chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông cửu long theo hướng Gap
lượt xem 138
download
TS. Trần Thị Ba Đại học Cần Thơ 1. GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, nổi tiếng về lúa, thuỷ sản và cây ăn trái nhiệt đới. Trong những năm trở lại đây, cùng với sự đa dạng hoá về hệ thống đất canh tác đang diễn ra ở cả nước, người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL cũng đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau màu ngắn ngày nhằm tạo ưu thế cạnh tranh và nâng cao năng suất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông cửu long theo hướng Gap
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) CHUỖI CUNG ỨNG RAU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG GAP TS. Trần Thị Ba Đại học Cần Thơ 1. GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, nổi tiếng về lúa, thuỷ sản và cây ăn trái nhiệt đới. Trong những năm trở lại đây, cùng với sự đa dạng hoá về hệ thống đất canh tác đang diễn ra ở cả nước, người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL cũng đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau màu ngắn ngày nhằm tạo ưu thế cạnh tranh và nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế hộ gia đình (lợi nhuận từ trồng rau thường cao hơn lúa 2-4 lần). Tuy nhiên, ngành sản xuất rau chỉ mới nhắm đến phục vụ thị trường trong nước. Song song với sự tăng trưởng sản lượng rau, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hàng ngày trên phương tiện thông tin đại chúng cho thấy nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra do ăn rau có chứa dư lượng độc chất cao. Ngày nay, chỉ ở một vài thành phố của ĐBSCL như Cần Thơ, An Giang, Mỹ Tho,… mới có một vài cửa hàng rau an toàn, tuy nhiên, trong thực tế số lượng rau rất giới hạn. Người tiêu dùng muốn rau an toàn nhưng thiếu niềm tin về sản phẩm rau bán trong cửa hàng. Làm thế nào để người tiêu dùng trong nước yên tâm ăn rau thì lúc đó rau Việt Nam mới có thể xuất khẩu được. Đây là một trong những vấn đề thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phải giải quyết. Theo sau diễn đàn khuyến nông @ công nghệ về “Rau an toàn: thực trạng và giải pháp” ngày 10/12/2007 và Hội nghị “Sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến 2010 các tỉnh phí Nam” ngày 7/5/2008. Một trong những kết luận rút ra từ những cuộc họp này là phải áp dụng qui trình nông nghiệp an toàn (Good Agriculture Practices: GAP) trong sản xuất rau. Để đạt được điều này, phải quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL. Do vậy cần: - Tìm hiểu đồng bằng sông Cửu Long và sản xuất rau của ĐBSCL. - Tìm hiểu chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL. - Phân tích những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức của rau ĐBSCL. - Đưa ra giải pháp quản lý chuỗi cung ứng rau của ĐBSCL theo hướng GAP. 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ SẢN XUẤT RAU Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng rộng lớn và bằng phẳng, có 3,96 triệu ha đất canh tác với gần 18 triệu dân cư (khoảng 22% dân số của cả nước). Trên thực tế, ĐBSCL tiêu biểu cho một vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với 2,60 triệu ha (chiếm 65% diện tích ĐBSCL), cung cấp một nửa sản lượng lương thực của cả nước và đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế trong vùng. Trong thời gian 8 năm gần đây, diện tích rau của ĐBSCL phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên biệt cao. Năm 2007, ĐBSCL có 233.809 ha đất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nước), lớn nhất nước Việt Nam. Các tỉnh có diện tích trồng rau lớn như Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31,052 ha, Trà Vinh 25.894 ha, 1
