YOMEDIA
ADSENSE
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
2.985
lượt xem 288
download
lượt xem 288
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chi phí là một trong những vấn đề được ác nhà quản trị đặt biệt quan tâm. Để có thể đạt được mức lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần phải cố gắng tăng doanh thu và giảm chi phí. Để tăng doanh thu, doanh nghiệp phải tăng số lượng sản phẩm bán ra, tăng giá bán sản phẩm. Việc tăng doanh thu phụ thuộc nhiều vào các nhân tố khách quan như quan hệ cung cầu của loại sản phẩm đang kinh doanh, giá cả tình hình cạnh tranh…...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ Chi phí là một trong những vấn đề được ác nhà quản trị đặt biệt quan tâm. Để có thể đạt được mức lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần phải cố gắng tăng doanh thu và giảm chi phí. Để tăng doanh thu, doanh nghiệp phải tăng số lượng sản phẩm bán ra, tăng giá bán sản phẩm. Việc tăng doanh thu phụ thuộc nhiều vào các nhân tố khách quan như quan hệ cung cầu của loại sản phẩm đang kinh doanh, giá cả tình hình cạnh tranh… Ngoài việc cố gắng tăng doanh thu, các nhà quản trị thường tập trung các biện pháp hạ thấp chi phí vì điều đó phụ thuộc vào những nhân tố chủv quan nhiều hơn. Chương này tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý các loại chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sauk hi nghiên cứu chương này, người đọc có thể: Nắm bắt khái niêm jvà cá vấn đề liên quan đến định mức chi phí. Giải thích cách lập các định mức về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trưc tiếp và chi phí sản xuất chung. Tính toán các biến động liên quan đến từng khoản mục chi phí. Phân biệt dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Lập dự toán linh hoạt cho doanh nghiệp. Lập dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung. Tính toán đơn giá dự toán để phân bổ chi phí sản xuất chung. Sử dụng các mô hình thích hợp để phân tích các biến động của biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung. I. CHI PHÍ ĐỊNH MỨC Chi phí định mức được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí trong thực tế sản xuất kinh doanh. Chi phí định mức được các nhà quản trị xây dựng cho các khoản mục cấu tạo nên giá thành sản phẩm. Định mức sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản: Lượng định mức cho thấy số lượng của các loại chi phí được sử dụng là bao nhiêu, như số lượng nguyên vật liệu tiêu hao hoặc số giờ lao động trực tiếp được sử dụng để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm… Giá định mức cho thấy đơn giá của các loại chi phí được sử dụng là bao nhiêu, nhưe đơn giá nguyên vật liệu, đơn giá bình quân một giờ lao động trực tiếp… Chi phí định mức được xây dựng cụ thể cho từng loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Định mức được chia làm hai loại: Định mức lý tưởng và định mức thực tế. Định mức lý tưởng là những định mức được xây dựng trong những điều kiện giả định tối ưu. Nó không cho phép bất kỳ một sự hư hỏng nào của máy móc thiết bị Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 1
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí hoăc sự gián đoạn nào trong sản xuất. Nó đòi hỏi một trình độ cao của công nhân sản xuất và sự cố gắng tối đa trong suốt thời gian làm việc. Định múc này chỉ được xem như một hướng phấn đấu để đạt đến. Nếu đem các chi phí thực tế phát sinh so với định mức loại này thì các chênh lệch tìm được sẽ không còn ý nghĩa để đánh giá tình hình thực hiện chi phí vì các chi phí trong định mức này sẽ rất thấp. Định mjức thực tế là những định mức “cao nhưng có thể đạt được”. Nó cho phép có thời gian ngừng nghĩ hợp lý của máy móc thiết bị và công nhân sản xuất. Nó đòi hỏi công nhân một trình độ trung bình nhưng có sự cố gắng cao. Nhưng biến động tiềm được khi so sánh chi phí sản xuất chung thực tế với định mức sẽ là những thông tin hết sức hữu ích vì nó phản ánh những khoản chênh lệch so với dự kiến của nhà quản trị. Nó còn có thể giúp ước tính được sự di chuyểncủa dòng tiền và giúp ước tings về tồn kho nguyên vâtk liệu. Những định mức lập cho từng loại sản phẩm sẽ được tập hợp trên một thẻ định mức chi phí sản xuất có dạng như minh họa 6.1 Minh họa 6.1 : THẺ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM A Khoản mục chi phí Lượng Giá định Chi phí sản xuất định mức mức định mức Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3 kg/sp 4.000đ/kg 12.000đ/sp Chi phí nhân công trực tiếp 2,5 giờ/sp 14.000đ/giờ 35.000đ/sp Chi phí sản xuất chung 2,5 giờ/sp 3.000đ/giờ 7.500đ/sp Cộng chi phí sản xuất định mức 1 sản phẩm ( giá thành đơn 54.500đ/sp vị định mức ). Tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong thực tế đều được so sánh với định mức nói trên theo một cách thức hợp lý để phân tích, đánh giá tinhg hình sử dụng chi phí. Nên phân biêt sự khác nhau giữa chi phí định mức và chi phí dự toán. Chi phí định mức là chi phí mong muốn liên quan đến một khối lượng hoạt động. Chi phí dự toán là chi phí mong muốn liên quan đến một thời kỳ hoạt động. II. MÔ HÌNH ĐỂ PHÂN TÍCH BIẾN PHÍ 1. Mô hình chung Phần lớn các khỏan chi phí sản xuất là những chi phí khả biến như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếpvà bộ phận chi phí chung khả biến. tất cà những loại chi phí này đều bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là lượng và giá, được phân tích theo một mô hình chung như sau: Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 2
