức chứa của kho - Lựa chọn đơn vị vận tải Hoạt động logistics ng ợc -Quản lý việc thải bỏ Ngu n: Björklund và cộng sự (2016) Vận chuyển là nguồn tác động đến môi trường lớn nhất trong hệ thống logistics. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ cần đưa ra những lựa chọn để giảm tác động đến môi trường như lựa chọn các phương thức vận tải hiệu quả hơn, tăng cường sử dụng các giải pháp vận tải đa phương thức, lựa chọn các nhà cung cấp vận tải có ý thức về môi trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một số cách thức khác như thiết kế hệ thống logistics có thể kết hợp nhiều phương tiện vận chuyển trực tiếp, liên tục cải thiện mạng lưới phân phối và giảm hệ số xếp dỡ trung bình cũng như độ dài trung bình của tuyến đường vận chuyển. Kho bãi thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu về logistics bền vững, nhưng thực tế kho lại có tác động đáng kể đến môi trường thông qua hoạt động quản lý 934
  13. năng lượng với hệ thống thiết bị xếp dỡ, hệ thống sưởi, chiếu sáng và thông gió. Logistics ngược tại các nhà bán lẻ là một khía cạnh phức tạp nhưng thiết yếu của tính bền vững. Các giải pháp về môi trường liên quan đến hoạt động logistics ngược có thể bao gồm việc lựa chọn các phương tiện vận tải hoặc quản lý việc xử lý các sản phẩm sau khi thu hồi. 1.2. Các chỉ số đo l ờng hiệu quả của các giải pháp về môi tr ờng liên quan đ n hoạt động logistics tại doanh nghiệp bán lẻ Ganesan và cộng sự (2009) cho rằng các nhà bán lẻ ngày càng quan tâm đến việc đo lường hiệu suất, đặc biệt là hiệu suất logistics. Tuy nhiên, Kotzab và cộng sự (2011) nêu rõ rằng tính bền vững về môi trường rất khó đo lường. Elg và Hultman (2011) dựa trên một nghiên cứu khảo sát về các nhà bán lẻ Thụy Điển, nhận thấy rất ít nhà bán lẻ cung cấp báo cáo có hệ thống về hoạt động môi trường. Mô hình tương tự cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu bán lẻ khác của Forslund (2014). Các chỉ số môi trường liên tục phát triển và nhiều hệ thống khác nhau đã được đề xuất, nhưng không có hệ thống nào được chấp nhận rộng rãi (Jones và cộng sự, 2005b; Shaw và cộng sự, 2010). Shaw và cộng sự (2010) đã nghiên cứu sự phát triển của các chỉ số chuỗi cung ứng liên quan đến môi trường và nhận thấy số lượng nghiên cứu tăng lên đáng kể trong những năm qua. Để tìm kiếm các chỉ số được tiêu chuẩn hóa, các tác giả đã sử dụng ISO 14001 và công cụ đánh giá hiệu suất ISO 14031. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng các chỉ số được sử dụng trong ISO14031 là thay đổi giữa các tổ chức và không được công bố rộng rãi. Shaw và cộng sự (2010) cho rằng Bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững (GRI Sustainability Reporting Standards) của tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI) được phát triển nhằm cung cấp một khuôn khổ để báo cáo, trao đổi và so sánh hiệu quả hoạt động bền vững. Sự chấp nhận và sử dụng khuôn khổ tiêu chuẩn này ngày càng tăng. Do đó, GRI là khung chỉ số được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả của các giải pháp về môi trường liên quan đến hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ (Bảng 1.2). Bảng 1.2 Các chỉ số môi tr ờng Các chỉ số môi tr ờng Mô tả chi ti t Đã qua sử dụng, tái chế Nguyên vật liệu Tiêu dùng Năng lượng Rút tiền, tái chế, tái sử dụng Nước Các khu bảo tồn, danh sách đỏ Đa dạng sinh học Khí gây hiệu ứng nhà kính Khí thải Xả, thải Nước thải và chất thải Tác động môi trường Sản phẩm và dịch vụ Tiền phạt, trừng phạt Tuân thủ quy định Tác động môi trường Vận chuyển Bảo vệ chi tiêu, đầu tư Chỉ số chung % nhà cung cấp mới được sàng lọc, tác động / hành Đánh giá môi trường của nhà cung cấp động trong chuỗi cung ứng Cơ chế khiếu nại về môi trường Số lượng khiếu nại Ngu n:Björklund và cộng sự (2016) 935
