intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG V: CHỌN DUNG LƯỢNG MÁY BIẾN ÁP CHÍNH VÀ NGUỒN DỰ PHÒNG CỦA PHÂN XƯỞNG

Chia sẻ: Shinichi Kudo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

617
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo kinh nghiệm tính toán thực tế và vận hành thì trạm đặt 1 máy biến áp là tốt nhất. Trường hợp cần thiết thì đặt 2 máy biến áp nhưng không nên đặt quá 2 máy biến áp trong 1 trạm. -Trạm 1 máy biến áp: Vốn đầu tư thấp, vận hành đơn giản, tiết kiệm diện tích đặt nhưng độ tin cậy cung cấp điện không cao. -Trạm 2 máy biến áp: Vốn đầu tư cao hơn,vận hành khó hơn, độ tin cậy cung cấp điện cao, tốn diện tích xây dựng trạm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG V: CHỌN DUNG LƯỢNG MÁY BIẾN ÁP CHÍNH VÀ NGUỒN DỰ PHÒNG CỦA PHÂN XƯỞNG

  1. CHƯƠNG V: CHỌN DUNG LƯỢNG MÁY BIẾN ÁP CHÍNH VÀ NGUỒN DỰ PHÒNG CỦA PHÂN XƯỞNG 5.1.Chọn máy biến áp chính cho phân xưởng 5.1.1. Chọn số lượng máy biến áp Theo kinh nghiệm tính toán thực tế và vận hành thì trạm đặt 1 máy biến áp là tốt nhất. Trường hợp cần thiết thì đặt 2 máy biến áp nhưng không nên đặt quá 2 máy biến áp trong 1 trạm. -Trạm 1 máy biến áp: Vốn đầu tư thấp, vận hành đơn giản, tiết kiệm diện tích đặt nhưng độ tin cậy cung cấp điện không cao. -Trạm 2 máy biến áp: Vốn đầu tư cao hơn,vận hành khó hơn, độ tin cậy cung cấp điện cao, tốn diện tích xây dựng trạm. Xác định số lượng máy biến áp trong 1 trạm máy biến áp tùy thuộc vào mức độ đảm bảo yêu cẩu của hộ tiêu thụ điện. -Đối với hộ tiêu thụ loại 1: Do yêu cầu cung cấp điện cao nên phải dùng 2 nguồn riêng. Khi lấy điện từ trạm thì trạm biến áp đó phải đặt 2 máy biến áp và phải trang bị các thiết bị đóng cắt nguồn dự phòng. -Đối với hộ tiêu thụ loại 2: Yêu cầu cung cấp điện khá cao nên có thể đặt 1 hoặc 2 máy biến áp trong 1 trạm, dựa vào sự so sánh các chỉ tiêu kinh tế khi xây nguồn dự phòng. -Đối với hộ tiêu thụ loại 3: Yêu cầu cung cấp điện là không cao nên đặt 1 máy biến áp trong 1 trạm. 5.1.2.Chọn vị trí đặt máy biến áp Để xác định vị trí hợp lý của trạm biến áp cần xem xét các yêu cấu sau: v Gần tâm phụ tải. v Thuận tiện cho các tuyến dây vào /ra. v Thuận tiện trong quá trình lắp đặt, thi công và xây dựng. v Đặt nơi ít người qua lại, thông thoáng. v Phòng chống cháy nổ, ẩm ướt, bụi bặm và là nơi có địa chất tốt. v An toàn cho người và thiết bị. Trong thực tế, việc lắp đặt trạm máy biến áp phù hợp tất cả các yêu cầu trên là rất khó khăn. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà đặt trạm sao cho hợp lý nhất. 5.1.3.Chọn dung lượng máy biến áp Ø Xác định công suất máy biến áp theo mật độ phụ tải: +Mật độ phụ tải được xác định
  2. s= P ( F. cos j KVA / m 2 ) n + P = k nc .å p di : là phụ tải tính toán (KW) 1 +F : là diện tích khu vực có phụ tải tập trung ( m 2 ) + cos j : là hệ số công suất trên thanh cái trạm biến áp Ø Xác định công suất máy biến áp theo phụ tải tính toán: +Trong điều kiện làm việc bình thường : v Trạm 1 máy biến áp : Sđm ³ Stt v Trạm n máy biến áp : n.Sđm ³ Stt +Trong điều kiện có sự cố máy biến áp hoặc sự cố đường dây: khi có sự cố ở trạm có nhiều máy biến áp mà 1 máy biến áp có sự cố hoặc sự cố từ đường dây lân cận cung cấp điện đến 1 trạm chỉ có 1 máy biến áp. v Trạm 1 máy biến áp : k qt .Sđm ³ Ssc v Trạm n máy biến áp : (n - 1).k qt .Sđm ³ Ssc Với : Ø k qt :là hệ số quá tải máy biến áp Ø Sđm :là công suất định mức của máy biến áp Ø Ssc :là phụ tải của trạm cần phải truyền tải khi có sự cố Một cách gần đúng : k qt = 1.4 với điều kiện hệ số phụ tải của máy trước sự cố không quá 0.93 và quá tải không quá 5 ngày đêm và mỗi ngày không quá 6 giờ. Khi chọn công suất máy biến áp cần chú ý hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường (thường là các máy do Liên Xô chế tạo) Căn cứ vào điều kiện chọn máy biến áp, với phân xưởng này, ta chọn máy biến áp có công suất: Sđm ³ Stt Trong trường hợp xảy sự cố thì: k qt .Sđm ³ Ssc Do trạm chỉ có 1 máy biến áp nên ta chọn máy biến áp có công suất: SđmMBA ³ 327.29(KVA) Tra bảng máy biến áp 3 pha theo tiêu chuẩn TCVN do công ty Thibidi cung cấp, ta chọn được máy biến áp do hãng thibidi chế tạo có các thông số như sau: Sđm = 400(KVA) ; U=15/0.4(KV); DP0 = 900( W ) ; DPk = 4600( W ) ; U k (%) = 4 ; f = 50Hz 5.2.Chọn nguồn dự phòng cho phân xưởng
  3. Dựa vào quy trình sản xuất và đặc điểm của phân xưởng sản xuất, ta xem toàn phân xưởng là tải tiêu thụ loại 2. Khi chọn dung lượng nguồn dự phòng của phân xưởng thì ta cần xem xét điều kiện kinh tế,máy móc, kỹ thuật…. để đảm bảo luôn luôn cung cấp điện cho tải cần thiết khi mất điện. Vì phân xưởng của ta là phân xưởng cơ khí nhỏ, không có văn phòng làm việc nên ta xem như tất cả các máy hoạt động như nhau và khi có sự cố mất điện thì chỉ có hệ thống chiếu sáng được cấp điện bằng nguồn dự phòng Vì vậy, ở đây ta sẽ chọn nguồn dự phòng cho hệ thống chiếu sáng. Theo số liệu tính toán ở trên ta có công suất chiếu sáng là 17 KVA. Vậy ta chọn dung lượng máy phát G-POWER lắp ráp tại Việt Nam có công suất liên tục là 20 KVA, công suất dự phòng là 22 KVA, hệ số công suất là 0.8, điện thế là 380/220 V, tần số 50 Hz, tốc độ vòng quay 1500 vòng/phút, nhiên liệu Diesel
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2