intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 1:Đánh giá về triển vọng các nguồn năng lượng trên thế giới

Chia sẻ: Nguyen Thanh Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

210
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A. Các nguồn năng lượng không tái tạo được trên thế giới : 1. Dầu và các sản phẩm dầu mỏ: - Dầu có ưu điểm là nhiệt lượng cao, dễ chuyên chở, có trữ lượng khá lớn, được xem là nguồn năng lượng số 1 của thế giới với 3 GTOE trữ lượng ( 30% tiêu thụ ở dạng sơ cấp). 2/3 tài nguyên dầu tập trung ở khu vực Trung Đông - Dầu được khai thác chủ yếu dưới lòng đất. Người ta cho rằng có thể khai thác dầu trong 40 năm nữa....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 1:Đánh giá về triển vọng các nguồn năng lượng trên thế giới

  1. Đánh giá về triển vọng các Chương 1: nguồn năng lượng trên thế giới A. Các nguồn năng lượng không tái tạo được trên thế giới : 1. Dầu và các sản phẩm dầu mỏ: - Dầu có ưu điểm là nhiệt lượng cao, dễ chuyên chở, có trữ lượng khá lớn, được xem là nguồn năng lượng số 1 của thế giới với 3 GTOE trữ lượng ( 30% tiêu thụ ở dạng sơ cấp). 2/3 tài nguyên dầu tập trung ở khu vực Trung Đông - Dầu được khai thác chủ yếu dưới lòng đất. Người ta cho rằng có thể khai thác dầu trong 40 năm nữa. - Vị trí trung tâm của dầu mỏ trong bảng cân bằng năng lượng thế giới không chỉ là ở trữ lượng của nó mà còn do các đặc tính khác biệt của nguồn năng lượng này. 2. Than đá: - Than là nguồn năng lượng rẻ nhất trong các dạng năng lượng hóa thạch nên vẫn còn được sử dụng nhiều trong tương lai. - Trữ lượng than trên thế giới khoảng trên 1000 tỷ tấn, tập trung ở 1 số nước như Mỹ (277), Nga (173), Trung Quốc (126) . - Người ta cho rằng số năm nhân loại có thể khai thác than là khoảng 230 năm. - Công nghiệp than có nhiều bất lợi, trước hết là tính ì của nó, cho dù cơ giới hóa rất nhiều nhưng vẫn phải sử dụng rất nhiều lao động. Mặt khác, thiếu tính đa dạng trong sử dụng. - Nhược điểm đáng lưu ý nhất là sự nguy hại của việc đốt cháy than gây ra, hiểm họa gây ra do C02 mà quá trình đốt cháy than đã thải ra với số lượng lớn sẽ hạn chết sự phát triển của ngành than đá trong tương lai.
  2. 3. Khí thiên nhiên: - Khí thiên nhiên chiếm vị trí thứ 3 trong bảng cần bằng năng lượng TG với 1 sản lượng thương mại khoảng 2Tm3 , chiếm 20% tiêu thụ năng lượng sơ cấp. - Trữ lượng khí thiên nhiên trên toàn TG là khoảng 144 Tm3 , số năm có thể khai thác của khí thiên nhiên dự đoán là khoảng 60 năm. - Nó là loại nhiên liêu hóa thạch “sạch “ nhất , có tính linh hoạt trong sử dụng, khống chế dễ dàng về tốc độ và áp suất. Ngoài ra nó là nguồn tài nguyên phong phú trên thế giới và phân bố đều hơn so với dầu mỏ. - Tính trung bình chi phí sản xuất không quá cao, nhưng chi phí vận chuyển lại rất cao, chiếm 40% tổng chi phí kỹ thuật. 