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Sóc Trăng 24.427 ha, Vĩnh Long 15.000 ha. Trong đó, diện tích rau ăn lá 105.154 ha, rau ăn trái 77.068 ha, rau ăn củ 25.393 ha và còn lại là các loại rau khác. Năng suất rau bình quân ở ĐBSCL 16,25 tấn/ha, cao hơn 4,7% năng suất của các tỉnh phía Nam, sản lượng 3.863.097 tấn, chiếm khoảng 30% sản lượng rau cả nước, rau ăn lá chiếm 1.775.630 tấn, rau ăn trái 1.558.692 tấn và rau ăn củ 476.445 tấn (Phạm Văn Dư và ctv., 2008). Có 2 phương thức sản xuất: tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung ở 2 khu vực: - Vùng rau chuyên canh: tập trung ở thành phố và khu công nghiệp, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, vì vậy đòi hỏi phong phú chủng loại và mức độ an toàn sản phẩm cao. Hệ số sử dụng đất cao (4-8 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá cao, nhưng vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học. - Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích và sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa, phát triển tốt trên nhóm đất khá phèn có khuynh hướng ổn định. Hệ số sử dụng đất thấp (2-4 vụ/năm). Chính vì thế ĐBSCL dễ dàng thực hiện qui hoạch chuyển đổi trồng rau màu trên đất lúa, có tiềm năng lớn trong việc mở rộng diện tích rau thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. - Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như sản xuất trong nhà lưới chống côn trùng, mái lưới che không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố thời tiết bất lợi, trồng rau không cần đất (kỹ thuật thuỷ canh). Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ tiếp giáp với các tỉnh lân cận và các quốc gia khác trong khu vực. Cũng là điều kiện thuận tiện cho ĐBSCL trong việc mở rộng giao thương, đẩy mạnh sự tiêu thụ hàng hoá, nhất là các sản phẩm nông nghiệp. Hình 1: Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long 2
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Tình hình sản xuất rau an toàn ở ĐBSCL (Phạm Văn Dư và ctv., 2008): - Năm 2007, tổng diện tích rau an toàn 8.439 ha (chiếm 3,6% diện tích trồng rau ĐBSCL), trong đó rau ăn lá 4.451 ha (cải bẹ xanh, tần ô, rau dền, xà lách, xà lách xoong, rau má, mồng tơi, cải thảo, rau muống, cải bắp, cải bông trắng, cải bông và các loại rau gia vị), rau ăn trái 3.835 ha (dưa leo, khổ qua, đậu đũa, dưa hấu, cà chua, đậu bắp, bí xanh, bí đỏ,..) và ăn củ 131 ha (củ cải, khoai môn, khoai ngọt, củ sắn, gừng,…); năng suất bình quân 23,05 tấn/ha và sản lượng 206.991 tấn. - Dự kiến đến 2010 đạt 49.426 ha, sản lượng 1.117.709 tấn, cao gấp 5,5 lần so với năm 2007; tập trung chủ yếu ở Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ,… 3. CHUỖI CUNG ỨNG RAU HIỆN TẠI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ cung cấp rau cho các tỉnh trong khu vực mà còn xuất đi TP. Hồ Chí Minh (ớt, dưa leo, dưa hấu, bí đỏ, cà phổi,…), Hà Nội (dưa hấu, dưa lê), Campuchia và Trung Quốc (dưa hấu). An Giang là tỉnh cung cấp rau chính cho thị trường Campuchia, chủ yếu là hành lá và bắp cải, ngoài ra còn xuất khổ qua, dưa leo, ớt, gừng. Tỉnh Long An và Tiền Giang chủ yếu cung cấp dưa hấu và dưa lê cho Trung Quốc. Trong chuỗi giá trị rau ở ĐBSCL, nông dân là đối tượng có lượng phân phối rau cho hầu hết các đối tượng khác trong chuỗi cung ứng, đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một số hộ nông dân tham gia vào Hợp tác xã trồng rau an toàn của địa phương, còn phần lớn nông dân đều tự trồng rau và bán ra bên ngoài. Khi bán cho thương lái nông dân chủ yếu bán mão vì những đặc điểm tiện lợi của loại hình này so với việc