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Minh họa 6.2 – mô hình tổng quát để phân tích biến phí Lượng thực tế (x) Lượng thực tế (x) Giá Lượng định mức (x) Giá thực tế định mức Giá định mức Biến động giá Biến động lượng Tổng biến động Đối với từng khoản mục chi phí, tên gọi các biến động có thể thay đổi: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp. Biến động giá nguyên liệu: (q1p1 – q1p0) Biến động lượng nguyên liệu: (q1p0 – q0p0) - Chi phí nhân công trực tiếp. Biến động giá lao động (h1r1 – h1r0) Biến động năng suất (h1r0 – h0r0) - Chi phí sản xuất chung Biến động chi phí (h1r1 – h0r0) Biến động năng suất (h1r0 – h0r0) Trong đó: q: số lượng nguyên liệu p: đơn giá nguyên liệu h: số giờ lao động trực tiếp r: đơn giá lao động hay đơn giá hạch toán để phân bổ chi phí sản xuất chung l: thực tế 0: định mức 2. Phân tích biến động của chi phí nguyên liệu trực tiếp Ví dụ 6.1: Tại một công ty X có số liệu như sau: Lượng định mức, giá định mức và chi phí sản xuất định mức cho đơn vị sản phẩm được lấy theo minh họa 6.1 Giả sử trong kì công ty mua đã mua 6500kg nguyên liệu với giá bình quân là 3800 đ/kg và đã sử dụng hết để sản xuất 2000 sp A Với số lượng sản phẩm sản xuất thực tế, lượng nguyên liệu định mức sử dụng là 3 kg/sp x 2000 sp = 6000 kg Các loại biến động sẽ được tính toán như sau: Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 3
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Minh hoạ 6.3 – phân tích biến động chi phí nguyên liệu trực tiếp Lượng thực tế (x) Giá định Lượng định mức (x) Giá Lượng thực tế (x) định mức: 6.000 x 4.000 = mức: 6.500 x 4.000 = Giá thực tế: 6.500 x 24.000.000đ 26.000.000đ 3.800 = 24.700.000đ Biến động giá Biến động lượng -1.300.000 + 2.000.000 đ Tổng biến động: + 700.000 đ Biến động giá: (q1p1 – q1p0) = 24700000 – 26000000 = -1300000 Biến động lượng: (q1p0 – q0p0) = 26000000 – 24000000 = 2000000 Biến động giá: Đơn giá bình quân giảm 200 đ/kg (từ 4000 đ/kg xuống còn 3800 đ/kg) tính theo 6500 kg nguyên liệu sử dụng thực tế đã làm tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp giảm 1300000 đ Kết quả này sẽ đượ đánh giá cao nếu chất lượng nguyên liệu ổn định như dự kiến, đơn giá giảm được là nhờ tìm được nhà cung cấp có đơn giá thấp hơn, tránh được nhiều khâu trung gian hay tiết kiệm được các chi phí mua nguyên liệu… Nếu đơn giá giảm do quan hệ cung cấu thay đổi trên thị trường nguyên liệu, do có những thay đổi các qui định , thể lệ, chế độ của nhà nước tác động đén giá cả nguyên liệu hay do sự thay đổi của chỉ số giá cả hàng hoá thì có thể xem đây là nguyên nhân khách quan. Nếu đơn giá giảm do mua những nguyên liệu không phù hợp về chủng loại, chất lượng…, thì có thể đánh giá không tốt, vì ngoài việc làm giảm chất lương sản phẩm, giảm uy tín nhãn hiệu, ảnh hưởng đến lượng bán và giá bán của sản phẩm, nó còn làm tăng chi phí sản xuất vì tăng lượng tiêu hao nhiên liệu Lưu ý rằng hiệu quả sử dụng nguyên liệu sẽ cao nếu nhất khi chất lương, chủng loại nguyên liệu phù hợp với nhu cầu. nếu chất lương nguyên liệu tăng lên môt cách khônh cần thiết cũng không tốt vì lúc đó biến động giá sẽ tăng. Ngoài ra việc phân tích biến động giá sẽ còn phụ thuộc vào các phương pháp tính giá trị nguyên liệu xuất kho. Tuỳ thuộc vào giá cả thị trường đang có xu hướng tăng hay giảm mà các phương pháp bình quân, phương pháp nhập trước Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 4
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước sẽ cho những kết quả khác nhau về đơn giá nguyên liệu và tất nhiên có thể ảnh hưởng đến kết quả tính toán. Biến động lượng: Theo định mức tiêu hao là 3 kg/sp thì với 2000 sp sản xuất lẽ ra doanh ngiệp chỉ cần sử dụng 6000 kg nguyên liệu, tăng them 500kg nguyên liệu này đã làm tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp tăng them 500 kg (x) 4000 đ/kg = 2000000đ Đây là một biểu hiện không tốt, có thể do ảnh hưởng của các nguyên nhân: - Quản lí nguyên vật liệu không tốt. - Tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất kém. - Tình trạng hoạt động của các máy móc, thiết bị không tốt. - Các điều kiện khác tại nơi sản xuất nhu môi trường, tình hình cung cấp năng lượng,… không tốt. - Các biện pháp quản lí sản xuất tại phân xưởng kém. Sự phân tích các biến động nói trên phải được tiến hành càng sớm càng tốt, nhằm phát hiện kịp thời những bất hợp lí để điều chỉnh. những biến động này thuộc trách nhiệm của những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. biến động giá thuộc trách nhịem của bộ phận cung ứng nhiên liệu, biến động lượng chủ yếu thuộc về bộ phân quản lí sản xuất tại các phân xưởng. Tuy nhiên nếu bộ phận cung ứng mua những nguyên liệu có chất lượng thấp với giá rẻ để tiết kiệm chi phí, nhưng gây tình trạng tăng lượng tiêu hao thì trách nhiệm chính về việc giảm hiệu quả sử dụng nguyên liệu sẽ thuộc về bộ phận cung ứng. 3. Phân tích các biến động của chi phí nhân công trực tiếp. Ví dụ 6.2: Sử dụng lại số liệu của ví dụ 6.1 định mức lượng công nhân trực tiếp cho 1 sản phẩm là 2,5 giờ và định mức giá công nhân trực tiếp bình quân là 14.000đ/giờ. Giả sử trong kỳ công ty đã sử dụng 4.500 giờ lao động trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là 64.350.000đ Đơn giá tiền lương bình quân thực tế là 64.350.000/4.500 = 14.300đ/giờ. Tổng số giờ định mức cho 2000 sản phẩm thực tế là 2,5 x 2.000 = 5.000 giờ Tổng số giờ thực tế Tổng số giờ thực tế (x) Tổng số giờ định mức (x) (x) đơn giá thực tế: Đơn giá định mức: 4.500 x Đơn giá định mức: 5.000 x 4.500 x 14.300 = 14.000 = 63.000.000đ 14.000 = 70.000.000đ 64.350.000đ Biến động giá Biến động năng suất +1.350.000 -7.000.000 đ Giảng viên hướng dẫn: Th.sổng biếị Bạch Tuyết T Mai Thn động: -5.650.000 đ Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 5
