intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÀ HỆ THỐNG LÃNH THỔ VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Thang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

494
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Quan niệm tổ chức lãnh thổ du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh tế du lịch, dựa trên các tiêu chí phân vùng du lịch, nhằm phát huy lợi thế của mỗi vùng và của cả nước, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÀ HỆ THỐNG LÃNH THỔ VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM

  1. CHƯƠNG II: http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_II.htm CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÀ HỆ THỐNG LÃNH THỔ VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM. I - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Quan niệm tổ chức lãnh thổ du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh tế du lịch, dựa trên các tiêu chí phân vùng du lịch, nhằm phát huy lợi thế của mỗi vùng và của cả nước, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt hiệu quả. Có ba hình thức chủ yếu: + Hệ thống lãnh thổ du lịch + Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch + Vùng du lịch Trong đó, vùng du lịch có ý nghĩab hết sức quan trọng 1. Hệ thống lãnh thổ du lịch Được tạo thành bởi các phân hệ có quan hệ mật thiết với nhau, gồm: - Phân hệ khách du lịch - Phân hệ các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên văn hoá lịch sử. - Phân hệ các công trình kỹ thuật - Phân hệ đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ ch ức quản lý. Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. a. Phân hệ khách du lịch Là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu đối với các thành phần khác của hệ thống, bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội, nhân khẩu, dân tộc…) của khách du lịch Các đặc trưng của phân hệ khách là: cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của luống khách du lịch. b. Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hoá Là điều kiện để thoã mãn nhu cầu nghỉ nghơi du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Phân hệ này có sức chứa, có độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định và tính hấp dẫn. Nó được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác. c. Phân hệ công trình kỹ thuật Đảm bảo cho cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ (ăn ở, đi lại…) và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, tham quan,du lịch…). Toàn bộ công trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng du lịch. Nết đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác… d. Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ Hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách hàng và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thường. Số lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghi ệp của đội ngũ cán bộ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ. e. Bộ phận điều khiển Có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu. 2. Khái niệm về vùng du lịch Vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội thu ộc mọi cấp có liên hệ với nhau và với các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch có hiệu quả, có chuyên môn hoá du lịch kết hợp với phát triển tổng hợp. 1 of 4 4/10/2008 8:49 AM
  2. CHƯƠNG II: http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_II.htm II - HỆ THỐNG PHÂN VỊ TRONG PHÂN VÙNG DU LỊCH Theo viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam thì hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch ở Việt Nam gồm có 5 cấp: 1. Điểm du lịch 1.1. Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch quốc gia: (1). Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan du lịch của khách. (2). Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 1 trăm nghìn lượt khách tham quan/ 1 năm. 1.2. Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch địa phương: (1) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan du lịch của khách (2). Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm. 2. Trung tâm du lịch Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại 3. Tiểu vùng du lịch Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có). Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh 1. Á vùng du lịch Á vùng du lịch là một tập hợp các tiểu vùng du lịch, trung tâm du lịch (nếu có) và các điểm du lịch thành 1 thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn. Vai trò của cơ sở hạ tầng tăng lên, các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch lớn hơn. 5. Vùng du lịch Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là 1 kết hợp lãnh thổ các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch. Vùng du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Để phát triển du lịch cần phải chú trọng đến khía cạnh ngành và khía cạnh không gian. Tổ chức lãnh thổ du lịch là 1 trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu để phát triển du lịch có hiệu quả. Hệ thống lãnh thổ du lịch có chức năng quan trọng. Các chức năng đó là phục hồi tái sản xuất sức khoẻ, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người. *** Một số khái niệm liên quan khác a. Khu du lịch - Khu du lịch có các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch quốc gia: + Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao. + Có diện tích tối thiểu 1000 ha, trong đó diện tích tối thiểu để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch. Trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. + Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 1 triệu khách du lịch mỗi năm, trong đó có cơ sở lưu trú và phục vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm khu du lịch. - Khu du lịch có các điều kiện sau đây được công nhận lag khu du lịch địa phương + 2 of 4 4/10/2008 8:49 AM
  3. CHƯƠNG II: http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_II.htm Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao. + Có diện tích tối thiểu 200 ha, trong đó diện tích tối thiểu để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch + Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 100 nghìn lượt khách du lịch một năm. b. Tuyến du lịch - Tuyến du lịch có đủ điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia + Nối cácn khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng. Liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế. + Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. - Tuyến du lịch có đủ điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương + Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong phậm vi địa phương + Có bbiẹn pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. c. Đô thị du lịch - Đô thị có đủ điều kiện sau đây được công nhận là đo thị du lịch: + Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và các khu vực liền kề. + Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch + Có ngành du lịch chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng số thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của chính phủ. III – PHƯƠNG PHÁP PHÂN VÙNG DU LỊCH Để phát triển du lịch, cần phải chú trọng tới khía cạnh ngành và khía cạnh quốc gia. Tổ chức lãnh thổ du lịch là 1 trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu để phát triển du lịch có hiệu quả. Hệ thống lãnh thổ du lịch có chức năng quan trọng. Một trong các chức năng đó là phục hồi tái sản xuất sức khoẻ, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người. 1. Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch - Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo - Điều kiện môi trường tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên - Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hoá, lịch sử, các lễ hội truyền thống. - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và mức thu nhập bình quân/người. - Điều kiện kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nơi tổ chức vui chơi giải trí, thông tin liên lạc. - Điều kiện an ninh trật tự 3 of 4 4/10/2008 8:49 AM
  4. CHƯƠNG II: http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_II.htm 2. Phương pháp xác định ranh giới vùng du lịch - Dựa vào nuồn tài nguyên du lịch - Dựa vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ - Xác định trung tâm tạo vùng và sức hút của chúng - Vạch ranh giới các vùng du lịch trên cơ sở tổng hợp 3 chỉ tiêu trên IV - HỆ THỐNG CÁC VÙNG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM 1. Vùng du lịch Bắc Bộ - Tiểu vùng du lịch Trung tâm - Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc - Tiểu vùng du lịch miến núi Đông Bắc - Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc - Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ 2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ - Tiểu vùng du lịch phía bắc - Tiểu vùng du lịch phía nam 3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ a. Á vùng du lịch Nam Trung Bộ - Tiểu vùng du lịch Duyên Hải - Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên b. Á vùng du lịch Nam Bộ - Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ - Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ 4 of 4 4/10/2008 8:49 AM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1