bán lẻ. Thương lái mua rau ở ĐBSCL chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, đa số là thương lái đem bán sản phẩm tại địa phương, tới các tỉnh lân cận và lên TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên Hợp tác xã vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình khi chưa qui hoạch và phân bổ cụ thể cho các hộ nông dân trồng các loại rau. Các doanh nghiệp tư nhân chế biến rau ĐBSCL kinh doanh khá hiệu quả với sự gia tăng lượng hàng xuất khẩu rau quả đóng hộp, đặc biệt ở TP. An Giang. Không những thế, các đơn vị này còn tận dụng lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào tại khu vực ĐBSCL để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. NÔNG DÂN Người bán lẻ Người tiêu dùng Doanh nghiệp Người bán sĩ Thương lái /siêu thị Nhà hàng/ Xuất khẩu Khách sạn Hình 2: Chuỗi cung ứng ngành rau ở đồng bằng sông Cửu Long 3
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Người nông dân ở những những vùng chuyên canh rau của các tỉnh thành lớn nắm khá vững yêu cầu, quy định về trồng rau an toàn. Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm ngặt các quy định này, họ phải thực sự an tâm về đầu ra vì chi phí cho rau an toàn cao, đầu tư nhiều (nhà lưới, phân bón v.v.) lại ít có nơi thu mua, cũng như chưa có các cửa hàng chuyên biệt bán rau an toàn để tiêu thụ được sản phẩm (như tại TP. Hồ Chí Minh) hoặc xuất khẩu số lượng lớn (như Đà Lạt) khiến rau an toàn vẫn còn được sản xuất với sản lượng thấp, chủ yếu phục vụ các siêu thị trên địa bàn khu vực (Metro, Coopmart, Citimart) hoặc cửa hàng do ngành nông nghiệp địa phương tổ chức. Hiện nay các hộ nông dân ĐBSCL đang trồng nhiều các loại rau ăn lá, rau gia vị (rau thơm, ngò rí, cải bẹ xanh, húng cây, xà lách, rau muống,…) trên những khu đất dành riêng và các loại rau ăn trái (dưa hấu, dưa leo, khổ qua, bí đỏ, bí đao, cà chua, cà phổi, ớt, đậu đũa,…) luân canh với cây lúa (2 lúa 1 rau). Mỗi năm, các hộ nông dân trồng trung bình luân phiên trên cùng diện tích từ 2 đến 5 loại rau (mùa vụ), mỗi loại cách nhau khoảng 1 tháng (rau lá), có khi 2-3 tháng (rau củ, quả). Mùa vụ trồng rau chính là Đông Xuân (tháng 11 đến tháng 2), bất lợi nhất là tháng Thu Đông (tháng 9-11) mưa dầm. Lợi nhuận đạt trung bình từ 2-3 triệu đồng/1.000 m2/vụ. 3.1 Quy trình trồng: Mỗi loại rau có qui trình trồng không giống nhau về cách thức, chăm sóc, thời gian thu hoạch v.v… nhưng một quy trình chung nhất như sau: Gieo hột Thu hoạch Lên liếp Bón lót Chăm sóc cấy cây con - Làm giàn - Bón thúc - Tỉa nhánh - Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại Hình 3: Quy trình canh tác rau ở đồng bằng sông Cửu Long 3.2 Quy trình thu hoạch: Mỗi một loại rau cũng có qui trình thu hoạch riêng phụ thuộc rất nhiều vào phương thức tiêu thụ (bán kg hay bán mão), và người tiêu thụ (nông dân hay thương lái), nhưng khá đơn giản. Hái/nhổ → Sơ chế → Phân loại → Đóng gói → Tồn trữ/bảo quản Rau ăn lá được nhổ, bỏ vào sọt rồi đem đi sơ chế. Công đoạn sơ chế gồm: làm tại ruộng, cắt gốc, lặt lá non, sắp xếp lại (tuỳ theo loại rau), rửa sạch, bó lại từng mớ. Đối với cà chua, dưa leo thì hái vào sọt rồi chọn lại và cho vào bao bì. Khi sơ chế, rau lá có hao hụt khá cao khoảng 20% (do bó gốc, lặt lá già..); đối với loại rau lấy trái (dưa leo, đậu) hao hụt khoảng 5%. 4
