YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CHƯƠNG I: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
394
lượt xem 100
download
lượt xem 100
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Khái niệm chi phí sản xuất Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực hiện sản xuất ra những sản phẩm nhất định và tiêu thụ những sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu lợi nhuận là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG I: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
- CHƯƠNG I: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHẦN I : KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1. Khái niệm chi phí sản xuất 1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực hiện sản xuất ra những s ản ph ẩm nhất đ ịnh và tiêu thụ những sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu lợi nhuận là ho ạt đ ộng ch ủ y ếu c ủa doanh nghiệp. Để tiến hành được các hoạt động sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải k ết hợp ba yếu t ố của quá trình sản xuất đó là: Lao động, tư liệu lao động và đ ối t ượng lao đ ộng. Quá trình s ản xu ất là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đ ối t ượng lao đ ộng đ ể t ạo nên s ản ph ẩm thoả mãn nhu cầu của xã hội. Đây cũng chính là quá trình tiêu hao các yếu t ố nói trên đ ể hình thành nên các chi phí tương ứng. Đó là chi phí về lao động như tiền lương, tiền công và các kho ản trích theo l ương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí về tư liệu lao động như chi phí khấu hao TSCĐ, công cụ d ụng cụ và chi phí về đối tượng lao động như các loại nguyên vật liệu. Các chi phí này phát sinh th ường xuyên g ắn liền với quá trình sản xuất được gọi là chi phí sản xuất. Hao phí v ề t ư liệu lao đ ộng và đ ối t ượng lao động được gọi chung là hao phí về lao động vật hoá. Vì vậy về mặt chất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao đ ộng s ống và lao đ ộng v ật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định . Về mặt lượng, chi phí sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Lượng hao phí lao động và hao phí tư liệu sản xuất trong kỳ. - Giá cả của một đơn vị lao động đã hao phí và giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao. 1.2 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại nhiều thứ có nội dung kinh tế và tác dụng khác nhau với quá trình sản xuất, vì vậy cần phân lo ại đ ể ph ục v ụ t ốt cho qu ản lý và hạch toán * Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Đây là cách phân loại dựa vào nội dung kinh t ế của chi phí. Về th ực ch ất ch ỉ có 3 yếu t ố chi phí là chi phí về lao động, chi phí về tư liệu lao động và chi phí về đối tượng lao đ ộng. Tuy nhiên đ ể có th ể cung cấp thông tin một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây d ựng, phân tích đ ịnh m ức v ốn l ưu động, lập kiểm tra, phân tích dự toán chi phí nên các yếu tố chi phí trên đ ược chi ti ết theo n ội dung kinh tế cụ thể của chúng. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất bao gồm 5 yếu tố: - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, v ật liệu ph ụ, ph ụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ …sử dụng vào sản xuất (loại trừ giá trị dùng không h ết nh ập l ại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). - Yếu tố nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương và các kho ản ph ụ cấp…ph ải tr ả cho ng ười lao động và các khoản trích theo lương của họ - Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của t ất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch v ụ mua ngoài dùng cho s ản xuất trong kỳ. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác b ằng ti ền ch ưa ph ản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. 1
- Tác dụng trực tiếp của cách phân loại này là để t ập h ợp chi phí theo n ội dung kinh t ế ban đ ầu đồng nhất của chi phí mà không xét đến công dụng, địa điểm phát sinh c ủa chi phí. Ngoài ra cách phân loại này còn có ý nghĩa rất lớn trong quản lý CPSX, nó cho biết tỷ trọng từng yếu t ố CPSX qua đó đánh giá, phân tích tình hình thực hiện dự toán CPSX, cung cấp tài liệu cho việc lập dự toán CPSX. Tuy nhiên cách phân loại này có nhược điểm là không tính được giá thành cho từng đơn vị sản phẩm do không phân biệt chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí. * Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành, CPSX được phân loại theo khoản mục. Hiện nay, CPSX bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí NVLTT: bao gồm giá trị của nguyên liệu, vật liệu dùng trực ti ếp cho s ản xu ất s ản phẩm của doanh nghiệp. - Chi phí NCTT: Bao gồm toàn bộ tiền lương và các kho ản trích theo l ương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí SXC: là những khoản chi phí phát sinh ở dưới phân xưởng, b ộ ph ận s ản xu ất còn l ại ngoài CPNVLTT và CPNCTT. Cách phân loại này dựa vào mục đích, công dụng của chi phí mà không phân bi ệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Cách phân loại này giúp cho nhà quản trị doanh nghi ệp d ự toán đ ược các khoản mục chi phí trọng yếu trong CPSX sản phẩm, cung cấp s ố liệu cho việc xây d ựng đ ịnh m ức giá thành và quản lý giá thành theo khoản mục, tính toán nhanh giá thành thành ph ẩm và bán thành ph ẩm trong quá trình quản lý chi phí, phân tích tình hình thực hiện giá thành theo kho ản m ục chi phí. T ừ đó xác định nguyên nhân đề ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ GTSP, nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí - Chi phí trực tiếp: Là CPSX có liên quan trực tiếp đến sản xuất từng lo ại s ản ph ẩm, đ ơn hàng. Vì vậy có thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm, đ ơn hàng đó. Thu ộc lo ại chi phí này có CPNVLTT, CPNCTT. - Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến sản xuất nhiều lo ại s ản ph ẩm, đ ơn hàng khác nhau. Loại chi phí này phải tập hợp chung rồi tiến hành phân bổ cho các đ ối t ượng, s ản ph ẩm, đ ơn hàng theo một tiêu thức phù hợp. Thuộc loại chi phí này có CPSXC. Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định phương pháp t ập h ợp và phân b ổ CPSXC cho các đối tượng, sản phẩm có liên quan một cách chính xác, hợp lý. 2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 2.1. Khái niệm Để hạch toán chi phí sản xuất được chính xác, kịp thời đòi hỏi công vi ệc đ ầu tiên nhà qu ản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để t ập hợp chi phí s ản xu ất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đ ối t ượng ch ịu chi phí. 2.2. Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Để xác định đối tượng hạch toán CPSX cần dựa vào các căn cứ sau: * Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất giản đơn hay phức tạp Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán CPSX có thể là sản phẩm hay là toàn b ộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm) hoặc có thể là nhóm s ản ph ẩm (n ếu s ản xu ất nhi ều thứ sản phẩm trong cùng một quá trình lao động). 2
- Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán CPSX có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm… * Căn cứ vào loại hình sản xuất: đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay s ản xu ất hàng lo ạt v ới khối lượng lớn. Với sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt nhỏ: đối t ượng hạch toán CPSX là các đ ơn đ ặt hàng riêng biệt. Đối với sản xuất hàng loạt khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công ngh ệ s ản xu ất (gi ản đơn hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán CPSX có thể là s ản ph ẩm, nhóm s ản ph ẩm, chi ti ết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ… * Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán CPSX và tính GTSP ở các góc đ ộ khác nhau, ngược lại với trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại. 3. Nhiệm vụ - Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất doanh nghiệp và đặc điểm s ản ph ẩm mà xác định các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thích hợp trên cơ sở đó tổ chức các tài kho ản k ế toán và s ổ chi ti ết phù hợp với các đối tượng đã xác định, tổ chức việc ghi chép ban đầu các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. - Tổ chức việc tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đ ối t ượng đã xác đ ịnh bằng phương pháp thích hợp đối với mỗi loại chi phí, tập hợp chi phí s ản xu ất theo các kho ản m ục chi phí và theo yếu tố chi phí theo quy định. - Thường xuyên tiến hành kiểm tra đối chiếu và định kỳ tiến hành phân tích tình hình th ực hi ện các định mức chi phí, các dự toán chi phí, đề xuất các biện pháp tăng cường qu ản lý và ti ết ki ệm chi phí sản xuất, phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế. II. PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong k ế toán chi phí s ản xu ất đ ể t ập h ợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định - Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong tr ường h ợp chi phí s ản xu ất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí s ản xu ất riêng bi ệt. Do đó có th ể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt . Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho t ừng đ ối t ượng ch ịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao . - Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ph ải t ập h ợp chung cho nhi ều đ ối tượng. Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho t ừng đ ối t ượng kế toán chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự: + Xác định hệ phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ + Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci = Ti x H Ci : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i Ti : Tiêu chuẩn phân bổ 3
- H : Hệ số phân bổ 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí v ề nguyên v ật li ệu chính, n ửa thành ph ẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc s ản xu ất, ch ế t ạo s ản ph ẩm ho ặc th ực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị vật liệu thực t ế đã s ử d ụng tr ực ti ếp cho s ản xu ất kinh doanh không kể phần giá trị vật liệu đã xuất dùng nhưng để lại kỳ sau và ph ần giá tr ị ph ế li ệu thu hồi. Giá trị NVL kỳ Giá trị vật Giá trị NVL Giá trị phế Chi phí NVL = trước chuyển + liệu chuyển - - trực tiếp xuất trong kỳ liệu thu hồi sang kỳ sau Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng h ạch toán chi phí s ản xuất thì kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn phù hợp. Tiêu chu ẩn phân b ổ thường là chi phí định mức. VD: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ cho 2 loại sản phẩm A và B là : 9.450.000. Trong kỳ sản xuất được 1.500 SPA và 1.200 SPB. Định mức chi phí NVL trực tiếp cho 1 sản phẩm A là 3.000, 1 sản phẩm B là 5.000 Tính chi phí theo định mức : SPA : 1.500 SP × 3.000 = 4.500.000 SPB : 1.200 SP × 5.000 = 6.000.000 Cộng 10.500.000 Số phân bổ cho sản phẩm A 4.500.000 = x 9.450.000 = 4.050.0000 10.000.000 Số phân bổ cho sản phẩm B = 9.450.000 - 4.050.000 = 5.400.000 1.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Khi hạch toán ở TK này cần chú ý : - Nguyên vật liệu xuất dùng cho mục đích gì thì hạch toán trực tiếp cho mục đích đó. - TK này được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí và theo s ản ph ẩm, nhóm sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ. TK 621 - Giá trị NVL dùng trực tiếp cho sản xuất sản - Giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho phẩm - Giá trị phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 TK này không có số dư 1.2. Phương pháp kế toán - Xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 621 : Chi tiết đối tượng. Có TK 152 4
- - Trường hợp vật liệu mua về dùng ngay cho sản xuất sản phẩm không qua kho Nợ TK 621 : chi tiết đối tượng. Nợ TK 133 : thuế VAT Có TK 111, 112, 331… - Vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi: Nợ TK 152 Có TK 621 : chi tiết đối tượng. - Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết, không nhập lại kho + Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, k ế toán ghi gi ảm chi phí nguyên v ật li ệu bằng bút toán (ghi đỏ) Nợ TK 621 ghi đỏ Có TK 152 + Sang đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thường Nợ TK 621 Có TK 152 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành. Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng Chi tiết đối tượng Có TK 621: 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí liên quan đ ến công nhân tr ực ti ếp s ản xu ất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: l ương, phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền thưởng quỹ lương, các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh nếu liên quan đến từng đối t ượng tập hợp chi phí riêng biệt thì căn cứ các chứng từ gốc để tập hợp riêng ngay từ đầu cho từng đối t ượng. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đ ối t ượng tập hợp chi phí thì cần phân bổ theo tiêu chuẩn phù hợp . Các tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng : - Tiền lương định mức của công nhân trực tiếp sản xuất. - Ngày công hoặc giờ công của công nhân trực tiếp sản xuất 2.1. Tài khoản sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Phản ánh các chi phí cho việc sử dụng lao động trực tiếp s ản xu ất s ản ph ẩm, lao v ụ, d ịch v ụ tiền lương, phụ cấp và các khoản tính theo lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. TK này được mở chi tiết từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí và theo từng lo ại nhóm sản phẩm, lao vụ dịch vụ. TK 622 không có số dư TK 622 - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát - Kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sinh trong kỳ 2.2. Phương pháp kế toán - Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền thưởng quỹ lương, tiền ăn ca trong định mức phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 622: Chi tiết từng đối tượng Có TK 334 5
- - Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ theo tỷ lệ quy định Nợ TK 622 chi tiết từng đối tượng Có TK 338 (3382,3383,3384) - Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX: Nợ TK 622 chi tiết từng đối tượng Có TK 335 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 622 3. Kế toán chi phí trả trước, chi phí phải trả 3.1. Kế toán chi phí trả trước Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính h ết vào chi phí s ản xu ất kinh doanh của kỳ này. Đây là những khoản chi phí phát sinh m ột l ần quá l ớn ho ặc do b ản thân chi phí có tác d ụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ gồm: - Giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng loại phân bổ nhiều lần - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch - Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê - Dịch vụ mua ngoài trả trước. - Tiền thuê tài sản cố định trả trước. - Chi phí mua bảo hiểm, lệ phí - Chi phí nghiên cứu thí nghiệm … a) Tài khoản sử dụng Tài khoản 142 chi phí trả trước ngắn hạn Tài khoản 242 chi phí trả trước dài hạn TK 142 - Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh - Số phân bổ dần chi phí trả tr ước vào chi phí SD: Chi phí trả trước đã phát sinh chưa phân bổ sản xuất kinh doanh vào chi phí sản xuất kinh doanh b) Phương pháp kế toán 111, 112,153, 331,241 142 627,641,642 Chi phí trả trước thực tế Phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí SXKD phát sinh 3.2. Kế toán chi phí phải trả Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng đã đ ược ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của doanh nghiệp do tính ch ất ho ặc yêu c ầu qu ản lý nên được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đ ối t ượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành và các chi phí không bị đột biến khi các chi phí này phát sinh. a) Nội dung - Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. - Chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch. - Thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch. - Lãi tiền vay chưa đến hạn trả. b) Tài khoản 335 - chi phí phải trả 6
- TK 335 - Chi phí phải trả thực tế phát sinh - Chi phí phải trả được ghi nhận là chi phí sản - Xử lý số trích trước lớn hơn số chi thực tế xuất kinh doanh . Số dư: Các khoản chi phí phải trả đã phát sinh - Xử lý số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế nhưng chưa tính vào CPSXKD Số dư: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào CPSXKD nhưng chưa phát sinh Về nguyên tắc cuối năm TK 335 không có số dư c) Phương pháp kế toán 334 335 622 Tiền lương nghỉ phép Trích trước tiền lương thực tế phải trả nghỉ phép 111, 112, 241, 331 627, 641, 642 Chi phí phải trả khác Tính trước chi phí phải trả thực tế phát sinh vào chi phí SXKD d) Bảng kê số 6: Trong hình thức nhật ký chứng từ để phản ánh chi phí trả tr ước và chi phí phải trả kế toán sử dụng bảng kê số 6. * C ơ sở : - Các kế hoạch trích trước chi phí - Các bảng phân bổ - Các nhật ký chứng từ, các bảng kê liên quan - Các chứng từ gốc. * Phương pháp ghi : Mỗi nội dung của chi phí trả tr ước hay chi phí phải trả được theo dõi riêng. Đối với chi phí trả trước số phân bổ dần được ghi cùng dòng với chi phí phát sinh. Đối với chi phí phải trả chi phí ph ải trả thực tế phát sinh được ghi cùng dòng với số đã tính vào chi phí sản xuất. 4. Kế toán chi phí sản xuất chung Là những khoản chi phí cần thiết còn lại sau chi phí nguyên v ật li ệu trực ti ếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là chi phí cho sản xuất, phục vụ sản xuất và qu ản lý s ản xu ất phát sinh trong ph ạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. 4.1. Nội dung - Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các chi phí về tiền l ương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn theo t ỷ l ệ ti ền l - ương. - Chi phí vật liệu: gồm các chi phí về vật liệu dùng chung trong phân x ưởng như vật liệu sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà cửa kho tàng của phân x ưởng và các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng. - Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng trong ph ạm vi phân xưởng. - Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ trong ph ạm vi phân x ưởng sản xuất. 7
- - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là những chi phí thuê ngoài ph ục v ụ cho s ản xu ất kinh doanh c ủa phân xưởng như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, tiền điện, n ước, điện thoại .... - Chi phí bằng tiền khác: là những khoản chi phí còn lại ngoài các chi phí k ể trên nh ư chi phí h ội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch của phân xưởng. 4.2. Phương pháp kế toán * Tài khoản 627 chi phí sản xuất chung Dùng để phản ánh các chi phí sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng. Tài kho ản này m ở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng bộ phận sản xuất, từng phân xưởng sản xuất. TK 627 - Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung trong kỳ - Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK này không có số dư, có các tài khoản cấp 2 sau: 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 : Chi phí vật liệu 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 : Chi phí bằng tiền khác * Phương pháp kế toán - Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương Nợ TK 627 (6271 - chi tiết từng phân xưởng) Có TK 334, 338 ... - Các chi phí chung khác trong phạm vi phân xưởng: Nợ TK 627 (2, 3,4, 7,8 - chi tiết từng phân xưởng) Nợ TK 133: Thuế GTGT (nếu có) Có các TK liên quan : 152, 153, 214, 111, 112 - Cuố i kỳ k ết chuy ển chi phí s ản xu ất chung cho các đ ối t ượng ch ịu chi phí: Nợ TK 154: Chi tiết từng bộ phận sản xuất từng phân xưởng sản xuất Có TK 627: Chi tiết từng bộ phận sản xuất từng phân xưởng sản xuất Nếu ở bộ phận, phân xưởng sản xuất có nhiều đối t ượng tập hợp chi phí thì cần phân bổ chi phí sản xuất dùng cho các đối tượng. Tiêu chuẩn phân bổ thường là: + Chi phí sản xuất chung định mức + Giờ công, ngày công làm việc của công nhân sản xuất + Tiền lương của công nhân sản xuất. 5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 5.1. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng * Khái niệm: Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chu ẩn k ỹ thu ật ch ất lượng quy định. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia thành 2 loại: - Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế. - Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về kỹ thuật không sửa chữa đ - ược hoặc có sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. 8
- Trong công tác kế hoạch và hạch toán lại chi tiết thành s ản ph ẩm h ỏng trong đ ịnh m ức và s ản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: Giá trị thiệt hại bao g ồm giá trị s ản ph ẩm h ỏng không sửa chữa được, chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng sửa chữa đ ược trừ đi giá trị phế liệu thu hồi. Toàn bộ phần này được tính vào giá trị sản phẩm tốt. 152,153,334, 338 621, 622, 627 154 155 Chi phí sản xuất Kết chuyển chi phí Giá thành SP Chi phí sửa chữa sản xuất và sửa chữa tốt 111,112,138 Giá trị thu hồi Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: giá trị thiệt hại đ ược tính vào giá vốn hàng bán hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính 1381 chi tiết SPHNĐM 632, 415 152, 334, 338 621,622,627 Chi phí sửa chữa Kết chuyển chi phí Giá thiệt hại Sửa chữa 154 111,112,138 Giá trị SP hỏng không Giá trị sửa chữa được thu hồi Đối với sản phẩm hỏng trong thời gian bảo hành các chi phí đ ược tính vào chi phí bán hàng trong kỳ. 5.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất Trong thời gian ngừng sản xuất các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra 1 s ố kho ản chi phí đ ể duy trì hoạt động như khấu hao TSCĐ, chi phí bảo d ưỡng... Những khoản chi chi trong thời gian ngừng sản xuất trong kế hoạch dự kiến tr ước kế toán theo dõi ở TK 335. Còn tr ường hợp ngừng sản xuất bất th - ường, các khoản chi phí được theo dõi riêng, cuối kỳ sau khi trừ đi phần thu hồi sẽ tính vào chi phí khác. 154 thiệt hại ngừng SX 111,138,112 152,153,334, 214 621,622,627 Kết chuyển các Giá trị bồi Chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản khoản thiệt hại thường xuất 811 Thiệt hại tính vào chi phí 6. Kế toán chi phí sản xuất phụ 9
- Sản xuất phụ là những bộ phận đ ược tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính. Sản phẩm lao vụ của sản xuất phụ phần lớn được sử dụng cho sản xuất chính, phần còn lại có thể cung cấp cho ngoài. - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phụ: Mọi chi phí của các phân xưởng bộ phận sản xuất phụ khi phát sinh đ ều đ ược t ập h ợp vào các tài khoản chi phí 621, 622, 627 cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 theo từng bộ phận. - Phương pháp tính giá thành sản xuất phụ: Nếu các bộ phận sản xuất phụ không có phục vụ lẫn nhau thì chi phí s ản xu ất sẽ t ập h ợp riêng cho từng bộ phận, từng hoạt động. Giá thành sản phẩm lao vụ tính theo ph ương pháp trực tiếp. Tổng giá thành sản Giá trị SP Chi phí sản xuất Giá trị SD = + - phẩm lao vụ dở đầu kỳ dở cuối kỳ trong kỳ Tổng giá thành SP lao vụ = Giá thành đơn vị Số lượng SP, lao vụ Nếu các bộ phận sản xuất phụ có phục vụ lẫn nhau thì phải xác định được giá tr ị lao v ụ cung cấp lẫn nhau để tính thêm phần giá trị lao vụ nhận của phân xưởng bộ phận s ản xu ất ph ụ khác và lo ại trừ đi phần giá trị lao vụ cung cấp cho bộ phận sản xuất phụ khác a) Phương pháp đại số: là phương pháp sử dụng phương trình đại số để xác định chính xác giá thành đơn vị từng loại sản phẩm lao vụ. VD1: Tại Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông có 2 phân x ưởng sản xuất phụ trong kỳ có các tài liệu sau : Phân xưởng điện PX sửa chữa - Tổng chi phí ban đầu : 15.000.000 9.360.000 - Sản lượng sản xuất : 30.000KW 5.200 giờ Trong đó + Phục vụ lẫn nhau 400 giờ : 6.000 KW + Phục vụ cho sx chính 4.200 giờ : 21.000 KW + Phục vụ QLDN 600 giờ : 3.000 KW Yêu cầu: Xác định giá thành đơn vị phân xưởng điện và phân xưởng sửa chữa. Giải: Gọi x là giá thành đơn vị phân xưởng điện và y là giá thành đơn vị phân xưởng sửa chữa. Khi đó x và y là nghiệm của hệ phương trình sau: 30.000 x = 15.000.000 + 400 y 5.200 y = 9.360.000 + 6.000 x b) Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo đơn giá ban đầu Nghĩa là giá trị ph ần lao v ụ cung c ấp l ẫn nhau đ ược tính theo đ ơn giá ban đ ầu, ph ần còn lạ i cung c ấp cho các b ộ ph ận khác tính theo đ ơn giá m ới. Bước 1: Xác định đơn giá ban đầu Chi phí ban đầu = Đơn giá ban đầu Số lượng SP, lao vụ hoàn thành Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm lao vụ phục vụ lẫn nhau: Giá trị SP lao vụ Số lượng SP lao vụ Đơn giá ban đầu = × 10
- phục vụ lẫn nhau phục vụ lẫn nhau Bước 3: Xác định đơn giá mới: Giá trị SP lao vụ Giá trị SP lao vụ Chi phí ban + - đầu nhận về cung cấp lẫn nhau = Đơn giá mới Số lượng SP lao vụ hoàn thành - số lượng cung cấp lẫn nhau Bước 4: Xác định giá trị sản phẩm lao vụ cung cấp cho các bộ phận: Giá trị SP lao vụ Số lượng SP = × Đơn giá mới cung cấp cho đối tượng sử dụng lao vụ cung cấp VD2: Vẫn nội dung đề bài như ví dụ 1. Yêu cầu: 1. Hãy xác định giá trị sản phẩm, lao vụ cung cấp cho các b ộ ph ận theo ph ương pháp phân b ổ l ẫn nhau theo đơn giá ban đầu. 2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản 154 chi tiết PX điện và PX sửa chữa Giải Yêu cầu 1: * Xác định đơn giá ban đầu 15.000.000 - Phân xưởng điện : 1 kw = = 500 đ 30.000 9.360.000 - Phân xưởng sửa chữa: 1h = = 1.800 đ 5.200 * Xác định giá trị phục vụ lẫn nhau: - Điện phục vụ cho sửa chữa: 6.000 KW × 500 = 3.000.000 - Sửa chữa cung cấp cho điện: 400 giờ × 1.800 = 720.000 * Xác định đơn giá mới: 15.000.000 + 720.000 - 3.000.000 1 kw = = 530 đ 30.000 - 6.000 9.360.000 + 3.000.000 - 720.000 1h = = 2.425 đ 5.200 - 400 * Giá trị lao vụ cung cấp cho đối tượng sử dụng: : 21.000 × 530 = 11.130.000 - Phân xưởng điện: + Cho sản xuất chính + Cho quản lý doanh nghiệp : 3.000 x 530 = 1.590.000 - Phân xưởng sửa chữa : 4.200 × 2.425 = 10.185.000 + Cho sản xuất chính : 600 × 2425 = 1.455.000 + Cho quản lý DN Yêu cầu 2: - Định khoản: PX điện: Nợ TK 154 (PXSC) : 3.000.000 Nợ TK 627 (SXC) : 11.130.000 Nợ TK 642 : 1.590.000 Có TK 154 (PXĐ) : 15.720.000 PX sửa chữa: Nợ TK 154 (PXĐ) : 720.000 Nợ TK 627 (SXC) : 10.185.000 Nợ TK 642 : 1.455.000 Có TK 154 (PXSC): 12.360.000 - Phản ánh vào tài khoản: 11
- 154 PXĐ 154 PXSC ĐK- 0 ĐK: 0 621,622,627PXĐ- 3.000.000-154PXSC 621,622,627PSXC- 720.000-154PXĐ 15000.000 9.360.000 154PXSC -720.000 11.130.000-627SXC 154PXĐ - 3.000.000 10.185.000- 627SXC 1.590.000-642 1.455.000-642 15.720.000 15.720.000 12.360.000 12.360.000 CK: 0 CK: 0 c) Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo đơn giá kế hoạch. Nghĩa là giá tr ị ph ần lao v ụ cung c ấp l ẫn nhau đ ược tính theo đ ơn giá k ế ho ạch. Giá tr ị lao vụ cung c ấp cho đ ối t ượng sử d ụng tính theo đ ơn giá m ới. Trình tự tính như phần (b), trong đó ở bước 1 đơn giá ban đầu được l ấy là đơn giá k ế ho ạch của doanh nghiệp. IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.1. Tài khoản sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất dở dang Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. TK 154 - Kết chuyển chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất SD: Chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ dịch vụ - Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm lao vụ dịch dở dang vụ đã hoàn thành. TK 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng n ơi phát sinh chi phí, t ừng lo ại hay nhóm sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, lao vụ dịch vụ. 1.2. Phương pháp kế toán - Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất Nợ TK 111, 138, 152, 811… Có TK 154 - Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành Nợ TK 155: Nếu nhập kho Nợ TK 157, 632: Nếu gửi bán hoặc bán thẳng Có TK 154 1.3. Sổ sách kế toán a) Bảng kê số 4 Dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo phân x ưởng và theo các loại sản phẩm lao vụ dịch vụ trong kỳ. - C ơ sở : + Các bảng phân bổ số 1, 2, 3 + Các bảng kê, nhật ký chứng từ và chứng từ gốc liên quan - Phương pháp ghi: căn cứ số liệu ở các bảng phân bổ, các nhật ký ch ứng t ừ, b ảng kê k ế toán, tập hợp số liệu về chi phí sản xuất theo phân xưởng cho các tài kho ản 621, 622, 627 chi ti ết theo t ừng 12
- ngành và từng nơi phát sinh chi phí theo yêu c ầu qu ản lý, sau khi t ập h ợp xong k ết chuy ển t ừ các tài khoản 621, 622 và 627 sang TK 154. Nếu phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu chuẩn phù hợp. Cuối cùng cộng chi phí ở TK 154 b) Nhật kỳ chứng từ số 7 - C ơ sở : Các bảng kê :4, 5, 6 Các chứng từ gốc liên quan - Phương pháp ghi : Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp: lấy s ố liệu dòng cộng các TK 142, 154,335, 621, 622, 627, 641, 642 trong các bảng kê 4, 5, 6 để ghi phần A. Lấy số liệu từ các chứng từ gốc liên quan để ghi phần B. Phần II: Chi phí sản xuất theo yếu tố: căn cứ số liệu trong phần A. + Cột chi phí nguyên vật liệu: lấy số phát sinh có TK 152, 153 ở ph ần A và các ch ứng t ừ, s ổ k ế toán có liên quan để xác định phần nguyên vật liệu mua ngoài không qua kho đưa ngay vào sử dụng. + Chi phí nhân công: lấy số phát sinh bên có các TK 334 và 338 trong phần A. + Chi phí khấu hao TSCĐ: lấy số phát sinh bên có TK 214. + Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền, khác: Căn cứ các bảng kê, các s ổ chi ti ết và các nhật ký chứng từ số 1, 2, 5 để xác định phần chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. + Cột luôn chuyển nội bộ căn cứ số liệu phần III. Phần III: Số liệu chi tiết luôn chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Lấy số liệu theo từng cột TK tương ứng trong phần A. 2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang n ằm trong quá trình sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định chi phí sản xuất thực t ế của s ản ph ẩm d ở dang, lao vụ chưa hoàn thành để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. 2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính tr ực tiếp Áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm Theo phương pháp này, chi phí cho sản phẩm dở dang cu ối kỳ ch ỉ tính chi phí nguyên v ật li ệu chính, còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Giá trị SP Chi phí NVLC Số lượng SP + Giá trị SP dở dang đầu kỳ trực tiếp PS trong kỳ = × dở dang cuối Số lượng SP Số lượng SP dở dang cuối kỳ + kỳ dở dang cuối kỳ hoàn thành trong kỳ Ví dụ : Tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có tình hình sau: * Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 20.000.000 * Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được - CP nguyên vật liệu chính trực tiếp 100.000.000 - CP nhân công trực tiếp 40.000.000 - CP sản xuất chung 20.000.000 * Kết quả: sản xuất được 170 nửa thành phẩm, còn lại 30 sản phẩm dở dang. 13
- Giá trị sản phẩm 20.000.000 + 100.000.000 dở dang cuối kỳ × = = 30 18.000.000 170 + 30 2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên v ật liệu chi ếm t ỷ tr ọng không l ớn l ắm, các chi phí khác chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành, khối l ượng sản phẩm dở dang lớn, không đồng đều giữa các kỳ. Theo phương pháp này phải tính tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm d ở dang theo m ức độ hoàn thành của chúng do vậy trước hết căn cứ số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để tính đổi ra số lượng thành phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó đánh giá theo nguyên tắc: nếu chi phí bỏ vào một lần cho cả quá trình thì tính đều cho sản phẩm dở dang và s ản ph ẩm hoàn thành, n ếu chi phí bỏ nhiều lần, bỏ dần theo tiến độ sản xuất thì tính quy đổi theo số lượng sản phẩm tương đương. Số lượng sản phẩm t- Số lượng sản phẩm dở = × Tỷ lệ hoàn thành ương đương dang cuối kỳ Đối với khoản mục chi phí bỏ 1 lần: Chi phí sản phẩm dở Chi phí phát sinh trong Giá trị SP dở + Số lượng SP dang đầu kỳ kỳ = × dang cuối kỳ Số lượng SP Số lượng SP dở dang cuối kỳ + từng k/m dở dang cuối kỳ hoàn thành Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần: Chi phí sản phẩm dở Chi phí phát sinh trong Giá trị SP dở Số lượng SP + dang đầu kỳ kỳ dang cuối kỳ = × hoàn thành t- Số lượng SP hoàn Số lượng SP hoàn thành + từng k/m ương đương tương đương thành Ví dụ : Tại một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu sau : * Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ : 13.000.000 gồm - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 10.000.000 - Chi phí nhân công trực tiếp : 2.000.000 - Chi phí sản xuất chung : 1.000.000 * Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được : 139.500.000 gồm - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 100.000.000 - Chi phí nhân công trực tiếp : 23.500.000 - Chi phí sản xuất chung : 16.000.000 * Kết quả cuối kỳ hoàn thành 150 sản phẩm, còn l ại 50 s ản ph ẩm d ở dang, m ức đ ộ hoàn thành 40% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ 1 lần Giải : Số lượng sản phẩm tương đương = 50 × 40% = 20 * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 10.000.000 + 100.000.000 = × CPNVLTT 50 = 27.500.000 150 + 50 CPNCTT 2.000.000 + 23.500.000 20 = 2.000.000 14
- = × 150 + 20 1.000.000 + 16.000.000 = × CPSXC 20 = 3.000.000 150 + 20 ∑ : 32.500.000 Ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nếu bàn giao theo t ừng giai đo ạn thì cũng ph ải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang cu ối kỳ là các giai đo ạn xây d ựng, l ắp đ ặt ch ưa hoàn thành, chưa bản giao. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo công thức sau: Chi phí sản xuất thực tế Giai đoạn Giá trị sản CPSX thực tế giai đoạn XD dở dang xây dựng + phẩm dở phát sinh trong kỳ = × đầu kỳ dở dang cuối kỳ dang cuối Tổng giá trị dự toán giai đoạn xây dựng tính theo theo mức độ hoàn kỳ mức độ hoàn thành thành 2.3. Một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác 2.3.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phi nguyên v ật li ệu tr ực tiếp, các chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính h ết cho s ản ph ẩm hoàn thành. Công thức đánh giá như sau: Giá trị SP Chi phí NVL Số lượng SP + Giá trị SP dở dang đầu kỳ trực tiếp PS trong kỳ = × dở dang cuối Số lượng SP Số lượng SP dở dang cuối kỳ + kỳ dở dang cuối kỳ hoàn thành trong kỳ 2.3.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho t ừng lo ại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá s ản ph ẩm d ở dang theo chi phí s ản xuất định mức Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng s ản ph ẩm d ở dang m ức đ ộ hoàn thành c ủa sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản m ục chi phí ở t ừng công đo ạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Ví dụ : Một doanh nghiệp sản xuất SPA phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục. Doanh nghi ệp đã xây dựng định mức chi phí sản xuất cho đơn vị SPA ở từng giai đoạn như sau: Giai đoạn 2(gồm cả chi phí giai Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 đoạn 1 chuyển sang) - Chi phí NVL trực tiếp 10.000 10.000 - Chi phí nhân công trực tiếp 4.000 6.000 - Chi phí SXC 3.000 5.000 Cộng 17.000 21.000 Theo báo cáo kiểm kê cuối kỳ Giai đoạn 1 : còn 400 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 40% Giai đoạn 2 : còn 300 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 50% Chiphí nguyên vật liệu bỏ hết 1 lần từ đầu qui trình sản xuất của từng giai đoạn Giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 1 theo chi phí định mức 15
- - Chi phí NVL trực tiếp = 10.000 x 400 = 4000.000 - Chi phí nhân công trực tiếp = 4000 x 400 x 40% = 640.000 - Chi phí sản xuất chung = 3.000 x 4000 x 40% = 480.000 Cộng = 5.120.000 Giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 2 theo chi phí định mức - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = 10.000 x 300 = 3000.000 - Chi phí nhân công trực tiếp = 4000 x 300 + (6000 - 4000) x 300 x 50% = 1500.000 - Chi phí SXC = 3000x300 + (5000 – 3000) x 300 x 50% = 1200.000 Cộng = 5.700.000 16
- PHẦN II TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH 1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao đ ộng s ống và lao đ ộng vật hoá tính cho một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. 2. Đối tượng tính giá thành Là các loại loại sản phẩm, công việc, lao vụ cần tính tổng giá thành và giá thành đ ơn vị. Khi xác định đối tượng tính giá thành dựa vào các căn cứ: + Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp + Loại sản phẩm lao vụ và tính chất đặc điểm của chúng. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất. - Nếu sản xuất đơn chiếc: đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm từng công việc. - Nếu sản xuất hàng loạt đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. - Nếu sản xuất khối lượng lớn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Nếu quy trình công nghệ giản đơn: đối tượng là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối. - Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục đối tượng là nửa thành phẩm và thành phẩm. - Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song: đối t ượng là từng bộ phận chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn thành. Căn cứ đặc điểm của các loại sản phẩm ta cần xem xét các b ộ ph ận chi ti ết có bán ngoài hay không, chu kỳ sản xuất dài hay ngắn và yêu cầu quản lý kinh t ế của doanh nghi ệp nh ư th ế nào đ ể xác định cho phù hợp. 3. Nhiệm vụ kế toán - Xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp, lựa chọn ph ương pháp tính giá thành hợp lý phù hợp với đối tượng tính giá thành. - Tổ chức tính giá thành thực tế cho từng đối t ượng, từng đơn vị sản phẩm theo các khoản mục giá thành đúng kỳ hạn, đúng phương pháp và đúng chế độ. - Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện k ế hoạch giá thành và nhiệm v ụ h ạ giá thành, tìm ra những nguyên nhân làm tăng giảm giá thành, phấn đấu không ngừng hạ giá thành s ản ph ẩm. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH 1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có đ ối v ới các doanh nghi ệp có đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đối t ượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo thường có ở các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn nh ư s ản xu ất đi ện, khai thác nước... Nếu không có sản xuất dở dang hoặc có nhưng ít và ổn đ ịnh không cần đánh giá s ản ph ẩm d ở dang. ∑Z = C Zđơn vị = C/Q ∑Z : Tổng giá thành Trong đó : Z đơn vị : Giá thành đơn vị 17
- C : Chi phí sản xuất trong kỳ : Số lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ Q Nếu có sản phẩm dở dang nhiều và không ổn định thì cần phải đánh giá sản phẩm d ở dang cu ối kỳ: ∑Z = DĐK + C - DCK DĐK, DCK: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Nhận xét: - Đơn giản, dễ tính toán, cung cấp số liệu được kịp thời - Mức độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng tập hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang. Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn sản xuất sản phẩm A trong kỳ có tài liệu sau : 1) Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ : 54.000.000 Gồm : Chi phí NVL trực tiếp : 30.000.000 Chi phí NC trực tiếp : 4.000.000 Chi phí sản xuất chung : 20.000.000 2) Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp Chi phí NVL trực tiếp : 120.000.000 Chi phí NC trực tiếp : 32.000.000 Chi phí sản xuất chung : 160.000.000 3) Kết quả: cuối tháng hoàn thành 100 sản phẩm, còn lại 50 s ản ph ẩm d ở dang, m ức đ ộ hoàn thành 40%. Giải : Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 30.000.000 + 120.000.000 CPNVLTT = × 50 = 50.000.000 100 + 50 4.000.000 + 32.000.000 = × CPNCTT 20 = 6.000.000 100 + 20 20.000.000 + 160.000.000 = × CPSXC 20 = 30.000.000 100 + 20 ∑ : 86.000.000 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM A Số lượng: 100 Khoản mục ∑Z Dđk C DCK Zđv - CPNVLTT 30.000.000 120.000.000 50.000.000 100.000.000 1.000.000 - CPNC trực tiếp 4.000.000 32.000.000 6.000.000 30.000.000 300.000 - CPSX chung 20.000.000 16.000.000 30.000.000 150.000.000 1.500.000 Cộng 54.000.000 312.000.000 86.000.000 280.000.000 2.800.000 2. Phương pháp tính giá thành phân bước - Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ph ức t ạp ki ểu liên t ục, quy trình công nghệ gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất, đ ối t ượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối và có thể là nửa thành phẩm ở các giai đoạn trước. a) Phương pháp tính giá thành phân bước có tính nửa thành phẩm 18
- Thường áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán n ội bộ cao ho ặc có bán n ửa thành phẩm ra ngoài. Theo phương pháp này phải lần l ượt tính giá thành nửa thành phẩm từ giai đoạn 1, giai đoạn 2 cho đến giai đoạn cuối cùng mới tính được giá thành của thành phẩm. Trình tự tính giá thành và kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn theo sơ đồ sau: giá trị SPDD giá trị SPDD CPSX p/s Tổng giá thành + - = đầu kỳ gđ 1 cuối kỳ gđ 1 Gđ trong kỳ NTP 1 1 gđ 1 giá trị SPDD Chi phí khác Giá trị Giá thành Tổng giá thành + = + p/s trong kỳ - đầu kỳ gđ 2 Gđ NTP 1 SPDD NTP 2 2 chuyển sang gđ 2 cuối kỳ gđ 2 giá trị SPDD Chi phí khác Giá trị Tổng giá thành Giá thành + = thành phẩm + p/s trong kỳ - đầu kỳ gđ n Gđ NTP n-1 SPDD n chuyển sang gđ n cuối kỳ gđ n Chú ý: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ từng giai đoạn (trừ giai đoạn 1) bao gồm chi phí nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang và chi phí khác phát sinh trong giai đoạn đó. Ví dụ: Để sản xuất sản phẩm A phải trải qua 3 giai đoạn chế biến liên t ục, chi phí NVL tr ực tiếp bỏ 1 lần, trong kỳ có tài liệu sau: 1) Chi phí sản xuất các giai đoạn đã tập hợp được Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 1. Chi phí NVL trực tiếp 75.000.000 2. CP nhân công trực tiếp 28.110.000 35.490.000 37.048.000 3. CP sản xuất chung 14.055.000 16.835.000 26.400.000 Cộng 117.165.000 52.325.000 63.448.000 2) Kết quả: - Giai đoạn 1 hoàn thành 930 NTP 1, còn lại 70 spdd, mức độ hoàn thành 10%. - Giai đoạn 2 nhận 930 NTP 1, chế biến hoàn thành 890 NTP 2, còn l ại 40 spdd, m ức đ ộ hoàn thành 50% - Giai đoạn 3 nhận 890 NTP 2, chế biến hoàn thành 870 s ản ph ẩm nh ập kho, còn l ại 20 spdd, mức độ hoàn thành 50%. Yêu cầu: Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính nửa thành ph ẩm và ph ản ánh vào sơ đồ tài khoản 154 19
- Giải : (Đơn vị 1.000đ) * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 1: 75.000 CPNVLTT = x 70 = 5.250 930+70 28.110 CPNCTT = x 70 x 10% = 210 930 + 70 x 10% 14.055 CPSXC = x 7 = 105 937 Cộng: 5.565 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NỬA TP1 Số lượng: 930 Khoản mục ∑Z Dđk C DCK Zđv CPNVL trực tiếp - 75.000 5.250 69.750 75 CPNC trực tiếp - 28.110 210 27.900 30 CPSX chung - 14.055 105 13.950 15 Cộng - 117.165 5.565 111.600 120 * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 2: CPNVLTT = 40 x 75 = 3.000 35.490 CPNCTT = 40 x 35 + x 40 x 50% = 1.980 890 + 40 x 50% 16.835 CPSXC = 40 x 15 + x 20 = 970 910 Cộng: 5.950 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NTP2 Số lượng : 890 CPSX trong kỳ ∑Z Khoản mục Z đơn vị DCK Gđ 1 Gđ 2 - CPNVL trực tiếp 69.750 - 3.000 66.750 75 - CPNC trực tiếp 27.900 35.490 1.980 61.410 69 - CPSX chung 13.950 16.835 970 29.815 33.5 Cộng 111.600 52.325 5.950 157.975 177,5 * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 3: CPNVLTT = 20 x 75 = 1.500 37.048 CPNCTT = 20 x 69 + x 20 x 50% = 1.801 870 + 20 x 50% 26.400 CPSXC = 20 x 33,5 + x 10 = 970 880 Cộng: 4.271 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM 20
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)