  14. 1.3 Mức độ ý thức về môi tr ờng tại các doanh nghiệp bán lẻ Ý thức của các công ty bán lẻ về các mối đe dọa đến môi trường ngày càng tăng. Các cấp độ (hoặc các giai đoạn) trưởng thành trong các phương pháp tiếp cận, kỹ thuật và chiến lược được các tổ chức áp dụng được mô tả trong tài liệu thể hiện một tập hợp các kiểu lý tưởng, có thể được sử dụng để xác định mức độ ý thức hiện tại trong tổ chức. Tuy nhiên, Tate và cộng sự (2010) lưu ý rằng mức độ ý thức được thể hiện trong các báo cáo bền vững có thể cao hơn mức độ triển khai thực tế và các báo cáo này có thể chỉ tập trung vào những mặt tích cực và được sử dụng như một công cụ marketing để công ty nâng cao hình ảnh giữa các bên liên quan. Trong nghiên cứu của Björklund và cộng sự (2016), ba mức độ (cấp độ) ý thức về môi trường được giới thiệu, bao gồm: Các công ty có ý thức phản ứng (reactive) hướng tới việc tuân thủ các luật và quy định hiện hành gắn liền với tính bền vững, nhưng họ hiếm khi đầu tư cho tính bền vững vượt quá mức tối thiểu tuân thủ. Họ cũng có thể thực hiện các sáng kiến để đáp lại sự phản ứng từ phía công chúng. Mục tiêu của các công ty là tiết kiệm chi phí và các khía cạnh phi kinh tế của tính bền vững được coi là ưu tiên thấp và thường bị loại trừ khỏi quá trình ra quyết định. Ví dụ, các công ty này cố gắng tạo ảnh hưởng đến thị trường bằng cách thuyết phục khách hàng thông qua quảng cáo xanh cho sản phẩm. Các công ty có ý thức chủ động (proactive) thường nhận ra tầm quan trọng chiến lược của hoạt động môi trường. Họ tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của riêng mình, cố gắng hiệp lực nâng cao tính bền vững, đặc biệt là với các nhà cung cấp. Các công ty này có thể áp dụng các hệ thống quản lý rủi ro để xác định các vấn đề về tính bền vững trước khi chúng được công bố công khai. Họ có thể dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững trong ngành hoặc liên ngành để xác định các sáng kiến tiềm năng. Các công ty có ý thức tìm kiếm giá trị (value-seeking) cố gắng tích hợp các hoạt động bền vững vào chiến lược kinh doanh và đóng góp của họ vào tính bền vững được mô tả là một ưu tiên chiến lược. Đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua hoạt động bền vững là mục tiêu trọng tâm, cần phải biến môi trường trở thành yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh để thu được nhiều giá trị hơn từ việc áp dụng các thực hành xanh. Các công ty này thường tìm kiếm hiệu suất thực hành tốt nhất và những thay đổi có lợi ích tích cực cho các đối tác liên quan, ngành và cộng đồng xung quanh. 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ 2.1 Tại các doanh nghiệp bán lẻ th giới Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, việc thực hiện các giải pháp bền vững về môi trường liên quan đến hoạt động logistics cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Nhằm khám phá và minh họa các cách thức mà các nhà bán lẻ lớn trên thế giới mô tả các giả pháp về môi trường liên quan đến hoạt động logistics, các chỉ số môi trường được áp dụng để đo lường tác động của những giả pháp này đồng thời xác định mức độ ý thức về môi trường của các doanh nghiệp bán lẻ này, Björklund và cộng sự (2016) đã nghiên cứu báo cáo CSR của 16 nhà bán lẻ và sử dụng các thông tin được đưa ra trong các báo cáo này để phân tích. Để cung cấp một cái nhìn tổng quan rộng rãi với phạm vi toàn cầu, các nhà bán lẻ lớn nhất thế giới (thuộc các chuỗi bán lẻ lớn) đã được lựa chọn. Các nhà bán lẻ lớn được lựa chọn vì những nhà bán lẻ này có khả năng có nhiều nguồn lực hơn để dành cho việc đo lường và báo cáo tính bền vững, và do đó trình bày các báo cáo toàn diện hơn. Kết quả nghiên 936
  15. cứu cho thấy phần lớn các nhà bán lẻ đã thực hiện các giải pháp liên quan đến vấn đề bền vững về môi trường nhưng có sự khác biệt đáng kể. Chỉ năm trong số các nhà bán lẻ lớn nhất thế giới thể hiện sự cân nhắc về môi trường trong tất cả các hoạt động logistics, trong đó phổ biến và rõ ràng nhất là hoạt động mua hàng. Trong khi đó, vận chuyển, kho bãi và logistics ngược lại ít được chú trọng hơn. Để đo lường mức độ hiệu quả của các giải pháp về môi trường liên quan đến hoạt động logistics, hầu hết các nhà bán lẻ đều tuyên bố sử dụng khung GRI nhưng thực tế là không có doanh nghiệp nào sử dụng tất cả các chỉ số trong khung. Năng lượng và khí thải là những chỉ số thường xuyên được lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ được nghiên cứu không đưa ra các