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Biến động giá: (h1r1 – h1r0) = 4.500 (14.300 – 14.000) = +1.350.000đ Biến động lượng: (h1r0 – h0r0) = (4.500 – 5.000) x 14.000 = -7.000.000đ Biến động đơn giá: đơn gái binh quân cho 1h lao động tực tiếp tăng 300Đ (14.300 đ/giờ- 14.300đ/giờ), tính cho 4.500 giờ lao động trực tiếp sử dụng thực tế đã làm tổng chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với dự toán tăng 1.350.000.đ - Đơn gía tiền lưong bình quân tăng do nhiều nguyên nhân, có thể tổng thành 2 nguyên nhân: + Do đơn gái tiên lưong của các bậc thợ tăng lên, + Do sự thay đổi ve2 cơ cấu lao động. Tiền lưong bình quân tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hưóng tăng tỉ trọng công nhân bậc cao vả giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động đựoc sử dụng. — tuy nhiên không phải bat kỳ lúc nào hay công việc nào, công nhân bậc cao đều có hiệu quả làm việc tốt hơn công nhân bậc thấp. Những công việc khác nhau sẽ phù hợp với tưng bậc thợ khác nhau.việc tăng đớn giá tiền lương bình quân có thể đánh giá tốt, nếu đó là nguyên nhân trực tiếp làm tăng năng xuất lao động bình quân,chứng tỏ rằng sự thay đổi cơ cấu lao động la hợp lý.Ngưoi lại nếu năng xuất lao động giảm, không tăng hay tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng đơn gái tiên lương bình quân thì có thể đánh giá là công ty đã sử dụng lãng phí lực lưọng lao động cảu minh do thay đổi co cấu lao động không hợp lý. Biến động năng suất: Năng suất lao động cảu công nhân sản xuất đã tăng lên, vì để sản xuất 2000 sản phẩm lẽ ra theo định mức cần sử dụng 5000h lao động trực tiếp, nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng 4,500h.Việc giảm 500h lao động này đã giúp công ty tiết kiệm đựơc 7triệu đồng chi phí nhân công trực tiếp.Vì vậy nếu chất lưọng sản phẩm không giảm,có thể xem đây là một ưu điểm lớn trong việc dử dụng lao động. + Năng xuất lao động thay đổi có thể do các nguyên nhân sau: - Sự thay đổi cơ cấu lao động - Năng suất lao động cá biệt cảu từng bậc thợ - Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị - Chất lưọng cảu nguyên vật liệu đựoc sử dụng - Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng - Chính sach trả lương cho công nhân… III. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 6
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp trong lập dự toán và phân tích. Thứ nhất, chi phí sản xuất chung là một loại chi phí gián tiếp, nên được tính vào giá thành sản phẩm thông qua sự phân bổ theo một tiêu thức hợp lý nào đó. Các tiêu thức thường được chọn là: - Số giờ lao động trực tiếp. - Số giờ máy chạy. - Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. . . . Việc chọn những tiêu thức phân bổ khác nhau có thể làm cho chi phí sản xuất chung phân bổ cho các sản phẩm sẽ khác nhau và do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Thứ hai, chi phí sản xuất chung bao gồm nhiểu loại chi phí khác nhau về tính chất và cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp, vì vậy sẽ không thể có một mô hình duy nhất để phân tích khoản mục chi phí này. Thứ ba, chi phí sản xuất chung bao gồm cả những chi phí có tính khả biến như nguyên vật liệu phụ, năng lượng, nhiên liệu, và những chi phí có tính bất biến như khấu hao máy móc và nhà xưởng, tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng, bảo hiểm. . . Những loại chi phí này phải có những phương pháp phân tích khác nhau. Nếu áp dụng sai phương pháp thì sẽ có những nhận xét sai lệch, thậm chí trái ngược với tình hình thực tế. 1. Dự toán linh hoạt: Một dự toán thể hiện tổng chi phí theo một mức độ hoạt động cụ thể được xem là một dự toán tĩnh. Dự toán này không thể dùng để đo lường việc sử dụng chi phí ở mức độ hoạt động. Vì vậy cần phải có dự toán về chi phí trong một phạm vi từ mức độ hoạt động tối thiểu đến tối đa để bất kỳ mức hoạt động thực tế nào, ta cũng có thể xác định được một giá trị dự toán tương xứng dùng để so sánh khi phân tích chi phí. Dự toán đó được gọi là dự toán linh hoạt. Dự toán tương xứng với mức độ hoạt động thực tế được gọi là dự toán điều chỉnh theo số lượng sản phẩm thực tế. Vậy, dự toán linh hoạt là dự toán được xây dựng cho những mức độ hoạt động khác nhau trong phạm vi hoạt động phù hợp của doanh nghiệp. Nhờ vào dự toán linh hoạt ta có thể tìm được một dự toán tương xứng về quy mô để so sánh khi đánh giá về chi phí. Điều quan trọng khi lập dự toán linh hoạt là phải nghiên cứu sự biến động của chi phí theo mức độ hoạt động. Những bước cơ bản để lập dự toán linh hoạt bao gồm: - Xác định phạm vi phù hợp về hoạt động cho doanh nghiệp. - Phân chia các chi phí thành biến phí và định phí. - Xác định công thức tính toán cho từng loại chi phí. Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 7
