intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG 7 SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY

Chia sẻ: Mr Anh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

129
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau một thời gian khai thác, BCA bị mài mòn chủ yếu ở các bộ đôi piston, van. Mài mòn bộ đôi piston làm tăng khe hở giữa piston và sơmi của bơm nhiên liệu. Bề mặt công tác bị mài mòn từng phần riêng biệt không đều nhau. Mài mòn rõ nét nhất ở sơmi là ở phần trên gần mép cắt của rãnh xéo. Ngoài ra bề mặt công tác của piston và sơmi còn xuất hiện các vết xước dọc, hỏng mép rãnh xéo. Ngoài ra bề mặt công tác của piston và sơmi còn xuất hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 7 SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY

  1. CHƯƠNG 7 SƯA CHƯA ĐÔNG CƠ DIESEL TAU THUY ̉ ̃ ̣ ̀ ̉
  2.  7.6 SỬA CHỮA HỆ THỐNG  NHIÊN LIÊU  ̣    
  3. 1. Sửa chữa bơm cao áp  Các khuyết tật của bơm cao áp (BCA) • Dò tìm khuyết tật của bơm nhiên liệu sau khi  đã tiến hành vệ sinh  tẩy  sạch  dầu  mỡ.  Bộ  đôi  piston­  xilanh  và  van  đế  được  rửa  sạch  trong dầu diesel.  • Sau một thời gian khai thác, BCA bị mài mòn chủ yếu ở các bộ đôi  piston, van. Mài mòn bộ đôi piston làm tăng khe hở giữa piston và  sơmi  của  bơm  nhiên  liệu.  Bề  mặt  công  tác  bị  mài  mòn  từng  phần  riêng  biệt  không  đều  nhau.  Mài  mòn  rõ  nét  nhất  ở  sơmi  là  ở  phần  trên gần mép cắt của rãnh xéo. Ngoài ra bề mặt công tác của piston  và sơmi còn xuất hiện các vết xước dọc, hỏng mép rãnh xéo. Ngoài  ra bề mặt công tác của piston và sơmi còn xuất hiện các vết xước  dọc, hỏng mép rãnh xéo và lỗ cấp trên sơmi.
  4. 1. Sửa chữa bơm cao áp  Các khuyết tật của BCA • Mài mòn làm giảm độ kín khít giữa piston và sơmi, tăng sự rò lọt nhiên liệu,  làm giảm áp suất phun của nhiên liệu, giảm lượng cấp nhiên liệu của bơm.  Sự mài mòn cũng là nguyên nhân làm cho độ tăng áp suất của bơm khi làm  việc nhỏ hơn bình thường và phun nhiên liệu vào xilanh sẽ muộn hơn, làm  xấu quá trình phun nhiên liệu và tạo hỗn hợp, tăng mài mòn bộ đôi piston­  xilanh, đặc biệt rõ nét khi động cơ hoạt động ở số vòng quay nhỏ. Khi đó sự  rò rỉ dầu qua bộ đôi piston­ xilanh tăng lên. • Ngoài ra sự mài mòn của bộ đôi piston­ xilanh đôi khi còn tạo ra các vết nứt  trên sơmi, dập mép sơmi, lỗ cấp, rãnh xéo và rãnh đứng của piston. • Sau một thời gian khai thác, bộ đôi van xuất dầu bị mài mòn đế và mặt vành  gờ giảm tải, mài mòn lỗ và thân van, xuất hiện các vết xước và biến cứng bề  mặt công tác của van và đế van, phá huỷ độ kín khít giữa chúng. 
  5. 1. Sửa chữa bơm cao áp  Các khuyết tật của BCA • Chiều rộng của bề mặt tiếp xúc của van và đế van cho phép không  vượt quá 0,4mm. Các vết xước dọc, các vết xước ở trên vành giảm  tải và bề mặt tiếp xúc giữa van và đế van đều không cho phép. • Ngoài ra BCA còn bị mài mòn hư hỏng ở các bộ phận khác, ví dụ:  Rạn nứt ở thân bơm, dập hoặc đứt ren gián đoạn ở các lỗ ren. Thân  bơm bị rạn nứt thường được loại bỏ, dập hoặc đứt ren chỉ cho phép  khi  không  lớn  lắm,  không  phá  huỷ  độ  bền  liên  kết  (không  quá  1,5  vòng ren) • Các lò xo của BCA có khuyết tật, hư hỏng đều phải thay mới. • Thanh răng và sơmi xoay thường bị mài mòn hư hỏng ở phần  răng.  Đại lượng mài mòn thường được đánh giá theo khe hở giữa bề mặt  cạnh  của  các  răng.  Khi  đường  kính  của  vành  răng  nhỏ  hơn  40mm  cho phép không được vượt quá 0,25mm 
  6. 1. Sửa chữa bơm cao áp  Các khuyết tật của bơm nhiên liệu • Khe  hở  giữa  thanh  răng  và  lỗ  ở  thân  bơm  không  được  vượt  quá  0,20mm. Con đội và lỗ dẫn hướng trong thân bơm không được vượt  quá  0,005d.  Độ  ô  van  của  con  lăn  không  được  vượt  quá  0,03mm,  còn  khe  hở  giữa  con  lăn  và  chốt  của  nó  không  được  vượt  quá  0,05mm. • Cổ  trục  cam  thường  bị  mài  mòn  hư  hỏng.  Người  ta  sửa  chữa  khôi  phục  bằng  cách  mài  rà  bóng,  sau  đó  mạ  crôm  để  phục  hồi  kích  thước bảo đảm khe hở giữa cổ trục và ổ đỡ.Trong sửa chữa thường  xuyên, động cơ diesel được kiểm tra sự cấp của bơm và điều chỉnh  độ đồng đều của chúng, kiểm tra độ kín khít của bộ đôi van và đế  van. Nếu bơm không đảm bảo sự cấp, người ta kiểm tra khoang nén  để tìm phương án sửa chữa hoặc thay thế chi tiết.
  7. 1. Sửa chữa bơm cao áp  Các khuyết tật của bơm nhiên liệu • Độ kín khít của van và đế van người ta kiểm tra bằng cách thử rò rỉ  dầu diesel qua van trên thiết bị thử • Khi thử người ta xoay piston của bơm thử đến vị trí không cấp nhiên  liệu.  Dùng  bơm  tay  6  cấp  nhiên  liệu  vào  khoang  thử  với  áp  suất  bằng áp suất phun nhiên liệu. Nếu van và đế van không kín nhiên  liệu  sẽ  chảy  vào  van  trên  piston  của  bơm  và  từ  đó  qua  rãnh  trên  piston và các lỗ trên sơmi. • Sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn, bơm nhiên liệu được tháo ra  hoàn toàn. Kiểm tra khuyết tật của tất cả các bộ phận để lựa chọn  sự cần thiết phải sửa chữa hoặc thay thế chi tiết. Kiểm tra sự cấp và  điều chỉnh độ đồng đều của các bơm, công việc này được tiến hành  trên máy thử chuyên dùng. 
  8. 1. Sửa chữa bơm cao áp Mài rà bộ đôi piston­ sơmi • Mài  rà  bộ  đôi  piston  được  tiến  hành  khi  sửa  chữa  BCA  để  loại  trừ  các vết xước trên bề mặt piston hoặc sơmi cản trở sự chuyển động  bình thường của piston trong sơmi. Quá trình mài được thực hiện ở  trên bệ máy mài (Hình 3­31) ở vòng quay trục chính (trục spinđen)  từ 150 ÷ 200 v/p.  Công nghệ mài rà như sau: piston được kẹp vào ống kẹp đàn  hồi của máy rà. Vệ sinh sạch sẽ, sau đó bôi đều đặn lên bề mặt một  lớp bột mài mỏng loại 3µm. Tốt nhất là sử dụng loại bột mài 1µm. 1­ Thân máy; 2­ Thiết bị kẹp; 3­ Puli dẫn động bằng dây curoa;  4­ Trục chính (trục spinden); 5­ ống kẹp đàn hồi; 6­ Thiết bị rà; 7­ Chi tiết rà
  9. 1. Sửa chữa bơm cao áp Mài rà bộ đôi piston­ sơmi • Người ta lắp thận trọng piston vào sơmi, đóng điện máy  mài  rà.  Sau  vài  giây  tiến  hành  mài  rà  bằng  cách  dịch  chuyển sơmi bằng tay dọc theo piston và duy trì mài rà ở  mức độ nhỏ nhất. Kết thúc mài rà tiến hành rửa piston và  sơmi  trong  dầu  diesel.  Lắp  piston  vào  sơmi  và  dịch  chuyển piston khi cả bộ đôi ngâm trong dầu. Sau đó đưa  ra  và  kiểm  tra  sự  dịch  chuyển  của  piston  trong  sơmi  bằng  cách  kéo  piston ra  khỏi sơmi 1/3  bề mặt công tác  và piston rơi vào đều đặn dưới tác dụng của trọng lượng  bản thân.
  10. 1. Sửa chữa bơm cao áp Ghép bộ các chi tiết piston­ sơmi • Piston  và  sơmi  BCA  không  có  các  vết  nứt,  sứt  vỡ  các  mép  và  vết  xước lớn được lựa chọn để ghép thành bộ. Bằng cách này một phần  lớn  các  chi  tiết  (khoảng  20%)  có  thể  được  sử  dụng  ghép  lại  không  cần phải khôi phục. Trước hết người ta chọn piston và sơmi có kích  thước phù hợp với nhau, sau đó rà từng bộ với nhau trên máy rà. • Khi lắp  piston với  sơmi,  người  ta  đặt piston  vào trong sơmi khoảng  1/4 chiều dài bề mặt công tác. Rà pisston trong sơmi được thực hiện  như sau: Kẹp phần đuôi của piston vào ống kẹp đàn hồi của máy rà.  Sau đó bôi lên bề mặt piston một lớp mỏng bột rà và chạy máy rà.  Công  nghệ  rà  được  duy  trì  từ  30  ÷ 60  giây  ở  vòng  quay  150÷ 200  v/ph. Sử dụng bột rà là ôxit nhôm 3µm pha loãng với dầu hoả.
  11. 1. Sửa chữa bơm cao áp • Ghép bộ các chi tiết piston­ sơmi • Sau  khi  rà,  piston  và  sơmi  được  rửa  sạch  bằng  xăng.  Chất lượng bề bề mặt công tác được kiểm tra bằng kính  lúp  (vết  xước  trên  bề  mặt  công  tác  là  không  cho  phép).  Tiếp  đến  piston  và  sơmi  lại  được  rửa  sạch  bằng  dầu  diesel  (xem  như  được  bôi  trơn  bằng  dầu  diesel).  Kéo  piston ra khỏi sơmi với 1/3 chiều dài bề mặt công tác, ở  vị trí thẳng đứng dưới tác dụng của trọng lượng bản thân  piston  rơi  từ  từ  vào  hết  trong  sơmi.  Tiếp  sau  đó,  bộ  đôi  piston sơmi được tiến hành thử độ kín khít trên máy thử  chuyên dùng.
  12. 1. Sửa chữa bơm cao áp • Thử độ kín khít của bộ đôi piston­ sơmi Máy thử độ kín khít của bộ đôi piston 1- Bàn; 2- Két nhiên liệu; 3- Phin lọc; 4- Lò xo; 5- Vấu cài; 6- Khối tải trọng; 7- Bộ giảm chấn Cơ cấu lắp bộ đôi piston để thử độ kín khít 1- Giá đỡ (bệ); 2- Dẫn hướng; 3- Sơmi công nghệ; 4- Van; 5- Nút đậy; 6- Nắp; 7- Vít; 8- Bộ đôi piston sơmi; 9- Thân; 10 - Piston; 11- Bộ kẹp pison; 12- Cơ cấu đẩy; 13- Vít chỉnh   
  13. 1. Sửa chữa bơm cao áp • Thử độ kín khít của bộ đôi piston­ sơmi • Người ta đặt bộ đôi piston­ sơmi trong cơ cấu hình 3­32. Công chất thử là dầu  diesel hoặc hỗn hợp dầu diesel với dầu nhờn có độ nhớt từ 9­ 10 Cst. Sơmi 8  của  bộ  đôi  được  đặt  vào  trong  sơmi  công  nghệ  3.  Lắp  piston  10  vào  sơmi  từ  dưới lên và đặt toàn bộ vào thiết bị thử.  • Vị trí tương đối mép cắt của piston với lỗ cấp ở sơmi được cố định bởi bộ kẹp  piston11. Mở  van  4  nạp  dầu  đầy  vào khoang  trên  piston,  xả khí.  Nút  khoang  trên piston bằng nút 5, được ép bằng vít 7. Sau đó tách vấu cài 5 và bấm đồng  hồ bấm giây. Khoảng thời gian của đồng hồ bấm giây là diễn ra sự ép nhiên  liệu ở khoang trên piston với áp lực 20 ±  1MPa biểu thị độ kín khít của bộ đôi  piston­ xilanh.  • Quá  trình  thử  nghiệm  được  thực  hiện  từ  2  ÷ 3  lần  và  sau  đó  lấy  giá  trị  trung  bình. Như vậy việc thử bằng hỗn hợp nhiên liệu diesel với dầu nhờn ở độ nhớt  giới hạn từ 9,5 ÷ 10 Cst khi áp suất ở không gian trên piston là 20 ±  1MPa theo  quy định thời gian không được nhỏ hơn 10 giây.
  14. 1. Sửa chữa bơm cao áp • Mài rà van xuất dầu  • Van xuất dầu được tháo ra khỏi bơm cùng với đế van. Nếu  chiều rộng mép vát tiếp xúc của đế van vượt quá giá trị cho  phép  (0,4mm)  thì  phải  mài  rà  mặt  mút  đầu  phía  trên  của  đế,  mài  rà  đế  van  được  thực  hiện  trên  máy  chuyên  dùng.  Chất lượng mài rà được kiểm tra bằng cách quan sát. Mép  vát tiếp xúc  của van khi mài rà tốt phải có màu sáng bạc  đều toàn bộ. • Sau  khi  rà  tiến  hành  thử  độ  kín  khít  của  van  và  đế  van  bằng không khí nén trên máy thử (hình 3­34).
  15. 1. Sửa chữa bơm cao áp • Mài rà van xuất dầu
  16. 1. Sửa chữa bơm cao áp Mài rà van xuất dầu  • Thử  rò  rỉ  được  thực  hiện  ở  3  vị  trí  tương  đối  của  van  và  đế  van  ở  áp  suất 0,4 ÷  0,5 MPa trong thời gian 15 giây. Không khí nén không được  rò rỉ qua van và đế van. • Van  12  cùng  với  đế  11  được đặt  trong  ổ  giá  thử  16.  Đế  van  được  ép  trong  ổ  bởi  ống  9  dưới  tác  dụng  của  trọng  tải  8  qua  tay  đòn  7.  Giữa  bàn thử và đế van, giữa đế van và ống 9 có các đệm làm kín 10 và 13.  Van được ép với đế bằng lò xo 4.  Để  kiểm  tra  độ kín  khít của  van   và  đế  van người  ta  mở van  để  không khí nén qua ống nối 15 theo lỗ khoan ở trong thân bệ máy thử  đi vào phía dưới của van thử. Nếu van và đế van không khít, không khí  nén sẽ đi qua van và theo ống 9 qua ống mềm 6, ống thuỷ tinh 2, đi  vào bình chứa nước thuỷ tinh 5 vào tạo bọt (nước bị sục) trên bề mặt  nước, ống 3 dùng để thoát không khí.
  17. 1. Sửa chữa bơm cao áp Lắp ráp BCA • Khi lắp ráp bơm nhiên liệu, bộ đôi piston­ sơmi phải được  lựa  chọn  theo  độ  kín  khít  thuỷ  lực.  Các  bộ  đôi  piston­  xilanh, van rà đế van phải được rửa cẩn thận bằng xăng và  dầu  diesel  lần  cuối.  Thân  bơm  được  rửa  bằng  dầu  diesel,  vệ sinh tất cả các lỗ lau khô và thổi sạch bằng khí nén. Tất  cả các chi tiết khác cũng được vệ sinh sạch sẽ bằng dầu.  Các đệm làm bằng đồng cần được ủ và đảm bảo độ nhẵn,  trên bề mặt tiếp xúc không được có các vết xước, lõm, han  rỉ, có chiều dày bằng nhau. • Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ các chi tiết, nắm vững các điểm  kết cấu, ta tiến hành lắp ráp bơm.
  18. 2. Sửa chữa vòi phun nhiên liệu Hư hỏng và kiểm tra hư hỏng vòi phun • Sau một thời gian hoạt động, vòi phun thường xuất hiện các hư hỏng  và khuyết tật sau: Hiện tượng cốc hoá và hư hỏng lỗ phun, cháy đầu  phun và mép của lỗ phun, biến cứng mặt côn của kim phun và đế, kẹt  treo  kim  phun  ở  trong  thân  xước  dọc  ở  bề  mặt  công  tác  của  kim  và  thân của đầu phun, tăng khe hở giữa kim phun và thân do bị mài mòn,  nứt gãy và giảm tính đàn hồi của lò xo, nứt ở thân vòi phun và các chi  tiết  của  bộ  phun  sương,  dập  bề  mặt  tiếp  giáp  của  thanh  đẩy  và  đầu  mút của kim phun. • Hư hỏng đặc trưng của vòi phun là tạo cốc và hỏng lỗ phun, phá huỷ  độ kín khít bề mặt côn của kim và đầu phun. • Khi  lỗ  phun  bị  đóng  cốc,  làm  giảm  lượng  cấp  nhiên  liệu  vào  xilanh,  tăng  áp  suất,  tăng  sự  rò  lọt  nhiên  liệu  qua  khe  hở  giữa  kim  phun  và  thân đầu phun, giữa sơmi và piston của bơm nhiên liệu.
  19. 2. Sửa chữa vòi phun nhiên liệu Hư hỏng và kiểm tra hư hỏng vòi phun • Hỏng lỗ phun, mài cùn (làm tù) và cháy mép lỗ làm cho sự phun nhiên  liệu không tốt, quá trình cháy trong xilanh của động cơ cũng bị xấu đi. • Tuỳ  thuộc  vào  hướng  dẫn  cụ  thể  của  từng  hãng  chế  tạo,  vòi  phun  thông thường được kiểm tra sau 500 giờ làm việc. • Khi  tháo  vòi  phun  cũng  như  khi  lắp  ráp  cần  phải  đặc  biệt  chú  ý  để  tránh  các  biến  dạng  làm  hỏng  các  chi  tiết.  Sau  khi  tháo,  các  chi  tiết  của  vòi  phun  được  rửa  sạch  bằng  dầu  diesel.  Bộ  phun  sương  được  ngâm  trong  dầu  từ  2  ÷ 3  giờ  sau  đó  được  tách  ra  để  vệ  sinh,  thông  sạch các lỗ phun bằng các kim thông chuyên dụng với đường kính nhỏ  hơn  đường  kính  lỗ  phun  0,05mm.  Độ  tăng  đường  kính  lỗ  phun  cho  phép 10%.
  20. 2. Sửa chữa vòi phun nhiên liệu Hư hỏng và kiểm tra hư hỏng vòi phun • Các vòi phun được coi là không đảm bảo kỹ thuật nếu các lỗ phun bị  cháy, dập hoặc tù mép lỗ. Xước dọc trên bề mặt của kim và thân. Hiện  tượng  tạo  gờ  trên  bề  mặt  côn  của  kim.  Tăng  độ  nâng  của  kim  phun.  Kim phun và thân đầu phun không được đổi lẫn và tách riêng nhau. Vì  vậy, khi một trong các chi tiết của đầu phun bị hỏng thì phải thay thế  cả bộ. • Chất  lượng  của  các  chi  tiết  vòi  phun  được  kiểm  tra  bằng  cách  quan  sát,  đo  đạc  và  thử.  Khi  quan  sát  người  ta  sử  dụng  kính  lúp  với  độ  phóng đại 10 lần. Các chi tiết có vết rạn nứt đều phải loại bỏ. • Độ nâng của kim phun có thể được kiểm tra bằng thiết bị chỉ trên hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2