intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 9: Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến

Chia sẻ: In The End | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:35

66
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khủng hoảng tài chính là gì, xu huống vận động của cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến, nguyên nhân khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ đại suy thái,... là những nội dung chính trong tài liệu chương 9 "Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 9: Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến

  1. CHƯƠNG 9: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN GIỚI THIỆU Cuộc khủng hoảng tài chính có tác động mạnh đến cả  thị  trường tài chính, thể  hiện rỡ  nét khi giá tài sản giảm mạnh và nhiều công ty phá sản. Bắt đầu vào  tháng 8/2007, khủng hoảng cho vay thế  chấp dưới chuẩn (các khoản vay có  điểm tín dụng dưới chuẩn) đã tạo chấn động lớn trên thị trường tài chính, gây ra  cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Trong buổi   điều trần  tại Quốc hội Mỹ, cựu Chủ  tịch Fed, Alan Greenspan, mô  tả  cuộc  khủng hoảng này như  là một "cơn sóng thần thế  kỷ". Các công ty và các ngân   hàng thương mại tại Phố Wall phải chịu tổn thất lên tới hàng trăm tỷ đô la. Các  hộ gia đình và các doanh nghiệp phát hiện ra họ đã phải trả lãi suất còn cao hơn  giá trị những khoản vay của họ. Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ với những   lần suy giảm điểm chưa từng có trong lịch sử, các chỉ số chứng khoán giảm tới   40% so với mức đỉnh và lập nên kỷ  lục mới về  mức đáy. Nhiều công ty tài  chính, bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, và các công ty bảo   hiểm bị phá sản. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính này? Tại sao các   cuộc khủng hoảng tài chính thường xuyên xảy ra trong suốt lịch sử  nước Mỹ,  cũng như ở nhiều quốc gia khác, và họ rút ra được điều gì từ cuộc khủng hoảng  này? Tại sao hậu quả  của mỗi cuộc khủng hoảng tài chính là sự  thu hẹp đáng  kể của các hoạt động kinh tế? Chúng ta sẽ lý giải các câu hỏi trên bằng cách tái   hiện lại bức tranh của các cuộc khủng hoảng tài chính tại chương này. Dựa vào  chương 8, chúng ta sử  dụng các lý thuyết về  đại diện, phân tích tác động của   thông tin bất đối xứng (lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức) trên thị trường tài   chính và nền kinh tế, để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra các cuộc khủng hoảng tài   chính và tại sao chúng lại gây thiệt hại cho nền kinh tế. Sau đó chúng ta đi phân  Trang 1
  2. tích để  tìm hiểu các cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra trên thế  giới, bao  gồm cả cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn gần đây nhất. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH LÀ GÌ? Trong chương trước, chúng ta đã biết một hệ  thống tài chính hoạt động tốt sẽ  giải quyết được vấn đề  bất cân xứng thông tin bao gồm rủi ro đạo đức và lựa   chọn đối nghịch, từ  đó, nguồn vốn được phân bổ  một cách hiệu quả. Vấn đề  bất cân xứng thông tin sẽ  ngăn cản việc phân bổ  hiệu quả  của nguồn vốn,   thường gọi là sự  ma sát trong hệ  thống tài chính (financial friction). Khi sự  ma sát này tăng lên, thị trường tài chính giảm dần chức năng chuyển nguồn vốn   nhàn rỗi sang các doanh nghiệp đang cần vốn đầu tư, dẫn đến hoạt động kinh  tế suy giảm. Việc truyền đạt các thông tin sai lệch trong thị trường tài chính dẫn  đến mâu thuẫn tài chính tăng mạnh, thị  trường tài chính ngừng hoạt động và  khủng hoảng tài chính xảy ra.  XU HUỐNG VẬN ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TẠI  CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN Khủng hoảng tài chính ở các nền kinh tế tiên tiến tiến triển trong 2 hoặc 3 giai   đoạn. Để hiểu được các cuộc khủng hoảng hình thành như thế nào, xem sơ đồ  1 mô tả các giai đoạn và kết quả của khủng hoảng tài chính ở  các nền kinh tế  tiên tiến. Giai đoạn 1: Khởi đầu của khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính có thể bắt đầu từ các nguyên nhân sau: quản lý yếu kém  trong quá trình tự do hóa (hoặc đổi mới) tài chính, đổ  vỡ  bong bóng giá tài sản  và sự phá sản của các định chế tài chính lớn. Quản lý yếu kém trong quá trình tự do hóa/ đổi mới tài chính:  Trang 2
