intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 3.1: Các vấn đề của ngành – Kinh doanh nông nghiệp và an toàn thực phẩm

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết là tăng cường các biện pháp giám sát chặt chẽ và hiệu quả để đảm bảo việc sử dụng đúng quy định các hóa chất trong nông nghiệp. Hơn nữa, cần sáng tạo để đổi mới ngành nông nghiệp và cải thiện toàn bộ chuỗi giá trị. Ngành khoa học cây trồng có thể thúc đẩy sự sang tạo trong một số lĩnh vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 3.1: Các vấn đề của ngành – Kinh doanh nông nghiệp và an toàn thực phẩm

CHƯƠNG 3.1: CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH – KINH DOANH NÔNG NGHIỆP<br /> VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM<br /> <br /> 3.1 KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM<br /> 3.1.1 Tổng quan<br /> Do tác động của khí hậu nhiệt đới và các điều kiện tự nhiên, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào<br /> nông nghiệp và thủy sản. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực bao gồm: lúa gạo, cà phê, cao su, chè,<br /> tiêu, đậu nành, hạt điều, mía đường, lạc (đậu phộng), các loại trái cây như chuối, thanh long, xoài,<br /> gia cầm, thủy hải sản. Tuy nhiên, những sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô,<br /> 1<br /> không phải hàng thành phẩm, và thường không đăng ký thương hiệu nông sản.<br /> Ngành nông nghiệp có tác động lớn đến nền kinh tế, mặc dù xuất khẩu một số mặt hàng nông sản<br /> 2<br /> 3<br /> gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nông nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế, năm<br /> 4<br /> 2012 tỷ trọng đóng góp là 21,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) , 20,8% kim ngạch xuất khẩu và<br /> 5<br /> khoảng 47,5% dân số làm việc trong ngành nông nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong<br /> 6<br /> 7<br /> GDP của Việt Nam giảm từ 46,3% năm 1988 xuống còn 22% năm 2012. Tỷ lệ dân số làm việc trong<br /> 8<br /> 9<br /> ngành nông nghiệp giảm từ 67% năm 1997 xuống còn 47,5% năm 2011.<br /> Tuy nhiên, ngành này đang phải đối mặt với một số thách thức. Nông nghiệp đang và sẽ bị ảnh<br /> 10<br /> hưởng bởi tình hình khí tượng và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Rủi ro đang hiện hữu,<br /> đồng thời, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng, nguồn nước bị sử dụng quá<br /> mức, và lượng phát thải khí nhà kính quá cao. Sản lượng có thể không đáp ứng được nhu cầu thực<br /> phẩm (trong nước) cũng như không đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu do Chính phủ đề ra.<br /> Hiện nay, thường xảy ra tình trạng hàng xuất khẩu bị từ chối do sử dụng loại thuốc trừ sâu không<br /> được phép, dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép, chất gây ô nhiễm quá giới hạn được<br /> 11<br /> phép và do yếu kém trong công tác giám sát sử dụng thuốc kháng sinh. Cạnh tranh từ các nước<br /> khác trong khu vực châu Á cũng là một thách thức.<br /> Một vấn đề khác nữa là sự phụ thuộc nặng nề vào quy mô canh tác nhỏ lẻ và thiếu kiến thức về tiêu<br /> chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. Điều này khiến năng suất lao động thấp và cản trở sự phát triển và<br /> tăng trưởng của ngành. Chúng tôi cho rằng cần tăng cường các biện pháp giám sát chặt chẽ và hiệu<br /> quả để đảm bảo việc sử dụng đúng quy định các hóa chất trong nông nghiệp. Hơn nữa, cần sáng tạo<br /> để đổi mới ngành nông nghiệp và cải thiện toàn bộ chuỗi giá trị. Ngành khoa học cây trồng có thể<br /> thúc đẩy sự sang tạo trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, sự sáng tạo bị hạn chế bởi những yếu kém<br /> trong công tác bảo hộ Quyền Sở hữu Trí tuệ, làm tổn hại trực tiếp và gián tiếp tới cả nông dân và<br /> 12<br /> người tiêu dùng.