intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 7: Phương pháp nghiên cứu sinh học quần thể

Chia sẻ: Nguyễn Đăng Khoa | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:32

165
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quần thể cá được xác định là một nhóm cá thể của cùng một loài. Quần thể cũng có thể bao gồm những đàn cá khác nhau của cùng một loài nhưng do sự tách đàn từ các ngư trường khai thác hoặc thủy vực khác nhau.Quần thể cá được xác định là một nhóm cá thể của cùng một loài.Quần thể cũng có thể bao gồm những đàn cá khác nhau của cùng một loài nhưng do sự tách đàn từ các ngư trường khai thác hoặc thủy vực khác nhau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 7: Phương pháp nghiên cứu sinh học quần thể

  1. CHƯƠNG 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH  HỌC QUẦN THỂ
  2. Cấu trúc quần thể: tuổi, chiều dài và giới tính Quần thể cá được xác định là một nhóm   cá thể của cùng một loài.  Quần thể cũng có thể bao gồm những   đàn cá khác nhau của cùng một loài  nhưng do sự tách đàn từ các ngư trường  khai thác hoặc thủy vực khác nhau 
  3. Một quần thể có một cấu trúc nhất định   qui định bởi thành phần tuổi và kích cỡ  của các cá thể trong quần thể đó.  Vì vậy tại bất kì một thời điểm nào, một   quần thể được đặc trưng bởi tỉ lệ về giới  tính, sự chiếm ưu thế về thành phần tuổi  và nhóm năm (year­class)
  4. Nhóm năm (year­class) biểu thị quần thể   của một loài thuộc cùng một mùa vụ sinh  sản hay được sinh ra trong cùng một  năm. Người ta biểu thị nhóm năm bằng  năm mà nhóm đó được sinh ra (1988  year­class) hoặc bằng tuổi (1+ year  class, 3+ year class…) của nhóm đó 
  5. Thành phần tuổi và kích cỡ của một quần   thể thì không hoàn toàn giống nhau từ  năm này qua năm khác, vì có sự biến  động về số lượng cá thể của các nhóm  tuổi khác nhau trong quần thể 
  6. Thành phần tuổi của một loài nói lên tỉ lệ   giữa các nhóm tuổi khác nhau trong quần  thể của loài đó. Thường chiều dài cá liên  quan trực tiếp với tuổi của chúng, vì vậy  người ta có thể nhận biết được các nhóm  tuổi thông qua các nhóm chiều dài 
  7. Tỉ lệ giới tính hay tỉ lệ đực cái là tỉ số giữa   số lượng con đực trên số lượng con cái  trong một quần thể. Tỉ lệ đực­cái thường  được biểu diễn bằng phần trăm của số  con đực trên số con cái dựa vào kết quả  quan sát trên một số lượng các cá thể đã  thành thục.
  8. Ước tính kích thước quần thể Kích thước quần thể được xác định bởi   nhiều phương pháp khác nhau, trong đó  phương pháp dựa vào tần suất tuổi (age  frequency method) là một trong những  phương pháp thường được áp dụng 
  9. Nguyên lý của phương pháp này là dựa   vào tỉ lệ chết tổng cộng (do điều kiện tự  nhiên và do khai thác) và tổng sản phẩm  khai thác là 2 yếu tố liên quan đến sự  phong phú của quần thể 
  10. Để xác định được tỉ lệ chết tổng cộng (r)   người ta dựa vào đường cong tần suất  tuổi, từ đó kích thước quần thể được xác  định theo công thức sau: P=C/r 
  11. Trong đó:  P: Kích thước của quần thể  C: Tổng sản lượng khai thác  r: Tỉ lệ chết tổng cộng được xác định dựa   vào đường cong tần suất tuổi
  12. Điều kiện áp dụng:  Trong phương pháp này giả thiết là lượng bổ   sung hàng năm và tỉ lệ chết tự nhiên là không  đổi trong suốt thời gian nghiên cứu.  Ngoài ra việc thu mẫu không chỉ thực sự đặc   trưng cho nhóm tuổi mà còn phải đủ lớn để đại  diện được cho tất cả các nhóm tuổi trong quần  thể
  13. Phương pháp đánh dấu cá Mục đích  Đánh dấu cá nhằm nhận ra được một   hoặc nhiều cá thể trong quần thể cần  nghiên cứu, nhất là sau một thời gian  nhất định 
  14. Các phương pháp đánh dấu Dùng hóa chất và thuốc nhuộm: Các   loại hóa chất như Dioxide Crom,  Acetate chì,… đưa vào trong cơ thể cá.  Hóa chất thường được bơm vào dưới da  hoặc phần bụng của cá
  15. Cắt một phần của cơ thể cá: Thường   người ta cắt một phần nhỏ của vi thể để  đánh dấu, đặc biệt là vi lưng
  16. Gắn trên cá một vật có kí hiệu riêng: Phương   pháp này được dùng khá rộng rãi, mặc dù khá  tốn kém so với các phương pháp trên.  Thường trên vật đánh dấu chứa các thông tin   như ngày tháng và vị trí đánh dấu, chiều dài­ trọng lượng cá,…Tuy nhiên vật đánh dấu càng  nhỏ càng tốt để nó không làm ảnh hưởng đến  tập tính sống bình thường của cá. Vật đánh  dấu có thể mang bên ngoài hoặc đưa vào bên  trong cơ thể cá.
  17. Người ta thường dùng   các loại đánh dấu  như sau: Đĩa petersen: mang   vào 2 bên của cá,  thường chúng được  mang vào phần vây  đuôi.
  18. Thẻ Atkins: Thẻ này được nghĩ ra bởi   Charles Atkins năm 1873. Đây là một loại  đánh dấu rất đơn giản, nó là một tấm thẻ  nhỏ và dùng chỉ để buộc vào cá cần  đánh dấu
  19. Là một ống nhựa nhỏ,   các thông tin cần thiết  được in trực tiếp trên ống  nhựa hoặc để ben trong  ống nhựa.  Ống nhựa này được khâu   vào phần lưng của cá.  Ngày nay người ta có thể  dùng các thiết bị để đưa  vật đánh dấu tương tự  như thể spaghetti nhưng  có kích thước rất nhỏ vào  thẳng trong cơ thể cá
  20. Thẻ Lea: Đây cũng là một ống nhựa nhỏ   trong đó có thể chứa các thông tin đánh  dấu. Thẻ này thường được buộc vào phía  trước vi lưng của cá. Thẻ nhựa: Thẻ này là một tầm nhựa tổng   hợp và có kích cỡ khác nhau tùy theo  kích thước cá cần đánh dấu. Thẻ này  cũng được buộc phía trước vây lưng của  cá 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2