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Tóm lại, khó khăn chính của sản xuất rau là lượng hao hụt sản phẩm khá lớn sau thu hoạch, giá cả rau lại không ổn định, thường xuyên bị thương lái ép giá nhất là khi vào mùa “đụng chợ” và thời tiết thất thường là những nguyên nhân gây khó khăn cho thu hoạch rau của nông dân. 3.3. Tiêu thụ: Hình thức bán mão chiếm phổ biến trong phương thức giao dịch của nông dân ĐBCSL. Người nông dân bán rau thường đến nhà thương lái thông báo số lượng rau có thể thu hoạch ngày hôm đó. Nếu thương lái đồng ý thì người nông dân thu hoạch sẵn xếp vào các bội hoặc túi ni lông. Đây là hình thức được nông dân ưa chuộng vì lượng sản phẩm bán ra thường được tiêu thụ hết bất kể chất lượng sản phẩm đồng đều hay không 3.4 Khách hàng và giao dịch: Khách hàng chính của nông dân là thương lái, chủ yếu là thương lái quen lâu năm, chuyên nghiệp, có uy tín “thoả thuận giá cả”. Bên cạnh đó, nông dân cũng có bán cho các thương lái lạ, nhưng thường yêu cầu đặt cọc trước. Điểm mà nông dân không hài lòng nhất về thương lái là hay bị ép giá khi giá thị trường biến động, ngay cả khi đã được thoả thuận trước (bằng miệng). Một lượng nhỏ sản phẩm rau được nông dân bán cho các đại lý để bán lẻ ở địa phương hoặc nông dân tự bán lẻ rau ở chợ cho người tiêu dùng nhưng giá bán không được cao. Ngoài ra còn có Hợp tác xã của địa phương bao tiêu rau an toàn cho nông dân, chủ yếu bán rau cho siêu thị (Metro, Co-opmart, Vinatex,…). Do số lượng đặt hàng của siêu thị ít, trong khi hộ nông dân trồng nhiều, dẫn đến nhiều khi cung vượt quá cầu. Do vậy, một lượng lớn rau an toàn này nông dân phải tiêu thụ lẻ bên ngoài với giá thấp hơn. 3.5 Thương hiệu, nhãn hiệu: Đến nay chưa có nhãn hiệu sản phẩm rau của người nông dân, Hợp tác xã ở ĐBSCL bán cho siêu thị, vẫn mang nhãn hàng của siêu thị. Đây cũng là khó khăn đối với những hộ nông dân trồng rau an toàn ở ĐBSCL. Họ rất mong muốn có chứng nhận nhãn hiệu riêng cho mình để có thể kiểm soát giá cả sản phẩm, quảng bá rộng rãi hơn và được người tiêu dùng tin tưởng hơn. Về xuất khẩu, cho đến hiện nay nông dân không trực tiếp sản xuất rau, chỉ một lượng nhỏ theo đường tiểu ngạch đều thông qua thương lái đến các nước xung quanh như Campuchia, Trung Quốc. 3.6 Hợp đồng và thanh toán: Hợp đồng miệng với thương lái quen (dưa trên uy tín), hợp đồng giấy với thương lái lạ (làm hợp đồng hoặc đưa cọc). Thương lái trả tiền cho nông dân đúng hạn trong khoảng 5 – 6 ngày sau khi bán hoặc khi hoàn tất thu hoạch. Hợp tác xã thanh toán cho nông dân sau nửa tháng đến 1 tháng sau đó, nhưng được Hợp tác xã. tạm ứng tuỳ theo nhu cầu của mỗi nông dân. 3.7 Chi phí và lợi nhuận: Chi phí thuê nhân công lao động làm thủ công trong quá trình trồng là rất lớn (vì địa hình khó khăn để dùng máy móc), đầu tư ít nhất cho một vụ tính trung bình trên 1.000 m2/1 vụ (2 tháng) khoảng 2,5 triệu đồng. Lợi nhuận trung bình cho các loại rau vào khoảng 2,5-5,0 triệu đồng/1.000 m2. 5
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH VÀ YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA RAU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4.1 Điểm mạnh và điểm yếu Các vấn để cốt Điểm mạnh Điểm yếu lõi Vật tư - Có nhiều công ty giống, đa - Ý thức người dân chưa cao, nhiều người dạng và phong phú chủng vẫn còn chọn mua giống trôi nổi bên ngoài loại rau thích nghi đất đai hoặc tự để giống từ giống lai (F1). thời tiết của từng vùng - Cũng do thị trường có nhiều thuốc bảo vệ - Thuốc bảo vệ thực vật đa thực vật với xuất xứ khác nhau, các hãng dạng, phong phú từ nhiều thuốc tiếp thị tràn lan, không kiểm soát, công ty khác nhau. gây khó khăn cho nông dân trong việc chọn sản phẩm để mua trong khi người dân - Nhiều loại thuốc và phân vẫn ham sản phẩm giá rẻ, thiếu quan tâm bón sinh học ra đời, đáp ứng đến tác hại cho mình (người trồng) và yêu cầu sản xuất rau sạch người tiêu dùng sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình trồng trọt, 1 số sâu bệnh cây khó phòng trị cũng dẫn đến sản phẩm có chất