<br /> Mặc dù đóng góp vào GDP giảm trong những năm qua, kinh doanh nông nghiệp và thủy sản vẫn là<br /> một ngành rất quan trọng. Điều này được thể hiện qua kết luận của Tổ chức Lương thực và Nông<br /> nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) rằng nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới ngày càng tăng trong những<br /> 13<br /> năm tới.<br /> Chúng tôi cho rằng, các nhận định của FAO trong báo cáo “Nông nghiệp Thế giới: hướng tới<br /> 2015/2030, Dự báo của FAO” là rất quan trọng và vẫn còn giá trị, dù dự báo được đưa ra vào năm<br /> 1<br /> <br /> Xem: www.economics.com.vn/2012/08/trademarks-for-agricultural-products.html<br /> Xem: english.vietnamnet.vn/fms/business/77544/business-in-brief-27-6.html<br /> 3<br /> Bao gồm cả thủy sản và lâm sản.<br /> 4<br /> Xem: www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html.<br /> 5<br /> Xem: www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=501&thangtk=12/2012<br /> 6<br /> Xem: www.indexmundi.com/facts/vietnam/agriculture<br /> 7<br /> Xem: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html.<br /> 8<br /> Xem: www.indexmundi.com/en/facts/2000/vietnam/labor_force_by_occupation.html<br /> 9<br /> Xem ghi chú 7.<br /> 10<br /> Xem: blogs.worldbank.org/climatechange/lessons-hanoi-imperative-implementing-climate-smart-agriculture<br /> 11<br /> Xem : www.fao.org/docrep/007/y5488e/y5488e09.htm và http://pops.org.vn/UserPages/News/detail/tabid/138/newsid/833/language/enUS/Default.aspx<br /> 12<br /> Xem: http://oryza.com/content/thailand-vietnam-rice-farmers-use-harmful-chemicals-claims-croplife-official<br /> 13<br /> Xem: www.fao.org/fileadmin/user_upload/esag/docs/y4252e.pdf, trang 14. Năm 2004, FAO cho biết cầu (3,6%) sẽ tăng hơn cung (2.8%)<br /> (www.un-csam.org/publication/F-fruits.PDF).<br /> 2<br /> <br /> SÁCH TRẮNG 2014: CÁC VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI/ĐẦU TƯ VÀ KIẾN NGHỊ 1<br /> <br /> CHƯƠNG 3.1: CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH – KINH DOANH NÔNG NGHIỆP<br /> VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM<br /> 14<br /> <br /> 2003. FAO viết rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là công cụ chính được các tập đoàn đa<br /> quốc gia (MNC) dùng để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên toàn cầu.Theo cách đó, MNC có thể<br /> tác động đến khối lượng và cơ cấu sản xuất, công nghệ, thị trường lao động và các chuẩn mực. MNC<br /> còn có thể đóng vai trò lưu thông vốn, chuyển giao kỹ năng, công nghệ, tiếp cận kênh tiếp thị nội địa<br /> và xuất khẩu, tạo ra sự gắn kết với kinh tế nông thôn, ví dụ như thông qua hình thức sản xuất nông<br /> sản theo hợp đồng. Điều này được củng cổ thêm bởi những thảo luận trong phiên họp toàn thể của<br /> Nhóm Tài trợ Quốc tế của Ngân hàng Thế giới, về những khó khăn và thách thức như vốn đầu tư cho<br /> nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh và sự tham gia của<br /> 15<br /> khối tư nhân vào phát triển nông nghiệp.<br /> Chúng tôi chia sẻ và đồng tình với những nhận định trên vì chúng tôi cho rằng cần tạo ra một thị<br /> trường bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ, lớn, trong nước và quốc tế không phân biệt thực thể<br /> pháp lý, quy mô hay quốc tịch, trên cơ sở lợi ích chung; và cần tạo ra và mang đến càng nhiều càng<br /> tốt: sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn tín dụng trong hoặc ngoài Việt Nam, sự bình đẳng trong tiếp<br /> cận nguồn nguyên liệu thô trong hoặc ngoài Việt Nam, sự đối xử bình đẳng trong quá trình xin cấp<br /> giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, và sự đối xử bình đẳng về các quy định khác liên<br /> quan đến ngành nông nghiệp. Điều này sẽ giúp thu hút thêm FDI và thực sự cần thiết đối với nông<br /> 16<br /> nghiệp, vì cho đến giờ mới chỉ có 1,5% tổng số FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.<br /> An toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng là vấn đề trọng yếu đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt khi<br /> 17 18<br /> xét đến tác động tiềm tàng tới nền kinh tế và sức khỏe của cộng đồng. . Chúng tôi hoan nghênh<br /> thiện chí giải quyết các vấn đề trên của Chính phủ trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng năm<br /> 19<br /> 2011. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều việc cần làm, đặc biệt là xem xét lại các văn bản pháp lý khác nhau<br /> 20<br /> về an toàn thực phẩm và các quy định thực thi. Chất lượng thực phẩm và các vi phạm an toàn vệ<br /> 21<br /> sinh thực phẩm vẫn còn là một vấn đề lớn.<br /> Do vậy, theo các doanh nghiệp thành viên EuroCham, cần thành lập một Cơ quan An toàn Thực<br /> phẩm chuyên trách giải quyết các vấn đề trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng cần khuyến khích áp<br /> dụng các quy tắc thực hành sản xuất tốt và các biện pháp giám sát hiệu quả để đảm bảo quy trình<br /> sản xuất có thể đáp ứng các quy chuẩn liên quan. Hơn nữa, cần có sự đổi mới, thông qua ngành<br /> khoa học thực vật, để khôi phục lại ngành nông nghiệp và tạo điều kiện cải tiến toàn bộ chuỗi giá trị.<br /> Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, sự đổi mới đang bị cản trở bởi sự yếu kém trong công tác bảo hộ<br /> 22<br /> Quyền Sở hữu Trí tuệ. Trên cơ sở phân tích trường hợp tích cực trên, chúng tôi cho rằng, các nguy<br /> cơ và thách thức nêu trên là khởi điểm thuận lợi để phát triển một ngành nông nghiệp vững mạnh<br /> hơn, bền vững hơn, cạnh tranh hơn, có công nghệ cao hơn mà không gây ảnh hưởng xấu đến người<br /> dân, đất nước và môi trường. Chúng tôi cho rằng các hiệp định thương mại hiện đang trong tiến trình<br /> đám phán là cơ hội tốt giúp thực hiện các kiến nghị được nêu ra sau đây. Điều này sẽ giúp tăng tỷ<br /> trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP của Việt Nam và có tác động tích cực đến an toàn và an<br /> ninh thực phẩm. Chúng tôi cho rằng, ý kiến này cũng phù hợp với mục đích của Chính phủ về phát<br /> triển ngành nông nghiệp, như được đưa ra trong Quyết định số 124/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính<br /> 23<br /> phủ.<br /> Các ý kiến dưới đây thể hiện quan điểm của hai tiểu ban ngành nghề của EuroCham: Tiểu ban Thực<br /> phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản (FAASC) và Tiểu ban CropLife Việt Nam. Do có chung<br /> 14<br /> <br /> Xem: www.fao.org/fileadmin/user_upload/esag/docs/y4252e.pdf, FAO, trang 273.<br /> Xem: www.isgmard.org.vn/News.asp?Status=1&InfoID=756.<br /> 16<br /> Xem: http://vietnamnews.vn/economy/240730/agricultural-sector-fdi-still-lagging.html<br /> 17<br /> Thực trạng an toàn thực phẩm tại Việt Nam, FOODSEG Symposium www.foodseg.net/symposium/vietnam.pdf, tháng 6 năm 2012<br /> 18<br /> Xem: www.foodseg.net/symposium/vietnam.pdf.<br /> 19<br /> Xem: extranet.who.int/nutrition/gina/en/node/11519.<br /> 20<br /> Xem:www.fao.org/asiapacific/vietnam/home/news-room/detail/en/?news_uid=150215,và<br /> typo3.fao.org/fileadmin/user_upload/faovn/docs/DPO%20FoodSafety%20CLEARED.doc,<br /> english.vietnamnet.vn/fms/society/80894/ministryunveils-several-violations-in-food-safety-and-hygiene.html.