chỉ số rõ ràng. Thay vào đó, họ đưa ra những tuyên bố chung chung, chẳng hạn như “Giảm thiểu số lần vận chuyển sản phẩm đến kho bằng cách gom hàng tại các trung tâm phân phối và tối đa hóa tải trọng cho mỗi xe tải”. Nghiên cứu cũng cho biết, ý thức về môi trường rất khó đánh giá trong các báo cáo CSR của các doanh nghiệp bán lẻ. Các tác giả đã cung cấp các mô tả về công việc của các nhà bán lẻ lớn nhất thế giới với tính bền vững môi trường liên quan đến logistics, nhưng cảm thấy khó hiểu về động lực thúc đẩy các giả pháp về môi trường và đánh giá ý thức bằng cách nghiên cứu báo cáo CSR. Qua đó, các tác giả nhận định rằng, việc đo lường tính bền vững về môi trường liên quan đến hoạt động logistics là rất khó. Theo kết quả khảo sát của HSBC được thực hiện vào năm 2018 với 8.500 công ty tại 34 thị trường trên toàn thế giới cho biết, các doanh nghiệp đang có xu hướng thực hiện các thay đổi mang tính bền vững đối với chuỗi cung ứng, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến logistics nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời giảm tác động đến môi trường. Xu hướng này xuất hiện khi các doanh nghiệp đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phía khách hàng buộc họ phải minh bạch và bền vững hơn về nguồn cung của mình. Theo đó, khoảng 31% doanh nghiệp trên toàn thế giới có kế hoạch thực hiện những thay đổi mang tính bền vững trong vòng ba năm tới. Cải thiện hiệu quả chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh được xem là những động lực chính dẫn đến sự thay đổi này. Cũng theo kết quả khảo sát, trên toàn thế giới, sự minh bạch được 26% doanh nghiệp đánh giá là tiêu chuẩn chính khi họ tìm kiếm nhà cung cấp mới, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng muốn biết các sản phẩm họ mua đến từ đâu cũng như các yếu tố liên quan đến con người, loài vật và môi trường được sử dụng như thế nào trong suốt quá trình sản xuất. Chính vì vậy, các giả pháp về môi trường liên quan đến hoạt động mua hàng được đặt lên hàng đầu, trong đó tập trung vào việc lựa chọn các nhà cung cấp thân thiện với môi trường. Thêm vào đó, khảo sát cũng cho biết, các nhà điều hành chính sách và các nhà đầu tư đang đặt nhiều áp lực lên các doanh nghiệp buộc họ công khai các thông lệ mang tính bền vững của doanh nghiệp. Điều này lý giải vì sao 85% doanh nghiệp mong muốn đạt được một tiêu chuẩn bền vững được ghi nhận trong ngành hoặc trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là các chỉ số đánh giá tín h bền vững chưa được sử dụng một cách phổ biến và thống nhất. Điều này cho thấy rằng rất khó để đo lường tính bền vững về môi trường liên quan đến hoạt động logistics. Những động thái ban đầu của các doanh nghiệp hướng đến việc phát triển bền vững hoạt động logistics cũng cho thấy nhận thức ngày càng tăng về những gì mà logistics có thể tác động lên môi trường khi vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Theo một bảng thăm dò ý kiến từ DHL, có khoảng 63% các doanh nghiệp khách hàng xem các hoạt động vận tải là nơi chính để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Hơn 2/3 trong số các doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ đang theo đuổi những chương trình giảm thiểu khí thải hoặc đang có dự định làm chuyện đó. 937
  16. 2.2. Tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển khá mạnh trong những năm gần đây khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có mức tăng trưởng nhanh. Kết thúc năm 2018, thị trường bán lẻ Việt Nam để lại dấu ấn khá ấn tượng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt con số kỷ lục 4.416,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2017 (số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê). Đây là đòn bẩy tạo đà cho thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển trong năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đánh dấu một mốc mới, đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so năm 2018, mức tăng cao nhất giai đoạn 2016-2019. Tính riêng ngành bán lẻ hàng hóa có doanh thu đạt 3.751,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 12,7%. Trong đó, ngành hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 14,4%; lương thực, thực phẩm tăng 13,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,3%; may mặc tăng 10,9%; phương tiện đi lại tăng 7,8%... Sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam cho thấy ngành bán lẻ có tác động rất lớn đến các vấn đề kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh do vậy các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới, xây dựng chiến lược phù hợp để bảo đảm sự phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh vào hoạt động logistics. Hiện Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số quy định pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho sự phát triển của hoạt động logistics nói chung và logistics bền vững nói riêng gồm: Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010, quy định về các dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định số 855/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/6/2011 với mục tiêu kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường, hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Chính phủ về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó đề cập đến việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo hướng bền vững, giảm lượng phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, lĩnh vực bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quản lý vĩ mô trong việc lựa chọn, cân đối hài hòa giữa các mục tiêu phát triển, đó là cần gắn mục tiêu phát triển bền vững thị trường bán lẻ với bảo vệ môi trường. Trên thực tế, hiện nay hệ thống chính sách, pháp luật phát triển thị trường bán lẻ nói riêng và thương mại trong nước nói chung về cơ bản đã được hình thành nhưng chưa đầy đủ, đồng bộ với hệ thống chính sách, pháp luật chuyên ngành khác, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật tại các địa phương chưa đạt hiệu quả cao, chưa theo kịp với xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ thế giới và thực tiễn phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của HSBC được thực hiện vào năm 2018, định hướng phát triển bền vững về môi trường được Chính phủ và các doanh nghiệp tại Việt Nam đánh giá rất quan trọng. Khoảng 90% các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, cho rằng họ thực hiện kiểm soát các chuỗi cung ứng, trong đó có các hoạt động logistics dựa trên các tiêu chuẩn về môi trường. Chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp tham gia khảo sát (9%) cho rằng đây không phải là trọng tâm của doanh nghiệp. 100% các doanh nghiệp dịch vụ, trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ cho biết, nâng cao lợi nhuận và kết quả hoạt động kinh doanh là lý do quan trọng nhất để thực hiện những thay đổi liên quan đến bền vững về môi trường. Khi đề cập đến nhận thức về môi trường, khảo sát cũng cho biết, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện đã hiểu được tầm quan trọng của 938
  17. việc đặt các yếu tố về môi trường, xã hội vào trọng tâm hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng và doanh nghiệp dịch vụ nói chung cho biết sẽ thực hiện các thay đổi hướng đến phát triển bền vững liên quan đến chuỗi cung ứng và logistics trong vòng 3 năm tới thông qua các chiến lược chính bao gồm tăng cường sử dung công nghệ số, lựa chọn nhà cung cấp thân thiện với môi trường. => Từ thực trạng trên có thể rút ra một số kết luận sau: - Phần lớn các nhà bán lẻ đã thực hiện các giải pháp liên quan đến vấn đề bền vững về môi trường nhưng có sự khác biệt đáng kể - Các giả pháp về môi trường liên quan đến hoạt động mua hàng được đặt lên hàng đầu, trong đó tập trung vào việc lựa chọn các nhà cung cấp thân thiện với môi trường. Trong khi đó, vận chuyển, kho bãi và logistics ngược lại ít được chú trọng hơn. - Để đo lường mức độ hiệu quả của các giải pháp về môi trường liên quan đến hoạt động logistics, hầu hết các nhà bán lẻ đều tuyên bố sử dụng khung GRI nhưng thực tế là không có doanh nghiệp nào sử dụng tất cả các chỉ số trong khung. Nhiều nhà bán lẻ không đưa ra các chỉ số rõ ràng. Thay vào đó, họ đưa ra những tuyên bố chung chung - Các chỉ số đánh giá tính bền vững chưa được sử dụng một cách phổ biến và thống nhất. Điều này cho thấy rằng rất khó để đo lường tính bền vững về môi trường liên quan đến hoạt động logistics - Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp hiện đã hiểu được tầm quan trọng của việc đặt các yếu tố về môi trường, xã hội vào trọng tâm hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp thực sự bắt tay vào việc triển khai các giải pháp bền vững còn hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách, pháp luật phát triển thị trường bán lẻ nói riêng và thương mại trong nước nói chung, phát triển hoạt động logistics nói chung và logistics bền vững nói riêng về cơ bản đã được hình thành nhưng chưa đầy đủ, đồng bộ với hệ thống chính sách, pháp luật chuyên ngành khác, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật chưa đạt hiệu quả cao, chưa theo kịp với xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ thế giới và thực tiễn phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM Trong thời gian tới, để phát triển thị trường bán lẻ trong nước gắn liền với phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau đây: (1) Về phía cơ quan quản lý nhà nước Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước, trong đó chú trọng phát triển thị trường bán lẻ gắn với phát triển bền vững; Cải thiện và xây mới kết cấu hạ tầng, trong đó bao gồm phát triển cảng biển nước sâu, xây dựng bến bãi, trung tâm logistics, ICD cũng như hệ thống cầu đường, sân bay, hệ thống cảng sông và hệ thống đường thuỷ nội địa trở nên cấp thiết, để nối kết với hệ thống giao thông và các cảng biển khu vực và thế giới, phát huy tác dụng của đa phương thức vận tải; 939
  18. Một số kiến nghị khác: Chú trọng tăng tổng cầu trong nước, đẩy mạnh các hoạt động gắn kết lưu thông, liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa; Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ; Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thương mại; Rà soát lại luật lệ và pháp quy trong nước liên quan đến logistics và container; (2) Về phía các doanh nghiệp bán lẻ Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, người tiêu dùng về bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn, sức khỏe cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống…; Tăng cường quản trị chiến lược doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, cơ cấu kinh doanh phù hợp với phát triển bền vững hoạt động bán lẻ; Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và marketing sản phẩm, tích hợp dữ liệu thông tin về người tiêu dùng cả offline và online để quản trị quan hệ khách hàng (CRM) hiệu quả từ đó thực hiện các hoạt động mua, vận chuyển, dự trữ hàng hóa một cách hợp lý; Thực hiện đa dạng hóa và phát triển bán lẻ đa kênh nhằm tránh rủi ro, giảm tác động đến môi trường và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; Một số đề xuất khác: Nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ bán lẻ hiện đại, phương thức quản trị kinh doanh tiên tiến, tiết kiệm các nguồn lực; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp qua mạng, trên các kênh internet, điện thoại di dộng, mạng xã hội; Tăng cường liên kết và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, liên kết, hợp tác với các nhà sản xuất, tạo mối quan hệ thân thiện, tín nhiệm và tin cậy đối với khách hàng qua việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng trong nước/khu vực/toàn cầu để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; Chú trọng phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh bán lẻ 4.0. 4. KẾT LUẬN Phát triển bền vững được xem là cơ hội lớn nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường và phát triển mạnh mẽ. Tập trung cho chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các giá trị gắn kết với người tiêu dùng, tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu công đoạn trong vận hành, từ đó nâng cao tính cạnh tranh về lâu dài. Bán lẻ là một lĩnh vực không ngừng phát triển, là khâu kết nối không thể thiếu giữa sản xuất và tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất khác. Với việc hợp tác cùng nhà cung cấp và sự đồng hành của người tiêu dùng, các giải pháp bền vững liên quan đến hoạt động logistics đang là định hướng phát triển của rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ để vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh cùng lợi ích kinh tế về lâu dài vừa đóng góp vào quá trình thực hiện hóa các mục tiêu phát triển bền vững. 940