lượng kém, không an toàn Đất đai, khí - Khí hậu ĐBSCL dễ chịu, - Tốc độ phát triển đô thị ở Cần Thơ và các hậu điều hoà, ít bão, quanh năm thành phố ở ĐBSCL trong vài năm gần đây nóng ẩm, tương đối ổn định ít nhiều ảnh hưởng đến quỹ đất, giá đất với hai mùa rõ rệt, là điều nông nghiệp và môi trường trồng trọt kiện phù hợp phát triển rau - Phần nhiều các chương trình quy hoạch nhiệt đới và phát triển tập trung vào trái cây, nhưng - Các chính sách quy hoạch cho rau vẫn còn ít trồng trọt rau của ĐBSCL đang tạo một bước phát triển mới trong tương lai Chất lượng - Có thể tạo ra sản phẩm rau - Sản xuất rau đến nay vẫn còn manh mún, sản phẩm chất lượng cao trong điều nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung nên khó quản lý kiện canh tác tự nhiên ngoài và kiểm soát số lượng, sản lượng cũng như đồng, đặc biệt dưa hấu, dưa chất lượng lê trong mùa nắng và nhà lợp - Rau an toàn chưa được chứng nhận chất nóc nilon trong mùa mưa rau lượng sản phẩm, nên không có thương ăn lá hiệu. Đây là điểm yếu cho việc lưu thông hàng hoá vào các chuỗi siêu thị lớn, nhất là xuất khẩu. Quy trình - Mô hình hợp tác xã được tổ - Ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, siêu sau thu chức khá tốt với các điểm sơ thị có địa điểm sơ chế, tồn trữ, bảo quản hoạch chế tập trung, vận chuyển xe riêng, hầu như các thành phần tham gia tải, nên đã giúp giảm bớt một trong chuỗi giá trị chưa có hoặc nếu có thì 6
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) phần khâu hao hụt sau thu các cơ sở vật chất cho các điểm sơ chế, hoạch đóng gói, bảo quản vẫn còn chật hẹp, vệ sinh kém, đặc biệt về công nghệ chế biến sản phẩm còn nghèo nàn - Phương tiện vận chuyển và cách đóng gói lạc hậu khiến hao hụt qua từng khâu trong chuỗi cung ứng vẫn còn cao - Thiếu nguồn nhân lực quản lý có trình độ, có kinh nghiệm Giá cả - Đối với một số mặt hàng - Rau quả xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều xuất khẩu, giá đạt cao, tăng bởi giá dầu tăng, giá vận chuyển tăng cao. lợi nhuận và giá trị cho rau Khiến cho giá thành của một số mặt hàng nói chung cao hơn khu vực (Thái Lan, Trung Quốc...) - Giá mua vào của các siêu - Giá cả thị trường nội địa không ổn định, thị về rau quả an toàn cao đặc biệt vào mùa mưa lũ, từ phía các nhà hơn bên ngoài thu mua, gây xáo động thị trường - Hợp tác xã rau an toàn hoạt động chưa hiệu quả, chưa đảm bảo hết đầu ra cho sản phẩm, nên một lượng rau phải bán ra chợ lẻ với mức giá ngang với rau thường, gây thiệt thòi cho nông dân Quan hệ - Đã áp dụng mô hình liên - Nhà nước vẫn tập trung hỗ trợ nông dân trong chuỗi kết 4 nhà. Các quan hệ này là chính, thông qua khuyến nông: tập huấn giá trị đang bắt đầu được xây dựng kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí làm điểm trình trên nền tảng pháp lý, có sự diễn… Các chính sách ưu tiên kích thích ràng buộc bằng tín chấp, sổ các mấu chốt khác trong chuỗi còn ít và theo dõi (Hợp Tác xã, nông chưa đủ mạnh dân), một số đã có hợp đồng - Thiếu sự liên kết của các khâu trong giấy. chuỗi, đặc biệt vai “người tiêu dùng” - mấu - Có vai trò các cơ quan tổ chốt quan trọng, quyết định chất lượng sản chức liên quan (Sở Nông phẩm được chấp nhận - còn mờ nhạt nghiệp và Phát triển Nông - Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết thôn, Sở Thương mại, Viện hiệu quả, thiếu một sự quản lý đồng bộ, Cây ăn quả Miền Nam, Đại xuyên suốt học Cần Thơ …) - Còn thiếu sự tham gia tích cực của các cơ quan đài báo trong việc tuyên truyền dùng rau sạch và quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và giúp đỡ thông tin phản hồi tới các thành viện trong chuỗi cung ứng 7
