intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số và hoàn thiện chương trình đào tạo kinh tế và kinh doanh trong trường đại học ở Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyển đổi số đặt ra những nhu cầu đặc thù đối với đội ngũ nhân lực quốc gia. Các trường đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao nên càng cần quan tâm các chuyển đổi công tác đào tạo để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, từ đó mà nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo, bổ sung và đổi mới hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập. Việc hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là trung tâm kết nối nhiều biện pháp của nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số và hoàn thiện chương trình đào tạo kinh tế và kinh doanh trong trường đại học ở Việt Nam

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KINH TẾ VÀ KINH DOANH TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Lê Thị Quế1 Tóm tắt: Chuyển đổi số đặt ra những nhu cầu đặc thù đối với đội ngũ nhân lực quốc gia. Các trường đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao nên càng cần quan tâm các chuyển đổi công tác đào tạo để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, từ đó mà nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo, bổ sung và đổi mới hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập. Việc hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là trung tâm kết nối nhiều biện pháp của nhà trường. Nó cũng đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp về các mặt chuyên môn- kỹ thuật, tổ chức, tài chính và xây dựng, mở rộng hệ thống quan hệ hợp tác ở trong và ngoài nước. Từ khóa: Chuyển đổi số, nhân lực số, chương trình đào tạo, đào tạo đại học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi số là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, được các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội triển khai mạnh mẽ trong mấy năm qua và đã thu được những kết quả tích cực. Những đặc thù của đội ngũ nhân lực liên quan tới chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn đòi hỏi công tác đào tạo nhân sự phải đáp ứng được những yêu cầu gắn liền với nó. Trong quá trình này, nhu cầu nhân lực số và nhu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ quản lý cũng như người lao động để họ có thể sử dụng, quản lý được những hoạt động theo chức năng của mình để ứng dụng công nghệ số và các hoạt động có liên quan đã trở nên rất nóng mà việc đáp ứng chúng đã trở thành một nhiệm vụ cần giải quyết một cách nhanh chóng. Các trường đại học đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội, thực hiện được chức năng của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng tốt các đòi hỏi của thực tiễn, các trường đại học cần triển khai nhiều biện pháp, trong đó việc đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo là một trong những giải pháp cốt lõi. Nó ảnh hưởng tổng hợp tới chất lượng của một bộ phận quan trọng nguồn nhân lực bởi nó trực tiếp tác động tới cơ cấu kiến thức, kỹ năng mà người lao động được tạo ra ban đầu, tới cơ sở kiến thức và phương pháp học tập/ phương pháp tăng cường năng lực cá nhân mà người lao động sẽ sử dụng trong suốt quá trình làm việc của họ sau này. 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ Chuyển đổi số là “bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số”, là quá trình thay đổi 1 Viện Khoa học bảo hiểm xã hội
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 477 tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số1. Đó cũng là quá trình khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn2. Chuyển đổi số không phải là quá trình kỹ thuật, bao gồm các hoạt động có tính kỹ thuật thuần túy, mà là một quá trình tổng hợp về cả các mặt kinh tế- xã hội, pháp lý, tài chính, tâm lý, … và phải được tổ chức một cách chặt chẽ để đảm bảo có được sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá nhân, tổ chức có liên quan với nhau. Những nghiên cứu về chuyển đổi số ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thức được sự cần thiết phải thực hiện chuyển đổi số và ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ này. Năm 2021, 75,68% trong tổng số 477 doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã thực hiện chuyển đổi số ở một mức độ nào đó. Tỷ lệ này đạt trị số cao nhất trong lĩnh vực chế biến, chế tạo (gần 80%) và thấp nhất trong nhóm các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp (33,33%). Những nội dung được ứng dụng phổ biến nhất là ứng dụng kết nối di động và công nghệ đám mây, ứng dụng khoa học tính toán và dữ liệu lớn (trên 50% số doanh nghiệp được khảo sát đang sử dụng các ứng dụng này), công nghệ và cung cấp năng lượng mới, kết nối vạn vật, kinh tế chia sẻ và nền tảng giao dịch ngang hàng, robot tiên tiến và tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và máy học (trên 30% số doanh nghiệp được khảo sát có sử dụng một trong các ứng dụng), sản xuất và in 3D và tiến bộ trong nguyên vật liệu, công nghệ sinh học và sinh học phân tử (hơn 20% số doanh nghiệp có ứng dụng)3. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, khó khăn lớn nhất mà đại đa số các doanh nghiệp vướng phải là thiếu nhân lực chất lượng cao. Một khảo sát được thực hiện năm 2021 cho thấy có tới 72,5% trong mẫu khảo sát cho biết tình trạng này4. Những vấn đề và bất cập chủ yếu bao gồm5: - Chất lượng lao động thấp, thiếu hụt về kỹ năng lao động, cũng như sự phân bố, sử dụng lao động trình độ cao (có trình độ cao đẳng, đại học trở lên) chưa hợp lý. Lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ tập trung nhiều tại các cơ quan quản lý nhà nước, trong một số ngành dịch vụ nhưng lại thiếu nghiêm trọng ở các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm cũng thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao một cách khá nghiêm trọng. Kết quả khảo sát với chính bản thân người lao động cũng cho thấy họ nhận biết được sự bất cập veef trình độ của mình so với yêu cầu của công việc: hầu hết người sử dụng lao động cho rằng người lao động mới đáp ứng ở mức trung bình và thấp/ rất thấp trong các lĩnh vực phân tích dữ liệu (83,25%); bảo mật dữ liệu/ bảo mật truyền thông (86%); ứng dụng các hệ thống hỗ trợ (83,3%); ứng dụng phần mềm cộng tác (84,5%); ứng dụng các kỹ năng phi kỹ thuật như tư duy hệ thống và hiểu quy trình (74,1%). 1 Bộ thông tin và truyền thông (2021), Cẩm nang chuyển đổi số (có chỉnh sửa, cập nhật, bổ sung). 2 L. Walter (2021), Digitization, Digitalization or Digital Transformation? https://connamix.com 3 Trịnh Thu Nga (2022), Chuyển đổi số và phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam đến năm 2030. Tạp chí Nguồn nhân lực và an sinh xã hội. Tháng 01/ 2022. 4 Vietnam Report (2021), Báo cáo Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp Việt Nam và Công cuộc chuyển đổi số giai đoạn hậu Covid-19. https://vietnamreport. net.vn/. 5 Trịnh Thu Nga (2022), Chuyển đổi số và phát triển nhân lực chất lượng cao … Tài liệu đã dẫn.
  3. 478 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM - Các doanh nghiệp có yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động về một số kỹ năng và phẩm chất gắn liền với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ như tính sáng tạo, độc đáo và chủ động (50,73%); khả năng phục hồi, chịu áp lực và linh hoạt (47,17%); tư duy phân tích và đổi mới (46,12%); kỹ năng thuyết phục và đàm phán (44,24%); tư duy phản biện và lập luận (40,88%); Phân tích và đánh giá hệ thống (40,04%); hiểu biết lý thuyết, khả năng vận dụng chúng để tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp giải quyết vấn đề (39,2%), các kỹ năng số, khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật mà doanh nghiệp sử dụng, … - Doanh nghiệp không chỉ có nhu cầu đào tạo lại và bồi dưỡng/ nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động mà họ đang sử dụng (định kỳ và đột xuất khi tiếp nhận công nghệ và thiết bị mới), mà đặc biệt cần tuyển dụng những lao động có trình độ đáp ứng ngay được yêu cầu sử dụng của họ nhưng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng hiện chỉ đáp ứng được yêu cầu này một cách rất hạn chế. Năm 2019, có đến 73% doanh nghiệp khó tìm được ứng viên có kỹ năng quản lý và lãnh đạo; 54% cho biết lao động mới tuyển dụng của họ hanj chế về kỹ năng cảm xúc xã hội; 68% đánh giá kỹ năng kỹ thuật chuyên biệt của lao động mới tuyển dụng chưa thích hợp cho công việc; phần lớn lao động Việt Nam chưa đạt được mức độ hiệu quả tối thiểu khi thực hiện độc lập các công việc không có tính lặp lại (những phẩm chất được coi là những kỹ năng của thế kỷ 21). Trong khi đó, số người tốt nghiệp cử nhân từ hệ thống đào tạo trong nước chưa có việc làm khá lớn: Năm 2020, Việt Nam có khoảng 119 nghìn người có trình độ cao đẳng và 249 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp. Cũng theo các số liệu năm 2020, có tới 49,15% lao động có trình độ cao đẳng, 39,26% số lao động có trình độ trung cấp, 17,92% số lao động có trình độ đại học trở lên làm các công việc có yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng thấp hơn so với trình độ được ghi trên bằng cấp, trong khi có khoảng 47,14% lao động làm các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật và các kỹ năng cao hơn so với bằng cấp của họ. - Hệ thống thông tin về thị trường lao động chưa hoàn chỉnh, thiếu tính hệ thống, có sự chia cắt theo địa phương và đặc biệt thiếu các dự báo nhu cầu lao động, làm hạn chế khả năng của các cơ sở đào tạo trong xây dựng và điều chỉnh kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của ngành nghề. - Công tác thu hút, bố trí sử dụng nhân lực chất lượng cao còn nhiều bất cập, đặc biệt là: tiền lương và thu nhập thấp (80,7%); chưa có tiêu chí rõ ràng để xác định người có tài năng (74,9%); chính sách khen thưởng, đãi ngộ và tôn vinh chưa thỏa đáng, không tạo động lực (66,7%); thiếu môi trường để người có tài phát huy tài năng (60,4%); cơ hội thăng tiến không rõ ràng (56,9%)1. Các nghiên cứu về thị trường lao động trong nước và thế giới đều ghi nhận rằng nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn/ kỹ thuật và hiểu biết rộng, thành thục trong các kỹ năng số và các kỹ năng làm việc cốt lõi, có thể chuyển đổi linh hoạt và đáp ứng những thay đổi liên tục của công nghệ cao thường dễ tìm kiếm việc làm, có thu nhập cao và điều kiện thăng tiến tốt. Tổng hợp các nghiên cứu về yêu cầu đối với nhân lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Trịnh Thu Nga rút ra rằng các kỹ năng cốt lõi của đội ngũ nhân lực này phải bao gồm2: 1 Nguyễn Bá Chiến, Đoàn Văn Tình, Đ.V. (2020), Xây dựng Chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài. Tạp chí Tổ chức Nhà nước. Số tháng 3/ 2020. http:// tcnn.vn 2 Trịnh Thu Nga (2022), Chuyển đổi số và phát triển nhân lực chất lượng cao … Tài liệu đã dẫn.
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 479 + Kỹ năng kỹ thuật: kiến thức rộng và phù hợp, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng số hóa, hiểu biết quy trình, kỹ năng thông tin, kỹ năng an toàn mạng. + Kỹ năng nhận thức: tính sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, tư duy kinh doanh và khởi nghiệp, kỹ năng phân tích, kỹ năng nghiên cứu, khả năng ra quyết định, kỹ năng định hướng hiệu quả. + Kỹ năng xã hội: kỹ năng đa văn hóa, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết lập mạng lưới, khả năng làm việc nhóm, khả năng thương lượng và hợp tác, khả năng chuyển hóa kiến thức, kỹ năng lãnh đạo. + Kỹ năng hành vi: tính linh hoạt, khả năng kiên nhẫn, tính tuân thủ, tư duy phát triển bền vững, động lực học tập, khả năng làm việc trong điều kiện áp lực. 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 3.1. Cơ sở pháp lý để hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam Hiện nay, công tác xây dựng và quản lý chương trình đào tạo tại các trường đại học đang được tiến hành theo thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, đồng thời việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được căn cứ theo thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/ 3/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, các công văn 1669/ QLCL- KĐCLGD ngày 31/ 12/ 2019 của Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) về việc thay thế Tài liệu đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH ban hành kèm theo Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD, Công văn số 1074/ KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/ 6/ 2016 của Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) về việc hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đào tạo, công văn 769/QLCL- KĐCLGD ngày 20/ 4/ 2018 của Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) về việc ử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đào tạo. Việc bổ sung những nội dung liên quan tới chuyển đổi số vào các chương trình này dựa trên các văn bản sau: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; 3.2. Định hướng hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý ở các trường đại học Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số Việc đổi mới, hoàn thiện các chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý ở các trường đại học nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của chuyển đổi số, nền kinh tế số và sự phát triển kinh tế- xã hội trong xã hội số cần được thực hiện theo những hướng sau đây:
  5. 480 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM - Bổ sung những môn học mới liên quan tới công nghệ và quản lý công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, vào chương trình đào tạo. Một số hướng có thể cân nhắc là quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế phần mềm ứng dụng, tổ chức hệ thống thông tin quản lý. Những môn học này có thể được phát triển dần, ban đầu được đưa vào danh mục các môn tự chọn, sau đó sẽ đánh giá và lựa chọn để dần dần chuyển thành các môn học bắt buộc. - Bổ sung các kiến thức liên quan tới ứng dụng công nghệ số vào các môn học hiện có, đặc biệt là các phần mềm phổ biến, đặc thù của từng lĩnh vực, chuyên ngành (quản trị nguồn lực của doanh nghiệp, quản trị nhân sự, quản lý tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý dự án, …). Để đảm bảo yếu tố thời gian, những kiến thức này có thể được biên soạn thành các tài liệu đọc thêm/ tài liệu tham khảo và được hoàn thiện dần để đưa vào các giáo trình thích hợp. - Bổ sung các bài tập mô phỏng vào nội dung đào tạo (bài tập mô phỏng quản trị kinh doanh, mô phỏng phân tích và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tuyển dụng và đánh giá nhân sự, phân tích và đánh giá thị trường, tổ chức hệ thống phân phối, xây dựng và đánh giá các phương án tổ chức hệ thống logistics của doanh nghiệp, phân bổ vốn đầu tư, kinh doanh tài chính, …). Để tiết kiệm chi phí và có nhiều các bài tập mô phỏng thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nhà trường có thể kết hợp với các trung tâm đào tạo của các doanh nghiệp lớn để xây dựng, mua sắm và cùng khai thác những chương trình này hoặc phối hợp với các trường khác có đào tạo cùng nội dung trên cùng một địa bàn. - Nâng cao chất lượng các hoạt động thực tế, thực tập của sinh viên trong quá trình thực tập, đặc biệt là khuyến khích và thúc đẩy việc đưa sinh viên trực tiếp tham gia, học hỏi các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và ứng dụng công nghệ số để giải quyết các nhiệm vụ thực tế khi đưa sinh viên đi thăm, thực tập tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội- nghề nghiệp. Mặt khác, bản thân những hoạt động này cũng cần được tăng cường về mặt số lượng (tăng thời gian dành cho các hoạt động đào tạo thực tế) cho sinh viên (tăng số lần thực tập/ thực hành của sinh viên, đầu tư trang bị những trang thiết bị và phần mềm mô phỏng thực tế, …). Nhà trường cũng cần thiết lập những quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, xây dựng và thực hiện chế độ đưa sinh viên trực tiếp làm việc thực sự cho doanh nghiệp theo ngành nghề, chức danh mà các em được đào tạo. 3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và đổi mới các chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý ở các trường đại học Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu của chuyển đổi số Để triển khai thực hiện các định hướng trên, các trường cần triển khai những biện pháp chủ yếu sau đây: - Nâng cao nhận thức về đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo, trong đó có những học phần, tài liệu liên quan tới các kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số và kinh tế số. Vấn đề ở đây là vừa nhận thức rõ sự cần thiết phải đổi mới/ hoàn thiện chương trình, vừa nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa thực tiễn của các module nội dung trong chương trình, mối liên hệ giữa chúng trong đào tạo. Việc tham khảo, đánh giá nội dung cũng như kết quả/ tác động của việc thực hiện các chương trình đào tạo cho những chuyên ngành/ nhóm lao động tương tự của các trường/ các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và quốc tế cũng cần được định kỳ thực hiện một cách có ý thức (sau mỗi 3- 5 năm).
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 481 - Định kỳ triển khai công tác đánh giá nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo, đặc biệt là những nhu cầu về kiến thức và kỹ năng liên quan tới chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số và kinh tế số. Kết quả của nhóm hoạt động này là những mô tả rõ ràng, càng chi tiết càng tốt về số lượng và chất lượng đối với từng nhóm lao động, tập trung vào nhóm lao động mà trường đào tạo), số lượng và danh mục các cơ sở cùng đào tạo nhân lực thuộc những nhóm này, năng lực của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu và lợi thế của nhà trường so với các cơ sở đó. - Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm cập nhật kiến thức chuyên môn- nghiệp vụ và kiến thức về công nghệ số/ nhận thức về các tiến bộ mới, xu hướng mới, nhu cầu mới trong lĩnh vực chuyên môn mà nhà trường và cá nhân cán bộ, giảng viên đảm nhận giảng dạy, cập nhật các kiến thức về ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực mà trường đào tạo. Nhà trường cần yêu cầu và khuyến khích nhanh chóng chuyển kết quả nghiên cứu vào công tác đào tạo. - Cụ thể hóa quy trình đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý để lồng ghép các kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số và kinh tế số với các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành về kinh tế và quản lý. Trên cơ sở đó, cần triển khai các bước của quy trình này một cách khoa học nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng cơ sở đào tạo. Quy trình sau đây có thể được tham khảo và điều chỉnh để sử dụng. Hình 1: Quy trình xây dựng chương trình đào tạo và soạn thảo tài liệu mô tả chương trình đào tạo1 - Nâng cao trình độ của cán bộ, giảng viên cả về chuyên môn- nghiệp vụ, về công nghệ số và ứng dụng công nghệ số, thường xuyên cập nhật cho họ các nhận thức mới về nhu cầu đào tạo, về các yêu cầu mà thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ lao động, đặc biệt là lao động thuộc các chuyên môn, trình độ mà nhà trường và cá nhân giảng viên tham gia đào tạo. Song song với việc nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên, cần đề ra những yêu cầu và có chính sách động viên, khuyến khích họ cập nhật những kiến thức, nhận biết về yêu cầu đối lực lượng lao động, đưa những kiến thức và kỹ năng cần thiết vào chương trình đào tạo cho sinh viên/ học viên. 1 Phạm Thị Tố Nga và đồng nghiệp (2023), Nghiên cứu và ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý và xây dựng chương trình đào tạo ... Tài liệu đã dẫn.
  7. 482 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4. KẾT LUẬN Hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhưng yêu cầu của chuyển đổi số và nền kinh tế số là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng và cấp bách đối với các trường đại học khi quá trình chuyển đổi số diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, trên quy mô ngày càng rộng. Tuy đây không phải là nhiệm vụ riêng của các trường và các trường không thể đơn độc thực hiện, nhưng các trường là một đối tượng then chốt trong quá trình này, phải đóng vai trò chủ động và phải triển khai các hoạt động theo hướng này ngày một tích cực hơn. Công tác hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo không phải là một công việc mới và cũng không phải chỉ nhằm đáp ứng những yêu cầu của chuyển đổi số, mà phải đáp ứng nhiều mục tiêu lồng ghép khác. Tuy nhiên, do chuyển đổi số đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực chuyên môn, mọi hoạt động của quá trình đào tạo, hiện đã là lúc các trường đại học cần nhanh chóng rà soát, đánh giá các chương trình đào tạo của mình, đặc biệt là những chương trình đã được thiết kế và sử dụng từ nhiều năm trước đây (kể cả những chương trình đã được điều chỉnh, sửa đổi) trên cơ sở nhận dạng lại những yêu cầu hiện đại đối với đầu ra của chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ thông tin và truyền thông (2021), Cẩm nang chuyển đổi số (có chỉnh sửa, cập nhật, bổ sung). 2. Nguyễn Bá Chiến, Đoàn Văn Tình, Đ.V. (2020), Xây dựng Chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài. Tạp chí Tổ chức Nhà nước. Số tháng 3/ 2020. http:// tcnn.vn 3. Phạm Thị Tố Nga, Lê Thế Anh, Đỗ Thu Hương, Phạm Văn Tiệp, Trần Thu Trang (2023), Nghiên cứu và ứng đụng chuyển đổi số trong công tác quản lý và xây dựng chương trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt Nam: Các vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đại học Tài chính và Quản trị kinh doanh. 4. Trịnh Thu Nga (2022), Chuyển đổi số và phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam đến năm 2030. Tạp chí Nguồn nhân lực và an sinh xã hội. Tháng 01/ 2022. 5. Vietnam Report (2021), Báo cáo Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2021: Doanh nghiệp Việt Nam và Công cuộc chuyển đổi số giai đoạn hậu Covid-19. https://vietnamreport. net.vn/. 6. L. Walter (2021), Digitization, Digitalization or Digital Transformation? https://connamix.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2