  3. Mầm mống của cuộc khủng hoảng tài chính xuất hiện khi một nền kinh tế tạo  ra nhiều khoản vay mới hoặc các sản phẩm tài chính, gọi là đổi mới tài chính   (financial   innovation);   hoặc   khi   các   quốc   gia   cam   kết   tự   do   hóa   tài   chính   (financial liberalization) và loại bỏ các hạn chế trong thị trường tài chính và các  định chế  tài chính. Trong dài hạn, tự  do hóa tài chính1  thúc đẩy hệ  thống tài  chính phát triển và tạo điều kiện phân bổ  nguồn vốn đầu tư  hiệu quả. Tuy  nhiên, tự  do hóa tài chính cũng có mặt hạn chế: trong ngắn hạn, nó có thể  khuyến khích các định chế  tài chính không ngừng tung ra các gói tín dụng, hay  gọi bùng nổ  tín dụng (credit boom). Thật không may, những người cho vay có  thể  không có chuyên môn, hoặc thiếu động lực  (incentive)  để  quản lý rủi ro  hiệu quả  trong lĩnh vực kinh doanh mới này. Thậm chí, ngay cả  khi người cho   vay quản lý rủi ro hiệu quả  thì cuối cùng bùng nổ  tín dụng cũng vượt quá  ngưỡng khả năng của các định chế (và sự điều tiết của chính phủ) để kiểm soát   rủi ro tín dụng.   Mạng lưới an toàn tài chính của chính phủ  (government safety net), như  bảo  hiểm tiền gửi, đã làm suy yếu kỷ luật thị trường và làm tăng rủi ro đạo đức 2 khi  các ngân hàng chấp nhận cho vay với rủi ro cao hơn. Bởi vì những người gửi  tiền và người cho vay đều tin rằng họ  được bảo vệ  khỏi những tổn thất nhờ  bảo hiểm tiền gửi. Họ cho rằng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không   bao giờ phá sản (hoặc không được phép phá sản), do đó họ không giám sát hoạt  động gửi tiền và cho vay của họ. Các ngân hàng và định chế  tài chính sẵn sàng   cho khách hàng vay với lãi suất cao và chấp nhận rủi ro vì nó sẽ đem lại cho họ  1 Quá trình tự do hóa giúp tạo ra một môi trường minh bạch, linh hoạt và hiệu quả cho hệ thống tài chính, thu  hút đầu tư, kích thích sự cạnh tranh lành mạnh, mang lại động lực phát triển, khả năng tiếp cận công nghệ mới  cho các tổ chức tài chính trong nước cũng như cơ hội sử dụng các dịch vụ tài chính đa dạng, chất lượng cao cho  người dân nước bản địa. 2 Trong lĩnh vực tài chính ­ ngân hàng, theo nhà kinh tế học Paul Krugman, rủi ro đạo đức được hiểu  là “trường hợp khi một bên đưa ra các quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải  chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại” (Paul, 2009). Trang 3
  4. một khoản lợi nhuận cao khi đáo hạn, còn nếu như khách hàng vay bị vỡ nợ, họ  sẽ được bồi thường từ bảo hiểm tiền gửi. Nếu không có sự giám sát hợp lý, rủi   ro sẽ ngày càng tăng lên. Cuối cùng, khi lỗ từ các khoản vay bắt đầu tăng cao và giá trị của các khoản vay   (trên cột tài sản của bản cân đối kế toán) giảm tương đối so với nợ phải trả, do  đó sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu của các ngân hàng và các định chế tài chính. Do   không đủ vốn để bù lỗ, các định chế  tài chính sẽ cắt bớt các khoản cho vay, đó   là quá trình có tên gọi là “giải nợ” (deleveraging). Hơn nữa, với việc thiếu vốn,  những người gửi tiền và các chủ  nợ  nhận thấy các ngân hàng và định chế  tài   chính trở  nên rủi ro hơn, dẫn đến hiện tượng ào  ạt rút tiền. Việc giải nợ  vay  đồng nghĩa với việc giảm các khoản vay để  tài trợ  cho các khoản đầu tư  hiệu  quả và đóng băng tín dụng. Bùng nổ tín dụng bị đỗ vở. Khi mà các định chế tài chính dừng thu thập thông tin và cho vay, sự ma sát trong   thị trường tài chính gia tăng, giới hạn khả năng giải quyết vấn đề thông tin bất   cân xứng về lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức của hệ thống tài chính (như  được trình bày ở  điểm có mũi tên đi từ  yếu tố đầu tiên “Sự suy giảm tình hình  tài chính/bảng cân đối kế toán của các định chế tài chính” ở dòng đầu của sơ đồ  1). Khi các khoản vay trở nên khan hiếm, người đi vay tiêu dùng sẽ bỏ lỡ các cơ  hội đầu tư hiệu quả và cắt giảm chi tiêu, làm thu hẹp các hoạt động kinh tế.  Bong bóng giá tài sản và sự sụp đổ Giá của các tài sản, như vốn chủ sỡ hữu và bất động sản, được điều phối bởi   tâm lý của nhà đầu tư. Khi các nhà đầu tư  kỳ  vọng tài sản này sẽ  đem lại thu  nhập ca trong tương lai, giá tài sản sẽ được tăng cao hơn giá trị thực của nó, tạo   ra bong bóng giá tài sản. Ví dụ nổi tiếng về các bong bóng tài sản như Cơn sốt   hoa Tulip  ở Hà Lan năm 1637, sự sụt đổ  của phố  Wall năm 1929, bong bóng tài  sản  ở  Nhật Bản những năm 1980, sự  sụt đổ  của các bong bóng dot­com năm   Trang 4
  5. 2000­2001 (bong bóng thị trường chứng khoán của các công ty công nghệ cao) và  bong bóng giá nhà ở mà chúng ta sẽ thảo luận trong chương này. Bong bóng giá  tài sản thường được tạo ra từ sự bùng nổ tín dụng, khi tín dụng tăng lên khuyến  khích việc đầu tư mua tài sản và đẩy giá tài sản đi lên. Khi bong bóng tài sản sụp đổ, giá tài sản trở lại giá trị thực ban đầu của nó, giá  chứng khoán và bất động sản giảm mạnh (tumble), các công ty nhận thấy rằng  vốn chủ sở hữu (chênh lệch giữa tài sản và nợ  phải trả) giảm và giá trị  các tài  sản thế chấp cũng giảm. Lúc này, các công ty không bị ảnh hưởng và do đó họ  gần như sẽ chọn lựa đầu tư mạo hiểm vì họ sẽ mất ít hơn, đây chính là vấn đề  rủi ro đạo đức. Kết quả  là các định chế  tài chính thắt chặt các tiêu chuẩn cho  vay và hợp đồng cho vay (xem sơ đồ 1). Sự  bùng nổ  giá tài sản cũng gây ra sự  giảm giá trị  tài sản của các định chế  tài   chính, do đó làm giảm giá trị  vốn chủ  sở  hữu và giảm tình hình tài chính trong  bản cân đối kế toán, dẫn đến hiện tượng giải nợ khiến cho các hoạt động kinh   tế bị thu hẹp. Tăng các yếu tố không chắc chắn Khủng hoảng tài chính Mỹ luôn luôn bắt đầu ở  các giai đoạn mà có nhiều yếu   tố không chắc chắn, ví dụ như sau khi bắt đầu thời kỳ suy thoái, một sự phá sản  trong thị trường chứng khoán hoặc sự thất bại của 1 định chế  tài chính. Khủng   hoảng bắt đầu sau sự  thất bại của công ty bảo hiểm nhân thọ  Ohio và Trust  Company năm 1857, the Jay Cooke và công ty năm 1873, Grant and Ward năm  1884, Công ty Knickerbocker năm 1907, và Bear Stearns, Lehman Brothers, và  AIG năm 2008. Với thông tin khó để  có được tại thời điểm các yếu tố  không  chắc chắn cao, ma sát tài chính tăng, làm giảm vay và hoạt động kinh tế (xem sơ  đồ 1). Giai đoạn 2: Khủng hoảng ngân hàng Trang 5
  6. Sự  suy giảm bản cân đối kế  toán và điều kiện kinh doanh khó khan hơn dẫn   đến việc vài định chế tài chính mất thanh khoản dài hạn, khi mà nguồn vốn chủ  sở  hữu bị  âm. Không đủ  khả  năng để  trả  cho người gửi tiền hoặc các chủ  nợ  khác, và ngân hàng đã không còn hoạt động. Nếu tình hình khó khăn hơn, các  yếu tố  này sẽ  dẫn đến tình trạng hoang mang cho các ngân hàng, trong đó các   ngân hàng lớn, đa dạng hoạt động sẽ thất bại đồng loạt. Nguồn gốc của sự ảnh  hưởng   này  là  thông  tin  bất  cân   xứng.   Trong  sự   hoang  mang  ( panic),  những  người gửi tiết kiệm, lo sợ về sự an toàn của tiền gửi của họ (khi không có hoặc   số bảo hiểm gửi bị giới hạn) và không biết được chất lượng các khoản vay của  các ngân hàng, người gửi tiết kiệm sẽ  rút vốn của họ  ra khỏi ngân hàng. Sự  không chắc chắn về tình hình của hệ thống ngân hàng về  tổng quát có thể dẫn  đến runs on banks, cả tốt và xấu, sẽ buộc các ngân hàng bán các tài sản nhanh   chóng để bổ sung nguồn vốn. Việc bán tàn sản như vậy có thể làm giảm tài sản  của ngân hàng rất nhiều, và các ngân hàng trở  nên mất khả  năng thanh toán,   ngay cả nếu sự ảnh hưởng có thể sau đó dẫn đến sự thất bại của các ngân hàng   và 1 full­plegded bank panic. Với ít ngân hàng hoạt động, thông tin về giá trị tín dụng (creditworthiness) của  người đi vay sẽ biến mất. Lựa chọn ngịch không ngừng gia tăng và vấn đề  rủi   ro đạo đức trong thị  trường tài chính làm khủng hoảng tài chính trở  nên trầm   trọng hơn, làm giảm giá tài sản và sự  thất bại của các công ty thông qua nền   kinh tế mà thiếu vốn cho các cơ hội đầu tư hiệu quả. Sơ đồ 1 hiển thị quá trình  này trong giai đoạn 2. Sự hoang mang của các ngân hàng (bank panic) là 1 đặc  trưng của tất cả  các cuộc khủng hoảng tài chính  ở  Mỹ  trong thế  kỷ  19 và 20,  xảy ra mỗi 2 năm một lần và cho đến tận chiến tranh thế  giới II – 1819, 1837,  1857, 1873, 1884, 1893, 1907 và 1930­1933. Sự thành lập của cơ quan bảo hiểm   tiền gửi liên bang vào năm 1993 nhằm bảo vệ người tiết kiệm khỏi thua lỗ, đã  ngăn chặn các sự hoang mang của ngân hàng sau đó ở Mỹ). Trang 6
  7. Cuối cùng, các nhà cầm quyền cá nhân và cộng đồng đã khai tử các công ty kém  thanh khoản và bán hoặc thanh lý chúng. Sự  không chắc chắn trong thị  trường  tài cính nhờ  đó đã giảm, thị  trường chứng khoán khôi phục và bản cân đối kế  toán được cải thiện. Ma sát tài chính và khủng hoảng tài chính cũng giảm dần.  Với việc thị trường tài chính có thể hoạt động bình thường trở lại, giai đoạn 3  được thiết lập cho 1 sự khôi phục kinh tế. Giai đoạn 3: Giảm phát nợ Tuy nhiên, nếu sự suy giảm kinh tế dẫn đến sự giảm nặng giá (price level), quá  trình khôi phục có thể sẽ là quá trình lòng vòng (can be short­circuited). Trong  giai đoạn 3, giảm phát nợ xảy ra khi sự giảm không dự đoán được của giá dẫn  đến sự suy giảm giá trị vốn chủ sở hữu của các công ty vì sự gia tăng gánh nặng  của sự mắc nợ (increased burden of indebtedness). Trong các nền kinh tế có lạm phát vừa phải, phần lớn là các quốc gia tiên tiến,   nhiều hợp đồng nợ với lãi suất cố định thường có thời gian đáo hạn lâu, 10 năm  hoặc nhiều hơn. Vì việc thanh toán nợ  thì được quy định cố  định trong điều  khoản danh nghĩa, 1 sự suy giảm không dự đoán được của giá sẽ làm tăng giá trị  của nợ  phải trả   ở  các công ty đi vay trên thực tế  (tăng gánh nặng nợ) nhưng   không làm tăng giá trị thực tế của tài sản ở các công ty đi vay. Vốn chủ sở hữu   của các công ty đi vay trên thực tế do đó sẽ giảm. Để hiểu rõ hơn về  việc giảm vốn chủ sở hữu đã diễn ra như thế  nào, xem xét   điều gì sẽ xảy ra nếu 1 công ty trong năm 2013 có giá trị tài sản là 100 triệu USD   (giá trị dollar trong năm 2013) và 90 triệu USD của nợ phải trả dài hạn, như vậy   công ty này có 10 triệu USD vốn chủ sở hữu (chênh lệch giữa giá trị  tài sản và  nợ phải trả). Nếu giá giảm 10% trong năm 2014, giá trị thực tế của nợ phải trả  sẽ  tăng lên thành 99 triệu USD theo giá trị  dollar năm 2013, trong khi đó giá trị  thực tế  của tài sản sẽ  không thay đổi 100 triệu USD. Kết quả sẽ  là giá trị  vốn   Trang 7
  8. chủ  sở  hữu thực tế  theo giá trị  dollar năm 2013 sẽ  giảm từ  10 triệu USD còn 1  triệu USD (tức là 100 triệu USD trừ đi 99 triệu USD). Sự  suy giảm giá trị  thực tế  của vốn chủ  sở  hữu của người đi vay từ  sự  giảm   mạnh của giá sẽ  làm cho lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức mà người cho vay  phải đối mặt gia tăng. Cho vay và hoạt động kinh tế  giảm trong thời gian dài.  Cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất mà diễn ra giai đoạn 3 (sự suy giảm nợ) là   cuộc đại khủng hoảng – cuộc suy giảm kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử  nước Mỹ. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – BẮT NGUỒN TỪ  ĐẠI  SUY THÁI Trong khuôn khổ nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính, chúng tôi được chuẩn  bị  để  phân tích Cuộc khủng hoảng tài chính đã nổ  ra như  thế  nào trong suốt  Cuộc đại suy thoái và nó đã khiến cho nền kinh tế suy thoái ở mức tệ nhất trong  lịch sử Mỹ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SỤP ĐỔ Vào năm 1928 và 1929, giá của thị trường chứng khoán Mỹ tăng gấp đôi. Cục dự  trữ  Liên bang thấy cơn sốt thị trường chứng khoán bởi vì sự  đầu cơ  quá mức.  Để kìm chế nó, họ thực hiện đến cùng chính sách thắt chặt tiền tệ tể tăng tỉ lệ  lãi suất nhằm hạn chế việc tăng giá chứng khoán. Fed được nhiều hơn nó mặc  cả  khi thị  trường chứng khoán phá sản vào tháng 10/1929, giảm 40% vào cuối   năm 1929. SỰ HOẢNG LOẠN NGÂN HÀNG Giữa năm 1930, cổ  phiếu hồi phục gần một nửa thiệt hại của họ và làm cho  điều kiện của thị trường tín dụng ổn định. Một cuộc suy thái bình thường có thể  trở thành 1 cái gì đó tồi tệ hơn, tuy nhiên, khi những cơn hạn hán khắc nghiệt ở  Trang 8
  9. Trung Tây làm cho sản xuất nông nghiệp giảm một cách nhanh chóng , mạnh   mẽ, dẫn đến người nông dân không thể hoàn trả  khoản vay ngân hàng của họ.  Hậu quả của việc không có tiền thế chấp của người nông dân dẫn đến 1 khoản   vay lớn biến mất trên bảng cân đối của ngân hàng ở các quốc gia nông nghiệp.   Điểm yếu đặc thù của nền kinh tế  và ngân hàng  ở  các quốc gia nông nghiệp   thúc đẩy việc rút 1 lượng vốn đáng kể từ ngân hàng, các công trình xây dựng để  gây nên 1 cuộc hoảng loạn chính thức và tháng 11 và 12 năm 1930, với sự giảm   mạnh của thị  trường chứng khoán. Hơn 2 năm, Fed ngồi yên khi 1 ngân hàng   hoảng loạn sau khi1 ngân hàng khác cũng hoảng loạn trước đó, những cuộc  hoảng loạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử  nước Mỹ. Sau cuộc hoảng loạn   cuối cùng của thời đai vào tháng 3 năm 1993, Chủ tịch Franklin Delano Roosevelt  tuyên bố 1 kì nghỉ của ngân hàng, tạm thời đóng của  toàn bộ ngân hàng. “ Điều  duy nhất chúng tôi lo sợ là sự lo sợ bản thân “, Roosevelt nói với quốc gia. Tuy   nhiên thiệt hại đã xảy ra, và hơn 1/3 ngân hàng thương mại của Mỹ đã sụp đỗ. GIÁ CỔ PHIẾU GIẢM LIÊN TỤC  Giá cổ  phiếu tiếp tục giảm. Giữa năm 1932, cổ  phiếu giảm 10% giá trị  ở  đỉnh   điểm năm 1929 (thể hiện ở hình 2), và sự tăng lên 1 cách không chắc chắn từ sự  đảo lộn các điều kiện kinh tế được tạo ra bởi sự thu hẹp nền kinh tế đã làm tệ  hơn vấn đề  lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong thị  trường tài chính.Với  việc giảm 1 lượng đáng kể các trung gian tài chính vẫn còn hoạt động, vấn đề  lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức đã tăng cường hơn nữa. Thị trường tài chính   cổ  gắng để  chuyển những cái quỹ  đến người vay người tiêu tiền với cơ  hội   đầu tư sản xuất. Như sự phân tích của chúng tôi dự đoán, lượng các khoản vay   thương mại nổi bật giảm một nửa từ năm 1929 đến năm 1933, và chi tiêu đầu   tư sụp đỗ , giảm 90% từ mức của năm 1929. Biển hiện của sự tăng lên trong xích mích tài chính là việc những người cho vay  bắt đầu thu phí các doanh nghiệp( hay thu phí kinh doanh ???) cao hơn tỉ  lệ  lãi   Trang 9
  10. suất để bảo vệ họ từ các rủi ro tín dụng. Sự gia tăng hậu quả trong chênh lệch  lãi suất – là sự khác nhau giữa mức lãi suất cho các hộ gia đình và doanh nghiệp  vay với mức lãi suất trên tài sản hoàn toàn an toàn (là cái mà chắc chắn được  hoàn trả), như ở Mỹ. Chứng khoán kho bạc – được biểu thị ở hình 3, hiển thị sự  khác nhau giữa mức lãi suất trên trái phiếu doanh nghiệp với mức xếp hạng tín   nhiệm Baa ( chất lượng trung bình) và trái phiếu (kho bạc) dài hạn đáo hạn   tương tự  ( Nhớ rằng Chênh lệch lãi suất thì lien quan mật thiết đến phỉ  rủi ro  được thảo luận ở chương 5) GIẢM PHÁT NỢ Sự giảm phát lien tục được bắt đầu năm 1930 cuối cùng dẫn đến sự  sụt giảm   25% của mức giá. Giảm phát này ngắn mạch quá trình phục hồi lại bình thường   cái mà diễn ra ở hầu hết các cuộc suy thoái. Sự suy giảm lớn về giá gây ra 1 sự  giảm phát nợ  là cái mà giá trị  ròng (giá trị  thực tế) giảm do sự  tăng lên gánh  nặng về  số  tiền nợ  được sinh ra bởi các doanh nghiệp và hộ  gia đình. Sự  suy   giảm giá trị ròng và hậu quả của việc tăng lên vấn đề lựa chọn bất lợi và rủi ro  đạo đức trong thị  trường tín dụng đã dẫn đến suy thoái kinh tế  kéo dài , tình   trạng mà tỷ lệ lực lượng lao động thất nghiệp tăng lên 25%. Cuộc khủng hoảng  tài chính trong thời kì Đại suy thoái là điều tồi tệ nhất trong những kinh nghiệm   từng có ở Hoa Kì, điều này giải thích tại sao sự suy giảm kinh tế cũng là nghiêm  trọng nhất trong các kinh nghiêm từng có ở 1 số quốc gia. SỰ LÂY LAN MANG TÍNH QUỐC TẾ Mặc dù cuộc đại suy thoái bắt đầu ở Mỹ, nó không chỉ là 1 hiện tường Mỹ. Sự  hoảng loạn ngân hàng ở Mỹ cũng lây lan sang phần còn lại của thế  giới, và sự  thu hẹp của nền kinh tế Mỹ đã làm giảm mạnh nhu cầu hàng hoá nước ngoài.  Sự  suy thoái toàn cầu đã gây ra khó khăn lớn, với hàng triệu triệu người mất   việc, và kết quả không như ý đã dẫn đến sự  gia tăng của chủ  nghĩa phát xít và  Trang 10
  11. Chiến tranh Thế  giới thứ  2. Hậu quả  của cuộc khủng hoảng tài chính thời kì   đại suy thoái là thảm khốc. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2007­2009 Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các cuộc khủng hoảng tài chính xảy qua  trong thời kỳ  suy thoái đã là quá khứ  đối với các nước tiên tiến như  Mỹ. Thật   không may, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007­2009 đã chứng minh sai lầm  của họ khi nó lại tiếp tục nhấn chìm thế giới.  NGUYÊN NHÂN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2007­2009 Chúng ta bắt đầu xem xét cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007­2009 bởi  03 yếu tố chính sau: đổi mới tài chính trong thị trường thế chấp, vấn đề  người  đại diện(agency problems3) trong thị  trường thế  chấp, và vai trò của thông tin  bất cân xứng trong quy trình xếp hạng tín dụng. Đổi mới tín dụng trong thị trường thế chấp: Trước năm 2000, chỉ có những người đi vay đáng tin cậy nhất (đạt chuẩn) mới   có thể được thế chấp nhà ở. Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ máy tính  và kỹ thuật thống kê mới, hay được gọi là khai thác dữ liệu (data mining) được   nâng cao, phân tích định lượng về rủi ro tín dụng cho những người thế chấp nhà  ở. Một khi các hộ  gia đình đã có hồ  sơ  tín dụng, sẽ  được cấp điểm tín dụng,  được gọi là điểm FICO4 (đặt theo tên của Tập đoàn Fair Issac đã phát triển ra  nó), từ đó có thể  dự đoán khả  năng thanh toán nợvay của họ  (hay dự đoán xác   3Hay còn gọi là vấn đề ông chủ và người đại diện/Vấn đề rủi ro đạo đức xảy ra khi một bên (người đại diện)   hành động vì lợi ích của bản thân họ chứ  không phải vì lợi ích của bên kia (ông chủ) do những động cơ  khác  nhau, ở đây là ngươi ủy thác và người nhận ủy thác. 4FICO từ khoảng 300­850 điểm, điểm tín dụng càng cao, lãi vay thế chấp còn thấp. Chưa từng có ai đạt được   850 điểm, cao nhất là 834 điểm của một người tiêu dùng tại Mỹ. Trang 11
  12. suất vỡ  nợ  của các khoản vay). Ngoài ra, nhằm giảm chi phí giao dịch, công  nghệ  máy tính gộp chung các khoản vay nhỏ  với nhau (các khoản thế  chấp)  thành   chứng   khoán   nợ   đạt   chuẩn,   được   gọi   là   quá   trình  chứng   khoán  hóa5(Securitization). Bằng cách này, các ngân hàng cũng có thểcho khách hàng có  điểm tín dụng thấp vay với các tài sản thế chấp dưới chuẩn. Vào những năm 1990, một công cụ  tài chính chủ  yếu mới đã xuất hiện. Đó là  Chứng khoán được đảm bảo bởi các khoảng cho vay thế  chấp (The Mortgage   Backed Securities, MBS). Một số  lượng lớn các khoản vay thế  chấp được kết   hợp lại và chuyển giao cho một công ty tài chính quản lý. Các ngân hàng sử  dụng các khoản vay thế  chấp để  bảo đảm cho việc phát hành MBS. Mỗi cổ  phiếu MBS có giá trị  phát hành bằng tổng số  tiền mặt được tạo ra bởi các  khoản vay thế  chấp. Hầu hết các khoản vay thế  chấp như  vậy được xếp vào  loại có chất lượng tốt, và sau khi chứng khoán hóa, chúng được bán cho các nhà   đầu tư toàn cầu. Bằng cách bán lại này, các ngân hàng có thể có vốn để cho vay   hay đầu tư nhiều hơn. Các MBS đã gây ra bùng nổ trên thị trường nhà ở khi các  khoản nợ có tính thanh khoản thấp trong bảng cân đổi kế  toán ngân hàng được   chứng khoán hóa để giao dịch trên thị trường vốn. Không thể đánh giá thấp tầm   quan trọng lịch sử của phát minh này. 5Chứng khoán hóa là một quá trình cơ cấu tài chính, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi   vay được tập hợp và gộp lại rồi được dùng làm đảm bảo để  phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu   đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ  được chuyển đến các tổ  chức tài chính cho   vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình   đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém  thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.  Trang 12
  13. Đổi   mới   tài   chính  đã   không   dừng   lại   ở   đó.   Kỹ   thuật   tài   chính   (financial  engineering), sự phát triển của công cụ tài chính càng trở nên phức tạp và tinh vi  hơn. Cùng với các khoản nợ  thế  chấp, nhóm tài sản bảo đảm (MBS) còn gộp  thêm các loại chứng khoán tín dụng khác như cho vay bất động sản thương mại,   những khoản vay công ty, vay mua ô tô, vay tiền học đại học,vay thẻ  tín dụng, …để  trở   thành  một  loại   chứng   khoán  có  tài  sản  thế   chấp  nói  chung   ( asset  backed securities, ABS). Từ đây, các công ty tài chính chế  tạo ra một loại công  cụ tài chính mới gọi là chứng khoán nợ được bảo đảm bằng tài sản hay còn gọi   là nghĩa vụ  nợ  có thế  chấp (Collateralized Debt Obligations, CDO), bằng cách  Trang 13
  14. kết hợp các ABS vào thành các danh mục rồi chia nhỏ  các danh mục này theo   mức   độ   rủi   ro   từ   cao   đến   thấp:   gói   caocấp   (senior   tranche),   gói   cấp   trung  (mezzanine tranche) và gói thông thường(equity tranche). Do có mức rủi ro khác  nhau nên mỗi gói có mức tỷ suất lợi tức khác nhau. Gói thông thường có rủi ro   cao nhất nên tỷ suất lợi tức là lớn nhất và ngược lại, gói cao cấp có mức rủi ro   thấp nhất nên có tỷ suất lợi tức thấp nhất.Việc chia các danh mục thành các gói  các đặc tính rủi ro riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư có sở  thích đầu tư  khác   nhau. Vấn đề đại diện trong thị trường thế chấp: Các ngân hàng thương mại và các nhà môi giới cho vaythế chấpđã thực hiện các  khoản cho vay ban đầu, họ thường không nỗ lực hết sức để đánh giá xem người   vay có khả năng trả hết nợ hay không, bởivì họ sẽ nhanh chóng bán (phân phối)  các khoản vay này cho các nhà đầu tư khác theo hình thức MBS hoặc CDO. Thật   vậy, trong một số trường hợp, nhà môi giới cho vay thế chấp thậm chí sẽ  nhân  rộng các khoản vay mà họ  đã biết là vượt quá khả  năng trả  nợ  của người vay.   Mô hình kinh doanh “Tạo ra và phân phối” ( The originate­to­distribute)này đã  bộc   lộc   những   vấn   đề   về   người   chủ   và   người   đại   diện 6  (principal­agent  problems)được thảo luận trong Chương 8, trong đó các nhà môi giới cho vay thế  chấp đã bán lại các khoản vay cho các nhà đầu tư (người chủ) nhưng không cố  gắng đem lại lợi ích tốt nhất cho họ, bởi vì các nhà môi giới cho vay thế  chấp   nôn nóng đẩy nhanh và kết thúc các giao dịch nhằm thu về  các khoản phí và  chuyển sang các giao dịch kế tiếp. Một khi các nhà môi giới đã nhận được tiền   sau khi bán lại các khoản cho vay thế  chấp cho các nhà đầu tư, thì tại sao họ  phải quan tâm việc người đi vay có thanh toán được nợ hay không? Và như thế  càng ngày càng xuất hiện nhiều nhà môi giới cho vay thế chấp. 6Ở đây, người chủ là những nhà đầu tư mua lại các khoản vay thế chấp từ người môi giới, còn người đại diện   chính là các nhà môi giới cho vay thế chấp. Trang 14
  15. Không quá ngạc nhiên khi lựa chọn đối nghịch lại trở  thành vấn đề  hết sức  nghiêm trọng. Các nhà đầu tư thích mạo hiểm đổ xô đi mua nhà nhằm kiếm lời   bởi họ  tin tưởng rằng giá nhà sẽ  tăng cao hơn. Nhiều nhà đầu cơ  đã thu được  lời lớn chỉ đơn giản bằng cách mua nhà và bán lại, thậm chí ngay cả khi những   ngôi nhà đó chưa được xây xong và đưa vào sử  dụng. Vấn đề  người đại diện   tạo động lực cho các nhà môi giới cho vay thế  chấp khuyến khích các hộ  gia   đình vay thế chấp ngay cả khi họ không đủ khả năng trả nợ, hoặc gian lận bằng   cách làm sai lệch thông tin về  các yêu cầu thế  chấp của người vay sao cho đủ  điều kiện để cho họ vay tiền. Ngoài ra, quy định lỏng lẻo của những người cho   vay khi không yêu cầu khách hàng vay tiết lộ các thông tin cần thiết nhằm đánh   giá xem liệu họ  có nên cho vay hay không. Những người cho vay cảm thấy an   toàn vì rủi ro vỡ nợ đang giảm theo thời gian do giá nhà vẫn tiếp tục tăng lên. Vấn đề người đại diện thậm chí còn đi sâu hơn. Các ngân hàng thương mại và  ngân hàng đầu tư thu được các khoản phí bảo hiểm rất cao từ các MBS và các   sản phẩm đầu tư  cấu trúc tín dụng như  CDO, nhằm đảm bảo rằng các chủ  sở  hữu cuối cùng của chứng khoán sẽ  được thanh toán hết nợ. Các khoản phí lớn  từ  văn bản hợp đồng bảo hiểm tài chính được gọi là hoán đổi rủi ro tín dụng   (credit default swaps), trong đó các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư  đảm bảo sẽ cung cấp các khoản thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu thế chấp,   điều mà khiến cho công ty bảo hiểm như AIG định giá hàng trăm tỷ  đô la cho  những hợp đồng rủi ro. Thông tin bất cân xứng và cơ quan xếp hạng tín dụng (CRA)7: 7Ba công ty đánh giá mức độ tín nhiệm lớn nhất trên thế giới hiện nay (xét về thị phần) là các công ty  Standard  & Poor's (S&P), Moody's, và Fitch Group. Trang 15
  16. Các cơ  quan xếp hạng tín dụng8  là các công ty chuyên đánh giá về  rủi ro tín  dụng: khả  năng và sự  sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ  tài chính một cách đầy  đủ  và đúng hạn của một chủ  thể phát hành; hoặc, đánh giáchất lượngtín dụng   của một chứng khoán nợ riêng lẻ, và xác suất tương đối mà khoản phát hành đó  có thể vỡ nợ. Các cơ quan xếp hạng tín dụng tư vấn cho khách hàng về cách cơ  cấu  các   công  cụ   tài   chính  phức   tạp,  như  CDO,   đồng  thời  họ   xếp  hạng  tín  nhiệmcho các sản phẩm. Các cơ quan xếp hạng tín dụng tạo rasự mâu thuẫn về  lợi ích, bởi họ thu các khoản phí cao từ việc tư vấn cho khách hàng về  cách cơ  cấu các sản phẩm tín dụng nhưng lại không đảm bảo kết quả xếp hạng của họ  là chính xác. Kết quả là xếp hạng tín nhiệm của sản phẩm được thổi phồng lên  nhằm đẩy nhanh việc bán các sản phẩm, mặc dù thực tế  các sản phẩm này có  mức độ rủi ro cao hơn so với mức độ rủ ro mà các nhà đầu tư chấp nhận. TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2007­2009 Người tiêu dùng và các doanh nghiệp chịu tác động như  nhau từ  cuộc khủng   hoảng tài chính 2007­2009. Tác động của cuộc khủng hoảng thể  hiện rõ nhất  trong 5 lĩnh vực chính: thị trường nhà ở tại Mỹ, bảng cân đối kế toán của các tổ  chứctài chính, sự  bảo hộ  trong hệ  thống ngân hàng, thị  trường tài chính toàn  cầu, và sự thất bại của các công ty lớn trong lĩnh vực tài chính. Sụp đổ bong bóng giá nhà ở Cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, FED đã liên tục cắt giảm  lãi suất. Chính sách tiền tệ  mở rộng đã khuyếch trương các hoạt động kinh tế.   Đáp lại chính sách tiền tệ nới lỏng của FED, lượng cung tiền trong nền kinh t ế  Mỹ  đã tăng mạnh. Khối lượng cho vay của tất cả các loại hình tín dụng ngân  hàng đã tăng liên tục, thúc đẩy quá trình mở  rộng tiền tệ  đang diễn ra. Sự  gia  8Các cơ  quan xếp hạng tín dụng là những công ty chuyên xếp hạng tín nhiệm đối với các nhà phát hành   nợ/chứng khoán, hoặc đối với bản thân các loại nợ/chứng khoán.  Trang 16
  17. tăng của khối lượng tín dụng còn được thúc đẩy bởi dòng vốn  ổn định từ  các   nước như Trung Quốc và  Ấn Độđổ  vào Mỹ. Được hỗ  trợ  thanh khoản bởi các   dòng tiền mặt lớn từ  nước ngoài, cùng với lãi suất thế  chấp nhà  ở  thấp, thị  trường thế chấp dưới chuẩn tăng vọt sau khi cuộc suy thoái năm 2001 kết thúc.   Đến năm 2007, giá trị thị trường các khoản thế chấp dưới chuẩn đã lên đến hơn  1.000 tỷ đô la. Sự phát triển của thị trường thế chấp dưới chuẩn được các nhà   kinh tế và các chính trị gia cùng nhau tán dương, bởi vì nó dẫn đến “dân chủ hóa  tín dụng” (democratization of credit) và góp phần nâng cao tỷ lệ sở hữu nhà ở tại   Mỹ  lên mức cao nhất trong lịch sử. Sự bùng nổ  giá nhà ở  diễn ra sau khi cuộc   suy thoái 2000­2001 kết thúc (Hình 4), đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường   thế chấp dưới chuẩn. Giá nhà ở cao có nghĩa là người đi vay dưới chuẩn có thể  thế chấp nhà ở của họ để  có được khoản vay lớn hơn. Với giá nhà ở  tăng cao,   người đi vay dưới chuẩn cũng không lo bị  vỡ nợ vì họ  luôn có thể  bán nhà để  trả  nợ, còn đối vớicác nhà đầu tư  thì vui mừng vì các chứng khoán được đảm  bảo bởi các khoản vay thế  chấp dưới chuẩn này sẽ  đem về  lợi nhuận cao. Sự  tăng trưởng của thị trường thế chấp dưới chuẩn lần lượt làm tăng nhu cầu nhà  ở  và do đó thúc đẩy sự bùng nổ  giá nhà ở, kết quả  là tạo nên hiện tượng bong   bóng giá nhà ở. Trang 17
  18. Khi giá nhà  ở  tăng lên và lợi nhuận từ  các nhà cho vay thế  chấp càng cao, các   tiêu chuẩn bảo hiểm cho vay thế chấp dưới chuẩn càng giảm đi. Người đi vay   có độ tín nhiệm thấp vẫn có thể được vay thế chấp với mức vay cao hơn giá trị  của ngôi nhà. Hầu hết các khoản vay dưới chuẩn đều theo hình thức vay thế  chấp với lãi suất linh hoạt, vì lãi suất này rất thấp với thời hạn từ  3­5 năm.   Chính vì vậy, nó đã thu hút được những người mua có thu nhập thấp. Tuy nhiên,  các khoản tiền lãi phải trả hàng tháng đã tăng dần theo thời gian do lãi suất cho   vay được điều chỉnh lên những mức cao hơn. Vào đầu năm 2006, thị  trường nhà đất bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Những   ngôi nhà mới xây đã không bán được và hậu quả  là sự  tăng giá bắt đầu giảm  mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này là sự  đảo ngược chính sách tiền tệ  của  FED. Nền kinh tế Mỹ đã bước vào năm thứ 4 tăng trưởng liên tục và những dấu  hiệu lạm phát gia tăng mạnh đã xuất hiện. Một loạt các chỉ số giá khác cũng gia   tăng. FED đã phản  ứng lại bằng cách liên tục tăng lãi suất. Chính sách tiền tệ  thắt chặt của FED đã làm cho lãi suất linh hoạt tăng cao. Lãi suất tăng gây bất  ngờ  đối với những người vay nợ  dưới chuẩn. Do tình trạng tài chính eo hẹp,  nhiều người đã không đủ khả năng thanh toán. Cuối cùng, bong bóng giá nhà đất  vỡ.  Với giá nhà ở giảm mạnh sau khi đạt đỉnh cao trong năm 2006, sự mục nát trong  hệ thống tài chính đã bắt đầu lộ ra. Sự suy giảm trong giá nhà ở dẫn đến nhiều   người đi vay dưới chuẩn nhận ra giá trị  của ngôi nhà giảm thấp so với số tiền   vay thế chấp của họ. Tỷ lệ nợ quá hạn và vỡ nợ bắt đầu tăng mạnh, cuối cùng   dẫn đến hàng triệu thế chấp bị xiết nợ. Sự suy giảm trong bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính Sự sụt giảm trong giá nhà ở tại Mỹ dẫn đến tăng khả năng vỡ nợ của các khoản  vay thế  chấp. Kết quả là giá trị  của MBS và CDOssụp đổ, để  lại cho các ngân  Trang 18
  19. hàng và các tổ chức tài chính những tài sản có giá trị thấp hơn những khoản vay   thế  chấp, dẫn đến sự  sụt giảm trong giá trị  tài sản ròng (= tổng tài sản – tổng  nợ). Với bảng cân đối kế  toán suy yếu, các ngân hàng và các tổ  chức tài chính  bắt đầu giải nợ (deleverage), bán tháo tài sản và hạn chế khả năng tín dụng của   hộ gia đình và doanh nghiệp.  Xuất hiện hệ thống ngân hàng ngầm (Shadow Banking System)9 Giá trị của tài sản thế chấp và các tài sản tài chính khác sụt giảm mạnh dẫn đến   sự xuất hiện của hệ thống ngân hàng ngầm, bao gồm các quỹ đầu tư, ngân hàng  đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính,...mà không phải chịu các quy định  chặt chẽ như ngân hàng truyền thống. Nguồn vốn từ ngân hàng ngầm chảy vào   hệ thống tài chính, làm giảm lãi suất thế chấp và khuyến khích cho vay tự động. Các loại chứng khoán này được tạo ra chủ yếu bởi các hợp đồng mua lại (repo),  các khoản vay ngắn hạn, và được sử  dụng như  các MBS, gọi là tài sản thế  chấp. Sự lo ngại về chất lượng trong bảng cân đối kế  toán của các tổ  chức tài  chính dẫn đến yêu cầu số lượng lớn hơnvề tài sản thế chấp, được gọi là tỷ  lệ  chiết khấu (haircuts10). Ví dụ, nếu người đi vay muốn vay 100 triệu USD theo   9Shadow bank (ngân hàng mờ, ngân hàng trong bóng tối) là muốn ám chỉ  các tổ  chức tài chính phi ngân hàng   (ngân hàng đầu tư, quỹ  đầu tư, đầu cơ, công ty bảo hiểm, công ty tài chính,…) nhưng vẫn thực hiện một số  hoạt động cho vay giống như ngân hàng. Một hình thức đầy đủ  của hệ thống shadow bank là vô cùng phức tạp  (và có thể không có khả năng kiểm soát!), thậm chí tổng nợ của một hệ thống shadow bank còn lớn hơn của hệ  thống NHTM. Tổng nguồn nợ của các shadow bank có thê bao gồm tất cả  giá trị các khoản giấy tờ  có giá giao   dịch trên thị trường mở, các khoản nợ của các định chế  phát hành ABS (asset backed securities), tổng giá trị  các   khoản repo, các khoản cho vay chứng khoán, các khoản góp vốn bằng chứng khoán, tổng vốn của các quỹ  thị  trường tiền tệ,… Từ đó, tác động của nó cũng vô cùng phức tạp và có thể  làm nên khủng hoảng. Đây là những   định chế  có những hoạt động take risk như  NH nhưng không phải chịu các quy định về  quản lý rủi ro (vốn,   thanh khoản, tín dụng,…), giám sát như các NH truyền thống. Đặc biệt, Bộ các quy tắc quản lý, giảm sát hoạt  động NH như Basel, mới nhất là Basel III cũng được đánh giá là mới tập trung vào NH truyền thống, nếu “siết”   các NH truyền thống về quản lý rủi ro, tài sản rủi ro, thanh khoản, năng lực an toàn vốn, thì có khả  năng, các   Shadow bank này (không bị ràng buộc bởi các quy định của Basel) sẽ bùng nỗ và chiếm lĩnh thị phần sinh lợi cao   (rủi ro lớn) của các NH truyền thống. 10Từ haircut trong tài chính là tỷ lệ chiết khấu – một tài sản đem đi làm vật thế chấp  ở ngân hàng thì thường   được định giá thấp hơn giá trị thị trường của nó, khoảng trừ lùi so với giá trị thị trường đó gọi là haircut. Trang 19
  20. hợp đồng mua lại (repo), thì họ  phải thế  chấp tài sản trị  giá 105 triệu USD, và   tỷ lệ chiết khấu là 5%. Khi rủi ro vỡ  nợ  của các tài sản thế  chấp tăng lên dẫn đến giá trị  của MBS  giảm, tỷ  lệ  chiết khấu (haircuts) tăng lên. Vào lúc bắt đầu cuộc khủng hoảng,   tỷ  lệ  chiết khấu gần bằng 0, nhưng sau đó đã tăng lên gần 50%. Kết quả  là  cùng một lượng tài sản thế  chấp, các tổ  chức tài chính chỉ  cho vay bằng một  nữa giá trị. Vì vậy, để huy động vốn, các tổ chức tài chính phải bán tháo các tài  sản của họ. Để  bán tháo hết các tài sản một cách nhanh chóng, họ  buộc phải   giảm giá tài sản, khiến cho sự sụt giảm hơn nữa về giá trị tài sản của các định   chế  tài chính. Sự  sụt giảm này còn làm giảm giá trị  tài sản thế  chấp hơn nữa,  làm tăng tỷ  lệ  chiết khấu và các định chế  tranh nhau bán tháo tài sản thế  chấp  tăng thanh khoản. Kết quả  tương tự như xuất hiện hệ  thống ngân hàng ngầm   trong suốt thời kỳ Đại suy thoái, làm tăng hiện tượng thoái nợ, hạn chế cho vay   và ngành kinh tế suy yếu. Sự  suy giảm giá tài sản trên thị  trường chứng khoáng (giảm hơn 50% từ tháng   10/2007 đến tháng 3/2009, như  Hình 5) và giá nhà  ở  giảm hơn 30% (Hình 4),   cùng với hiện tượng bán tháo trong hệ  thống ngân hàng ngầm, làm suy yếu   bảng cân đối kế toán doanh nghiệp và cân đối chi tiêu trong hộ gia đình. Những  rào cản tài chính càng tồi tệ hơn khi tín dụng mở rộng lây lan, khiến cho chi phí  vay tín dụng của các gia đình và doanh nghiệp tăng cao hơn, các tiêu chuẩn cho   vay cũng chặt chẽ hơn. Kết quả là sự sụt giảm trong việc cho vay, làm giảm chi   tiêu tiêu dùng và đầu tư, khiến nền kinh tế co hẹp lại. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2