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí - Dùng công thức đã có để lập dự toán cho các mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp. Mức độ hoạt động được sử dụng làm cơ sở để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là: số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm sản xuất. Ví Dụ 6.3: Giả sử công ty X chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm, nên tiêu thức được chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ máy. Theo định mức, cứ bình quân 2 giờ máy hoạt động sẽ sản xuất được 1 sản phẩm. Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung của công ty X năm 20x6 được trình bày như minh họa dưới đây. Minh họa 6.5: Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất chung năm 20x6 Đơn vị tính (1000 đồng) Chi phí sản xuất chung ở các Đơn mức độ hoạt động CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG giá 30.000 40.000 50.000 60.000 phân giờ máy giờ máy giờ máy giờ máy bổ PHẦN BIẾN PHÍ Chi phí lao động phụ 0,8 24.000 32.000 40.000 48.000 Chi phí dầu mỡ 0,3 9.000 12.000 15.000 18.000 Chi phí năng lượng 0,4 12.000 16.000 20.000 24.000 Cộng biến phí sản xuất chung 1,5 45.000 60.000 75.000 90.000 PHẦN ĐỊNH PHÍ Chi phí lương quản lý phân xưởng 160.000 160.000 160.000 160.000 Chi phí khấu hao 100.000 100.000 100.000 100.000 Chi phí bảo hiểm 40.000 40.000 40.000 40.000 Cộng định phí sản xuất chung 300.000 300.000 300.000 300.000 CỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 345.000 360.000 375.000 390.000 Chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ vào giá thành sản phẩm theo đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính (trong mô hình tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính). Một khi dự toán về chi phí sản xuất chung đã được xác định thì có thể tính toán được đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính để phân bổ trong cả năm. Theo những mức độ hoạt động khác nhau thì đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính cũng thay đổi - chủ yếu là do sự thay đổi đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính. Dự toán linh hoạt được hoạch định cho một dãy những mức độ hoạt động khác nhau, vì vậy muốn xác định một đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính duy nhất, hợp lý nhất thì phải tính trên cơ sở chi phí sản xuất chung ước tính ở mức độ hoạt động tối ưu trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường. Dự toán được lập ở mức độ này được gọi là dự toán tĩnh. Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 8
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Ví dụ 6.4: Giả sử giá trị dự toán tĩnh theo số giờ máy là 50.000 giờ, đây là số giờ máy tối ưu của toàn bộ máy móc thiết bị hiện có của công ty X trong điều kiện hoạt động bình thường. Sử dụng số liệu của minh họa 6.5 ta tính được đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính là: 375.000.000 đ / 50.000 giờ = 7.500 đ/giờ Trong đó, đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính: 75.000.000 đ / 50.000 giờ = 1.500 đ/giờ Và đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính: 300.000.000 đ / 50.000 giờ = 6.000 đ/ giờ Nếu số giờ máy hoạt động thực tế thấp hơn số giờ máy dự toán tĩnh, thì đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế có thể sẽ tăng lên chủ yếu là do tăng đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung. Nếu ngược lại thì công ty sẽ có thể giảm giá thành đơn vị sản phẩm vì định phí sản xuất chung tính cho một giờ máy giảm, tuy nhiên số giờ máy thực tế tăng so với số giờ máy tối ưu sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng của máy móc thiết bị. 2. Phương pháp phân tích bốn biến động: Theo phương pháp phân tích này, bốn biến động chi phí sản xuất chung bao gồm: - Hai biến động của biến phí sản xuất chung: Biến động chi tiêu và biến động năng suất. - Hai biến động của định phí sản xuất chung: Biến động dự toán và biến động khối lượng sản xuất. a. Phân tích biến động biến phí sản xuất chung: Theo mô hình chung đã trình bày ở minh họa 6.2, sự biến động của tổng biến phí sản xuất chung thực tế so với định mức có thể chia thành hai loại: Biến động chi tiêu (h1r1 – h1r0) và biến động năng suất (h1r0 – h0r0). Vì biến phí sản xuất chung có nhiều khoản mục nên thông thường khi phân tích biến phí sản xuất chung người ta lập một bảng tính toán tổng hợp các biến động và gọi đó là báo cáo thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung. Ví dụ 6.5: Tiếp theo ví dụ 6.3, giả sử trong năm, công ty X đã sử dụng thực tế 42.000 giờ máy để sản xuất được 20.000 sản phẩm và biến phí sản xuất chung thực tế được ghi nhận là: chi phí lao động phụ 36.000.000đ, chi phí dầu mỡ 10.000.000đ, chi phí năng lượng 22.000.000đ. Từ các dữ liệu trên, các biến động Số giờ lao động Số giờ lao động trực củatrbic nếp (số n ờ ất chung đSố c tính toán như c tiếp họa 6.6ếp (số giờ máy…) ự ếti phí sảgixu ượ giờ lao động trựở minh ti Minh họa 6.6:tế (x) tích biến (số giản xuất chungế máy…) thực Phân phí s ờ máy…) thực t định mức (x) Đơn giá Đơn giá phân bổ (x) Đơn giá phân bổ biến phân bổ biến phí sản biến phí sản xuất phí sản xuất chung ước xuất chung ước tính = chung thực tế = tính = 42.000 giờ x 1,500 40.000 giờ x 1,500 42.000 giờ x 1,619 đ/giờ = 63.000.000 đ đ/giờ = 60.000.000 đ Biến động đơn giá phân bổ Biến động năng suất + 5.000.000 đ + 3.000.000 đ Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 9 Tổng biến động: + 8.000.000 đ