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 4.2 Cơ hội và thách thức Các vấn để cốt Cơ hội Thách thức lõi Nhu cầu thị - Nhu cầu thị trường về rau an toàn ngày - Khi nhu cầu tiêu thụ nội trường càng tăng về số lượng và chất lượng không địa và xuất khẩu rau tăng chỉ trong nước (nhà hàng, khách sạn, siêu cao thì yêu cầu về số thị,..) mà còn xuất khẩu (Nhật, Đài Loan, lượng, chất lượng, sự cải Hongkong, Singapore,…) tiến về năng suất cây trồng ổn định, nâng cao chất - ĐBSCL, đã trở thành một vùng du lịch lượng rau cũng ngày một sinh thái nổi tiếng về sông nước, có chợ nổi tăng cao trên sông và sự ra đời của các chuỗi siêu thị sẽ là cơ hội lớn cho thị trường rau tại đây Sẩn - Sản phẩm rau của ĐBSCL dễ dàng vận - Một số sản phẩm rau (cà chuyển đến TP. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội chua, cải bắp, cải bông, xà phẩm/cạnh lách..) của ĐBSCL bị canh - Sản phẩm rau của ĐBSCL không bị cạnh tranh tranh với rau Đà Lạt vì tranh gay gắt như trái cây (nhập nội từ Thái năng suất, chất lượng kém Lan, Trung Quốc) và hiệu quả kinh tế thấp 8
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG RAU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG GAP - Số lượng lớn - Chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm NHU CẦU THỊ TRƯỜNG - Giá bán cạnh tranh → theo hướng GAP TÁC NHÂN TRONG KHÓ KHĂN CHÍNH NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP AI GIẢI QUYẾT? CÁCH GIẢI QUYẾT? CHUỖI CUNG ỨNG I. Yếu tố đầu vào - Không chủ động giống - Giá giống cao 1. Giống - Nhập khẩu - Quản lý chất lượng giống, cây - Tăng cường công tác quản lý - Nhà nước, cơ quan - Quản lý chặt giống, thuốc cấm, - Quản lý nhà nước chưa con chưa tốt nguồn giống, hoá chất nông chức năng nhập lậu thuốc trừ sâu triệt để nghiệp . Công ty - Đầu tư thiết bị nghiên cứu - Thiếu quan tâm, đầu tư - Tăng cường nghiên cứu - Lạm dụng phân bón, thuốc trừ nghiên cứu giống, chế . Viện, trường - Huấn luyện nông dân GAP 2. Phân bón và giống, chế phẩm vi sinh sâu hoá học phẩm vi sinh thuốc BVTV - Phân, thuốc vi sinh giá cao Ngân hàng và doanh Thiếu vốn Trồng theo hợp đồng Đầu tư trước cho nông dân 3. Vốn nghiệp thu mua Không đáp ứng kịp thời Thiếu cán bộ khuyến nông Nâng cao trình độ cho CBKN Tập huấn và chuyển giao kỹ - Viện, trường 4. Khuyến nông chuyên rau chuyên trách về rau thuật cho cán bộ Thụ động, ít tiếp cận thông tin Thiếu hiểu biết vai trò Tăng cường huấn luyên về - Công ty Tập huấn về kiến thức thị 5. Thông tin thị trường thông tin thông tin thị trường - Hợp tác xã trường II. Nông dân - Nhỏ, manh mún - Sản xuất tự phát - Nhà nước: Viện - - Quy hoạch vùng nguyên liệu: - Khó khăn: Vận chuyển, tưới 1. Qui mô sản - Không thể đầu tư hệ Trường đầu tư thuỷ lợi, giao thông, tiêu Cải thiện qui mô sản xuất xuất thống thuỷ lợi - Công ty điện - Năng suất & chất lượng không - đầu tư cao - Nông dân - Nông dân liên kết sản xuất ổn định - Hầu hết lao động thủ công - kỹ thuật canh tác lạc - Cải thiện kỹ thuật canh tác: - Thiếu rau trong mùa nghịch hậu - Nông dân - Tập huấn, hội thảo về kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao, - Công ty canh tác rau an toàn - Thiếu áp dụng công nghệ sinh - Thiếu đầu tư công 2. Kỹ thuật công nghệ sinh học - Viện, trường - Đầu tư công nghệ cao, công canh tác học nghệ sinh học - Thay đổi suy nghĩ, cách làm - Năng suất, chất lượng không - Lạm dụng phân bón - Khuyến nông nghệ sinh học và trang thiết bị của người sản xuất thoả mãn thị trường lá, chất kích thích 9
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Tiếp theo… TÁC NHÂN KHÓ KHĂN CHÍNH NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP AI GIẢI QUYẾT? CÁCH GIẢI QUYẾT? TRONG CHUỖI CUNG ỨNG III. Công nghệ sau thu hoạch - Cải thiện khâu sau thu - Không chú trọng 1. Chế biến - Nông dân - Mất mát sau thu hoạch lớn hoạch sau thu hoạch: - Doanh nghiệp Đầu tư điểm sơ chế, hình thức, mẫu - Chế biến thô sơ tại chổ - Nâng cao giá trị sản phẩm bảo quản - Nhà khoa học: 2. Đóng gói mã & sức cạnh tranh lành mạnh - Không đóng gói, bảo quản, tồn trữ viện-Trường - Chi phí cao 3. Bảo quản IV. Thị trường Không tạo niềm tin - Đăng ký thương hiệu 1. Thương hiệu Chưa có thương hiệu ở người tiêu dùng - Ký kết hợp đồng - Nâng cao kiến thức thị - Nông dân Thiếu giới thiệu, trường - Theo qui trình nông Ít người biết đến 2. Tiếp thị quảng bá - Doanh nghiệp nghiệp sạch (GAP) - Quản lý hệ thống kiểm tra - Nhà nước - Trồng trong vùng qui - Không ổn định SL và chất lượng chất lượng 3. Thị trường - Tự trồng hoạch trong nước - Thiếu kiểm tra chất lượng đầu ra - Trồng theo kinh - Đầu tư công nghệ cao nghiệm - Chưa nắm được dấu hiệu thị trường - Đào tạo nghề cho nông dân - Thường bị vỡ hợp đồng , mất uy tín 4. Xuất khẩu 10
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 6. KẾT LUẬN Quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP là giải pháp quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng rau đồng bằng, mọi thành viên tham gia trong chuỗi sản xuất và cung ứng rau đều có trách nhiệm của họ đối với chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp cạnh tranh cao nhất giúp việc truy nguyên nguồn gốc của rau dễ dàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asandhi A.A., Schoorlemmer, H., Adiyoga W., Dibyantoro L., Voort M.V. D., Nurhatuti and Sulastrini I., 2006. Development of a Good Agriculture Practice to improve food safety and product quality Indonesia vegetable production Cadilhon, J.J., A.P. Fearne, P.T. Giac Tam, P. Moustier and N.D. Poole. 2005. Quality Incentives and Dependence in Vegetable Supply Chains to HCM City. ISHS Conference on Improving the performance of supply chains in transitional economies, 19-23 July 2005, Chiang Mai, Thailand Cohen, S. and Roussel, J. 2005. Strategic Supply Chain Management. The McGraw-Hill Companies, Inc. New York Chicago San Francisco Lisbon London Madrid. Mexico City Milan New Delhi San Juan Seoul. Singapore Sydney Toronto Department of Agriculture and Rural Development. 2007. Report on An Giang vegetable value chain workshop. Long Xuyen 22-23 Feb. 2007 Ho Thanh Son, Bui Thi Thai and P. Moustier. 2003. Strategies of stakeholders in vegetable commodity chain supplying Hanoi market. Project N°00005600 funded by Ministry of Foreign Affairs of France, implemented by Asian Vegetable Research and Development Center Zhou, J., and S. Jin. 2004. Chinese Vegetable Safety Administration Problems, Causes and Countermeasures. USA-China Business. Review (Journal), Inc., USA. Volume 3, No.2 (Serial No.8) Nghiên cứu của Axis.2005. Chuỗi giá trị rau quả Cần Thơ. Metro Cash &Carrry Vietnam Ltd, GTZ and Ministry of Trade of Socialist Republic of Vietnam Phạm Văn Dư, Đào Quang Hưng và Lê Thanh Tùng. 2008. Tình hình sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến 2010 ở các tỉnh phí Nam. Trong Hội nghị “Sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến 2010 các tỉnh phí Nam” ngày 7/5/2008 tại Đà Lạt. Trang 198-217 Trần Khắc Thi. 2007. Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam – Hiện trạng và giải pháp kỹ thuật. Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ về “Rau an toàn: thực trạng và giải pháp” ngày WWW.vegsys.nl. Developing Good Agriculture Practice for vegetable production in Hanoi. EU 5th Framework INCO2 funded research project 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn