intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 2: Đá hình thành đất

Chia sẻ: Nguyễn Tài Năng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

586
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đá là một tổ hợp có quy luật của các khoáng vật, chiếm phần chủ yếu trong cấu tạo vỏ trái đất. Đá còn là một thể địa chất có lịch sử hình thành riêng. Những loại đá nằm ở lớp vỏ trên ngoài hoặc lộ lên trên bề mặt trái đất bị phân hủy bởi tác dụng phong hóa biến thành mẫu chất vật liệu tham gia vào sự hình thành đất gọi là đá mẹ. Tùy theo nguồn gốc hình thành người ta chia làm 3 loại đá chính: đá macma, đá trầm tích và đá biến chất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 2: Đá hình thành đất

  1. Chương 2: Đá hình thành đất Đá là một tổ hợp có quy luật của các khoáng vật, chiếm phần chủ yếu trong cấu tạo vỏ trái đất. Đá còn là một thể địa chất có lịch sử hình thành riêng. Những loại đá nằm ở lớp vỏ trên ngoài hoặc lộ lên trên bề mặt trái đất bị phân hủy bởi tác dụng phong hóa biến thành mẫu chất vật liệu tham gia vào sự hình thành đất gọi là đá mẹ. Tùy theo nguồn gốc hình thành người ta chia làm 3 loại đá chính: đá macma, đá trầm tích và đá biến chất
  2. Đá Macma Đá macma (magma) được hình thành từ kết quả nguội lạnh, đông cứng của dung dịch silicat nóng chảy (dung dịch macma)và được chia (theo nguồn gốc thành tạo) làm hai loại macma chính: macma xâm nhập và macma phun trào - macma phún xuất. Trên thế giới hiện có 700 loại đá macma, phần lớn tạo ra ở bề mặt vỏ trái đất
  3. Nguồn gốc đá macma Quá trình đông nguội có thể tạo ra các đá có các khoáng vật kết tinh rõ ràng hoặc không kết tinh tùy thuộc vào môi trường mà khối magma đông nguội, và dựa vào đó người ta phân ra: đá xâm nhập và đá phún xuất.
  4. Đá xâm nhập Có 2 loại: Đá xâm nhập sâu: hình thành ở độ sâu > 1,5km so với bề mặt địa hình của Trái Đất, chịu áp lực lớn hơn của các lớp bên trên và nguội dần đi mà thành do vậy nó có kiến trúc ban tinh gồm các tinh thể hạt lớn, đều đặn, cấu tạo đặc sít như granit, điorit, gabro... Các khoáng vật trong các loại đá này có thể xác định bằng mắt thường. Đá xâm nhập nông: hình thành ở độ sâu 1,5km
  5. Đá phún xuất Đá phún xuất là kết quả của các hoạt động phun trào núi lửa và vì thế bị làm cứng và đông đặc trong điều kiện phơi ra ngoài khí quyển. Do nguội nhanh trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp, các khoáng vật không kịp kết tinh, hoặc chỉ là kết tinh một phần nên có kích thước tinh thể bé, chưa hoàn chỉnh, hoặc tồn tại ở dạng vô định hình. Mặt khác, các chất khí và hơi nước không kịp thoát ra, để lại nhiều lỗ rỗng, làm cho đá nhẹ, có loại nổi trên mặt nước.
  6. Phân loại đá macma Việc phân loại đá mácma có thể cung cấp cho con người thông tin quan trọng về các điều kiện mà chúng hình thành.  Ta có thể phân loại đá macma dựa vào căn cứ cơ bản là: Thế nằm, Kiến trúc, Tỷ lệ SiO2 có trong đá macma.
  7. Thế nằm Thường thấy ở 4 thế: Dạng nền hay vòm phủ: Đá chồng chất lên nhau tạo thành các núi lớn khá dốc. Dạng lớp phủ: Đá phân bố theo địa bàn rộng, tương đối bằng phẳng và tạo nên các cao nguyên. Dạng mạch hay dòng chảy: Đá lấp vào các khe nứt của vỏ trái đất, hay khe suối tạo thành các dải đá dài. Dạng vách hay tường: Đá xếp theo dạng thẳng đứng
  8. Kiến trúc Chỉ hình dạng, trạng thái, cấu tạo của khoáng vật trên mặt đá. Gồm 4 dạng kiến trúc: Kiến trúc thuỷ tinh: Nhẵn bóng như thuỷ tinh không nhìn thấy hạt. Kiến trúc vi tinh: Là kiến trúc hạt nhỏ, mắt thường khó phân biệt, nhẵn và mịn. Kiến trúc hạt: Khoáng vật kết tinh trong đá thành các hạt to nhỏ khác nhau. Nếu đường kính hạt > 5mm là hạt lớn, từ 1 - 5 mm là hạt trung bình và < 1 mm là hạt nhỏ. Kiến trúc poocfia: Trên nền thuỷ tinh hay vi tinh nổi lên những hạt lớn.
  9. Tỷ lệ SiO2 có trong đá macma Là chỉ tiêu quan trọng nhất để phân loại đá macma: Đá macma axit ( SiO2>65%). VD: granit, aplit và pecmatit… Đá macma trung tính (SiO2 từ 52%-65%). VD: Diorit, Sienit… Đá Bazơ (SiO2