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Các biến động ở minh họa 6.6 được tính toán chi tiết theo từng khoản mục như ở “Báo cáo thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung” (Minh họa 6.7) Minh họa 6.7: Báo cáo thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung Báo cáo thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung năm 20x6 Số giờ thực tế: 42.000 giờ Số giờ định mức theo số lượng sản phẩm thực tế 40.000 giờ (Đơn vị tính 1.000 đồng) Chi phí Chi phí Chi phí Biến Biến Tổng thực tế định định động động biến Biến Đơn giá phân theo số mức mức chi tiêu năng động phí sản bổ giờ theo số theo số suất xuất thực tế giờ giờ định chung thực tế mức r0 r1 h1r1 h1r0 h0r0 (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) (đ/giờ (đ/giờ (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ) máy) máy) Chi phí lao 0,8 0,857 36.000 33.600 32.000 +2.400 +1.600 +4.000 động phụ Chi phí dầu mỡ 0,3 0,238 10.000 12.600 12.000 -2.600 +600 -2.000 Chi phí năng 0,4 0,524 22.000 16.800 16.000 +5.200 +800 +6.000 lượng Cộng 1,5 1,619 68.000 63.000 60.000 +5.000 +3.000 +8.000 Theo những tính toán trên bảng, ta thấy tổng biến phí sản xuất chung thực tế tăng so với dự toán là 8.000.000đ (68.000.000đ - 60.000.000đ) trong đó: - Chi phí về lao động tăng: 4.000.000đ - Chi phí về dầu mỡ giảm: 2.000.000đ - Chi phí năng lượng tăng: 6.000.000đ Trong những khoản chi phí này thì chi phí năng lượng có mức tác động lớn nhất đến sự biến động của biến phí sản xuất chung. Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 10
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Sự tăng, giảm nói trên phụ thuộc vào hai biến động sau đây: Biến động chi tiêu: Biến động chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố: - Giá cả thực tế tăng lên so với giá định mức trong dự toán linh hoạt. Điều này làm cho các khoản mục chi phí sản xuất chung tăng lên trong năm và dẫn đến những biến động chi tiêu không tốt. Phần biến động này cũng giống như biến động giá đối với nguyên vật liệu. - Sự lãng phí hoặc sử dụng vượt quá định mức của chi phí sản xuất chung. Việc sử dụng lãng phí sẽ làm cho chi phí trên một giờ máy hoặc một giờ lao động trực tiếp tăng lên. Theo dữ liệu ở minh họa 6.7, đơn giá phân bổ thực tế tăng so với dự toán là 119đ/giờ (1.619đ/giờ - 1.500đ/giờ), tính cho tổng số giờ máy hoạt động thực tế là 42.000 giờ thì tổng biến phí sản xuất chung thực tế so với dự toán tăng 5.000.000đ. Trong đó: - Chi phí đơn vị lao động phụ tăng từ 800đ/giờ lên 857đ/giờ làm tổng biến phí sản xuất chung tăng 2.400.000đ. Nguyên nhân có thể do giá lao động phụ tăng hoặc do việc sử dụng lao động phụ không tốt, mọi sự gia tăng đơn giá phân bổ thực tế so với định mức đều được xem là không tốt. - Chi phí đơn vị dầu mỡ giảm từ 300đ/giờ xuống 238đ/giờ làm tổng biến phí sản xuất chung giảm 2.600.000đ. Có thể lý giải sự thay đổi này theo các tình huống: + Nếu chi phí giảm do giá dầu mỡ giảm, có thể do các nguyên nhân khách quan như quan hệ cung cầu, do biến động giá cả chung của nền kinh tế… thì không được xem là ưu điểm của công ty. Nếu chi phí dầu mỡ giảm do công ty tìm được nguồn cung cấp có giá thấp, giảm khâu trung gian thì sẽ được đánh giá tốt. Nếu chi phí giảm là do mua các loại dầu mỡ rẻ tiền không đảm bảo chất lượng hoặc không tuân thủ việc bảo trì máy móc theo đúng quy định thì đánh giá là không tốt, vì điều này có thể làm hỏng máy móc gây tình trạng ngưng sản xuất hay làm giảm tuổi thọ của máy. Lúc đó đơn giá phân bổ dầu mỡ tuy giảm nhưng không phải là tiết kiệm mà thậm chí còn xem là lãng phí. + Nếu do tuân thủ việc bảo trì máy móc theo đúng quy định, máy móc ít hư hỏng hoặc do hợp lý hóa công việc bảo trì máy móc, nhờ đó tiết kiệm được dầu mỡ thì đánh giá tốt. - Chi phí đơn vị năng lượng tăng từ 400đ/giờ lên 524đ/giờ đã làm tổng biến phí sản xuất chung tăng lên rất đáng kể là 5.200.000đ. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tổng biến phí sản xuất chung. Chi phí năng lượng tăng có thể do nhà cung cấp tăng đơn giá, nhưng đây chỉ là nguyên nhân khách quan và không thường xuyên xảy ra. Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 11
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Nguyên nhân chủ quan có thể xem xét đến là: hiện trạng của máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, việc bảo trì máy móc không đúng quy định như đã nói ở phần trên, trình độ sử dụng máy móc của công nhân sản xuất kém, thiếu các biện pháp cải tiến kỹ thuật… Ngoài ra, nguyên nhân thường gặp và đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động làm tăng, giảm chi phí năng lượng là sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng. Năng lượng được sử dụng rất phổ biến, không chỉ với mục đích chạy máy mà còn dùng cho những mục đích khác tại phân xưởng như thắp sáng, quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, chạy các máy móc thiết bị dùng cho việc quản lý tại phân xưởng… Nếu tỷ trọng phần năng lượng sử dụng cho các mục đích này tăng lên và tỷ trọng phần năng lượng sử dụng để chạy máy giảm xuống thì chi phí năng lượng phân bổ trên một giờ máy sẽ tăng lên. Vì vậy với nguyên nhân này cần phải xem xét tính hợp lý của các mục đích sử dụng năng lượng ngoài viêc chạy máy để điều chỉnh nhằm tránh được sự lãng phí. Biến động năng suất: Năng suất hoạt động trong kỳ đã giảm, theo định mức chỉ cần sử dụng 40.000 giờ cho số lượng sản phẩm thực tế là 20.000 sản phẩm, trong khi đó công ty X đã sử dụng thực tế là 42.000 giờ máy. Sự tăng thêm 2.000 giờ này đã làm cho tổng chi phí sản xuất chung tăng: 1.500đ x 2.00 giờ = 3.000.000đ Trong đó các loại biến phí sản xuất chung chịu ảnh hưởng lần lượt là: Chi phí lao động phụ: 800đ x 2.000 = 1.600.000đ Chi phí dầu mỡ: 300đ x 2.000 = 600.000đ Chi phí năng lượng: 400đ x 2.000 = 800.000đ Ở đây có thể thấy được khi năng suất giảm, số giờ máy sử dụng tăng thì ngoài việc tăng thêm tiền lương trả cho công nhân, công ty còn phải tốn kém thêm các biến phí khác. Năng suất sử dụng giờ máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Tình trạng máy móc, thiết bị được sử dụng, nếu chúng thường bị hư hỏng hay hoạt động không hoàn chỉnh thì năng suất lao động chung sẽ giảm đi. - Tình hình cung cấp nguyên vật liệu, nếu không phù hợp sẽ kéo dài thời gian sản xuất. - Tình trạng hoạt đọng của công nhân sản xuất bao gồm tay nghề của công nhân, tình trạng sức khỏe, tâm lý… - Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng bao gồm cả việc tổ chức thi đua, khên thưởng, kỷ luật… - Các điều kiện khác ở nơi làm việc cũng ảnh hưởng đến năng suất như sự thông thoáng, ánh sáng, cách thức bố trí máy móc… Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 12
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Khi năng suất sử dụng máy tăng, biến động năng suất âm tức là tiết kiệm chi phí, ngược lạ biến động dương tức là sử dụng lãng phí chi phí. Biến động năng suất thường có mức tác động rất lớn, vì mọi khoản chi phí đều tác động cùng chiều. Vì vậy, việc cố gắng tăng hiệu suất sử dụng giờ máy luôn mang một ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. Biến động này phản ánh năng suất của việc sử dụng giờ máy, nên được gọi là biến động năng suất. b. Phân tích biến động định phí sản xuất chung: Định phí là những chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động. Điều này dẫn đến một sự khác biệt cơ bản so với biến phí là: đối với biến phí thì biến phí đơn vị sẽ không thay đổi khi mức hoạt động thay đổi, trong khi định phí đơn vị sẽ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi (trong phạm vi phù hợp). Vì vậy, đối với định phí sản xuất chung cần phải có một phương pháp tiếp cận khác hơn so với phương pháp phân tích biến động biến phí sản xuất chung. Ví dụ 6.6: Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính để phân bổ các loại biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung như sau: - Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính: 1.500đ/giờ - Đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính: 6.000đ/giờ - Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính: 7.500đ/giờ Để dễ dàng trong việc phân tích biến động chi tiêu, khi lập thẻ định mức chi phí sản xuất, người ta còn chi tiết phần chi phí sản xuất chung ra thành biến phí và định phí sản xuất chung như sau: Minh họa 6.8: Thẻ định mức chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm Khoản mục chi phí Chi phí định mức Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30.000đ/sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp 45.000đ/sản phẩm Chi phí sản xuất chung Biến phí (2 giờ máy x 1.500đ/giờ máy) 3.000đ/sản phẩm Định phí (2 giờ máy x 6.000đ/giờ máy) 12.000đ/sản phẩm Chi phí định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị định 90.000đ/sản phẩm mức) Tiếp theo ví dụ 6.6, giả sử rằng các định phí sản xuất chung thực tế trong năm được ghi nhận như sau (đơn vị tính: đồng) Chi phí lương quản lý phân xưởng: 172.000.000 Chi phí khấu hao tài sản: 100.000.000 Chi phí bảo hiểm: 36.000.000 Cộng: 308.000.000 Các biến động của định phí sản xuất chung được trình bày qua minh họa 6.9: Minh họa 6.9: Phân tích biến động định phí sản xuất chung Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 13
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Tổng định phí sản xuất Tổng định phí sản xuất chung định mức theo sản Tổng định phí sản chung dự toán (50.000 giờ lượng thực tế (40.000 giờ xuất chung thực tế x 6.000đ/giờ) = x 6.000đ/giờ) = 308.000.000đ 300.000.000đ 240.000.000đ Biến động dự toán Biến động khối lượng sản xuất + 8.000.000 đ + 60.000.000 đ Tổng biến động: + 68.000.000 đ Tổng định phí sản xuất chung thực tế đã tăng so với định mức là 68.000.000đ được phân chia thành hai loại biến động: biến phí dự toán (8.000.000đ) và biến động khối lượng sản xuất (60.000.000đ) Biến động dự toán: Biến động dự toán phản ánh chênh lệch giữa định phí sản xuất chung thực tế với định phí sản xuất chung dự toán (dự toán tĩnh). Biến động này được sử dụng để đánh giá thành quả kiểm soát định phí sản xuất chung. Từ những dữ liệu trên, ta lập bảng “Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung” được trình bày qua minh họa 6.10 Minh họa 6.10: Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung Công ty X Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung năm 20x6 Số giờ dự toán tĩnh: 50.000 giờ Số giờ thực tế: 42.000 giờ Số giờ đinh mức theo số lượng sản phẩm thực tế: 40.000 giờ (Đơn vị tính: 1.000đ) Chi phí Chi phí Biến động chi phí Định phí sản xuất chung thực tế dự toán thực tế so với dự toán Lương quản lý phân xưởng 172.000 160.00 +12.000 0 Khấu hao tài sản 100.000 100.00 0 0 Bảo hiểm 36.000 40.000 -4.000 Cộng định phí 308.000 300.00 +8.000 0 Báo cáo thực hiện dự toán định phí sản xuất chung của công ty X cho thấy: trong số các khoản định phí sản xuất chung ta thấy đáng kể nhất là sự gia tăng của chi phí lương quản lý phân xưởng (tăng 12.000.000đ), chi phí khấu hao tài sản không thay đổi và chi phí bảo hiểm giảm được 4.000.000đ Biến động khối lượng sản xuất Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 14
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Biến động khối lượng sản xuất là biến động giữa định phí sản xuất chung dự toán (dự toán tĩnh) so với định phí sản xuất chung định mức (tính theo số lượng sản phẩm sản xuất thực tế). Biến động này phát sinh do khối lượng sản xuất thực tế khác với khối lượng sản xuất ở dự toán tĩnh. Từ những dữ liệu ở ví dụ trên, biến động khối lượng sản xuất được tính như sau: Tổng số giờ Tổng số định mức Đơn giá phân Biến động giờ dự tính theo số bổ định phí khối lượng = - x sản xuất sản xuất toán tính lượng sản phẩm thực chung ước tính tế Tổng chi phí sản xuất chung dự toán là 300.000.000đ được tính toán trong mối liên hệ với tổng số giờ máy dự toán tĩnh là 50.000 giờ và đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính là 6.000đ/giờ máy. Với số giờ máy này, công ty X ước tính sẽ sản xuất được 25.000 sản phẩm. Trong thực tế công ty X chỉ sản xuất được một lượng sản phẩm là 20.000 sản phẩm, tương đương với 40.000 giờ định mức. Vì vậy sau khi phân bổ định phí sản xuất chung theo đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính, ta chỉ tính toán vào giá thành sản phẩm thực tế sản xuất là 240.000.000đ. Như vậy, biến động khối lượng sản xuất (60.000.000đ) đã tính ở trên chính là chênh lệch giữa định phí sản xuất chung dự toán (300.000.000đ) và định phí sản xuất chung định mức (240.000.000đ). Biến động này là do công ty X không sử dụng hết số giờ máy tối ưu như dự toán đã xác định. Trong trường hợp số lượng sản phẩm sản xuất thực tế cao hơn số lượng sản phẩm dự toán thì biến động lượng sẽ mang giá trị âm (-). Công ty sẽ có lợi vế mặt chi phí nhớ vào việc tận dụng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị để gia tăng số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cần thấy rằng việc sử dụng máy móc thiết bị quá số giờ máy tối ưu sẽ gấy nên những hư hỏng bất thường hay giảm tuổi thọ của máy móc thiết bị. Cho nên biến động khối lượng sản xuất tốt nhất là nên giảm dần hoặc tăng dần về không (0). Nếu không ước lượng đúng về nhu cầu của thị trường mà đầu tư máy móc thiết bị quá nhiều, dẫn đến tình trạng không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị, thì công ty sẽ phải liên tục gánh chịu biến động khối lượng sản xuất dương (+), tức là phải chịu thiệt hại về chi phí. Tuy nhiên nếu nhu cầu thị trường chỉ giảm trong một giai đoạn ngắn nào đó thì công ty vẫn phải chấp nhậnn loại biến động này, nhằm tránh tình trạng tồn đọng thành phẩm do sản xuất quá nhiều so với nhu cầu. Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 15
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Phương pháp phân tích biến động phí sản xuất chung và biến động định phí sản xuất chung như trên gọi là phương pháp phân tích bốn biến động, gồm hai biến động của biến phí sản xuất chung và hai biến động của định phí sản xuất chung. Có thể tóm tắt bằng hai sơ đồ sau đây: Minh họa 6.11: Sơ đồ phân tích bốn biến động của chi phí sản xuất chung: Số giờ lao động trực tiếp Số giờ lao động trực tiếp Số giờ lao động trực tiếp (Số giờ máy…) thực tế (x) ( số giờ máy…) định mức (số giờ máy…) thực tế Đơn giá phân bổ biến phí (x) Đơn giá phân bổ biến (x) Đơn giá phân bổ biến sản xuất chung ước tinh: phí sản xuất chung ước phí sản xuất chung thực 42.000 giờ x 1.500 đ/giờ = tính: 40.000 giờ x 1.500 tế: 42.000 giờ x 63.000.000đ đ/giờ = 60.000.000đ 1619đ/giờ = 68.000.000đ Biến động đơn giá phân bổ Biến động năng suất +5.000.000đ +3.000.000đ Tổng biến động: + 8.000.000 đ Tổng đinh phí sản xuất Tổng định phí sản xuất chung định mức tính theo Tổng định phí sản xuất chung dự toán (50.000 giờ số lượng sản phẩm thực chung thực tế: x 6.000đ/giờ) = tế: 40.000 giờ x 6.000đ/giờ 308.000.000đ = 240.000.000đ Biến động dự toán Biến động khối lượng sản xuất +8.000.000đ +60.000.00đ Tổng biến động: +68.000.000 đ 3. Phương pháp phân tích ba biến động Theo phương pháp này, ba biến động của tổng chi phí sản xuất chung bao gồm biến động chi tiêu, biến động năng suất, và biến động khối lượng sản xuất. Phân tích 3 biến động này được trình bày qua minh họa 6.12 Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 16
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Minh họa 6.12: Phân tích 3 biến động của chi phí sản xuất chung Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản xuất chung xuất chung dự xuất chung dự xuất chung định thực tế toán cho số giờ toán cho số giờ mức cho số máy thực tế máy định mức lượng sản phẩm sản xuất thực tế (A) (B) (C) (D) 68.000.000đ 63.000.000đ 60.000.000đ 60.000.000đ Biến phí (1.619x42.000) (1.500x42.000) (1.500x40.000) (1.500x40.000) Định phí 308.000.000đ 300.000.000đ 300.000.000đ 240.000.000đ Cộng 376.000.000đ 363.000.000đ 360.000.000đ 300.000.000đ +13.000.000đ +3.000.000đ +60.000.000đ Biến đông khối Biến động chi tiêu Biến động năng suất lượng sản xuất Qua số liệu ở minh họa 6.12 ta thấy: Tổng chi phí sản xuất chung ở cột B và C giống nhau ở chỗ là được tính toán theo định phí sản xuất chung trên dự toán linh hoạt là 300.000.000đ. Sự khác nhau ở 2 cột này là ở số tiền biến phí sản xuất chung. Biến phí sản xuất chung ở cột B dựa trên số lượng tiêu thức phân bổ thực tế. Công ty X đã dùng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ máy. Thực tế công ty X đã sử dụng 42.000 giờ máy với tỷ lệ phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính là 1.500 đ/ giờ máy, tổng biến phí sản xuất chung ở cột B là là 63.000.000đ (1.500đ/giờ x 42.000), cộng với định phí trên dự toán linh hoạt là 300.000.000đ, vậy tổng chi phí sản xuất chung ở cột B là 363.000.000đ. Chênh lệch giữa cột A và cột B là biến động chi tiêu: 13.000.000đ, đây là biểu hiện không tốt trong việc sử dụng chi phí sản xuất chung. Trong phân tích 4 biến động, ta thấy biến động chi tiêu của biến phí sản xuất chung tăng 5.000.000đ, biến động dự toán định phí sản xuất chung tăng 8.000.000đ, nhưng trong phân tích 3 biến động, thì 2 biến động này được tính chung và được gọi là biến động chi tiêu của chi phí sản xuất chung. Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 17
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Số tiền ở cột C là tổng chi phí sản xuất chung dự toán được điều chỉnh theo số giờ máy tiêu hao theo định mức cho phép để sản xuất số lượng sản phẩm thực tế trong kỳ trên dự toán linh hoạt. Tổng biến phí sản xuất chung dự toán ở cột này là tích số của số lượng tiêu thức phân bổ theo định mức của các sản phẩm được chế tạo trong kỳ (số giờ máy) và tỷ lệ phân bổ biến phí sản xuất chung định trước. Công ty X sản xuất 20.000 sp, với định mức 2 giờ máy/ SP và đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính là 1.500 đ/giờ máy, tổng biến phí sản xuất chung dự toán là 60.000.000đ (20.000 x 2 giờ/sp x 1.500 đ/giờ), số tiền này cũng là số tiền trên dự toán linh hoạt. Định phí sản xuất chung trên dự toán là 300.000.000đ, vì vậy tổng chi phí sản xuất chung ở cột C là số tiền chi phí sản xuất chung trên dự toán linh hoạt cho số sản phẩm sản xuất được. Chênh lệch giữa cột C và B là biến động nang suất của chi phí sản xuất chung: + 3.000.000đ, trong kỳ công ty đã sản xuất 20.000 sp, theo định mức chỉ cần 40.000 giờ máy, nhưng thực tế công ty đã sử dụng 42.000 giờ máy, tăng 2.000 giờ máy đã làm cho biến phí sản xuất chung tăng 3.000.000đ (2.000 x 1.500 đ/giờ), còn định phí sản xuất chung không đổi nên tổng chi phí sản xuất chung tăng 3.000.000đ. Như vậy, cùng số sản phẩm sản xuất, nhưng do sử dụng nhiều giờ máy hơn nên đã cho biến phí nhiều hơn. Cột D là tổng chi phí sản xuất chung định mức của số sản phẩm sản xuất thực tế trong kỳ (số giờ máy định mức của số lượng sản phẩm sản xuất thực tế và mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 giờ máy). Tổng biến phí sản xuất chung định mức cho số sản phẩm sản xuất thực tế trong kỳ (60.000.000đ) bằng với số tiền dự toán linh hoạt (60.000.000đ ở cột C). Công ty phân bổ 1.500 đ/giờ máy cho 20.000 sp sản xuất trong kỳ, tổng giờ máy định mức là 40.000 giờ (20.000sp x 2.000 giờ/sp) và tổng biến phí sản xuất chung phân bổ là 60.000.000đ (40.000đ x 1.500 đ/ giờ). Công ty X có dự toán định phí sản xuất chung là 300.000.000đ cho 50.000 giờ máy, mức phân bổ định phí sản xuất chung cho 1 giờ máy là 6.000 đ/giờ. Nhưng trong kỳ công ty chí sản xuất 20.000sp, tính theo giờ máy định mức là 40.000 giờ máy. Như vậy, định phí sản xuất chung phân bổ theo định mức cho 20.000sp là 240.000.000đ (40.000 giờ x 6.000 đ/giờ), tổng chi phí sản xuất chung định mức là 300.000.000đ. Chênh lệch giữa cột C và D là biến động khối lượng sản xuất (60.000.000đ). Phân tích 4 biến động yêu cầu phải phân chia chi phí thành biến phí, định phí và cung cấp thông tin về các biến động chi phí chi tiết hơn. Tuy nhiên, nếu việc phân tích chi tiết 18hem này cung cấp ít thông tin hữu ích hơn cho việc quản lý thì phân tích 3 biến động là đủ. Phân tích hai biến động Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 18
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Phân tích hai biến động là phân tích chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh và tổng chi phí sản xuất chung phân bố (định mức) thành 2 biến động, là biến động dự toán và biến động khối lượng sản xuất. Minh họa 6.13 trình bày phân tích 2 biến động chi phí sản xuất chung trong kỳ của công ty X, trên cơ sở số liệu của phân tích ba biến động. cột A là tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Cột C là chi phí sản xuất chung trong dự toán linh hoạt cho các sản phẩm sàn xuất trong kỳ. Cột D là tổng chi phí sản xuất chung theo định mức phân bố cho các sản phẩm trong kỳ. Cột B trong sơ đồ phân tích ba biến động không sử dụng. Chênh lệch giữa cột A và cột C là biến động dự toán chi phí sản xuất chung. Biến động này được xác định bằng cách hợp nhất 2 biến động. Biến động chỉ tiêu và biến động năng suất trong phân tích ba biến động. Công ty X có chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ cho 20.000sp là 376.000.000đ; chi phí sản xuất chung dự toán 360.000.000đ – cột C (bao gồm biến phí sản xuất chung định mức cho 20.000sp là 60.000.000đ và định phí sản xuất chung dự toán trong kỳ là 300.000.000đ). Công ty X có biến động dự toán tăng 16.000.000đ, đây là biểu hiện không tốt. Chúng ta có thể cộng từ số liệu phân tích ba biến động, gồm biến động chỉ tiêu tăng 13.000.000đ và biến động về năng suất là 3.000.000đ, tổng hợp hai biến động là 16.000.000đ. Chênh lệch giữa cột C và D cũng được tính toán tương tự như ở phần phân tích ba biến động, phản ánh biến động khối lượng sản xuất là 60.000.000đ. Phân tích hai biến động được trình bày qua minh họa 6.13 Minh họa 6.13: phân tích hai biến động của chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất Dự toán linh hoạt chi Chi phí sản xuất chung thực tế phí sản xuất chung cho chung định mức cho số lượng sản phẩm số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ sản xuất trong kỳ (A) (B) (C) Biến phí 68.000.000đ 60.000.000đ 60.000.000đ (1.619x42.000) (1.500x40.000) (1.500x40.000) Định phí 308.000.000đ 300.000.000đ 240.000.000đ Cộng 376.000.000đ 360.000.000đ 300.000.000đ +16.000.000đ +60.000.000đ Biến động dự toán Biến động khối lượng sản xuất Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 19
- Kế toán quản trị - Chương 6: Phân tích biến động chi phí Giảng viên hướng dẫn: Th.s Mai Thị Bạch Tuyết Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – DH08DN Trang: 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn