intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương10:Định mức trong xây dựng

Chia sẻ: Hồ Chí Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

497
lượt xem
359
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN TỔNG HỢP

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương10:Định mức trong xây dựng

  1. Phần III ĐINH MỨC DỰ TOÁN TỔNG HỢP Chương 10 ĐINH MỨC DỰ TOÁN TỔNG HỢP Định mức dự toán tổng hợp (ĐMDTTH) là loại định mức quy định mức chi phí của cả 3 yếu tố sản xuất (vật liệu, nhân công và sử dụng máy thi công) cho 1 đơn vị sản phẩm xây dựng. 10.1. ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHI PHÍ VẬT LIỆU TRONG ĐMDTTH: Định mức dự toán chi phí vật liệu là mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi công. Trong định mức dự toán tổng hợp, chi phí các loại vật liệu gồm: 1. Vật liệu chính, chẳng hạn trong thi công kết cấu bê tông cốt thép thì vật liệu chính là vữa bêt tông, cốt thép. Mức hao phí vật liệu (VL) trong định mức dự toán tổng hợp được xác định như sau VL = V × K cd × K LC × K hh V (10-1) Trong đó: V: Lượng vật liệu cho từng bộ phận công việc theo tính toán từ thiết kế hoặc kinh nghiệm thi công. V K cd - Hệ số chuyển đổi đơn vị tính vật liệu theo thực tế hoặc kinh nghiệm thi công sang đơn vị tính vật liệu trong định mức dự toán. K hh - Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công. K hh = 1 + H tc (10-2) H tc - Định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định hiện hành của Nhà nước, theo thực tế của các công trình tương tự hoặc theo kinh nghiệm thi công. 2. Vật liệu phụ (VLP) như chất phụ gia, chất chống dính để dễ tháo ván khuôn,… Vật liệu phụ được định mức bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí các loại vật liệu chính tính bằng định lượng trong định mức dự toán và xác định theo công thức sau: n ∑VL × pP i i P VLP = i =1 x100% (10-3) m ∑VL ×p j j j =1 Trong đó: VLiP , PPi - Lượng hao phí và mức giá vật liệu của loại vật liệu phụ thứ i. VL j , P j - Lượng hao phí và mức giá vật liệu của loại vật liệu chính thứ j. 3. Vật liệu luân chuyển (VLLC), là loại vật liệu được dùng nhiều lần trong sản xuất nên về mặt hạch toán chi phí sản xuất không thể coi như vật liệu bình thường được. Vì vật liệu bình thường chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất và nó chuyển toàn bộ giá trị của mình vào giá thành sản phẩm được làm ra. Còn VLLC được dùng nhiều lần trong sản xuất nhưng lại không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định nên không được tính khấu hao, mà mỗi lần sử dụng nó chuyển một phần giá trị của mình vào giá thành sản phẩm bằng hệ số luân chuyển. Hao phí vật liệu luân chuyển được xác định như sau: 1
  2. VLLC = V × K LC (10-4) Trong đó: V: Lượng vật liệu cho từng bộ phận công việc theo tính toán từ thiết kế hoặc kinh nghiệm thi công. KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật tư cần luân chuyển quy định trong định mức sử dụng vật tư. Đối với vật liệu không luân chuyển thì KLC = 1, đối với vật liệu luân chuyển thì KLC < 1. Về bản chất kinh tế, hệ số luân chuyển phản ảnh tỷ lệ chuyển giá trị của VLLC qua mỗi lần sử dụng nên còn được gọi là hệ số chuyển giá trị - KCGT. Hệ số KCGT phụ thuộc vào số lần luân chuyển (n) và tỷ lệ bù hao hụt kể từ lần thứ 2 trở đi. Hệ số luân chuyển hay hệ số chuyển giá trị thường được cho dưới dạng bảng (Bảng 10-1). Bảng 10-1: HỆ SỐ CHUYỂN GIÁ TRỊ Tỷ lệ bù hao hụt Số lần luân chuyển (n) (h) (%) 2 3 4 5 6 7 8 … 5 0,512 0,350 0,269 0,220 0,187 0,164 0,147 10 0,525 0,367 0,287 0,240 0,208 0,186 0,169 … 15 0,537 0,383 0,306 0,260 0,229 0,207 0,191 … 20 0,55 0,400 0,325 0,280 0,250 0,228 0,212 … 25 … … … … … … … … Bảng 9-1 có thuận lợi là dễ sử dụng, nhưng hạn chế là đối với những loại khuôn mẫu sử dụng nhiều lần (hàng chục, thậm chí hàng trăm lần) thì khuôn khổ của bảng không đáp ứng được, nên khoa kinh tế xây dựng (ĐHXD Hà Nội) đã đề xuất công thức thực nghiệm để tính hệ số chuyển giá trị của vật liệu luân chuyển như sau: h(n − 1) + 2 KCGT = (10-5) 2n Trong đó: 2 - Hệ số kinh nghiệm. h - Lượng bù hao hụt kể từ lần luân chuyển thứ 2 tính theo (%) so với định mức cấp lần đầu. n - Số lần luân chuyển. Mỗi một lần tháo dỡ khuôn mẫu hoặc dàn giáo được kể là một lần luân chuyển. Thêm vào đó đặc điểm của ngành xây dựng phải thi công ngoài trời và thời gian xây lắp phải kéo dài nên tuy không tháo dỡ khuôn mẫu, dàn giáo nhưng phải lưu giữ kéo dài tại hiện trường thì tùy theo loại VLLC mà cứ 3 hoặc 6 tháng được tính thêm 1 lần luân chuyển. Thí dụ theo quy định hiện hành, ván khuôn được sử dụng 7 lần, từ lần thứ 2 trở đi được bù hao hụt là 15% so với lượng cấp phát lần đầu theo định mức. Vậy mối lần sử dụng, giá trị của ván khuôn được chuyển một phần vào sản phẩm là: 0,15 × (7 − 1) + 2 KCGT = = 0,207 2×7 Tức là mỗi lần sử dụng, giá trị của ván khuôn được khấu trừ và chuyển vào sản phẩm là 20,7%. Giả sử do quản lý tốt mà người sản xuất lại tăng số lần sử dụng lên 8 lần thì chi phí ván khuôn cho một lần sẽ giảm đi: 0,15 × (8 − 1) + 2 3,05 = KCGT = = 0,191 2×8 16 Tức là 1 lần luân chuyển chỉ chi phí mất 19,1% giá trị của ván khuôn. Đó là một trong những nhân tố làm giảm giá thành xây lắp. Khi trình bày trong định mức dự toán tổng hợp thì định mức chi phí vật liệu luân chuyển đã được nhân với hệ số chuyển giá trị. Thí dụ, định mức sử dụng ván khuôn dày 3cm để thi công móng bê tông cốt thép là 4m2/m3 bêtông. 2
  3. Định mức chi phí ván khuôn cho 1m3 bêtông móng theo quy định hiện hành là: 4m2 x 0,03 x 0,207 = 0,828m2 x 0,03m = 0,0248m3 Vậy, tuy sử dụng 4m2 ván khuôn cho 1m3 bêtông móng, nhưng mỗi lần sử dụng chỉ chi phí hết 0,828m2 mà thôi. 10.2. ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN HAO PHÍ NHÂN CÔNG TRONG ĐMDTTH: Định mức dự toán tổng hợp mang tính bình quân hóa cao. Nó tính chung cho 1 loại sản phẩm nào đó mà không tách ra chi tiết cho từng biến loại, chẳng hạn đối với công tác xây tường thẳng bằng gạch chỉ đặc thì bình quân cho tường có chiều dày đến 33cm (tức là bao gồm cả tường 22 và 33). Tương tự đối với thi công dầm, cột tiết diện chữ nhật có cạnh lớn nhất đến 40cm,… Mỗi một công việc đều xác định cấp bậc thợ bình quân (để việc tính đơn giá nhân công hoặc khoán việc được dễ dàng). Đơn vị tính định mức là ngày công/1đơn vị sản phẩm. Mức hao phí lao động được xác định theo công thức sau: NC = ∑ (t dm × K cdd × K cd )× 1 g V (10-6) 8 Trong đó: g t dm - Định mức giờ công trực tiếp xây dựng cho 1 đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng tính theo định mức thi công. K cdd - Hệ số tính chuyển từ thực tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán. Trị số của hệ số chuyển đổi này theo kinh nghiệm thường trong khoảng 1,05 – 1,3 tùy theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể. V K cd - Hệ số chuyển đổi đơn vị tính từ thực tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán. 1/8 - Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công. 10.3. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG TRONG ĐMDTTH: Cũng do tính chất bình quân hóa cao nên trong định mức dự toán tổng hợp không cụ thể cho 1 loại máy nào. Khi lập định mức tất nhiên cũng phải căn cứ vào các loại máy với tính năng và công suất thích hợp thường dùng để thi công các loại công việc nhất định. Định mức dự toán tổng hợp về sử dụng máy thi công xác định theo ca máy. Số lượng các ca máy theo định mức phản ảnh trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất ở mức trung bình tiên tiến mà xã hội chấp nhận. Trong thực tế thi công, tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể của người sản xuất có thể dùng loại máy hiện đại hơn có năng suất cao hơn. Ngược lại vì một lý do cụ thể nào đó, người sản xuất có thể làm thủ công, nhưng trong hợp đồng giao nhận thầu giữa A-B vẫn theo ĐMDTTH. Công thức xác định định mức hao phí về ca máy, thiết bị thi công: 1 M= × K cdd × K cd V (10-7) Qcm Trong đó: Qcm - Định mức năng suất 1 ca máy theo thực tế hoặc kinh nghiệm thi công. K cdd - Hệ số tính chuyển từ thực tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán. Trị số của hệ số chuyển đổi này theo kinh nghiệm thường trong khoảng 1,05 – 1,3 tùy theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể. V K cd - Hệ số chuyển đổi đơn vị tính từ thực tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán. Đối với các loại máy phụ khác được tính bằng tỷ lệ so với tổng chi phí ca máy của các loại máy chính trong dây chuyền công nghệ thi công xây dựng đã đươc định mức. 3
  4. Công thức tính định mức tỷ lệ phần trăm máy phụ khác trong định mức dự toán: n ∑M × C ip i P Mp = × K cdd × 100 i =1 (%) (10-8) m ∑M ×C j j C C j =1 Trong đó: M ip , C ip : Lượng hao phí và giá ca máy phụ thứ i trong dây chuyền công nghệ thi công M Cj , C Cj : Lượng hao phí và giá ca máy chính thứ j trong dây chuyền công nghệ thi công. 10.4. TRÌNH BÀY BẢNG ĐỊNH MỨC: Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công Mỗi tiết gồm 2 phần: - Thành phần công việc. - Bảng định mức và các thành phần hao phí. Thành phần công việc quy định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng. Bảng định mức mô tả rõ tên, chủng loại, qui cách vật liệu chính cần thiết cấu thành công tác hoặc kết cấu xây dựng và các vật liệu phụ khác; Loại thợ, cấp bâc công nhân xây dựng bình quân. Tên, loại, công suất của các loại máy, thiết bị chính và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền thi công để thực hiện hoàn chỉnh công tác hoặc kết cấu xây dựng. Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chính được tính bằng hiện vật, các vật liệu phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với vật liệu chính, hao phí lao động tính bằng ngày công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mag theo cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; Hao phí máy, thiết bị chủ đạo được tính bằng số ca máy, các loại máy khác (máy phụ) đựợc tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí của các loại máy, thiết bị chính. Các tiết định mức dự toán tổng hợp được tập hợp theo nhóm, các loại công tác hoặc kết cấu xây dựng đã thực hiện và mã hóa thống nhất. Ví dụ Xét một loại công tác thường gặp và định mức có đầy đủ các yếu tố chi phí. ĐMDTTH đối với công tác xây tường gạch thẳng bằng gạch chỉ tiêu chuẩn (6x10,5x22)cm. Bảng 10-2: ĐỊNH MỨC 1m3 XÂY Chiều dày tường (cm) Đơn ≤ 11 ≤ 33 Loại Thành phần >33 Mã số vị tường hao phí Chiều cao (m) tính ≤4 ≤4 ≤4 >4 >4 >4 23.200 Tường Vật liệu: thẳng Gạch Viên 643 643 550 550 539 539 Vữa(*) M3 0,230 0,230 0,290 0,290 0,300 0,300 Tre Cây - 3,28 - 1,62 - 1,16 Gỗ ván 3cm M3 - 0,013 - 0,01 - 0,008 Thép buộc Kg - 0,60 - 0,46 - 0,35 Nhân công: Ngày công Công 2,23 2,43 1,83 1,97 1,64 1,80 (Cbq=3,5/7) Máy thi công: Máy trộn vữa Ca 0,036 0,036 0,036 0,036 0,036 0,036 Vận thăng Ca - 0,08 - 0,08 - 0,08 1 2 3 4 5 6 4
  5. Ghi chú: (*) tùy theo mác vữa yêu cầu sẽ có cấp phối cụ thể. Thí dụ xây bằng vữa tam hợp TH25# thì cấp phối như sau (bảng 10-3): Bảng 10-3:CẤP PHỐI VỮA TAM HỢP, MÁC VỮA 25# Chi phí vật liệu cho 1m3 vữa Mác vữa Mác xi măng XM(kg) Vôi cục (kg) Cát đen (m3) TH25# PC30 133,32 79,56 1,103 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2