<br /> 21<br /> Food safety still major problem, Vietnam News, http://vietnamnews.vn/society/243231/food-safety-still-major-problem.html, ngày 9 tháng 8 năm<br /> 2013.<br /> 22<br /> CropLife cáo buộc nông dân trồng lúa ở Thái Lan và Việt Nam sử dụng chất hóa học độc hại, http://oryza.com/content/thailand-vietnam-ricefarmers-use-harmful-chemicals-claims-croplife-official, ngày 18 tháng 4 năm 2013<br /> 23<br /> Thông qua quyết định này, Thủ tướng phê duyệt tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Xem:<br /> www.isgmard.org.vn/Information%20Service/Legal%20docs/Agriculture/124-QD-TTg[EN].doc.<br /> 15<br /> <br /> SÁCH TRẮNG 2014: CÁC VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI/ĐẦU TƯ VÀ KIẾN NGHỊ 2<br /> <br /> CHƯƠNG 3.1: CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH – KINH DOANH NÔNG NGHIỆP<br /> VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM<br /> các chủ đề quan tâm, hai Tiểu ban đã hợp tác cùng đưa ra quan điểm thống nhất về ngành nông<br /> nghiệp.<br /> <br /> 3.1.2 Cơ quan An toàn Thực phẩm<br /> Bộ ngành liên quan: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa<br /> học và Công nghệ<br /> Mô tả vấn đề:<br /> Như đã đề cập ở trên, thực phẩm không an toàn hiện đang là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Vấn<br /> đề này gây nhức nhối cho người dân do tác động đến sức khỏe, đặc biệt là khi không dễ để có được<br /> thông tin về an toàn thực phẩm. Theo báo cáo gần đây của Nielsen, 94% người tiêu dùng được khảo<br /> 24<br /> sát cho rằng thực phẩm tốt cho sức khỏe trước tiên phải an toàn và hợp vệ sinh.<br /> Mặc dù Cục An toàn Thực phẩm là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, các vấn đề về an toàn thực phẩm lại<br /> được giải quyết bởi nhiều cơ quan khác nhau thuộc nhiều bộ khác nhau. Bên cạnh đó, các vấn đề<br /> còn được xử lý khác nhau ở cấp địa phương. Điều này dẫn tới việc các thanh tra từ ba cơ quan khác<br /> nhau có thể đến kiểm tra vấn đề về an toàn thực phẩm vào ba thời điểm khác nhau và các kết quả<br /> kiểm tra mỗi lần cũng khác nhau, do họ diễn giải các quy tắc và quy định theo cách khác nhau. Cơ<br /> cấu tổ chức hiện tại gây khó khăn cho việc xử lý hiệu quả và nhanh chóng trong trường hợp xảy ra<br /> vấn đề an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân. Quan điểm của chúng tôi được xác nhận bởi<br /> nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng công tác kiểm soát an toàn thực phẩm bị kém hiệu<br /> quả bởi sự tồn tại của nhiều văn bản luật riêng lẻ, thẩm quyền chồng chéo, và sự yếu kém trong hoạt<br /> 25<br /> động kiểm tra, giám sát và thi hành luật.<br /> Thiếu cơ chế hữu hiệu kiểm soát an toàn thực phẩm cũng hạn chế khả năng xuất khẩu sản phẩm<br /> của nhà sản xuất trong nước do các nước nhập khẩu thường áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn trong<br /> 26<br /> lĩnh vực này. Chúng tôi ghi nhận các sáng kiến hiện hành, tuy nhiên, dường như vẫn chưa đủ hoặc<br /> 27<br /> chưa hiệu quả. Có lẽ còn quá sớm để kết luận, tuy nhiên, cho đến giờ, chúng tôi chưa thấy có bất<br /> 28<br /> kỳ tác động tích cực nào từ dự án do FAO và Chính phủ, được trình bày vào tháng 7 năm 2012.