4. Năng lượng điện. - Điện được xem là năng lượng sơ cấp nếu sản xuất từ thủy năng, nguyên tử, địa nhiệt, quang điện, gió, thủy triều. Nhưng nó cũng là năng lượng thứ cấp nếu sản xuất ở các nhà máy điện dùng than, dầu hoặc khí thiên nhiên. - Năm 2001, toàn thế giới đã sản xuất một lượng điện năng là 14.851 TWh, trong đó các NMNĐ chiếm 64%, NMTĐ chiếm 17,3% , NMĐNT chiếm 17% và còn lại là từ địa nhiệt, điện mặt trời, phong điện và rác, ( cứt, chỗ này k biết nhé) - NMNĐ dùng nhiên liệu cổ điển chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất điện ở nhiều nước. có có vị trí thống lĩnh trong các khu vực như ĐNA, Châu Phi, Trung Đông và Nam Á, ở đó cung cấp tới 70% tổng lượng điện năng sản xuất. - Năng lượng thủy lực trên trên TĐ là 2,26.106 MW, tương đương 540 triệu tấn than. Các NMTĐ sản xuất 54% điện sơ cấp. - Các NMĐNT chiếm vị trí thứ 3: khoảng trên 447 lò phản ứng đang vận hành trên TG với tổng công suất trang bị khoảng 359 GW và tổng sản lượng điện là 2575 TWh. Các NM này sản xuất 46% điện năng sơ cấp trên toàn TG.
  3. B. Các nguồn năng lượng mới và tái tạo được: 1. Năng lượng mặt trời - Có thể coi đây là một phản ứng nhiệt hạch khổng lồ, biến hydro (H2 ) thành Heli (He) . - Năng lượng MT phát ra trong 1s tương đương với 2,5.109 tấn than đá. Tuy nhiên trái đất chỉ nhận được một phần rất nhỏ của lượng đó, cỡ khoảng 104 tấn than đá/s. - Mật độ NLMT chiếu trên mặt đất là không đều nhau, và trữ lượng NLMT so với tuổi thọ của con người có thể coi là vô tận. NLMT có ý nghĩa quan trọng ở những nơi mà mạng lưới điện thưa thớt, đường dây tải điện chưa vươn tới ( hải đảo, vùng sâu vùng xa, hải đăng…) 2. Nguồn năng lượng địa nhiệt: - Năng lượng địa nhiệt là nhiệt lấy từ lòng đất. Nhiệt năng của TĐ là khoảng 64 tỷ KWh.- - Người ta phân chia các bồn địa nhiệt thành 3 dạng cở bản như sau: a) Bồn nhiệt hơi khô: - Loại này khai thác dễ dàng nhất. Người ta thường khoan 1 lỗ sâu đến bồn chứa hơi nóng, hơi nóng phun ra với áp suất rất cao.Dùng trực tiếp luồng hơi nóng có áp suất cao để chay tua bin như NMNĐ. b) Bồn nhiệt nước nóng : - Năng lượng tồn tại dưới dạng hơi nước nóng. - Dựa vào nghiên cứu, đo đạc người ta hy vọng tiềm năng của những bồn nhiệt nước có thể gấp 20 lần so với loại hơi khô. c) Hệ đá nóng khô: - Hầu hết mỏ địa nhiệt laọi này đều nằm ở gần bề mặt trái đất. - Người ta ước tính năng lượng của loại mỏ này ít nhất lớn gấp 10 lần tổng 2 loại trên. - Theo đánh giá của các chuyên gia thì nguồn tài nguyên địa nhiệt trên toàn TG có thể khai thác vào khoảng 990 Gtoe, trong đó có 60 Gtoe đã được xác định. 3. Nguồn năng lượng gió:
  4. - Qua nhiều thế kỷ, gió trở thành nguồn năng lượng quan trọng, người ta sản xuất điện và bơm nước từ nguồn năng lượng này và đặc biệt, nó được sử dụng phân tán ở những vùng xa xôi. - Theo tính toán, tổng số năng lương gió trên toàn TG trong 1 năm là 350 trKWh, nhưng do không ổn định và phân tán nên chỉ sử dụng được một phần cực nhở. - Tiềm năng năng lượng gió ở các nước được các chuyên gia đánh giá vào khoảng 300TWh/ năm, chủ yếu là tập trung ở Bắc Mỹ và Châu Âu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2