intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chụp ảnh phong cảnh đẹp

Chia sẻ: Mr. Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

411
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chụp ảnh phong cảnh, bố cục luôn đóng vai trò quan trọng và việc thế nào là một bố cục hợp lý đã mất không ít giấy mực tranh cãi giữa đủ loại trường phái khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người mới chụp ảnh, không nên quá sa đà vào những ý tưởng bố cục khác người khi mình chưa thành thạo, mà hãy bắt đầu bằng những quy tắc đơn giản. Tạp chí nhiếp ảnh Pop Photo đã tổng hợp vắn tắt các kinh nghiệm đơn giản cho người mới bắt đầu theo đúng trình tự khởi đầu chữ cái,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chụp ảnh phong cảnh đẹp

  1. Chụp ảnh phong cảnh đẹp Đôi khi tuân theo những quy tắc tưởng chừng đơn giản, bạn sẽ thấy chụp ảnh đẹp cũng không khó khăn gì. Trong chụp ảnh phong cảnh, bố cục luôn đóng vai trò quan trọng và việc thế nào là một bố cục hợp lý đã mất không ít giấy mực tranh cãi giữa đủ loại trường phái khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người mới chụp ảnh, không nên quá sa đà vào những ý tưởng bố cục khác người khi mình chưa thành thạo, mà hãy bắt đầu bằng những quy tắc đơn giản. Tạp chí nhiếp ảnh Pop Photo đã tổng hợp vắn tắt các kinh nghiệm đơn giản cho người mới bắt đầu theo đúng trình tự khởi đầu chữ cái, quy tắc A (Angle_góc), B (Balance_cân đối), và C (Crop_Cắt cúp). Tìm góc hợp lý Để có một bố cục tốt, hãy bình tĩnh. Ảnh: Lanscape Photo. Sự bốc đồng đôi khi sẽ làm hỏng đi bố cục của ảnh. Hãy thử tưởng tượng khi nhìn thấy một đối tượng rất hấp dẫn, thay vì bình tĩnh xem xét các góc chụp, bạn cứ bấm máy liên tiếp. Do đó, đến khi xem lại ảnh mới thấy góc này hợp lý hơn, góc kia tốt hơn và ước giá có thể chụp lại. Vì thế, tiêu chí đầu tiên để có một bố cục tốt là hãy từ tốn. Xem xét kỹ khung cảnh muốn chụp, nghiên cứu xem vị trí nào sẽ là tối ưu để đứng chụp ảnh trong sự tương quan giữa ánh sáng chiếu vào đối tượng và trường ảnh giữa người chụp và đối tượng. Chỉ cần đi đi lại lại và quan sát. Xem những yếu tố quang cảnh xung quanh phối hợp với đối tượng thế nào, tìm một chủ điểm chính cần thể hiện thông qua việc đổi các vị trí khác nhau để thêm hoặc bớt các đối tượng phụ xung quanh. Xem xét xem liệu góc sáng chiếu lên đối tượng trong các thời điểm trong ngày sẽ ảnh hưởng đến đối tượng như thế nào. Cân đối các thành phần
  2. Cân bằng giữa các đối tượng khác nhau trong một bức hình. Ảnh: Landscape Photo. Bức ảnh không chỉ gồm có đối tượng chính. Hãy biết cách cân bằng giữa các đối tượng khác nhau trong cùng một bức hình thông qua mối tương quan giữa chúng. Một bố cục cân bằng là bố cục mà ở đó các đối tượng được bố trí một cách hài hòa nhất. Cái cần điều chỉnh với những bố cục kiểu này chính là khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng và hướng của máy ảnh. Quan sát các mối tương quan như thành phần, có thể là cái này thì to hơn/nhỏ hơn cái kia, màu sắc và tông màu hòa hợp nhau hay đối chọi nhau, hay các thành phần có thể kết hợp theo một trục chủ điểm cùng nhau… Một chân máy với khả năng điều chỉnh đứng trên mọi địa hình sẽ trửo nên hữu ích trong trường hợp này. Để tạo sự hấp dẫn cho một vùng xác định của bức ảnh, hãy làm cho vùng này nổi bật hẳn lên thông qua kích thước, màu sắc hay kể cả sự sắp xếp. Nhưng hãy nhớ đừng để các yếu tố khác cũng lại trở nên quá "nặng", không làm tôn lên vùng ảnh chính mà còn làm sao nhãng đi sự chú ý của người xem. Hãy nhớ tới quy tắc một phần ba, một quy tắc cổ điển nhưng đôi lúc rất hữu dụng cho những tình huống kiểu này. Hãy đặt các đối tượng cần làm nổi bật ở những đường phân cách (đường phân cách ảo chia ảnh thành 3 phần bằng nhau). Cắt cúp những gì thừa
  3. Sử dụng ống zoom để loại bỏ các yếu tố xung quanh đối tượng. Ảnh: Landscape Photo. Sau khi đã tìm được góc, phối cảnh, giờ đến lúc tìm hình thức cúp ảnh hợp lý. Bằng việc sử dụng ống zoom, zoom ra zoom vào sẽ giúp bạn thử nghiệm loại bỏ dần các yếu tố xung quanh đối tượng để tìm ra cách cúp tối ưu nhất nhằm làm nổi bật đối tượng. Khi cắt cúp, kể cả bằng ống kính hay sử dụng phần mềm xử lý ảnh sau này, nên nhớ để ý đến cái gì sẽ tạo khung cho bức ảnh. Đừng có vô tình bỏ đi mất những chi tiết tưởng chừng thừa như một mẩu cành cây ở tiền cảnh, một dải bóng râm… bởi đôi lúc những chi tiết này sẽ tạo nên một viền khung ảo rất đẹp cho bức ảnh. Để đối tượng được nét, hãy khép độ mở xuống còn f/11 hoặc f/16. Điều này sẽ hạn chế được hiện tượng ảnh mờ khi chụp ảnh ở xa mà độ mở lại quá lớn. Kiểm tra độ sâu trường ảnh thông qua nút trên máy ảnh hoặc kiểm tra thông qua màn LCD như trên một số máy DSLR tiên tiến hiện nay. Đứng trước một khung cảnh, đừng vội nhìn vào khung ngắm quang. Hãy thử dùng ngón trỏ và ngón cái của hai tay để khum thành một hình chữ nhật và ngắm khung cảnh trước để định hình tạm thời một bố cục hợp lý. Điều này có một cái lợi là người chụp được nhìn khung cảnh sẽ chụp với một kích thước chuẩn mà không bị tác động bởi các yếu tố crop-factor của ống kính và cảm biến. Sau khi tìm được một vị trí với khung cảnh phù hợp, mới thử nhìn qua khung hình và điều chỉnh các thông số để hoàn chỉnh nốt bố cục. Không thể nói rằng cứ tuân thủ nguyên tắc là sẽ tạo ra những bức ảnh đẹp. Không thiếu những bức ảnh đẹp mà không theo một quy tắc nào cả. Tuy nhiên, việc nắm vững quy tắc sẽ giúp có được một cách nhìn tiêu chuẩn để chụp ảnh trông hợp lý. Còn từ mức hợp lý đến mức đẹp sẽ phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của bạn. Nguyễn Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1