YOMEDIA
ADSENSE
Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi
201
lượt xem 25
download
lượt xem 25
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Qua phần khảo sát hệ thống cân băng của nhà máy ở Chương II, ta tận dụng động cơ một chiều của nhà máy để thiết kế lại bộ biến đổi cũng như mạch điều khiển cho hệ truyền động cân băng định lượng
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN VÀ TÍNH TOÁN BỘ BIẾN ĐỔI Qua phần khảo sát hệ thống cân băng của nhà máy ở Chương II, ta tận dụng động cơ một chiều của nhà máy để thiết kế lại bộ biến đổi cũng như mạch điều khiển cho hệ truyền động cân băng định lượng. 3.1. Tính các thông số động cơ. Động cơ của Dosimat là loại động cơ một chiều kích từ độc lập loại: 300/ 2k. 140SP N0 36946 có các thông số sau: - Pđm = 2,2 [KW]. - Uđ = 220 [V]. - Id = 11,2 [A]. - N= 1600 [V/Ph]. - UKT = 220 [V]. - IKT = 0,25 [A]. Từ các thông số động cơ ở trên có thể tính toán được các thông số còn lại như sau: - Hiệu suất động cơ: - Điện cảm phần ứng động cơ: KL là hệ số, KL = 1,4 ÷ 1,9 đối với máy có bù. Chọn KL = 1,9. Trong đó : p là số đôi cực, p = 2. -Tính gần đúng giá trị điện trở phần ứng động cơ: Ω - Tính mômen quán tính của động cơ: [Kg/m2] - Sức điện động phần ứng động cơ: Eư = Uđm – Iđm.Rư = 220 – 11,2.1,05 = 208,24 [V] Suy ra: KФđm = Eư/ωđm = 208,24/167,5 = 1,243 - Mômen định mức phần ứng động cơ: - Phương trình đặc tính cơ động cơ là: Từ những kết quả tính toán trên ta có bảng tóm tắt thông số động cơ Dosimat: Loại Pđm Uđm Iđm nđm Rư Jư Uktđm Iktđm KW V A V/ph Kgm2 V A 140SP N0 2.2 220 11.2 1600 1.05 0.0003 220 0.25 36946 3.2. Lựa chọn bộ biến đổi.
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. Theo yêu cầu của hệ truyền động thì bộ biến đổi có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho phần ứng động cơ do vậy và điện áp này có thể điều chỉnh được để thay đổi tốc độ động cơ. Chính vì vậy sơ đồ phải điều khiển được. Xét về phương diện điều khiển thì để ổn định tốc độ của máy ở phụ tải nhất định thì điện áp đặt vào động cơ phải có độ ổn định cao. Các phương án của mạch chỉnh lưu là: - Chính lưu 1 pha. - Chỉnh lưu hình tia 3 pha. - Chỉnh lưu cầu 3 pha. - Chỉnh lưu hình tia 6 pha. - Chỉnh lưu 6 pha có cuộn kháng cân bằng. Tuy nhiên chinh lưu 1 pha cho công suất bé, không thích hợp với công suất lớn. Chỉnh lưu 6 pha có cuộn kháng cân bằng lại không có ứng dụng thực tế vì trong sơ đồ có hiện tượng từ hoá cưỡng bức 1 chiều, bên cạnh đó cuộn kháng sẽ rất lớn cồng kềnh và đắt tiền và hiệu suất sử dụng không bằng được chỉnh lưu cầu 3 pha. Chỉnh lưu hình tia 6 pha thì việc chế tạo máy biến áp 3 pha 6 cuộn dây rất phức tạp. Dưới đây ta sẽ lân lượt phân tích các phương án còn lại. 3.2.1. Mạch chỉnh lưu tia 3 pha. T1 a a b b T2 C c Zt T3 Hình 3.1. Sơ đồ chỉnh lưu 3 pha hình tia. - Điện áp cung cấp là điện áp 3 pha Trường hợp tải có điện cảm vô cùng lớn ta có dạng dòng áp như sau:
