YOMEDIA
ADSENSE
Chương trình phát thanh chuyên Vĩnh Phúc chủ đề: Hiện tượng học sinh "làm ăn", "kinh doanh"
62
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Chương trình phát thanh chuyên Vĩnh Phúc chủ đề: Hiện tượng học sinh "làm ăn", "kinh doanh". Chương trình được thực hiện với hy vọng sẽ cùng các bạn và thầy cô tìm hiểu và chia sẻ rõ hơn về hiện tượng làm ăn kinh doanh của học sinh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình phát thanh chuyên Vĩnh Phúc chủ đề: Hiện tượng học sinh "làm ăn", "kinh doanh"
- Đỗ Thị Trang 10A6 Chương Trình Phát Thanh Chuyên Vĩnh Phúc Chủ đề :Hiện Tượng Học Sinh’’ Làm Ăn’’, ‘’ Kinh Doanh ‘’ 1.Nhạc Hiệu Chương Trình 2.Lời giới thiệu MC nam : Xin chào các thầy cô và các bạn Chuyên Vĩnh Phúc ! Thanh Huy Và Thanh Hằng rất vui được gặp lại mọi người trong chương trình phát thanh Chuyên Vĩnh Phúc ngày hôm nay . MC nữ : Các bạn thân mến , xã hội càng phát triển thì giới trẻ càng có xu hướng tự lập sớm hơn , nhất là đối với những học sinh cấp ba , cuộc sống tự lập của các bạn thường được bắt đầu từ việc tự kiếm tiền , tự ‘’ làm ăn ‘’, ‘’ kinh doanh’’. Hành động tự phát này có sự tác động tiêu cực đối với những thế hệ học sinh và đối với cả xã hội . MC nam: Chương trình phát thanh Chuyên Vĩnh Phúc ngày hôm nay với chủ đề ‘’ Hiện Tượng Học Sinh Làm An Kinh Doanh ‘’ hi vọng sẽ cùng các bạnvà thầy cô tìm hiểu và chia sẻ rõ hơn về hiện tượng này . MC nữ : Trước hết chúng ta hãy cùng đến với Bản Tin để cập nhập những thông tin và hoạt động diễn ra tiêu biểu trong tuần qua của trường chúng ta . MC nam: Tiếp sau đó , xin mời cô và các bạn cùng tim hiểu về chủ đề chính của bản tin ngày hôm nay ‘’ Hiện Tượng Học Sinh Làm Ăn Kinh Doanh ‘’ MC nữ Sau đây sẽ là phần chi tiết Nhạc Cắt 3. Bản Tin
- Đỗ Thị Trang 10A6 MC nam: Các bạn và thầy cô thân mến chúng ta vừa mới bước qua một tuần đầy niềm vui cho một năm học mới đến. Đối với những em học sinh lớp 10 những gương mặt mới với những tài năng chưa được hé mở thì đó là một niềm vui khi được bước chân vào cánh cổng của trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc . Còn đối với những bạn khóa trên thì có lẽ lại là 1 niềm vui hay đan sen vào đó là 1 nỗi buồn , 1 nỗi lo , buồn vì ngày xa trường sắp đến , lo vì ngày thi đã đến gần . Toàn trường ta cũng vừa được tham dự 1 lề khai giảng thật đặc biệt với sự có mặt của Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng . MC nữ Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ Phó thủ Tướng đã đề nghị :’’ Trường chuyên Vĩnh Phúc có thể nghiên cứu mô hình, kinh nghiệm của những trường chuyên lớn trong nước và quốc tế, hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm giáo dục chất lượng cao, là môi trường giáo dục đào tạo lý tưởng cho học sinh” Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi học sinh nhân ngay khai giảng 5/9/1945, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng bày tỏ mong muốn toàn thể học sinh trường ta phải “chuyên cần hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong học tập, chú trọng rèn luyện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, kỹ năng để phát triển con người toàn diện, trở thành những công dân ưu tú trong tương lai; góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Phúc và đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh”. Cũng nhân dịp thăm, dự lễ khai giảng năm học mới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tặng Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc một phòng máy vi tính đạt chuẩn, trị giá khoảng 700 triệu đồng. MC nam : Đây là hành động thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới nền giáo , tới những chủ nhân tương lai của đất nước .Và buổi lễ đã kết thúc thành công với những tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc . MC nữ : Vâng đúng là vậy !. Thông tin tiếp theo chúng tôi sẽ gửi tới các bạn là về giờ ngoại khóa của khối lớp chuyên Anh vừa diễn ra trong tuần qua . Cũng nằm trong chuỗi hoạt động chào đón năm học mới rộn ràng, đầy khí thế, khối chuyên Ngữ đã thực hiện một chương trình ngoại khóa sôi động với nhiều tiết mục đặc sắc. Các bạn dàn dựng vở kịch “Tỉnh ngộ” kể về một cậu học sinh ngỗ nghịch, ham chơi, trong một dịp “trở về” thế kỉ thứ XX, chứng kiến những đứa trẻ sống trong bom đạn chiến tranh vẫn khát khao và quyết tâm học chữ, từ đó cậu học trò nhận ra niềm hạnh phúc được học tập mà mình đang có nhưng chưa biết trân trọng.