<br /> Chúng tôi cho rằng cần sửa đổi Luật An toàn Thực phẩm theo hướng thành lập một Cơ quan An toàn<br /> thực phẩm trực thuộc một bộ duy nhất, và chỉ có một bộ chuyên trách về vấn đề vệ sinh an toàn thực<br /> phẩm. Bộ này có thể là Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dù là bộ nào thì điều<br /> quan trọng là cơ cấu tổ chức cấp trung ương và địa phương như hiện tại cần được liên kết vào cơ<br /> quan mới. Hơn nữa, cần có sự phối kết hợp hài hòa ở các cấp cơ sở. Cơ quan An toàn Thực phẩm<br /> phải là một cơ quan quyền lực có khả năng phản ứng nhanh, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và<br /> Quốc hội, cung cấp thông tin khi cần. Trong phần kiến nghị là đề xuất của chúng tôi về trách nhiệm<br /> và thẩm quyền dự kiến của Cơ quan An toàn Thực phẩm. Chúng tôi rất mong có cơ hội thảo luận chi<br /> tiết về vấn đề này với Chính phủ.<br /> Các lợi ích/quan ngại tiềm tàng đối với Việt Nam: Một cơ quan An toàn Thực phẩm quyền lực trực<br /> thuộc một bộ chuyên trách sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới nhờ các sản phẩm<br /> đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, nguy cơ sản phẩm bị từ chối hoặc trả lại do không<br /> đạt tiêu chuẩn quy định sẽ giảm. Các vấn đề về an toàn thực phẩm được giải quyết hiệu quả sẽ làm<br /> 29<br /> giảm chi phí y tế, do ít người bị bệnh hơn (trước mắt và lâu dài). Cục An toàn Thực phẩm công bố<br /> trong 5 năm gần đây tính đến 2012, toàn quốc ghi nhận 927 vụ ngộ độc thực phẩm, số người liên<br /> 30<br /> quan là 30.733 người, trong đó có 229 người tử vong. Do đó, làm tốt công tác quản lý vệ sinh an<br /> 24<br /> <br /> Diễn đàn Sức khỏe và Dinh dưỡng, Nielsen, http://www.nielsen.com/intl/vn/news-insights/press/english/2013/health-and-nutrition-forum.html<br /> Xem: www.wpro.who.int/foodsafety/documents/docs/English_Guidelines_Food_control.pdf, trang 1.<br /> Xem www.fao.org/docrep/007/y5488e/y5488e09.htm<br /> 27<br /> Xem: english.vietnamnet.vn/fms/society/80894/ministry-unveils-several-violations-in-food-safety-and-hygiene.html và<br /> english.vietnamnet.vn/fms/society/78736/food-safety-probe-uncovers-violations.html.<br /> 28<br /> Xem: báo cáo dự án UNJP/VIE/042/UNJ về Xây dựng năng lực cho hệ thống thanh tra thực phẩm tại Việt Nam.<br /> 29<br /> Xem: http://www.asianews.it/news-en/Vietnamese-markets-flooded-with-cancer-causing-food-from-China-25678.html.<br /> 30<br /> Nearly 50 die from food poisoning each year in Vietnam, Thanh Nien News, http://www.thanhniennews.com/index/pages/20120813-46-diefrom-food-poisoning-each-year.aspx, ngày 13 tháng 8 năm 2012<br /> 25<br /> 26<br /> <br /> SÁCH TRẮNG 2014: CÁC VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI/ĐẦU TƯ VÀ KIẾN NGHỊ 3<br /> <br /> CHƯƠNG 3.1: CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH – KINH DOANH NÔNG NGHIỆP<br /> VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM<br /> toàn thực phẩm sẽ giảm bớt gánh nặng lên dịch vụ y tế cộng đồng. Sau cùng, chúng tôi cho rằng cơ<br /> quan An toàn Thực phẩm sẽ xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm khắc và minh<br /> bạch hơn.<br /> Kiến nghị:<br />  Sửa đổi luật và thành lập Cơ quan An toàn Thực phẩm trực thuộc một bộ duy nhất vào năm<br /> 2015.<br />  Áp dụng khung cơ cấu tổ chức hiện tại để tận dụng kiến thức và kinh nghiệm sẵn có.<br />  Hợp tác với các nước láng giềng trong công tác xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.<br />  Cơ quan An toàn Thực phẩm có thẩm quyền xử lý các vấn đề sau:<br /> a. Các quy định nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển tải thực phẩm liên quan tới giám định, chứng<br /> nhận và kiểm dịch;<br /> b. Kiểm nghiệm thực phẩm và cấp giấy chứng nhận;<br /> c. Quy định về ghi nhãn thực phẩm và quảng cáo;<br /> d. Báo cáo về cảnh báo nguy cơ thực phẩm mất an toàn trong chuỗi cung ứng bao gồm thuốc trừ<br /> sâu, phân bón, giống, v.v<br /> e. Cấp phép và đăng ký thương nhân và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp chế<br /> biến thực phẩm và kho bảo quản thực phẩm;<br /> f. Giáo dục và đào tạo về an toàn thực phẩm và nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực<br /> phẩm;<br /> g. Hỗ trợ xây dựng quy tắc thực hành về an toàn thực phẩm<br /> h. Tổ chức giám định và hỗ trợ công tác điều tra tội phạm về thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an<br /> toàn thực phẩm.<br /> <br /> 3.1.3 Quy phạm thực hành sản xuất tốt và Sử dụng an toàn và hiệu quả<br /> Bộ ngành liên quan: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa<br /> học và Công nghệ<br /> Mô tả vấn đề: Mọi người đều biết rằng xử lý sau thu hoạch, bảo quản và phân phối không thích hợp<br /> 31<br /> sẽ ảnh hưởng tới khả năng thành công của các nước sản xuất và tác động đến an toàn thực phẩm.<br /> Một số quy phạm thực hành sản xuất tốt và quy định cấp giấy chứng nhận nhằm giải quyết vấn đề<br /> trên đã được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam. Các nhà nuôi trồng thủy hải sản đã rất thành<br /> công và đang xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ hội được chứng nhận đáp ứng tiêu<br /> chuẩn để xuất khẩu thường rất khó khăn, và có lẽ là không thể do quy mô nhỏ bé và chi phí cao.<br /> Cũng có những sáng kiến nhằm xây dựng các quy phạm thực hành sản xuất tốt tập trung vào chuỗi<br /> 32<br /> giá trị cả từ phía Chính phủ và các nhà bán lẻ/bán buôn. Chúng tôi cho rằng tiếp cận theo chuỗi giá<br /> trị là phương pháp tốt nhất, vì nó giúp nhà bán lẻ/bán buôn cùng tham gia vào quá trình sản sản xuất<br /> và phản hồi lại những gì khách hàng của họ mong muốn. Nhà bán lẻ/bán buôn có thể muốn áp dụng<br /> phương pháp tiếp cận này nếu thấy được lợi ích của nó. Điều này phần nào có thể đạt được nhờ vào<br /> việc thành lập Cơ quan An toàn Thực phẩm trực thuộc một bộ chuyên trách, với nhiệm vụ hài hòa<br /> hóa và điều phối các quy định pháp lý. Cơ quan này sẽ giúp giảm bớt thủ tục hành chính và nâng cao<br /> công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan<br /> tham gia.<br /> Biểu đồ 6: Phương pháp tiếp cận Chuỗi giá trị<br /> Nông dân<br /> <br /> Nhà sản<br /> xuất<br /> <br /> Nhà chế<br /> biến<br /> <br /> Nhà bán lẻ<br /> <br /> Khách<br /> hàng<br /> <br /> Nguồn: Sustainable Food Lab<br /> <br /> 31<br /> 32<br /> <br /> Xem: Chiến lược Xuất khẩu Rau Quả, Dự án VIE/61/94, tháng 5 năm 2009, trang 17 và www.fao.org/ag/agn/CDfruits_en/launch.html.<br /> Xem: www.fao.org/ag/agn/CDfruits_en/launch.html và vietnamnews.vn/society/244563/seminar-promotes-safer-agri-food-chain.html.<br /> <br /> SÁCH TRẮNG 2014: CÁC VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI/ĐẦU TƯ VÀ KIẾN NGHỊ 4<br /> <br /> CHƯƠNG 3.1: CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH – KINH DOANH NÔNG NGHIỆP<br /> VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM<br /> Cách tiếp cận này có thể thực hiện từng bước, ví dụ, bắt đầu bằng việc tập huấn nông dân mà không<br /> nhất thiết phải đạt chứng nhận; nhưng rồi họ sẽ làm việc theo cách được tập huấn. Chính phủ có thể<br /> hỗ trợ các địa phương và khuyến khích nông dân tham gia. Cũng có thể khuyến khích nông dân<br /> thành lập tổ nhóm. Theo một báo cáo dự án của Ngân hàng Phát triển châu Á, các tổ nhóm tương tự<br /> như vậy đã rất thành công khi trở thành nhà cung cấp thường xuyên cho các siêu thị và dễ dàng<br /> nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ về tập huấn kỹ thuật và xây dựng chất lượng hơn các hộ nông<br /> 33<br /> dân riêng lẻ.<br /> Đồng thời, chúng tôi cho rằng việc sử dụng an toàn và hiệu quả (Stewardship) giữ vai trò chủ đạo<br /> trong việc đẩy mạnh ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt, và đảm bảo việc sử dụng có trách nhiệm<br /> thuốc bảo vệ thực vật, quản lý chất thải và bảo đảm quy trình cất giữ. Ảnh hưởng tích cực của các<br /> hoạt động trên có thể thấy qua sự tiến bộ của ngành thủy sản. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy<br /> sản Việt Nam cho biết các nhà nhập khẩu từ EU, Hoa Kỳ, và Nhật Bản hài lòng với việc chất lượng<br /> thủy sản xuất khẩu được nâng cao, nhờ hơn 50% nhà máy chế biến thủy sản đã đạt tiêu chuẩn chất<br /> 34<br /> lượng của các tổ chức như Global Gap và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC).<br /> Các doanh nghiệp thành viên EuroCham đang phối hợp với Chính phủ nhằm thúc đẩy việc sử dụng<br /> hiệu quả và có trách nhiệm các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hướng tới mục tiêu trên, CropLife Việt<br /> Nam đã phối hợp với các Chi cục Bảo vệ Thực vật, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông<br /> thôn, tổ chức các sự kiện như "Ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả"<br /> (Stewardship Day). Sáng kiến này nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của nông dân về việc sử<br /> dụng thuốc bảo vệ thực vật, và đã nhận được sự quan tâm lớn (trong năm 2012, đã thu hút 2.000<br /> người trên 9 tỉnh thành tham gia). Chúng tôi rất mong có cơ hội hợp tác với Chính phủ nhằm đạt<br /> được các mục tiêu chung, vì lợi ích kinh của doanh nghiệp và xã hội nói chung.<br /> Các lợi ích/quan ngại tiềm tàng đối với Việt Nam: Sự phối hợp trực tiếp giữa nhà bán lẻ/bán buôn<br /> và nhà sản xuất có nghĩa rằng nhà sản xuất sẽ bán hàng với giá tốt hơn do bỏ qua được bên trung<br /> gian. Điều đó cũng có nghĩa các nút thắt trong chuỗi giá trị sẽ ít hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn<br /> do giảm bớt các bước xử lý, và mức độ an toàn thực phẩm cũng được tăng lên. Ngành nông nghiệp<br /> sẽ trở nên cạnh tranh hơn và người tiêu dùng sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất trong việc phát triển<br /> phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị.<br /> Hơn nữa, việc áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tốt và sử dụng an toàn và hiệu quả sẽ giúp<br /> nông dân làm quen với các tiêu chuẩn và hướng dẫn sản xuất để cải tiến quy trình sản xuất, góp<br /> phần nâng cao năng suất lao động cũng như tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Xét về tổng thể, điều này<br /> sẽ làm giảm các tác động tiêu cực tới môi trường do hạn chế sử dụng các chất hóa học quá mức<br /> hoặc không hợp lý.<br /> Kiến nghị:<br />  Khuyến khích và ủng hộ phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị.<br />  Khen thưởng cho các đối tác trong tiếp cận chuỗi giá trị<br />  Thành lập diễn đàn, tạo điều kiện cho các đối tác công và tư trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật,<br /> cung cấp các thông tin về nguồn tài trợ.<br />  Hỗ trợ và đào tạo nông dân về tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) bao gồm 5 Ngyên<br /> tác Vàng và Sử dụng có Trách nhiệm.<br />  Áp dụng các biện pháp đảm bảo tiêu hủy chai lọ rỗng để bảo vệ môi trường.<br />  Áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử Quốc tế đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc quản lý thuốc trừ sâu.<br /> <br /> 33<br /> 34<br /> <br /> Xem: http://mpra.ub.uni-muenchen.de/42591/1/MPRA_paper_42591.pdf, trang 11.<br /> Vietnam’s seafood quality appreciated: VASEP, Vietnam Breaking News, http://vietnambreakingnews.com/2013/05/vietnams-seafood-qualityappreciated-vasep/#.UkvA6BDPWkY, tháng 5 năm 2013<br /> <br /> SÁCH TRẮNG 2014: CÁC VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI/ĐẦU TƯ VÀ KIẾN NGHỊ 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1