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. U α t id t i v1 t i v2 t i v3 t Hình 3.. Đồ thị dòng điện chỉnh lưu 3 pha hình tia. - α là góc mở thyristor được tính từ thời điểm chuyển mạch tự nhiên. - Giá trị trung bình điện áp ra tải : - Dòng điện trung bình ra tải: - Mỗi van dẫn 1/3 chu kì nên dòng điện chảy qua thyristor : - Điện áp ngược lớn nhất đặt lên mỗi van : - Góc trùng dẫn γ xác định bởi biểu thức : Cosα-Cos(α+γ)= - Tổn thất điện áp khi trùng dẫn : - Dòng điện hiệu dụng cuộn thứ cấp : - Hiệu suất sử dụng máy biến áp : - Hệ số đập mạch của điện áp chỉnh lưu: - Um1 : Biên độ thành phần sóng hài bậc 1 của điện áp chỉnh lưu. - Ưu nhược điểm của sơ đồ : Ưu điểm : - Số lượng van sử dụng ít. - Dễ điều khiển. Nhược điểm : - Xuất hiện hiện tượng từ hóa cưỡng bức 1 chiều làm nóng máy biến áp, đòi hỏi phải có cách đấu dây phức tạp để triệt tiêu hiện tượng này. - Máy biến áp cần có công suất lớn hơn từ 10 đến 15% , gây tổn hao nhiều. - Chỉ thích hợp cho chỉnh lưu yêu cầu công suất nhỏ. - Số lần đập mạch trong 1 chu kì nhỏ (mđm=3)
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. 3.2.2. Mạch chỉnh lưu cầu ba pha không đối xứng. Sơ đồ nguyên lý: T3 T1 T5 a Zt b c D6 D2 D4 Hình 3.. Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển không đối xứng. Dạng điện áp và dòng điện: Hình 3.. Đồ thị điện áp và dòng điện chỉnh lưu cầu 3 pha không đối xứng. Phân tích sơ đồ: Sơ đồ cầu 3 pha không đối xứng gồm 3 tiristor và 3 diode chia làm 2 nhóm: - Nhóm catốt chung : T1, T3, T5 - Nhóm anốt chung : D2, D4, D6 Điện áp các pha: Ua = U2sinθ Ub = U2sin(θ - ) \* MERGEFORMAT (.) Uc = U2sin(θ - )
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. Khi làm việc các diode chuyển mạch tự nhiên còn các tiristo chuyển mạch ở các thời đi ểm cấp xung điều khiển theo góc điều khiển α. Khi α60o sẽ xuất hiện các giai đoạn 2 van thẳng hàng cùng dẫn điện đồng thời T1-D4, T3- D6,T5-D2; khi đó dòng điện Id = 0 chỉ chảy trong tải mà không chảy về nguồn nên năng lượng được giữ ở tải không trả về nguồn. - Ta có thể coi sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha không đối xứng tương đương 2 mạch chỉnh lưu hình tia: - Chỉnh lưu hình tia 3 pha điều khiển gồm T1, T3, T5 có: UK = = 1,17U2cosα - Chỉnh lưu hình tia 3 pha không điều khiển gồm D2, D4, D6 có: UA = = 1,17U2 - Tổng hợp lại ta có: - Giá trị trung bình điện áp trên mạch tải: Ud = UK + UA = 1,17U2(1 + cosα) = 2,34U2. = Udmax. - Dòng điện trung bình ra tải : - Mỗi van dẫn 1/3 chu kì nên dòng điện trung bình qua van : - Điện áp ngược lớn nhất đặt lên van : - Số lần đập mạch trong toàn dải điều chỉnh : mđm=3 ; khi α=0 mới có mđm=6 - Hệ số công suất cosφ cao : (so với mạch chỉnh lưu cầu 3 pha đối xứng φ=α) - Khi góc mở α lớn hơn 600 thì dòng điện trở thành dòng gián đoạn. - Ưu nhược điểm của sơ đồ: Ưu điểm: - Mạch điều khiển đơn giản. - Hệ số công suất cosϕ lớn hơn so với sơ đồ điều khiển hoàn toàn do số van ít hơn. Nhược điểm: - Không hoàn trả năng lượng về nguồn được khi 2 van thẳng hàng cùng dẫn điện - Số lần đập mạch của điện áp chỉnh lưu phụ thuộc vào góc điều khiển α. Khi α nhỏ thì điện áp ra giống chỉnh lưu cầu đối xứng, nhưng khi α tăng thì mđm=3 - Làm lệch pha lưới điện khi thay đổi góc điều khiển. 3.2.3. Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển đối xứng.
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. T1 T3 T5 a Zt b c T2 T6 T4 Hình 3.5. Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển đối xứng. - Sơ đồ gồm có 6 thyristor chia làm 2 nhóm : nhóm Catốt chung T1, T3, T5 và nhóm Anốt chung T2, T4, T6 . - Nguyên lý hoạt động của sơ đồ : - Giả thiết ban đầu T5 ,T6 dẫn dòng. π θ = +α 6 cho xung điều khiển mở T1 thyristor này mở vì lúc đó ua >0 .Sự mở - Khi của T1 làm T5 khoá một cách tự nhiên vì ua>uc .Lúc này có dòng chạy qua T1,T6 3π θ= +α 6 cho xung điều khiển mở T2 thyristor này mở vì lúc đó ub >uc .Sự - Khi mở của T2 làm T6 khoá một cách tự nhiên.Lúc này có dòng chạy qua T1,T2 π Các xung điều khiển lệch nhau 3 lần lượt đưa đến cực điều khiển thyristor theo thứ tự 1,2,3,4,5,6,1... - Trong mỗi nhóm khi một thyistor mở nó sẽ khoá ngay thyristor dẫn dòng trước đó Dạng dòng điện,điện áp của mạch chỉnh lưu:
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. Hình 3.. Dạng điện áp và dòng điện của chỉnh lưu cầu 3 pha đối xứng. - Điện áp trung bình ra tải : Ud=2,34U2cosα - Dòng điện trung bình ra tải: - Mỗi van dẫn 1/3 chu kì nên dòng điện chảy qua thyristor : - Điện áp ngược lớn nhất đặt lên mỗi van : Ungmax=2,45.U2 2X C Id 3U m - Góc trùng dẫn γ được xác định bởi biểu thức : Cosα-Cos(α+γ)= 3X C I d ∆U γ = π - Tổn thất điện áp khi trùng dẫn : - Dòng điện hiệu dụng thứ cấp : - Hiệu suất sử dụng máy biến áp : - Hệ số đập mạch của điện áp chỉnh lưu:
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. - Ưu nhược điểm của mạch : - Ưu điểm: - Hệ số đập mạch nhỏ nên điện áp ra bằng phẳng , chất lượng tốt - Điện áp 1 chiều trung bình lớn hơn chỉnh lưu hình tia. - Điện áp cầu 3 pha có hiệu suất sử dụng máy biến áp tốt nhất - Nhược điểm: - Mạch điều khiển phức tạp,tốn kém. KẾT LUẬN: Qua các phân tích trên, ta thấy sử dụng sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha điểu khiển hoàn toàn là thích hợp nhất đối với động cơ điều khiển cân Dosimat. Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển hoàn toàn có đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu về chất lượng điện áp và cả về kỹ thuật như: + Sơ đồ cầu có điện áp ngược đặt lên van nhỏ hơn hai lần so với sơ đồ hình tia. + Sơ đồ cầu máy biến áp được tận dụng khả năng triệt để hơn (công suất yêu cầu nhỏ hơn 30% so với sơ đồ hình tia) + Sơ đồ cầu cho ta dạng điện áp và dòng chỉnh lưu tốt hơn, độ nhấp nhô ít hơn. + So với sơ đồ hình tia kích thước cuộn kháng lọc bé hơn,và dễ chế tạo hơn. + So với sơ đồ cầu 3 pha bán điều khiển thì sơ đồ 3 pha bán điều khiển có nhiều bất lợi hơn như : không hoàn trả năng lượng về nguồn được khi 2 van thẳng hàng cùng dẫn điện, chất lượng điện áp phụ thuộc vào góc điều khiển α, hệ số đập mạch nhỏ (mđm=3) khi α lớn. Làm lệch pha lưới điện khi thay đổi góc điều khiển.