- Đỗ Thị Trang 10A6 MC nam: Với vở kịch này khối chuyên Ngữ đã truyền đi một thông điệp rất gần gũi mà cũng rất “thời đại” với học sinh hôm nay: “Học, học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Cùng với vở kịch là những giai điệu vui vẻ, những bài nhảy trẻ trung và bài múa dân gian đậm đà bản sắc đã thể hiện sức sống mới, năng lượng mới của Chuyên Vĩnh Phúc trong những ngày đầu năm học. MC nữ : Bên cạnh lễ đón chào trang trọng,các em học sinh khối 10 còn có một hoạt động rất ý nghĩa trước thềm năm học mới, đó là tham quan phòng truyền thống của nhà trường. Phòng truyền thống của trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc là hình ảnh thu nhỏ của chặng đường 19 năm, nơi lưu giữ “hoa thơm trái ngọt” mà các thế hệ giáo viên, học sinh nhà trường đã gặt hái được trong suốt những năm qua. MCnam: Đứng trước các bảng vàng thành tích mà đằng sau đó đều là câu chuyện về những sự nỗ lực, quyết tâm, các em học sinh mới vào trường đã không khỏi xúc động và trầm trồ thán phục. Đây là hoạt động thiết thực giúp các tân học sinh hiểu thêm về chặng đường mà chúng ta đã đi qua và trở nên gần gũi hơn, yêu thương hơn mái trường mà các em sẽ gắn bó trong ba năm cấp III. Buổi tham quan phòng truyền thống chắc chắn tạo dựng trong lòng các em niềm tự hào và tinh thần học tập tích cực, để các em phát huy và rồi cũng sẽ trở thành một phần đẹp đẽ như thế của mái trường Chuyên Vĩnh Phúc. 4.Bàn luận về hiện tượng học sinh ‘’làm ăn’’ ,’’ kinh doanh ‘’ MC nữ: Các bạn và thầy cô thân mếm ! Như đã giới thiệu phần đầu của chương trình chuyên mục bàn luận ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nói tới ‘’ hiện tượng học sinh làm ăn kinh doanh ‘’ Chúng ta hãy cùng lắng nghe Thanh Huy bàn luận xung quanh chủ đề này nhé ! MC nam : Học cấp ba chính là độ tuổi mà học sinh đang bắt đầu trưởng thành tronh nhân cách và suy nghĩ . Trong giai đoạn này , hầu hết các em bạn đều mong muốn có cuộc sống tự do , có lẽ đây là sự anh hưởng từ suy nghĩ phương Tây ‘’ con cái lớn và có quyền tự quyết về cuộc đời mình ‘’. Nhưng ở đây chúng ta không hề bàn tới vấn đề họ thay đổi như thế nào , và muốn có cuộc sống ra sao mà chúng ta đang muốn đề cập đến 1 khía cạnh trong đó . Các bạn muốn tự do , muốn thử kiếm tiền và thế là bao nhiêu hành động tự phát buôn bán diễn ra không dưới sự quản lí của nhà trường hay của cha mẹ . Việc buôn bán này vừa mang đền nhữnghậu quả vô cùng khôn lường cho chính bản thân các bạn và cả gia đình xã hooijh Để có thể hiểu chính xác về hiện tượng này thì trước hết ta cần phải tìm hiểu ‘’ Vậy những hình thức làm ăn kinh doanh của học sinh là như thế nào ?’’ MC nữ :
