intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG IV: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Chia sẻ: Nguyen Van Teo Teo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

1.523
lượt xem
146
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương này giới thiệu thị trường tiền tệ và các chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương sử dụng để can thiệp vào thị trường tiền tệ. Phần cuối chương giới thiệu mối tương tác giữa thị trường hàng hoá và tiền thông qua mô hình IS – LM, cùng với các chính sách mà chính phủ sử dụng để tác động đến thị trường hàng hoá và tiền tệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG IV: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

  1. CHƯƠNG IV TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Chương này giới thiệu thị trường tiền tệ và các chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương sử dụng để can thiệp vào thị trường tiền tệ. Phần cuối chương giới thiệu mối tương tác giữa thị trường hàng hoá và tiền thông qua mô hình IS – LM, cùng với các chính sách mà chính phủ sử dụng để tác động đến thị trường hàng hoá và tiền tệ. 1. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1.1.Tiền tệ. 1.1.1.Tiền tệ là gì? Tiền là mọi thứ được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện mua hàng hoá và dịch vụ. Tiền có ba chức năng cơ bản:  Phương tiện trao đổi: là một thứ mà người mua trao cho người bán khi mua hàng hóa và dịch vụ. Sở dĩ tiền có thể đảm nhận chức năng quan trọng này vì nó được chấp nhận rộng rãi như là phương tiện trao đổi.  Đơn vị kế toán hay đơn vị tiền tệ kế toán: toàn bộ giá cả đều được qui về một đơn vị là đồng Đô la, đồng Yen hay đồng Việt Nam …Điều này làm cho việc so sánh các giá trị tương đối trở nên dễ dàng hơn. Chức năng đơn vị hạch toán của tiền chỉ ra rằng sự tiện lợi có một phương tiện được chấp nhận rộng rãi để định giá và ghi sổ sách.  Phương tiện bảo tồn giá trị: tiền là một hình thức để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai. Với chức năng này dân cư có thể lựa chọn giữ một số của cải trực tiếp bằng tiền. Tuy nhiên, trong điều kiện có lạm phát giá trị của tiền giảm theo thời gian. Điều này làm cho tiền trở thành một phương tiện bảo tồn không hiệu quả. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ khả năng thanh toán để chỉ mức độ dễ dàng đổi một tài sản thành phương tiện trao đổi của nền kinh tế. Vì tiền là phương tiện trao đổi của nền kinh tế, nên nó là tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất, các tài sản khác nhau có khả năng thanh khoản rất khác nhau. Phần lớn cổ phiếu, trái phiếu có thể bán dễ dàng với chi phí thấp và vì vậy chúng là những loại tài sản có khả năng thanh khoản tương đối cao. 1.1.2. Các loại tiền. Quá trình phát triển của tiền trải qua các hình thái sau:  Tiền bằng hàng hoá: khi tồn tại dưới hình thức hàng hoá có giá trị cố hữu, tiền được gọi là tiền hàng hoá. Thuật ngữ giá trị cố hữu hàm ý hàng hoá đó có giá trị ngay cả khi nó không được sử dụng làm tiền. Một ví dụ về tiền hàng hoá điển hình nhất là vàng. Vàng có giá trị cố hữu bởi vì nó được sử dụng trong công nghiệp và chế tác đồ trang sức.  Khi tiền không có giá trị cố hữu, nó được gọi là tiền pháp định. Đây là loại tiền được lưu hành do luật lệ của chính phủ qui định. Giá trị ghi trên đồng tiền qui ước thường lớn hơn rất nhiều so với giá trị vật dùng làm tiền. Tiền qui ước cũng bao gồm hai dạng tiền kim loại và tiền giấy.  Tiền kim loại: thời kỳ đầu thường dùng các kim loại quí như bạc, vàng. Về sau dùng các hợp kim rẽ tiền hơn. Tiền kim loại ngày nay thường có giá trị nhỏ và các chi tiêu thông qua phương tiện bán hàng tự động.  Tiền giấy: tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán ( loại tiền có thể đem đổi được bạc hoặc vàng với một lượng giá trị tương đương.) và tiền giấy bất khả hoán (lọai tiền bắt buộc lưu hành theo luật định, không thể mang chúng đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Ngày nay các quốc gia đều dùng loại tiền giấy bất khả hoán).  Tiền ngân hàng: là lượng tiền gửi không kỳ hạn sử dụng séc. Đây là số tiền ghi nợ của ngân hàng đối với người mở tài khoản séc tại ngân hàng. Séc là một kiểu giấy nợ có thể thanh toán theo yêu cầu của người chủ gửi tiền. Nó cho phép tiến hành thanh toán mà không dùng tiền mặt. 1.1.3. Khối lượng tiền tệ. Việc định nghĩa tiền là một phương tiện trao đổi mới chỉ đưa ra một cách khái quát về tiền, nó chưa cho chúng ta biết rõ trong nền kinh tế hiện nay khối lượng của nó nhiều hay ít. Vì vậy người ta phải định nghĩa tiền bằng việc đưa ra các phép đo về khối tiền trong lưu thông. Có 3 thước đo khối tiền trong nền kinh tế được ký hiệu lần lượct là M1, M2, M3.  Khối tiền giao dịch M1: phương tiện được sử dụng rộng rãi trong thanh toán và chi trả về hàng hoá và dịch vụ bao gồm:Tiền mặt trong lưu thông đó chính là bộ phận tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng, Tiền gửi có thể phát hành séc tại các ngân hàng.  Khối tiền mở rộng M2: Khối tiền M2 sẽ bằng khối tiền M1 cộng với tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính trung gian.  Khối tiền tài sản M3: bằng khối tiền M2 cộng với trái khoán như hối phiếu, tín phiếu kho bạc. Khối tiền M2 và M3 không được sử dụng như một công cụ trao đổi, nhưng chúng có tính thanh khoản cao.Tài sản tiền gửi có thể phát hành séc là tiền nhưng những tờ séc không phải là tiền (do khi những tờ séc phát hành thì khối tiền không đổi ). Các thẻ tín dụng cũng không phải là tiền. 1.2. Cung tiền. Cung tiền (Ms) là tổng khối lượng tiền hiện có trong nền kinh tế, đó cũng chính là M1. Ms = Cp + D Trong đó Cp : tiền mặt ngoài ngân hàng. 1
  2. D: tiền gửi không kỳ hạn. Cơ sở tiền tệ (H): là tổng của tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại (R). H = Cp + R Trong các nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền tệ, đó là do quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại. 1.2.1. Ngân hàng thương mại và cung tiền. · Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại đóng vai trò của một trung gian tài chính trong nền kinh tế. Chức năng cơ bản của chúng là nhận tiền gửi và cho vay lại. Ngoài ra, nó còn có chức năng cơ bản quan trọng khác trong nền kinh tế là cho phép các cá nhân và tổ chức sử dụng tài khoản séc như là một phương tiện thanh toán.Trên cơ sở thực hiện các chức năng này, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cung tiền của nền kinh tế. Quy mô và hình thức hoạt động của ngân hàng thương mại được thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của chúng. Bảng tổng kết tài sản là danh mục ghi rõ các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. Tài sản có là tất cả các tài sản mà ngân hàng sở hữu. Tài sản nợ là tất cả những thứ mà ngân hàng nợ các hộ gia đình và doanh nghiệp khác. Tài sản có Tài sản nợ - Tài sản dự trữ. - Tiền gửi có thể phát hành séc. - Tài sản thanh khoản. - Tiền gửi tiết kiệm. - Đầu tư chứng khoán. - Tiền gửi có kỳ hạn. - Tài sản có khác. - Tài sản nợ khác. Tổng cộng: Tổng cộng: Thu nhập của ngân hàng thương mại phần lớn là từ các khoản cho vay, tiền lãi đầu tư chứng khoán và các tài sản thanh khoản ngoài này lớn hơn tiền lãi phải trả cho tiền gửi và các khoản nợ khác thì ngân hàng thu được lợi nhuận. Bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại các tổ chức tín dụng khác cũng nhận tiền gửi và tạo thành một phần đáng kể của khối tiền tệ. Cung tiền được tạo thành chủ yếu từ các khoản mục khác nhau của tài sản nợ của ngân hàng thương mại. · Vấn đề tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi phải để lại dự trữ một tỷ lệ phần trăm tiền mặt, nhằm bảo đảm khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của ngân hàng thương mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của ngân hàng trung ương. Một tỷ lệ phần trăm tiền dự trữ gửi vào tài khoản dự trữ tại ngân hàng trung ương gọi là dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định khác nhau theo từng loại tiền gửi và từng loại ngân hàng, còn một phần dự trữ để tại ngân hàng gọi là dự trữ thừa. Tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng là tổng của dự trữ bắt buộc và dự trữ thừa. Giả sử trong nền kinh tế chỉ có một ngân hàng, ngân hàng A có tổng số tiền gửi là 100 triệu đồng, tỷ lệ dự trữ thực tế là 10%. Nghĩa là, ngân hàng này giữ lại 10% tiền gửi đưới dạng dự trữ và cho vay hết phần còn lại. Tài khoản của ngân hàng được biểu hiện: Các khoản nợ của ngân hàng A là 100 triệu, việc cho vay không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Trước khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ bằng 100 triệu đồng dưới dạng tiền gửi vào ngân hàng. Nhưng khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ tăng lên. Người gửi tiền vẫn có 100 triệu đồng tiền gửi không kỳ hạn, nhưng giờ đây người vay tiền của ngân hàng nắm giữ 90 triệu đồng tiền mặt. Cung ứng tiền tệ ( bằng tổng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn) bằng 190 triệu đồng. Như vậy sau khi giữ phần tiền dự trữ, ngân hàng cho vay phần tiền gửi còn lại và chính phần cho vay này sẽ làm tăng cung tiền trong nền kinh tế. Việc tạo ra cung tiền không ngừng lại ở đó. Trong thực tế không chỉ có một ngân hàng ví dụ ngân hàng B và những người vay tiền ở ngân hàng A sang gửi tiền ở ngân hàng B. Sau khi đã giữ lại phần dự trữ10% thì ngân hàng B lại cho vay hết số tiền gửi còn lại. 2
  3. Ngân hàng B tạo ra lượng tiền là 81 triệu đồng. Nếu 81 triệu đồng này được gửi vào ngân hàng C và ngân hàng này cũng có tỷ lệ dự trư là 10%, nó sẽ giữ lại 8,1 triệu đồng dưới dạng dự trữ và cho vay 72,9 triệu đồng. Nếu chúng ta tiếp tục quá trình tương tự cho nhiều ngân hàng và giả định rằng tất cả các khoản nợ vay đều được gửi lại trong hệ thống ngân hàng thì tổng thay đổi trong lượng tiền gửi là: D= R+ R(1-rd) + R(1-rd)(1-rd) + … + R(1-rd)Q Ta có thể chứng minh được: Như vậy lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng lên bằng với lượng thay đổi dự trữ nhân với số nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Số nghịch đảo của dự trữ bắt buộc là số nhân tiền gửi đơn giản (1/r). Tuy nhiên mô hình này không bàn đến việc giữ tiền của công chúng do đó các nhà kinh tế phải xem xét cơ số tiền. Để đo lường mức độ khuếch đại của cung tiền so với cơ sở tiền tệ, các nhà kinh tế sử dụng độ khuếch đại của cung tiền so với cơ số tiền tệ, các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ số nhân tiền tệ. Trong đó: - cp: là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi ( cp = Cp/D) - ra: là tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại(ra = R/D). Vậy số nhân tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi. 1.2.2. Ngân hàng trung ương và cung tiền. Ngân hàng trung ương (NHTƯ) là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Đây là tổ chức duy nhất được phát hành tiền trong nền kinh tế, thông qua các công cụ như tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở. Nó có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia. Nghiệp vụ thị trường mở: NHTƯ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Để làm tăng cung ứng tiền tệ, NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường. Lượng tiền mà NHTƯ bỏ ra để mua trái phiếu làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Một phần trong số tiền NHTƯ bỏ ra này đuợc giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn lại được gửi vào ngân hàng. Lượng cung tiền tăng lên đúng bằng lượng tiền gửi vào ngân hàng và lượng tiền gửi vào ngân hàng làm tăng cung tiền nhiều hơn theo số nhân. Ngược lại, để cắt giảm cung ứng tiền tệ, NHTƯ bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Công chúng trả cho trái phiếu chính phủ bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà họ đang nắm giữ vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra khi dân chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiền dự trữ của họ giảm. Để đáp lại sự suy giảm dự trữ này ngân hàng giảm cho vay và quá trình tạo tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách mà ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên nhất vì đây là công cụ dễ thực hiện và NHTƯ có thể thay đổi cung ứng tiền trên qui mô nhỏ hoặc lớn vào bất kỳ ngày nào mà không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp và các qui định về ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTƯ cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ so với tiền gửi. sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng dự trữ nhiều hơn do đó cho vay ít hơn từ số tiền mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền. NHTƯ ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà NHTƯ áp dụng khi các ngân hàng thương mại vay tiền. Các ngân hàng thương mại vay tiền của NHTƯ khi đã cho vay quá nhiều hoặc vì có nhiều khoản tiền được rút ra. NHTƯ có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ngại vay tiền của NHTƯ để bù đắp dự trữ. Do đó, khi NHTƯ tăng lãi suất chiết 3
  4. khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng vay tiền của NHTƯ, dẫn tới lượng dự trữ tăng và cung ứng tiền tệ tăng. Công cụ này được NHTƯ dùng không chỉ để kiểm soát cung tiền, mà còn nhằm giúp đỡ các ngân hàng khi họ rơi vào tình thế khó khăn. 1.3. Cầu tiền. Cầu tiền tệ là lượng tiền mà người ta muốn nắm giữ. Với một lượng tài sản có giới hạn, có sự đánh đổi giữa việc giữ tiền mặt và các tài sản khác trong tổng số của cải. Các chức năng của tiền là hết sức quan trọng đối với con người, vì vậy các cá nhân sẵn sàng chịu một khoản chi phí để giữ tiền mặt hoặc các tài khoản séc ít lợi nhuận. Khoản chi phí đó chính là lãi suất mà người giữ tiền phải hy sinh thay vì giữ những tài sản tài chính khác hay đầu tư. Nhìn chung các tài sản tài chính có hai chức năng chính là phương tiện trao đổi và phương tiện cất giữ của cải. Do vậy, nhu cầu tiền tệ trong một nền kinh tế bao gồm tiền để trao đổi và tiền để cất giữ . Trong đó cầu tiền để trao đổi là một hàm theo thu nhập và cầu tiền để dự trữ là một hàm theo lãi suất. Từ phân tích trên hàm cầu tiền được viết như sau: Md = P* f(Y,i) Cầu tiền thực tế phụ thuộc dương vào thu nhập vì thu nhập càng cao thì dân chúng càng thực hiện nhiều giao dịch và họ sẽ cần nhiều tiền hơn với tư cách là trao đổi. Cầu tiền phụ thuộc âm vào lãi suất bởi vì lãi suất danh nghĩa càng cao hàm ý rằng chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng cao. Với giả thiết là thu nhập được cho trước, hàm cầu tiền thực được thể hiện dưới dạng đồ thị sau: Với mức thu nhập cho trước, lãi suất càng cao thì cầu tiền càng thấp. Với mức cầu tiền cho trước, lãi suất càng cao thì cầu tiền càng cao. 1.4. Cân bằng trên thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ cân bằng khi cầu tiền bằng cung tiền. Điểm cân bằng thỏa mãn phương trình: Ms = Md = P . f( Y, i ) hay Ms /P = Md / P= f( Y, i ) Điều này có thể biểu diễn trên đồ thị như sau Đường cung tiền là đường thẳng đứng hàm ý rằng cung tiền được qui định bởi chính sách tiền tệ không phụ thuộc vào lãi suất. Mức lãi suất tại giao điểm đường cung và đường cầu là mức lãi suất cân bằng. Thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của việc mong muốn giữ tiền của công chúng (được biểu hiện bằng đường cầu tiền) và chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương. Tác động qua lại của chúng quyết định lãi suất thị trường ( i ). Một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn làm dịch chuyển đường cung sang trái, làm tăng lãi suất thị trường. Ngược lại, nếu NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm đường cung tiền tệ dịch chuyển sang phải. Việc tăng sản lượng quốc gia hay mức giá cả dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất. Ngược lại, đường cầu tiền dịch chuyển sang trái làm giảm lãi suất. A 4
  5. 2. MÔ HÌNH IS–LM. Khi chính phủ hoặc NHTƯ tác động những biện pháp làm thay đổi tổng cầu thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi (thị trường hàng hoá thay đổi). Sản lượng thay đổi sẽ làm cho cầu tiền tệ thay đổi, điều này làm cho lãi suất thay đổi (thị trường tiền tệ thay đổi). Đến lượt nó, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cầu hàng hoá (tiêu thụ, đầu tư) làm cho tổng cầu thay đổi và sản lượng lại thay đổi. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi đạt sự cân bằng đồng thời cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ. Các thị trường này có sự tương tác lẫn nhau do đó chúng ta không thể phân tích riêng rẽ từng thị trường, sự thay đổi của mỗi thị trường đều ảnh hưởng tới thị trường kia. Để nghiên cứu trạng thái cân bằng đồng thời giữa hai thị trường người ta dùng mô hình IS – LM. 2.1. Đường IS. Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ cân bằng. 2.1.1. Sự hình thành đường IS. Đầu tư là một hàm theo lãi suất, khi lãi suất thay đổi sẽ làm thay đổi nhu cầu đầu tư, làm dịch chuyển đường tổng cầu và do đó sản lượng cân bằng quốc gia sẽ thay đổi theo. Lúc ban đầu với lãi suất i1 ứng với mức đầu tư là I1 thì tổng cầu là: AD1 = C + I1 + G + X – M. Sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá là Y1. Khi lãi suất tăng đến i2 đầu tư sẽ giảm xuống ở mức I2 do đó tổng cầu sẽ là: AD2 = C + I2 + G + X- M Sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá lúc này là Y2. Với các tổ hợp lãi suất và sản lượng cân bằng khác nhau trên thị trường hàng hoá cho phép chúng ta vẽ đường IS. Đường IS là đường dốc xuống về phía bên phải do lãi suất có ảnh hưởng âm đến đầu tư và sau đó là sản lượng. Cụ thể là khi lãi suất giảm thì sản lượng tăng, khi lãi suất tăng thì sản lượng giảm. 2.1.2. Phương trình đường IS. Đường IS phản ánh quan hệ giữa sản lượng (Y) với lãi suất ( i ) trong điều kiện thị trường hàng hoá cân bằng. Nó có dạng hàm số : Y = f ( i ). Mọi điểm nằm trên đường IS luôn thoả điều kiện tổng cung bằng tổng cầu : AS = AD Y = AD 5
  6. Y = C + I + G + X –M Trong đó: Hệ số gốc của đường IS là k.Iim.Trong đó k>0, Iim
  7. Khi do các nhân tố khác lãi suất tác động làm thay đổi tổng cầu AD dẫn đến sản lượng cân bằng thay đổi, đường IS sẽ dịch chuyển. Giả sử lúc ban đầu chúng ta có đường tổng cầu là AD1, sản lượng cân bằng ở mức Y1 với lãi suất cân bằng là i1. Khi có sự gia tăng của các yếu tố C, I, G… làm tổng cầu tăng từ AD1 đến AD2, tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng từ Y1 đến Y2, với mức lãi suất không đổi, đường IS dịch chuyển từ IS1 đến IS2 trên Hình 4.7. 2.2. Đường LM. 2.2.1. Phương trình đường LM. Đường LM mô tả những tổ hợp giữa thu nhập (Y) và lãi suất ( i) đảm bảo cho sự cân bằng trên thị trường tiền tệ ứng với một mức cung tiền thực tế xác định. Thị trường tiền tệ cân bằng: Cung tiền thực : MS = M / P Cầu tiền : đồng biến với thu nhập và nghịch biến với lãi suất. Hàm cầu tiền đối với tiền thực có dạng: MD = kY – hi. Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền bằng cầu tiền M / P = kY – hi. Trong đó: Giá trị k là độ nhạy cảm của số dư tiền thực đối với thu nhập. Giá trị h là độ nhạy cảm của cầu tiền thực đối với lãi suất. Đây chính là phương trình đường LM. 2.2.2. Sự hình thành đường LM. Giả sử mức cung tiền thực tế xác định và các yếu tố khác không thay đổi, chỉ có sản lượng thay đổi, tác động làm lãi suất thay đổi sao cho thị trường tiền tệ cân bằng. Ở mức sản lượng Y1, thị trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất i 1, cho chúng ta xác định được tổ hợp cân bằng của sản lượng và lãi suất (Y1, i1 ). Với mức sản lượng là Y2, thị trường tiền tệ cân bằng ở lãi suất cân bằng i2, cho chúng ta xác định tổ hợp cân bằng sản luợng và lãi suất (Y2 , i2). Nối hai điểm cân bằng lãi suất và sản lượng trên ta có đường LM trên Hình 4.8. Đường LM dốc lên thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất và sản lượng. Độ dốc của đường LM Từ phương trình đường LM chúng ta có thể viết lại i = (k/h)Y - (1/k)(M/P) Độ dốc của đường LM chính là k/h. Giá trị h càngnhỏ thì đường LM càng dốc. Giá trị nhỏ của h cho biết rằng độc co giãn cầu tiền tệ theo lãi suất thấp và do đó ta có đường LM dốc tương ứng. Giá trị k càng lớn thì đường LM càng dốc.Trong trường hợp cầu tiền không nhạy 7
  8. cảm với lãi suất thì đường LM trở nên thẳng đứng; còn khi cầu tiền cực kỳ nhạy cảm với lãi suất hoặc không nhạy cảm với thu nhập thì đường LM trở thành nằm ngang. 2.2.3. Sự chuyển động dọc theo đường LM và Sự dịch chuyển đường LM. Khi cung tiền tệ không đổi sản lượng thay đổi làm cầu về tiền thay đổi, cầu về tiền thay đổi dẫn đến lãi suất thay đổi ,tạo sự chuyển động dọc theo đường LM. Giả sử lúc ban đầu chúng ta có đường cầu tiền tệ là DM1, cung tiền tệ là SM, thị trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất i1. Sản lượng ban đầu là Y1 và chúng ta đã dựng được đường LM. Khi có tác động làm tăng sản lượng từ Y1 đến Y2 dẫn đến cầu tiền tăng, đường cầu tiền tệ dịch chuyển về phía phải từ MD1 đến MD2 tạo một cân bằng mới trên thị trường tiền tệ tại (i2, M*) với i2 > i1. Lãi suất tăng tạo sự chuyển động dọc đường LM từ điểm A đến điểm B. Khi sản lượng không đổi, lượng cung tiền tệ thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường LM. Giả sử ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại E1( M1, i1 ) với cầu tiền tệ là DM, cung tiền tệ là S1M và đường LM1 ứng với sản lượng Y1. Khi cung tiền tệ tăng, sản lượng không đổi do đó cầu tiền tệ cũng không đổi, lãi suất sẽ giảm từ i1 đến i2, thị trường tiền tệ lúc này cân bằng tại E2(i2, M2), đường LM sẽ dịch chuyển sang phải (Hình 4.10) Vậy , khi cung tiền thực tăng đường LM sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại. 2.3. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ. Cuối cùng, chúng ta có thể đưa các đường IS và LM vào cùng một hệ trục toạ độ và tìm một kết hợp( i0, Y0) phù hợp với sự cân bằng trên cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ. Vì các điểm nằm trên đường IS phù hợp với sự cân bằng trên thị trường hàng hoá, các điểm nằm trên đường LM phù hợp với sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, điểm tại đó hai đường cắt nhau sẽ cho một tổ hợp của lãi suất và GDP thực mà cả hai thị trường đều cân bằng. Hình 4.11. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ Chúng ta cùng quan sát một ví dụ cụ thể: Một nền kinh tế có các thông số sau: 8
  9. Thị trường hàng hoá: C = 100 + 0.75 (Y –T) I = 200 – 2000 i G = 100 T = 0.2Y Thị trường tiền tệ: MS = 200 MD = 100 + 0.5Y -2500 i Từ những thông số trên chúng ta có thể viết phương trình đường IS0 lúc này là: Y = 750-5000 i Phương trình đường LM0 là: Y = 200 + 5000 i Cân bằng đồng thời ở cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ: IS0 = LM0 750 – 5000 I = 200 + 5000 i 550 = 10.000 i i = 0.055 hay i = 5,5 % => Y = 475 Vậy chúng ta xác định được mức sản lượng và lãi suất cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường là: Y = 475 và i = 5,5%. Biểu diễn bằng đồ thị: Hình 4.12 Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ Đồ thị mô hình IS - LM trên cho chúng ta thấy nền kinh tế chỉ đạt cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ tại điểm A(475; 5,5).Nền kinh tế nằm ở những điểm ngoài điểm A thì không có sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ. Xét điểm B (350,8), Tại B thị trường hàng hoá cân bằng nhưng thị trường tiền tệ thì không cân bằng. Với mức lãi suất 8% thì thị trường tiền tệ chỉ cân bằng tại C(600,8). Tương tự, tại mức lãi suất 3% thì thị trường hàng hoá cân bằng tại D(600,3), thị trường tiền tệ cân bằng tại E (350,3). 2.4. Chính sách tài khoá và tiền tệ với mô hình IS-LM. 2.4.1. Chính sách tài khoá (chính sách tài chính). Chính sách tài khoá liên quan đến quyết định của chính phủ về chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Trong dài hạn, chính sách tài khoá ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn, chính sách tài khoá ảnh hưởng chủ yếu đến tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. * Chính sách tài khoá mở rộng: Chính sách tài khoá mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế có mức sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng Khi chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế nhằm kích thích tổng cầu , tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng làm cho đường IS dịch chuyển sang phải. Lúc này sản lượng cân bằng tăng do đó làm tăng cầu tiền để phục vụ mục đích giao dịch. Sự gia tăng cầu tiền này đẩy lãi suất tăng lên và làm giảm đầu tư. Sự lấn át đầu tư như vậy triệt tiêu một phần ảnh hưởng của chính sách mở rộng tài khoá đối với tổng cầu. Minh hoạ chính sách tài khoá mở rộng bằng đồ thị : 9
  10. Giả sử nền kinh tế lúc ban đầu cân bằng tại điểm A(Y0, i0 ) với đường IS0 và đường LM0, Khi chính phủ gia tăng chi tiêu một lượng là DG làm tổng cầu tăng, với mức lãi suất chưa kịp thay đổi, đường IS dịch chuyển đến mức sản lượng Y1’. Như khi sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá tăng đến Y1’ thì cầu tiền tệ bắt đầu tăng để phục vụ mục tiêu giao dịch và mức lãi suất tăng lên. Do đó, sau khi tăng chi tiêu chính phủ thay vì nền kinh tế đạt mức sản lượng tại Y1’ với mức lãi suất là i0 thì lại cân bằng tại C(Y1, i1) do ảnh hưởng của hiệu ứng lấn át đầu tư. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ mới tại C(Y1, i1) với sản lượng và lãi suất cân bằng đều cao hơn điểm cân bằng ban đầu A. * Chính sách tài khoá thu hẹp: Chính sách tài khoá thu hẹp được chính phủ áp dụng khi nền kinh tế có sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng. Khi chính phủ giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, tổng cầu giảm làm cho sản lượng cân bằng giảm, điều này dẫn đến cầu tiền tệ cũng giảm. Khi cầu tiền giảm lãi suất sẽ giảm, lãi suất giảm khuyến khích đầu tư tư nhân và nhờ đó tổng cầu tăng trở lại. Khi chính phủ giảm chi tiêu, sản lượng cân bằng giảm từ Y0 xuống Y1’ lãi suất chưa thay đổi, thị trường hàng hoá cân bằng tại B(Yi’, i0). Nhưng khi sản lượng giảm thì cầu tiền tệ phục vụ cho giao dịch giảm, điều này làm cho lãi suất giảm, đến lược nó lãi suất giảm khuyến khích đầu tư và làm tăng tổng cầu trở lại. Lúc này thị trường hàng hoá và tiền tệ tái lập cân bằng tại C (Y1, i1 ). 2.4.2. Chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng. Xét chính sách tiền tệ mở rộng, khi chính phủ tăng cung tiền làm dịchchuyển đường LM sang phải. Cung tiền tăng làm lãi suất giảm để đưa cầu tiền phù hợp cới cung tiền mới cao hơn. Giảm lãi suất có tác dụng kích thích đầu tư, cuối cùng làm tăng sản lượng. Vậy kết quả cuối cùng của tăng cung tiền là lãi súât thấp hơn và sản lượng cao hơn 10
  11. Ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng, chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ làm giảm sản lượng và lãi suất cân bằng trên thị trường. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1