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. bbasi, M. and Nilsson, F. (2012), “Themes and challenges in making supply chains environmentally sustainable”, Supply Chain Management; an International Journal, Vol. 17 No.5, pp. 517-530. 2. Ashby, A., Leat, M. and Hudson-Smith, M., (2012) "Making connections: a review of supply chain management and sustainability literature", Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 17 No. 5, pp. 497-516. 3. Benn, S., Dunphy, D. and Griffiths, . (2006), “Enabling change for corporate sustainability: an integrated perspective”, Australasian Journal of Environmental Management, Vol.13 No. 3, pp. 156-165. 4. Bernon, M., Rossi, S. and Cullen, J. (2011),”Retail reverse logistics: a call and grounding framework for research”, International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, Vol. 41 No. 5, pp. 484-510. 5. Björklund, M., Forslund, H., Persdotter Isaksson, M., (2016), Exploring logistics-related environmental sustainability in large retailers, International Journal of Retail & Distribution Management, 44(1), 38-57. https://doi.org/10.1108/IJRDM-05-2015-0071 6. ClossSpeierMeacham, N. Journal of the Academy of Marketing Science , D.J., , C. and (2011), “Sustainability to support end-to-end value chains: the role of supply chain management”, Vol. 39 No. 1, pp. 101-116 Jones và cộng sự (2005a, 2005b) 7. Elg, U. and Hultman, J. (2011), “Retailers‟ management of corporate social responsibility (CSR) in their supplier relationships - Does practice follow best practice?”, The International Review of Retail, Distribution and Consumer Research, Vol. 21 No. 5, pp. 445-460. 8. Forslund, H. (2014), “Exploring logistics performance management in supplier/ retailer dyads” International Journal of Retail & Distribution Management, Vol. 42 No. 3, pp. 205-218. 9. Ganesan, S., George, M., Jap, S., Palmatier, R.W. and Weitz, B. (2009),”Supply chain management and retailer performance: emerging trends, issues and implications for research and practice”, Journal of Retailing, Vol. 85 No. 1, pp. 84-94. 10. HSBC (2018), Navigator: Hiện tại, tương lai và ý nghĩa với doanh nghiệp 11. Kolk, ., Hong, P., and van Dolen, W. (2010), “Corporate social responsibility in China: an analysis of domestic and foreign retailers‟ systainability dimensions”, Business Strategy and the Environment, Vol. 19 No. 5, pp. 289-303. 12. Kotzab, H., Munch, H., Faultrier, B. and Teller, C. (2011), “Environmental retail supply chains: When Goliaths become environmental Davids”, International Journal of Retail & Distribution Management, Vol. 39 No. 9, pp. 658-681. 13. Seuring, S. and Müller, M. (2008), “From a literature review to a conceptual framework for sustainable supply chain management”, Journal of Cleaner Production, Vol. 16 No. 15, pp. 1699-1710. 941
  20. 14. Shaw, S., Grant, D.B. and Mangan, J. (2010). “Developing environmental supply chain performance measures”, Benchmarking; an International Journal, Vol. 17 No. 3, pp. 320-339. 15. Tate W., Ellram, L.M. and Kirchoff, J.F. (2010), “Corporate social responsibility reports: a thematic analysis related to supply chain management”, Journal of Supply Chain Management, Vol. 46 No. 1, pp. 19-44. 16. Wu, H. J. and Dunn, S. C. (1995), “Environmentally responsible logistics systems”, Inter- national Journal of Physical Distribution & Logistics Management, Vol. 25 No. 2, pp. 20-38. 17. Wiese, ., Kellner, J., Lietke, B., Toporowski, W. and Zielke, S. (2012), “Sustainability in retailing -a summative content analysis”, International Journal of Retail & Distribution Management, Vol. 40 No. 4, pp. 318-335. 942
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1