- Đỗ Thị Trang 10A6 Đó có thể là việc buôn bán online qua facebook , các mặt hang mà các babj học sinh buôn bán rất là đa dạng nhưng có lẽ chủ yếu là quần áo , giày dép , đồ ăn nhanh …hay đó cũng có thể là những món đồ thủ công bằng tay mà thường được gọi bằng cái tên ‘’ đồ handmade’’. Có lẽ do phương thức dễ dàng , không phức tạp mà đây đã trở thành hình thức buôn bán và kiếm tiền chủ yếu của các cô cậu học trò . Hay đó cũng có thể làdưới hình thức cho bạn vay tiền lấy lãi., đây là hình thức kiếm tiền không phổ biến lắm nhưng vẫn diễn ra ỏ 1 số ít trường hợp .Trong 1 bài báo mà tôi đã đọc cũng nói về vấn đề này Bà Lê Thị Ngọc Liên (quê Trà Vinh) hiện có con đang học lớp 10 một Trường Dân lập , cho biết mỗi tháng ngoài tiền học phí, học thêm, học Anh văn, vi tính hơn 5 triệu đồng, chị còn dằn túi cho con 300.000 đồng/tuần để tiêu vặt cá nhân. Chị cứ nghĩ con cần gì sẽ xin và chị cho thêm. Thế nhưng mỗi dịp cuối tuần con chị hay đi chơi, ăn uống, mua sắm quần áo, dày giép với bạn bè nên số tiền mẹ cho mỗi tuần không đủ để mua sắm quần áo “xịn”. Thế là con chị được bạn mách nước vay 1 triệu đồng sắm bộ đồ “vía” để đi chơi cho sành điệu, mỗi tuần trả lãi 50.000 đồng. Khi nào có 1 triệu đồng thì trả lại, không lấy lãi nữa. Con chị đồng ý vay, mỗi tuần phải trích ra 50.000 đồng từ 300.000 đồng chị cho để đóng lãi cho bạn. Rồi nhiều tuần đi chơi, mua sắm con chị nợ lên tới 5 triệu đồng, mỗi tuần phải trả 250.000 đồng tiền lãi. Biết chuyện chị phải đứng ra trả tiền cho con và nghiêm cấm con không được vay bạn tiền như thế nữa. Hỏi người bạn cho con chị vay tiền thì thằng bé nói cũng vay lại của một người ở xóm , nếu không đóng lãi đầy đủ là họ đến trường làm “khó dễ”… Đây chỉ là 1 trong số ít những câu chuyện như thế xảy ra . MC nữ : Việc tự’’ làm ăn ‘’, ‘’kinh doanh ‘’ như thế đã mang đến những hậu quả và ảnh hưởng to lớn tới đời sống và việc học của các bạn . Chúng ta hãy cùng nghe xem hậu quả đó như thế nào từ Thanh Huy nhé . MC nam: Tác hại đầu tiên phải kể đến đó sẽ là sa sút trong việc học , vì khi mà buôn bán thì các bạn không thể tập trung vào việc học được, các bạn phải lo giao hang , phải lo có hàng . Lúc này chính là vấn đề đi lại , các bạn còn là học sinh làm sao có đủ phương tiện để giao hang , nếu là ở xa các bạn có thể gửi qua bưu điện còn nếu ở gần thì các bạn sẽ trực tiếp đi giao và đay là vấn đề về an toàn giao thông . Còn đối với cho vay lấy lãi thì phải lo tình toán tiền lãi và thu tiền lãi từ các bạn . Và 1 khi học tập đã kém đi thì các bạn sẽ có xu hướng chán nản không muốn học nữa , mà chỉ muốn kiếm tiền . Thứ 2 : Các bạn sẽ dễ trở thành con mồi của bọn lừa đảo . Có thể bị chúng dụ dỗ đưa vào con đường sai trái . Thứ 3 : nghiêm trọng hơn cả chính là sự suy thoái về mặt đạo đức . Các bạn sẽ coi trọng giá trị của đồng mà bỏ quên những giá trị nhân văn cao cả hơn trong cuộc song . Việc cho vay lấy lãi rồi đên hạn lại đi đòi bạn , nếu người bạn có tiền trả thì không sao nhưng nếu
- Đỗ Thị Trang 10A6 không có tiền ttar thì có thể gây ra cãi nhau đánh nhau và từ đó dẫn đến sự rạn nứt trong tình bạn , làm xấu đi mối quên hệ học đường . MC nũ: Vậy từ đâu mà lại xuất hiện hình thức tự buôn bán kinh doanh trong giới học sinh như vậy . Khi được hỏi đến 1 số bạn nói rằng do điều kiện kinh tế nhà bạn không có nên bạn mới làm như thế , còn 1 số khác thì nói rằng do muốn trải nghiệm thử cảm giác phải đi kiếm tiền . Các bạn chia sẻ rằng do cha mẹ làm việc bận rộn, chỉ biết cho tiền chi tiêu mà không có sự giám sát hoặc hướng dẫn con mình dùng tiền làm gì. Các bạn cứ dùng tiền mà không cần suy nghĩ tiền ở đâu mà có và chỉ đơn giản xin tiền khi cần, hay có nhu cầu gì đó cho bản thân. Phụ huynh không nhận thức những rủi ro, hay hậu quả của việc đưa tiền cho trẻ. Khi trẻ có nhiều tiền lại thiếu sự quan tâm của người lớn, trẻ sẽ tiêu xài hoang phí hay xài tiền vào những hoạt động có hại như nghiện game, đua đòi với bạn, bị bạn rủ rê sử dụng ma túy. Kết quả khảo sátcủa một trương THPT tư thực việc phụ huynh cho con tiêu tiền tiêu vặt hằng tuần cho thấy 100% phụ huynh cho rằng giáo dục cho con biết quý sức lao động, giá trị đồng tiền, hiểu biết những vất vả của cha mẹ khi kiếm tiền là cần thiết nhưng hầu hết họ không biết dạy con thế nào và không tự tin. 100% phụ huynh cho rằng cho tiền con tiêu vặt 50.000300.000 đồng/tuần nhưng họ không biết sử dụng có đúng mục đích không. Khoảng 50% không quan tâm con sử dụng tiền lì xì tết làm gì vì cho rằng đó là tiền của con. Có rất nhiều phụ huynh muốn dùng tiền để bù đắp thiếu hụt tình cảm vì phải đi làm xa, ít khi gặp con cái. Nguồn tiền mà phụ huynh cung cấp ấy được coi như là 1 nguồn vốn có được qua những lời nói dối . MC nam : Từ những câu trả lời đó chúng ta thấy rằng nguyên nhân chính của việc này đầu tiên chính là do sự thiếu quan tâm của người lớn đối với con cái, của nhà trường đối với học sinh .Thứ 2 đó là do sự thiếu hiểu biết của các bạn học sinh đối với vấn đề này coi nhẹ nó , chưa hiểu được mức độ nghiêm trọng cũng như sự ảnh hưởng vô cùng to lớn của nó đối với cuộc sống của chính họ . MC nữ : Từ những nguyên nhân đó chúng ta có thể cùng nhau đưa ra những biện pháp khắc phục . Bố mẹ , nhà trường cần quan tâm sat sao hơn đối với con em và học sinh , nên chú tâm tới việc học và những hoạt động có sử dụng tiền của các bạn . Còn về phía học sinh nên có sự nhận thức đúng đắn trước khi làm 1 việc gì đó . MC nam: Các bạn thân mến chương trình phát thanh Chuyên Vĩnh Phúc với chủ đề ‘’ Hiện tượng học sinh làm ăn kinh doanh ‘’ xin được kết thúc tại đay . Cảm ơn các bạn đã dành thời gian lắng nghe chương trình . Chúng tôi mong rằng hôm nay các bạn đã có được những kinh
- Đỗ Thị Trang 10A6 nghiệm cho bản thân mình , và trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục nhận được sự quanm tâm của các bạn MC nữ : Nếu các bạn có câu hỏi ý kiến hay thắc mắc gì hãy lên gửi ý kiến vào hòm thư của đài phat thanh Chuyên Vĩnh Phúc ( Trên nền nhạc kết thúc ) MC nam: Các bạn vừa nghe chương trình phat thanh Chuyên Vĩnh Phúc MC nữ : Kịch bản Đỗ Thị Trang MC nam : Dẫn chương trình Thanh Huy – Thanh Hằng
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn