intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG TRÌNH DẠY ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC VÀ TRUYỀN THÔNG - UQÀM, CANADA

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

305
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác phẩm: Phim, video, truyền hình-truyền thông mới. Tác giả: Chantal Dahan (họa sĩ Pháp - tốt nghiệp trường NTTG & NTTT, UQÀM) Báo cáo Tổng kết năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thừa nhận: hệ thống giáo dục đại học của nước ta phát triển nhanh nhưng phương pháp và cơ chế quản lý chưa theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực; chất lượng đào tạo còn hạn chế, tổ chức và quản lý giảng dạy chưa đúng quy định..., bộc lộ nhiều hạn chế... ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG TRÌNH DẠY ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC VÀ TRUYỀN THÔNG - UQÀM, CANADA

  1. CHƯƠNG TRÌNH DẠY ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC VÀ TRUYỀN THÔNG - UQÀM, CANADA Tác phẩm: Phim, video, truyền hình-truyền thông mới. Tác giả: Chantal Dahan (họa sĩ Pháp - tốt nghiệp trường NTTG & NTTT, UQÀM) Báo cáo Tổng kết năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thừa nhận: hệ thống giáo dục đại học của nước ta phát triển nhanh nhưng phương pháp và cơ chế quản lý chưa theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực; chất lượng đào tạo còn hạn chế, tổ chức và quản lý giảng dạy chưa đúng quy định..., bộc lộ nhiều hạn chế...Trong một hội nghị gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: “Ngay trong năm học 2009 -2010, ngành giáo dục cần tập trung nâng cao chất lượng quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, tranh thủ mạnh mẽ mọi nguồn lực của toàn xã hội để thúc đẩy sự phát triển cho toàn ngành”. Thủ tướng gợi ý, Bộ GD&ĐT cần sơ kết, đánh giá nâng cấp một số trường đại học truyền thống... xây dựng đề án đào tạo đạt chuẩn quốc tế... Lãnh hội các ý kiến trên, nhiều trường đại học đã có kế hoạch xây dựng lại chương trình, bổ sung các nội dung, phương pháp dạy và học mới. Hội thoại với một số giáo viên trong các trường Mỹ thuật, được biết: các trường Mỹ thuật cũng đang chuyển mình theo dòng chảy đó. Tuy nhiên, nhiều trường chưa có một trường chính thống về nội dung các môn học cụ thể dành cho sinh viên; nếu có thì các môn học chưa thoả đáng với nhu cầu
  2. cuộc sống xã hội hiện nay. Để tạo một diễn đàn rộng hơn về giáo dục mỹ thuật cũng như các quan niệm đào tạo mới và cũ về nghệ thuật thị giác, tạp chí mỹ thuật giới thiệu với độc giả một chương trình dạy đại học của trường nghệ thuật thị giác và truyền thông nằm trong trường đại học tổng hợp Québec ở Montréal - Canada (UQÀM), hy vọng các nhà giáo dục mỹ thuật tìm được điều gì ứng dụng cho việc đổi mới và hội nhập quốc tế về giáo dục mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay. Trường Nghệ thuật Thị giác và Truyền thông (NTTG & NTTT) tiền thân là Trường Mỹ thuật Montréal, năm 1969 được sát nhập vào Trường Đại học tổng hợp Québec ở Montréal. Trường nằm trên phố Sainte-Catherine thuộc pavillon - Judith- Jasmin. “Nơi đây đặc biệt tốt, luôn cách tân và năng động về đào tạo trong lĩnh vực sáng tác và giảng dạy NTTG & NTTT. Chất lượng đào tạo nghệ sĩ chuyên sâu, tập trung vào những hoạt động sáng tác, giảng dạy, nghiên cứu qua thực hành và các phương pháp sư phạm. Bên cạnh đó thu nhận được những hoạt động và tiến triển của môi trường nghệ thuật. Chương trình vừa thực hành vừa kết hợp với lý thuyết, sinh viên biết cách đặt vấn đề và đưa ra các dự án, cho phép họ phát triển và tự bình luận về những thành tựu nghệ thuật của họ”. Trường Nghệ thuật Thị giác và Truyền thông là một trong những trường đại học có tuổi đời cao nhất Canada, có mối liên kết giáo dục với châu Âu, châu Phi, châu á và khắp châu Mỹ. Chất lượng giáo dục được xếp hạng ưu trong các trường đại học thuộc Bắc Mỹ. Trường có nhiều loại hình đào tạo, từ dạng cấp chứng chỉ (certificat) đến cấp bằng (diplôme) cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Mỗi loại hình đào tạo có yêu cầu dạy và học khác nhau. ở đây tác giả bài viết chỉ muốn giới thiệu các môn học và phương pháp đào tạo trong chương trình đại học của Trường Nghệ thuật Thị giác và Nghệ thuật Truyền thông để người đọc tham khảo, thấy được sự đào tạo toàn diện và theo kịp nhu cầu xã hội của họ. Đối với hệ đại học, để được cấp bằng cử nhân, mỗi sinh viên phải trải qua 90 học trình*. Quy trình diễn ra như sau: Giai đoạn đầu, sinh viên bắt buộc phải theo học 30 học trình gồm các môn học có tính chất nhập môn là:
  3. - Tích hợp đào tạo đại học NTTG & NTTT. - Tính tạo hình và sự vận hành biểu tượng hình ảnh (hội họa, đồ họa, video clip, trình diễn, sắp đặt...) - Vật liệu và sự vận hành biểu tượng trong điêu khắc. - Nghệ thuật truyền thông: + Hình ảnh tĩnh + Hình ảnh động. - Sự thay đổi và tiến triển trong NTTG & NTTT; cái chấp nhận và không chấp nhận đối với Mỹ thuật thế kỷ 20. Giai đọan 2, khi sinh viên có kết quả 30 học trình trên sẽ tiếp tục được học 30 học trình tiếp theo gồm 9 học trình của các môn sau: - Thực hành phản ánh sự sáng tạo. - Phân tích tác phẩm nghệ thuật thị giác, nghệ thuật truyền thông (từ xuất phát tiến gần đến suy lôgich) - Hình ảnh trên màn hình; hình ảnh tưởng tượng; giới thiệu cuộc đời & tác phẩm của những nghệ sĩ thị giác. Tiếp đến, sinh viên sẽ phải trải qua 21 học trình, các học trình này được chọn trong các môn sau: - Thực hành hội họa: + Yếu tố nền tảng + Kỹ thuật + Tranh & mẫu
  4. + Không gian & tranh. - Thực hành điêu khắc: + Nặn + Đúc khuôn + Tập hợp, lắp ráp + Hệ thống vận hành các khối hình, không gian, đường nét... - Nghệ sĩ sáng tạo: + Quan niệm và vẽ mẫu theo hình ảnh có hệ thống + Sự năng động về hệ thống hình ảnh - Nghệ thuật video: + Vật liệu, phương tiện và dáng hình biểu lộ + Lối tạo hình nhất thời (ánh sáng, hình ảnh, màn hình...- hình ảnh ảo) - Nhiếp ảnh: + áp dụng bình luận hình ảnh kỹ thuật số + Nhiếp ảnh: áp dụng chi tiết & sự phản chiếu. - Nghệ thuật truyền thông: Không gian và đối tượng như chất liệu, âm thanh. - Hình họa: + Quan sát, vẽ và biểu lộ, nghiên cứu + Kỹ thuật diễn tả + Những áp dụng pha trộn kỹ thuật & sáng tạo
  5. + Mẫu động - Thực hành tranh in: + Những hình ảnh và chữ khắc, in chụp & kỹ thuật số + Chế bản & kỹ thuật pô soa + Chế bản & kỹ thuật in phẳng + Chế bản & kỹ thuật in lõm - Hình tượng trong thực hành mỹ thuật. - Nghệ thuật trừu tượng trong hội họa và thực hành. - Những loại hình trong thực hành hội họa. - Vấn đề đối với điêu khắc: + Thiên nhiên + Xung quanh cơ thể con người + Sự phong phú của mẫu + Những không gian công cộng - Phương tiện truyền thông: áp dụng, tham dự, truyền thông... - Vấn đề đặt ra với tranh khắc: Đa kỹ thuật, sê ri, xuất bản. - Nghệ thuật Trình diễn, Sắp đặt. Giai đoạn 3 sinh viên phải có 30 học trình tự thực hành nghệ thuật: trong đó có khoảng 9 hoặc 12 học trình để khẳng định sự phát triển nghệ thuật, đó là các môn sau: - Thực hành hiện nay về nghệ thuật thị giác và truyền thông: (những cái được chấp nhận và không được chấp nhận trong NTTG & NTTT)
  6. - Kết cấu của tác phẩm. - Tự sáng tác theo quan niệm riêng. - Sinh thái học về cách nhìn: phong cảnh, sự miêu tả. Và Kết thúc là 12 học trình của môn: viết tổng kết về đề tài đã nghiên cứu, cộng với 9 hoặc 6 học trình: các hoạt động NTTG & NTTT mang tính tổng hợp. Như vậy sau khi trải qua các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn, và các môn học thực hành cũng như nghiên cứu, sinh viên nào đạt đủ 90 học trình sẽ được cấp bằng cử nhân nghệ thuật. Hầu hết họ có đủ khả năng thực hành và nghiên cứu Mỹ thuật, có kiến thức để tự tin hòa nhập vào chuyên ngành Nghệ thuật thị giác & Nghệ thuật truyền thông ở bất cứ đâu. Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc được đào tạo hoặc thăm quan nền giáo dục Mỹ thuật của nhiều nước trên thế giới. Chắc chắn ai cũng muốn ở Việt Nam có sự đổi mới và cải cách lại các chương trình đào tạo trong các trường Mỹ thuật. Hồ Chủ Tịch đã dạy “vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người “. Trên góc độ giáo dục và truyền đạt tri thức cho thế hệ mai sau luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người, vì thế tác giả bài viết này mong gặp được các bài viết khác có tính cung cấp thông tin hoặc các lời bình để có thể giúp các nhà giáo dục Mỹ thuật tìm thấy các nội dung phù hợp nhằm xây dựng được đề án đào tạo Mỹ thuật Việt Nam đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay. Bích Ngân *Phần lớn mỗi môn học tương đương với 3 học trình, tuy nhiên cũng có môn tương đương với 2, 6, 12 học trình hoặc nhiều hơn nữa đối với bậc học cao học và các môn mang tính nghiên cứu sâu. - Bài viết tham khảo tư liệu của Trường Nghệ thuật Thị giác và Truyền thông nằm trong Trường Đại học tổng hợp Québec ở Montréal- Canada, tháng 8 năm 2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0