  10. Ý nghĩa địa chất Đá mácma có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chất do: Các khoáng vật và tính chất hóa học tổng thể của chúng cung cấp thông tin về thành phần của lớp vỏ trái đất tại những đá mácma được hình thành cũng như các điều kiện về nhiệt độ và áp suất hình thành nên đá và thông tin về các loại đá trước đó bị nóng chảy; Niên đại tuyệt đối của chúng có thể được xác định bằng các phương pháp xác định niên đại bằng phóng xạ khác nhau và vì thế có thể so sánh với các địa tầng địa chất cận kề, cho phép miêu tả lại thời gian diễn ra các sự kiện một cách tương đối chính xác;
  11. Các đặc điểm của chúng thông thường được đặc trưng bởi các điều kiện của môi trường kiến tạo cụ thể, cho phép tái tạo lại các mô hình kiến tạo; Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, chúng là nguồn gốc của một số mỏ khoáng sản quan trọng: ví dụ vonfram, thiếc và urani, thông thường hay đi cùng với đá granit.
  12. Đá trầm tích •Quá trình phong hóa dưới tác động của nước, nhiệt độ, gió, sinh vật… làm cho các loại đất đá khác nhau bị phong hoá, vỡ vụn. •Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp. •Dưới áp lực và trải qua các thời kỳ địa chất, chúng được gắn kết lại bằng các chất keo thiên nhiên tạo thành đá trầm tích.
  13. Nguồn gốc hình thành đá trầm tích Đá trầm tích được thành tạo chủ yếu bởi các quá trình sau: do phong hóa các đá gốc và sau đó lắng đọng thành đá trầm tích cơ học; do nước, băng gió tích tụ và gắn kết các hạt trầm tích; do sự lắng đọng được hình thành bởi cá hoạt động có nguồn gốc sinh vật do mưa tuyết từ các dụng dịch hình thành nên.
  14. Bốn giai đoạn trong quá trình hình thành nên đá trầm tích cơ học bao gồm:  phong hóa hay bào mòn do tác động của sóng nước hay gió, vận chuyển các vật liệu trầm tích theo dòng nước hay gió,  lắng đọng, hay trầm tích và nén ép hay thành đá khi các vật liệu trầm tích được tích tụ lại và bị ép chặt vào nhau tạo nên đá trầm tích.
  15. Đặc điểm Do được hình thành trong các điều kiện như trên nên đá trầm tích có các đặc điểm chung là: Có tính phân lớp rõ rệt, chiều dày, màu sắc, thành phần, độ lớn của hạt, độ cứng... của các lớp cũng khác nhau. Cường độ nén  theo phương vuông góc với các lớp luôn luôn cao hơn cường độ nén theo phương song song với thớ. Đá trầm tích không đặc, chắc bằng đá mácma (do các chất keo kết thiên nhiên không chèn đầy giữa các hạt hoặc do bản thân các chất keo kết co lại). Vì thế cường độ của đá trầm tích thấp hơn, độ hút nước cao hơn. Một số loại đá trầm tích khi bị hút nước, cường độ giảm đi rõ rệt, có khi bị tan rã trong nước. Đá trầm tích rất phổ biến, dễ gia công nên được sử dụng khá rộng rãi.
  16. Phân loại Căn cứ vào điều kiện tạo thành, đá trầm tích được chia làm 3 loại: Đá trầm tích cơ học Đá trầm tích hoá học Đá trầm tích hữu cơ
  17. Đá trầm tích cơ học Gồm các hạt sét, phấn (bột), cát sạn rời rạc cát sỏi, đất sét hoặc gán kết lại với nhau như sa thạch, cuội kết. Tùy theo kích thước hạt chia ra: đá vụn thô, đá cát, phấn sa, đá sét, đá hỗn hợp: Các loại đá hạt thô dựa trên độ mài tròn và kiểu gắn kết được chia thành loại tròn cạnh (tảng, cuội, sỏi kết) và loại sắc cạnh (dăm kết). Các loại đá có độ hạt vừa là cát nếu rời rạc hay cát kết (sa thạch)nếu gắn kết. Loại đá hạt mịn được gọi là bột hay bột kết (đá phấn sa). Loại nhỏ nhất là đá sét. Riêng đối với đá sét, việc phân loại và định tên dựa trên thành phần các khoáng vật sét Đá hỗn hợp: chứa đầy đủ các thành phần hạt: sỏi, sạn cát, phấn và sét
  18. Đá trầm tích hoá học và  sinh hóa Loại đá này được tạo thành do các chất hoà tan trong nước lắng đọng xuống rồi kết lại. Đặc điểm là hạt rất nhỏ, thành phần khoáng vật tương đối đơn giản và đều hơn đá trầm tích cơ học.  Loại này phổ biến nhất là đá vôi, túp đá vôi, đá laterit và muối mỏ.
  19. Đá trầm tích hữu cơ Được tạo thành do sự tích tụ xác vô cơ của các loại động vật và thực vật sống trong nước biển, nước ngọt. Loại đá chủ yếu là: than bùn, than đá…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2