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. 3.3. Tính toán và lựa chọn các thiết bị. 3.3.1. Tính toán biến áp nguồn. Chọn máy biến áp 3 pha 3 trụ sơ đồ đầu dây ∆/Y làm mát bằng không khí tự nhiên. Hình 3.. Sơ đồ bộ biến đổi và máy biến áp nguồn 1- Công suất biểu kiến MBA: [kV] Trong đó: Vậy: [VA] 2- Điện áp pha sơ cấp MBA: U1 = 380 [V] 3- Điện áp thứ cấp máy biến áp: Điện áp không tải của bộ chỉnh lưu Ud0 phải thoả mãn phương trình: Ud0.cosαmin = UĐCdm + ∑Uv + ∆ Uba + ∆ ULK Trong đó: - Ud0 : điện áp không tải của chỉnh lưu.
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. - αmin : góc điều khiển cực tiểu. Sơ đồ không đảo chiều, ta chọn chỉnh lưu cầu 3 pha => αmin = 12o. - ∑Uv : tổng sụt áp trên van. Mỗi thời điểm chỉ có 2 van dẫn. Thông thường sụt áp trên van thyristor khoảng từ 1 – 2 V. Chọn Uv=1,5 [V] nên: - ∑Uv = 2Uv ≈ 2.1,5 = 3 [V]. - ∆ Ulk: sụt áp trên cuộn cảm. thường ∆ Ulk = (5% – 10%) Uđm . Ta chọn tỉ lệ sụt áp là 7% => ∆ Ulk=15,4 [V] - ∆ Uba : sụt áp do biến áp gây ra. thường ∆ Uba = (5% – 10%) Uđm . Ta chọn ∆ Uba =15,4 [V] Vậy: Ud0= 253,8 [V] U2 = 108 [V] 4- Dòng hiệu dụng thứ cấp MBA: [A] 5- Dòng hiệu dụng sơ cấp MBA: [A] 6- Tính sơ bộ mạch từ : • Tính tiết diện trụ : Trong đó : KQ : Hệ số phụ thuộc phương thức làm mát, chọn KQ = 4. Với loại MBA dầu KQ = 4 ÷ 5. M : Số trụ máy biến áp : m = 3. f : Tần số nguồn xoay chiều. Thay số ta có : Đường kính trụ là : Chuẩn hóa đường kính trụ theo tiêu chuẩn : d = 5 [cm] Chọn loại thép 330 có các lá thép kỹ thuật độ dày 0,5 mm. Chọn mật độ từ cảm trong trụ : B = 1 testla [1T] Chọn tỉ số : M = h/d = 2 ( thông thường m = 2 ÷ 2,5 ) Suy ra : h = 2.d =2.5 = 10 [cm] 7- Tính toán dây quấn : Số vòng mối pha sơ cấp MBA : Số vòng 1 pha thứ cấp MBA :
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. Với dây dẫn bằng đồng chọn mật độ dòng điện : J1 = J2 = 2,75 [A/mm2] Tiết diện dây dẫn sơ cấp MBA là : Chuẩn hóa tiết diện dây dẫn sơ cấp MBA là: S1 = 1,72 [mm 2] Chọn dây chữ nhật theo tiêu chuẩn : S1 = a1. b1=0,8 mm . 2,1 mm Tiết diện dây dẫn thứ cấp MBA là: Chuẩn hóa tiết diện dây dẫn thứ cấp MBA S2 = 3,33 [mm2] Chọn dây dẫn hình chữ nhật theo tiêu chuẩn S2 = a2 . b2=1,23 mm . 2,83 mm • Kết cấu dây quấn sơ cấp: Thực hiện dây quấn kiểu đồng tâm theo chiều dọc trục. Tính số vòng dây trên 1 lớp của cuộn sơ cấp : Trong đó: KC = 0,95: hệ số ép chặt h : chiều cao trụ hg : khoảng cách từ gông đến cuộn sơ cấp Chọn hg = 1,5 cm Thay số ta có: [Vòng] Tính số lớp dây cuộn sơ cấp : [Lớp] Chiều cao thực tế của cuộn sơ cấp : h1 = [cm] Chọn ống quấn dây làm bằng vật liệu cách điện có bề dày : S01 = 0,1 [cm] Khoảng cách từ trụ tới cuộn sơ cấp : a01 = 1 [cm] Đường kính trong của ống cách điện : DT = d + 2a01 - 2S01 = 5 + 2.1 - 2.0,1 = 6,8 [cm] (d: đường kính của trụ) Đường kính trong cuộn sơ cấp : DT1 = DT + 2S01= 6,8 + 2.0,1 = 7 [cm] Chọn bề dày cách điện giữa các lớp dây cuộn sơ cấp: Cd1 = 0,1 [cm] Bề dày cuộn sơ cấp là : Bd1= (a1 + Cd1).n1L = (0,08.1 + 0,1).30 = 5,4 [cm] Đường kính ngoài của cuộn sơ cấp :
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. DN1 = DT1 + 2Bd1 = 7 + 2.5,4 = 17,8 [cm] Đường kính trung bình cuộn sơ cấp : DTB = [cm] Chiều dài dây quấn sơ cấp: L1 = W1..DTB = 1006.3,14.12,4 = 39169 cm = 391,69 [m]. Chọn bề dày cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp : Cd2 = 1 [cm] • Kết cấu dây quấn thứ cấp Tính số vòng dây trên 1 lớp : [Vòng] Tính số lớp dây quấn thứ cấp : n2 = [Lớp] Chiều cao thực tế của cuộn thứ cấp : h2 = [cm] Đường kính trong cuộn thứ cấp DT2= DN1 + 2Cd2 = 17,8 + 2.1 = 19,9 [cm] Chọn bề dày cách điện giữa các lớp dây cuộn thứ cấp : Cd3 = 0,1 [cm] Bề dày cuộn thứ cấp là : Bd2= (a2 + Cd3).n2 = (0,123 + 0,1).12 = 2,67 [cm] Đường kính ngoài cuộn thứ cấp : DN2 = DT2 + 2Bd2 = 19,9 + 2.2,67 = 25,2 [cm] Đường kính trung bình cuộn thứ cấp : DTB = [cm] Chiều dài dây quấn thứ cấp: L2 = W2..DTB = 285.3,14.22,5 = 20135 cm = 201,35 [m]. 8- Các thống số của máy biến áp: Điển trở trong của cuộn sơ cấp MBA ở 750C là : R1 = ( = 0,02133 Ω mm2/m) Điện trở trong cuộc thứ cấp MBA ở 750C là : R2 = Điện trở máy biến áp quy đổi về thứ cấp : 2 W2 W RBA = R2 + R1 1 = 0,204 + 4,85 = 0,594 [ Ω ] Điện kháng của máy biến áp là XBA= er = 1,08 [ Ω ] (Với MBA 3 pha 3 trụ có er = 0,08) Sụt áp trên điện trở MBA là ∆ Ur = 1,66.Id = 18,59 [V] Điện cảm cuộn kháng quy đổi về thứ cấp Lba = = 0,00756 [H] Sụt áp trên cuộn kháng MBA
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. [V] Sụt áp trên máy biến áp là: UBA = = 20,56 [V] 3.3.2. Tính chọn thyristor mạch chỉnh lưu. Điện áp ngược lớn nhất mà thyristor phải chịu: Ungmax = 2,45. U2 = 2,45.108= 264,6 [V] Điện áp van cần chọn : UV ≥ Ung max. Ku = 264,6. 2 = 529,2 [V] (Chọn hệ số dự trữ điện áp Ku = 2 ) Dòng điện làm việc trung bình của van: ITBV = [A] Dòng điện của van cần chọn: IV = Ki. ITBV = 1,4 . 3,7 = 5,2 [A] (Chọn hệ số dự trữ dòng điện Ki = 1,4) Từ đó ta chọn được thyristor thích hợp với các thông số trong bảng sau: Itb Imax Iđm Ung.max Ig.max ΔU Ug du/dt di/dt Loại [A] [A] [A] [V] [A] [V] [V] [V/μs] [V/μs] 24TB12 25 180 7,5 800 0,1 1,4 3 50 31 3.3.3. Tính toán cuộn kháng lọc một chiều. Ta có công thức: Đối với sơ đồ chỉnh lưu một pha sơ đồ cầu: Kđm.vào = 0,67. Chọn: Kđm.ra = 0,067. Suy ra: Vậy: Suy ra [H] 3.3.4. Thiết kế bảo vệ cho thyristor. 3.3.4.1 Bảo vệ quá nhiệt. Khi làm việc các thiết bị bán dẫn công suất có các tổn hao gây phát nóng thiết bị. Các nguyên nhân gây phát nóng gồm: - Tổn hao công suất khi dẫn ( theo chiều thuận ). Tổn hao này bằng tích điện áp và dòng điện thuận. Đây là nguyên nhân chính gây phát nóng. - Tổn hao do dòng điện rò ở trạng thái khóa. -Tổn hao do trong mạch điều khiển do năng lượng xung điều khiển gây ra. Thực tế tổn hao này rất nhỏ, có thể bỏ qua. - Tổn hao do chuyển mạch là tổn hao năng lượng quá độ từ trạng thái dẫn sang trạng thái khóa và ngược lại. Tổn hao chuyển mạch tỷ lệ với tần số và làm hạn chế tần số làm việc của thiết bị. Vì vậy trong quá trình thiết kế ta phải tính toán làm mát cho linh kiện bán dẫn. Tuy nhiên ta sẽ dùng bộ làm mát do nhà sản xuất cung cấp mà không phải thiết kế. 3.3.4.2 Bảo vệ quá áp. Linh kiện bán dẫn nói chung và bán dẫn công suất nói riêng, rất nhạy cảm với sự thay đổi của điện áp. Những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới van bán dẫn mà chúng ta cần có phương thức bảo vệ là: - Điện áp đặt vào van lớn quá thông số của van.
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. - Xung điện áp do chuyển mạch van. - Xung điện áp từ phía lưới xoay chiều, nguyên nhân thường gặp là do cắt tải có điện cảm lớn trên đường dây. - Xung điện áp do cắt đột ngột biến áp non tải. - Để bảo vệ cho van khi làm việc dài hạn mà không bị quá điện áp, chúng ta cần chọn đúng các van bán dẫn theo điện áp ngược. - Bảo vệ xung điện áp do quá trình đóng cắt các van được dùng bằng các mạch R - C mắc song song với các van bán dẫn. Sơ đồ đơn giản của loại mạch này mô tả như hình vẽ. C R Hình 3.. Mạch bảo vệ quá áp cho thyristor. Khi có sự chuyển mạch, do phóng điện từ van ra ngoài tạo nên xung điện áp trên bề mặt tiếp giáp van. Mạch R - C mắc song song với van bán dẫn tạo mạch vòng phóng điện tích quá độ trong quá trình chuyển mạch van. Các giá trị của R, C có thể được tính toán bằng công thức nhưng thực tế người ta dùng công thức thực nghiệm: C = 0,6; R = 100 Để bảo vệ xung điện áp từ phía lưới xoay chiều, ta mắc mạch R - C như hình. Nhờ có mạch lọc này mà đỉnh xung gần như nằm lại hoàn toàn trên điện trở đường dây. AT a 1c c UA a c XC RXC b 1c c b RXC UB c XC RXC c XC C c 1c c UC Hình 3.. Cách mắc R-C chống xung quá áp từ lưới
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. Trị số R - C được chọn như sau Rxc = 40 [Ω ] Cxc = 2 [µF] 3.3.4.3 Bảo vệ quá tải và ngắn mạch. a) Chọn aptomat: Điện áp định mức : Uđm A U2d =108 [V] Dòng điện định mức : Iđm A I2 = 9,1 [A] Do đó ta chọn aptomat EA52-G do Nhật chế tạo có các thông số : Uđm = 200 [V] , Iđm = 10 [A] b) Chọn cầu chì: Ta dùng các cầu chì để bảo vệ riêng từng thiết bị trong mạch khi có sự cố quá tải hoặc ngắn mạch. Nhóm cầu chì thứ nhất : Bảo vệ cho nguồn điện =1,1.9,1 =10.05 [A] Chọn cầu chì loại 3GD1-102-2B của Siemens có Iđmcc=12 [A] Nhóm cầu chì thứ hai: Bảo vệ cho các thyristor I2cc = 1,1 . Ihd = 1,1 . =5,8 [A] Chọn cầu chì loại 3GD1-101-2B của Siemens có Iđmcc=6 [A] Nhóm cầu chì thứ ba: Bảo vệ cho động cơ ở phía sau chỉnh lưu I3cc = 1,1.Id = 1,1.11,2 = 12,31 [A] Chọn cầu chì loại 3GD1-103-2B của Siemens có Iđmcc= 15 [A] sử dụng điện áp một chiều.
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi. B A At o ma t Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý mạch lực.
- Chương III. Phân tích, lựa chọn và tính toán bộ biến đổi.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn