intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề 1: Kỹ năng tìm kiếm tài liệu, đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chuyên đề 1: Kỹ năng tìm kiếm tài liệu, đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu" xác định các bước tìm kiếm tài liệu, đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu. Vận dụng cách tìm kiếm thông tin trên Internet. Vận dụng cách đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề 1: Kỹ năng tìm kiếm tài liệu, đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu

  1. Trường Đại học Trà Vinh CHUYÊN ĐỀ 1 KỸ NĂNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU, ĐỌC HIỂU VÀ GHI NHỚ TÀI LIỆU  MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, người học đạt được:  Xác định các bước tìm kiếm tài liệu, đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu.  Vận dụng cách tìm kiếm thông tin trên Internet.  Vận dụng cách đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu hiệu quả.  NỘI DUNG: 1. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET Tìm kiếm thông tin là hoạt động phổ biến đối với người sử dụng Internet. So với thông tin được lưu trữ trên những phương tiện khác, thông tin được lưu trữ trên Internet truy cập và tìm kiếm dễ dàng hơn. Ngoài ra, kết quả tìm kiếm đạt được nhiều hơn so với việc tìm kiếm thông tin được lưu trữ trên các phương tiện khác. Đây là điểm mạnh nhưng đôi khi cũng là điểm yếu của Internet vì khi kết quả trả về quá nhiều, ta phải tốn thời gian để lọc lại những thông tin phù hợp. Trên Internet có rất nhiều trang Web cung cấp các công cụ tìm kiếm (search engine). Mỗi công cụ tìm kiếm có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Do đó khi tìm kiếm thông tin, ta nên bắt đầu bằng công cụ quen thuộc nhất. Nếu kết quả chưa tốt, ta có thể thực hiện lại với công cụ tìm kiếm khác. Trước khi truy cập và tìm kiếm thông tin trên Internet, ta cần chú ý một số đặc điểm sau để nâng cao hiệu quả:  Internet không phải một thư viện, thông tin trên Internet không được xử lý hay phân loại theo những tiêu chuẩn, quy định nghiệm ngặt giống như một thư viện.  Nội dung trên Internet luôn được cập nhật, bổ sung và đôi lúc bị xóa bỏ. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 1
  2. Trường Đại học Trà Vinh  Internet chỉ là một trong những công cụ bổ trợ trong việc tìm kiếm thông tin.  Kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm không hẳn là đầy đủ.  Những thông tin tìm thấy trên Internet có thể không chính xác.  Những thông tin bổ ích lại thường không được cung cấp miễn phí. 1.1. Thông tin là gì? Khái niệm: Những gì mang lại sự hiểu biết cho con người đều được xem là thông tin. Ví dụ:  Số điện thoại, số nhà…  Một quyển sách, thông báo, bài thơ, văn…  Bản nhạc, bài diễn thuyết, bài giảng…  Đoạn phim, một chương trình thời sự… 1.2. Các dạng thông tin Về cơ bản, thông tin có thể được tổ chức dưới các dạng sau:  Văn bản (Text): tài liệu, giáo trình, sách, bài báo khoa học, tạp chí… Dạng này được tổ chức trên máy tính dưới dạng những tập tin có phần mở rộng: .DOC (Word), .PDF, .TXT,…  Hình ảnh (Image): hình chụp, hình vẽ, biểu đồ, đồ thị… Dạng này được tổ chức trên máy tính dưới dạng những tập tin có phần mở rộng: .JPG, .GIF, .PNG,…  Nghe nhìn (Multimedia): bao gồm các đoạn âm thanh, video hay hoạt hình… Dạng này được tổ chức trên máy tính dưới dạng những tập tin có phần mở rộng: .MP3, .MP4, .AVI,…  Đoạn ghi âm phỏng vấn, bài hát  Đoạn phim, phóng sự, hoạt hình Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 2
  3. Trường Đại học Trà Vinh  Clip quay bài giảng, thí nghiệm… 1.3. Các lĩnh vực thông tin Không thể liệt kê tất cả các lĩnh vực thông tin trên Internet, tuy nhiên, nhìn chung Internet thường bao gồm những thông tin sau đây:  Các sự kiện đang diễn ra, ví dụ: tin tức ngày hôm nay, hay những xu hướng mới nhất.  Thời sự, sự kiện, ví dụ: chỉ số chứng khoán; thông tin sản phẩm  Khoa học, chuyên ngành, ví dụ: các chính sách hiện hành; luật pháp;  Văn hóa, giải trí, ví dụ: phim, nhạc, truyền hình,… Mỗi lĩnh vực thông tin có thể được cung cấp bởi các nguồn khác nhau, sau đây là một vài ví dụ: Nguồn xuất bản Thông tin cung cấp Các hiệp hội và viện nghiên cúu • Thông tin tổ chức, thành viên; Viện nghiên cứu quốc tế về phát triển bền • Báo cáo hoạt động; nghiên cứu vững (IISD) http://iisd1.iisd.ca chuyên môn,… Các doanh nghiệp • Thông tin về sản phẩm, công ty Vinacafe http://www.vinacafe.com.vn • Báo cáo thường niên Công ty Ford Việt Nam • Thông cáo và báo cáo báo chí http://www.ford.com.vn • Thông tin về nơi cung cấp dịch vụ Các phương tiện truyền thông • Các bài báo toàn văn chọn lọc Thời báo kinh tế Việt Nam • Lưu trữ cúa các số đã ra http://www.vneconomy.com.vn • Thông tin đặt mua tài liệu Thời báo Times http://www.thetimes.co.uk Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 3
  4. Trường Đại học Trà Vinh Các cơ quan giáo dnc • Thông tin về các khóa học Đai học Trà Vinh http://www.tvu.edu.vn • Thông tin học vụ, thời khóa biểu, Đai học Bách khoa TPHCM điểm số, học bổng… http://www.hueuni.edu.vn • Danh mục thư viện Viện công nghệ Massachussette • Tài liệu, báo cáo và hướng dẫn http://web.mit.edu nghiên cứu Các cơ quan chính phủ • Dữ liệu thống kê, luật pháp, thông Bộ NN&PTNT http://www.mard.gov.vn cáo báo chí Bộ GD&ĐT http://www.moet.edu.vn • Văn bản, báo cáo, chính sách, Bộ Thương mại • Thông tin liên hệ http://www.vitranet.com.vn Liên hợp quốc http://www.un.org Các tổ chức/nhóm • Báo cáo, thông cáo báo chí Tổ chức du lịch thế giới • Danh mục, tài liệu toàn văn http://www.world-tourism.org • Thông tin tổ chức và các hoạt động Mạng thông tin về quyền trẻ em • Kết nối đến các trang web liên quan www.crin.org Các cá nhân • Quan điểm cá nhân, gia đình Các chuyên gia, những người hăng hái • Sở thích và quan tâm cá nhân hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, • Các hoạt động, công trình nghiên những người nổi tiếng, không nổi tiếng cứu, thông tin hướng dẫn… hoặc bất kỳ ai. 1.4. Các công cụ tìm kiếm trên Internet 1.4.1. Bộ máy tìm kiếm (Search Engine) Các máy tìm kiếm làm việc theo nguyên tắc tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu được tự động xây dựng bởi một robot, không phải do con người xây dựng. máy tìm kiếm sẽ so sánh các từ khóa do người dùng gõ vào cửa sổ tìm kiếm với các từ trong các trang web mà nó lưu trữ. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 4
  5. Trường Đại học Trà Vinh Lượng thông tin mà các máy tìm kiếm có thể bao quát tùy thuộc vào số lượng trang web mà nó thu thập và xử lý được, tất nhiên nó sẽ phát triển theo thời gian. Goole có cơ sở dữ liệu lớn nhất đến thời điểm này, tuy nhiên, cần lưu ý là không có một bộ máy tìm kiếm nào có thể bao quát được toàn bộ thông tin trên Internet về một chủ đề. Kết quả tìm kiếm của bạn có phù hợp hay không là phụ thuốc vào khả năng sử dụng từ khóa, cú pháp và tính năng của bộ máy tìm kiếm và diện bao quát của máy tìm kiếm mà bạn sử dụng.  Điểm mạnh: tìm nhanh và chính xác khi tìm kiếm một tài liệu cụ thể (tên tài liệu, tên người, tổ chức đã biết), tìm các chủ đề khó phân loại.  Điểm yếu: Không cho phép có một cái nhìn tổng quát về một chủ đề cụ thể(trong đó có những chủ đề nhỏ mà bạn chưa biết), độ tin cậy thấp, số lượng lớn kết quả đối với 1 yêu cầu tìm kiếm đơn giản. Một số máy tìm kiếm tiêu biểu trên thế giới:  Google: http://www.google.com/  Yahoo: http://www.yahoo.com/  Bing: http://www.bing.com/  AltaVista: http://www.altavista.com/  Teoma: http://www.teoma.com  Alltheweb: http://www.alltheweb.com/  Ask: http://www.ask.com/  Askjeeves: http://www.askjeeves.com Một số máy tìm kiếm phát triển Việt Nam  Xa lộ: www.xalo.vn  Tìm nhanh: www.timnhanh.com Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 5
  6. Trường Đại học Trà Vinh  Tìm kiếm nhạc, video: www.baamboo.com; http://mp3.zing.vn; http://7sac.com  Monava: www.monava.vn  Tra cứu bản đồ: www.diadiem.com  Cốc cốc: http://coccoc.com/search# 1.4.2. Cổng thông tin (gateway)/ Danh mục chủ đề (subject directory) Cổng thông tin cung cấp các thông tin chuyên biệt về một lĩnh vực cụ thể, thường có công cụ tìm kiếm của riêng mình và được tổ chức theo thứ bậc. Các cổng thông tin do con người tập hợp thông tin, biên soạn, và sắp xếp theo một hệ thống phân loại. Đôi khi các cổng thông tin do các chuyên gia trong một lĩnh vực tập hợp. Điều này có nghĩa là thông tin nhìn chung đã được thẩm định và đánh giá về sự phù hợp cũng như chất lượng. Trong cổng thông tin, bạn đọc có thể xem lướt theo chủ đề và có thể tìm kiếm. Ví dụ về một số cổng thông tin:  ELDIS http://www.eldis.org Cổng thông tin phát triển ELDIS cung cấp một điểm truy cập trung tâm tới các thông tin về phát triển, các hướng dẫn theo từng chủ đề phát triển, thông tin phát triển về từng quốc gia, tin tức, thông tin tuyển dụng, và các tư liệu khác.  Thư viện ảo trên mạng http://www.vlib.org Thư viện ảo trên mạng được tự mô tả như là “danh mục lâu đời nhất trên web, do Tim Berners-Lee, người kiến tạo nên mạng web – xây dựng. Thư viện ảo được quản lý bởi một nhóm các tình nguyện viên là các chuyên gia về nhiều lĩnh vực. Thư viện ảo này được coi là một trong những cổng thông tin có chất lượng về một số lĩnh vực, tuy nhiên nó không phải là cơ sở dữ liệu lớn nhất. “ Thư viện ảo này được sắp xếp theo trật tự chữ cái, theo chủ đề và cũng có công cụ tìm kiếm riêng. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 6
  7. Trường Đại học Trà Vinh  Cổng thông tin khoa học xã hội SOSIG (Social Science Information Gateway) http://www.sosig.ac.uk Cung cấp thông tin về các nguồn tin có chất lượng cao cho những người nghiên cứu về khoa học xã hội. Thông tin được sắp xếp theo chủ đề, và cũng có công cụ tìm kiếm riêng.  Yahoo! Directory http://dir.yahoo.com Danh mục theo chủ đề liệt kê các trang web do con người lựa chọn thuộc nhiều chủ đề khác nhau từ nghệ thuật, văn hóa, giải trí, giáo dục, khoa học, sức khỏe. 1.5. Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet Nhằm giúp kết quả tìm kiếm đúng với mục đích đề ra, ta nên có chiến lược tìm kiếm phù hợp, sau đây là 3 bước đề xuất sau: Bước 1: Phân tích yêu cầu tìm. Bước 2: Diễn đạt lệnh tìm kiếm. Bước 3: Đánh giá kết quả tìm kiếm. 1.5.1. Bước 1: Phân tích yêu cầu tìm Ta cần đặt ra các câu hỏi sau và trả lời chúng để xác định được mục tiêu tìm  Tìm thông tin gì? Cho mục đích gì?  Loại thông tin nào bạn cần?  Biến yêu cầu tìm thành một câu hoàn chỉnh Ví dụ: Bạn quan tâm đến thông tin về buôn bán trẻ em. Bước 1. Phân tích, đặt các câu hỏi thích hợp:  Buôn bán trẻ em ở vùng nào, nước nào?  Thông tin nóng hổi hiện nay hay lịch sử?  Tổ chức, cơ quan, hiệp hội nào có thể cung cấp thông tin? Website của họ? Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 7
  8. Trường Đại học Trà Vinh Sau đó, biến thành câu hoàn chỉnh, chẳng hạn như:  Nạn buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc. Phân chia thành các khái niệm nhỏ: Khái niệm 1 Khái niệm 2 Khái niệm 3 Buôn bán trẻ em Việt Nam Trung Quốc Tìm các từ đồng nghĩa, cách viết khác: Khái niệm 1 Khái niệm 2 Khái niệm 3 Buôn bán trẻ em Việt Nam Trung Quốc Bắt cóc trẻ em Vietnam China Trafficking Viet Nam Chinese Child Vietnamese Children 1.5.2. Bước 2: Diễn đạt lệnh tìm kiếm  Đưa từ khóa quan trọng nhất lên đầu.  Chỉ nhập từ khóa, không nhập câu hoàn chỉnh.  Không phân biệt chữ HOA và chữ thường.  Với mỗi lệnh tìm kiếm, nếu vẫn chưa đạt mục tiêu thì thay đổi lần lượt các khái niệm để có kết quả như mong muốn. Ví dụ: Thử lần lượt các lệnh sau cho đến khi đạt mục tiêu: - Buôn bán trẻ em Việt Nam Trung Quốc - “Buôn bán trẻ em” Việt Nam Trung Quốc - Trafficking Viet Nam China… 1.5.3. Bước 3: Đánh giá kết quả tìm kiếm Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 8
  9. Trường Đại học Trà Vinh Để đánh giá độ chính xác của thông tin, ta cần cân nhắc thông tin đó thuộc lĩnh vực nào, chuyên ngành nào để có thể chọn website sao cho phù hợp. Ta có thể dựa vào một số yếu tố sau:  Tác giả o Bạn có thể tìm thấy tên tác giả bài viết đó hay không? o Trình độ, chuyên môn của tác giả? Tác giả đó có đáng tin cậy hay không? o Trang web ấy có uy tín, thông tin liên hệ rõ ràng hay không? o Trang web ấy thuộc về cá nhân hay tổ chức? (nếu là cá nhân thì mức độ tin cậy thấp hơn của tổ chức).  Địa chỉ trang web như thế nào? o Hãy đọc địa chỉ trang web trên cửa sổ trình duyệt xem: o Nếu có những dấu ~ thì có khả năng đây là trang web của cá nhân o Quan sát tên miền Website thuộc loại nào:  COM : Thương mại ( Commercial)  EDU : Giáo dục ( education )  NET : Mạng lưới ( Network )  INT : Các tổ chức quốc tế ( International Organisations )  ORG : Các tổ chức khác ( other orgnizations )  MIL : Quân sự ( Military )  GOV : Nhà nước ( Government ),…  Tính học thuật: Chú ý sự chính xác của các thông tin o Những thuật ngữ chuyên ngành, các trích dẫn, thậm chí là chính tả… o Số liệu, thông số kỹ thuật,… Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 9
  10. Trường Đại học Trà Vinh o Tài liệu tham khảo.  Mục đích của trang web đó là gì? o Trang web này là trang web thương mại hay là tổ chức phi lợi nhuận o Trang web này dành cho mọi người hay chỉ dành cho một số người o Trang web này nêu nhận định hay là công bố sự kiện o Góc nhìn của tác giả có thiên vị hay không?  Thông tin có chính xác không? o Có điều gì để xác minh thông tin đó hay không? o Đôi khi việc sai chính tả, sai ngữ pháp cũng có thể làm giảm giá trị của thông tin đó. o Bằng cách nào mà bạn có thể liên kết đến trang web: xuất phát từ một diễn đàn hay từ trang web của một tổ chức tin cậy, hay từ một blog của một người nào đó.  Thông tin đó cũ hay mới? o Sự cập nhật thông tin (ngày cập nhật cuối cùng) Cuối cùng, hãy suy nghĩ trước khi nhấp chuột. Lưu ý về việc trích dẫn: Bạn có thể không cần trả phí để đọc các thông tin trên web. Tuy nhiên, nếu sử dụng thông tin ấy để phục vụ cho việc học, làm việc thì bạn hãy nên tôn trọng nguồn gốc, tác giả và bản quyền của thông tin ấy. Việc trích dẫn nguồn gốc tài liệu mà bạn đã lấy từ đầu là một trong những việc làm tôn trọng. Việc làm này không tốn thời gian và nó còn giúp cho những tài liệu bạn viết trở nên có giá trị hơn, đáng tin cậy hơn. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 10
  11. Trường Đại học Trà Vinh Hơn nữa, việc này sẽ giúp bạn tìm lại nguồn gốc của thông tin khi cần bổ sung cập nhật mới. Đây cũng là kỹ năng quan trọng trong kỷ nguyên số này. Có rất nhiều cách để trích dẫn tài liệu trên web. Có 2 mẫu chuẩn là MLA và APA, bạn có thể vào 2 trang web sau đây để tham khảo chi tiết định dạng www.apastyle.org, www.mla.org 1.6. Giới thiệu máy tìm kiếm Google Hiện nay, có thể nói Google là công cụ tìm kiếm đa năng nhất, nó có khả năng tìm kiếm trên vài tỉ trang Web. Nhập địa chỉ Google.com.vn vào thanh địa chỉ của trình duyệt web. Khi tải xong, trang chủ của công cụ tìm kiếm Google hiển thị như sau: Hình 1. Giao diện của bộ máy tìm kiếm Google. Nhập thông tin muốn tìm vào hộp văn bản rồi nhấp Enter hoặc Nhấp vào nút lệnh Google Search (hình kính lúp). Thông tin tìm kiếm thường là các từ khóa (keyword) hoặc một cụm từ đặc trưng nhất. Các phép toán của lệnh tìm:  Dấu “+”: ở trước các từ mà bạn muốn phải xuất hiện trong kết quả  Dấu “-”: ở trước các từ mà bạn muốn không xuất hiện trong kết quả  Dấu “ ” :(VD: “buôn bán trẻ em”) cụm từ xuất hiện chính xác trong kết quả Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 11
  12. Trường Đại học Trà Vinh  Dùng các toán tử Boolean: AND, OR, NOT Ghi chú: Không nên nhập vào những từ khóa có nội dung tổng quát vì kết quả tìm kiếm sẽ rất nhiều, thông tin được trả về sẽ không gần với nội dung muốn tìm Ví dụ: muốn tìm tài liệu hướng dẫn sử dụng Word, ta sử dụng từ khóa “Word” để tìm thì kết quả trả về có thể lên đến vài triệu trang. Trong trường hợp này, ta có thể sử dụng cụm từ “How to use Word” hoặc là “How to use MS Word 2007” thay vì chỉ dùng từ “Word”, như thế thì kết quả trả về sẽ tốt hơn. Nếu kết quả trả về nhiều thì những trang Web có chứa thông tin gần với thông tin cần tìm nhất sẽ được liệt kê trước, những trang ít thông tin hơn được liệt kê sau. Để xem kết quả tìm kiếm, nhấp chuột vào một trong các liên kết được liệt kê ra. Ngoài ra, ta có thể nhấp chuột phải vào liên kết rồi chọn Open link in New Tab hoặc Open link in New Window, làm như thế ta vẫn giữ được trang kết quả tìm kiếm. Hình 2. Thao tác để xem kết quả tìm kiếm. 1.7. Tìm kiếm nâng cao với Google Trong trường hợp muốn có kết quả tìm kiếm gần với thông tin đang tìm, ta sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao của Google (Advanced Search). Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 12
  13. Trường Đại học Trà Vinh Hình 3. Giao diện trang tìm kiếm nâng cao của Goolge. Ta lựa chọn các thông số tìm kiếm thích hợp (kết quả trên mỗi trang, ngôn ngữ, loại tệp,…) rồi nhấp vào nút Tìm kiếm nâng cao. 1.8. Một số cú pháp tìm kiếm nâng cao trong Google 1.8.1. Tìm theo loại tài liệu: ta có thể tìm các tập tin Word, Powerpoint hay PDF,… có liên quan đến từ khóa. Tất nhiên, để sử dụng cú pháp này, ta phải biết phần mở rộng của các loại tập tin cần tìm. Cú pháp: từ khóa filetype:phần mở rộng Ví dụ: để tìm các tập tin Word có liên quan đến từ khóa Kỹ năng giao tiếp, ta gõ lệnh tìm kiếm vào Google như sau: Kỹ năng giao tiếp filetype:doc Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 13
  14. Trường Đại học Trà Vinh Hình 4. Tìm kiếm với cú pháp Filetype. Đối với các kết quả của cú pháp này, ta nhấp vào link thì sẽ tải được tập tin đó về máy ngay. 1.8.2. Tìm trong phạm vi 1 website cụ thể: giới hạn kết quả tìm kiếm về những trang trong 1 website cụ thể. Cú pháp: từ khóa site:địa chỉ website Ví dụ: Muốn tìm những thông tin liên quan đến học bổng được đăng trong website của trường Đại học Trà Vinh, ta có thể gõ lệnh tìm kiếm như sau: học bổng site:tvu.edu.vn Lưu ý: sau “site” không có www Hình 5. Tìm kiếm với cú pháp site. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 14
  15. Trường Đại học Trà Vinh 1.8.3. Tìm theo tiêu đề: giới hạn kết quả tìm kiếm về những trang có chứa từ đó trong tiêu đề trang web. Cú pháp: intitle:từ khóa Ví dụ: Để tìm kiếm các trang web có tiêu đề liên quan đến từ học bổng Australia, ta gõ lệnh tìm kiếm như sau: intitle:học bổng Australia Hình 6. Tìm kiếm với cú pháp Intitle. 1.8.4. Tìm theo URL (địa chỉ website): giới hạn kết quả tìm kiếm về những địa chỉ URL có chứa từ khóa tìm kiếm. Cú pháp: Inurl:từ khóa Ví dụ: Để tìm kiếm các trang web có địa chỉ chứa từ khóa TVU, ta gõ lệnh tìm kiếm như sau: Inurl:TVU. Hình 7. Tìm kiếm với cú pháp Inurl. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 15
  16. Trường Đại học Trà Vinh 2. ĐỌC HIỂU VÀ GHI NHỚ TÀI LIỆU Trên thế giới, việc rèn luyện “Kỹ năng đọc nghiên cứu (reading and study skills) đã trở thành một trong những nhiệm vụ đào tạo cực kỳ quan trọng trong nhà trường. Trong các kì nghỉ hè và công tác hỗ trợ học tập, người ta thường thành lập rất nhiều trung tâm “Kỹ năng đọc nghiên cứu”. Ai đã từng tham gia các trung tâm ấy đều rất ngạc nhiên và khẳng định đó là nơi học sinh được học tập được nhiều cách thức đọc khác nhau. Đó là nền tảng để phát triển việc đọc có tính chất nghiên cứu thông qua việc đọc đúng (richtiges Lesen), đọc làm nổi bật cấp độ ý nghĩa (sinnchritten). Đó là cách đọc như là nghệ thuật phân chia đoạn ý (Gliederungskunst) và trình bày quá trình tư duy thông qua sự kết hợp, kết nối ý nghĩa trong những câu, những đoạn và từng chương lại với nhau. Việc hiểu biết và khắc ghi vào trí nhớ nội dung văn bản phụ thuộc tất cả vào đấy. Đương nhiên, quá trình này diễn ra có kết quả là nhờ sự luyện tập có phương pháp, bài bản, kế hoạch khả thi và đạt chất lượng cụ thể. Có khá nhiều phương pháp giúp việc đọc tài liệu hiệu quả như: SQ3R, Power,… Tuy nhiên, trong khuôn khổ tài liệu này, ta chỉ tìm hiểu phương pháp SQ3R, một trong những phương pháp được các nhà khoa học đánh giá cao. 2.1. Phương pháp SQ3R Robinson, nhà nghiên cứu về đọc người Mỹ đã phát biểu và tóm tắt nội dung phương pháp đọc có tính chất nghiên cứu (hoặc còn gọi là đọc hoàn thiện – verarbeitendes Lesen) vào năm chữ cái đầu là SQ3R (S – Survery – Khảo sát, Q – Question – Đặt câu hỏi, R – Read – Đọc, R – Recite/Recall – Kể lại/Gợi nhớ, R – Review– Xem lại) Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 16
  17. Trường Đại học Trà Vinh Hình 8. Phương pháp SQ3R. Phương pháp này thực sự giúp sinh viên bàn bạc, đối thoại với văn bản theo năm bước học tập được phân chia như trên, chúng ta cùng tìm hiểu từng bước cụ thể. 2.1.1. S - Survery: khảo sát trước khi đọc Bước này, người đọc có thể đọc lướt, tức là đọc và nắm khái lược tài liệu, tên chương, chú ý những minh hoạ, lời nói đầu và lướt nhanh các trang sách, về chỉ dẫn tài liệu nguồn và tác giả… để nắm thông tin khái quát về tài liệu. Cụ thể, người đọc cần đọc những mục như sau: • Tiêu đề, đề mục chính và phụ; • Chú thích dưới hình ảnh và đồ thị; • Câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên; • Đoạn đầu và đoạn cuối; • Phần tóm tắt. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 17
  18. Trường Đại học Trà Vinh 2.1.2. Q - Question: đặt câu hỏi Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi về những thông tin mà ta mong nhận được từ văn bản, những thông tin đặc biệt hấp dẫn và có giá trị nhất đối với ta. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý: • Tiêu đề nói về vấn đề gì? • Các câu hỏi cuối bài đề cập đến những vấn đề gì? • Giáo viên yêu cầu những gì? • Mình đã biết gì về vấn đề này? Lưu ý: hãy viết ra và suy ngẫm. Tác dụng của từng câu hỏi được đặt ra như trên sẽ giúp người đọc tích cực điều tiết tư duy trong từng trang tài liệu, trong mối quan hệ giữa nội dung tài liệu với những kiến thức đã có và tạo hứng thú trong quá trình đọc. 2.1.3. R - Read: Đọc Đọc chính xác, đọc hoàn thiện với các mục tiêu đã được đặt ra. Khi đọc, cần chú ý những điểm sau: • Chú ý các từ in đậm hay in nghiêng; • Đọc chú thích dưới biểu đồ, hình minh họa,... • Dừng lại để đọc kỹ những chỗ khó hiểu; • Tìm câu trả lời cho các câu hỏi; • Chuyển ý chưa hiểu thành câu hỏi; 2.1.4. R – Recite/Recall: Kể lại, gợi nhớ… giúp bạn tập trung hơn và học được nhiều hơn trong khi đọc Tại bước này, người đọc cần trình bày, báo cáo lại những điều đã đọc. Sau đó, hãy thử trả lời những câu hỏi, ôn tập, khắc sâu những điều quan trọng và hoàn thiện văn bản một cách tự lực. Người đọc nên: Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 18
  19. Trường Đại học Trà Vinh • Sau mỗi phần: ngừng lại, gợi nhớ lại câu hỏi và xem thử xem bạn có thể trả lời qua việc bạn nhớ lại phần đã đọc không? • Liệt kê những ý chính và các chi tiết giải thích cho ý chính của phần đó; • Sử dụng tiêu đề của phần và đoạn như là những ý chính, bất cứ khi nào có thể; • Câu đầu tiên của đoạn thường là chủ đề của cả đoạn, là câu trả lời cho câu hỏi, hãy nói thật to câu trả lời; • Sử dụng trí nhớ, mối liên hệ, sức liên tưởng, hình vẽ. Người đọc có thể ghi nhớ thông tin bằng các phương pháp: + Làm biểu đồ tư duy (mind map), thẻ nhớ (flashcard)/bảng biểu nội dung… + Dàn bài tóm tắt + Tập nhớ lại và nói to bài học + Chép nguyên văn • Che phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình. 2.1.5. R - Review: Xem lại Sau khi đọc hết một phần hoặc một chương hoặc 1 tài liệu, người đọc cần xem lại phần đó nhằm nắm chắc những thông tin quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của việc đọc. Để bước này đạt hiệu quả cao nhât, người đọc nên: • Đọc lại để hiểu rõ những khái niệm quan trọng. • Ghi chú thông tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thông tin đó bằng lời của mình. • Gạch dưới ý quan trọng. • Tự giải đáp những điểm chưa hiểu. • Đọc từng phần một và ghi nhớ/ tóm tắt lại khi kết thúc một phần. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 19
  20. Trường Đại học Trà Vinh 2.1.6. Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R? Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các lại sách cung cấp thật nhiều thông tin và bạn cần phải nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội học). Phần lớn sinh viên đã theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đạt thành tích cao với ít stress hơn. Tuy nhiên, phương pháp này ít hiệu quả đối với việc đọc một cuốn sách giáo khoa tập trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách học ngoại ngữ, vì vấn đề chủ yếu là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc. 2.1.7. Kết luận Ý nghĩa đích thực của phương pháp SQ3R là chỗ nó khơi gợi và làm sống lại những kiến thức đã học, thức tỉnh động cơ học tập năng động, tạo ra sự ôn luyện tích cực những gì đã đọc. Người ta xem phương pháp SQ3R như là một trong những con đường hiện thực hoá quan điểm mới của tâm lí hoạt động học tập, nó đề cao giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thông tin (thông báo kiến thức) và giai đoạn ôn tập, kiểm tra sự hiểu biết. Bên cạnh việc luyện tập kỹ thuật đọc, đọc hoàn thiện có tính chất nghiên cứu còn phát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc và kết quả tư duy trong mối quan hệ với văn bản khoa học. Điều đó đặc biệt có tác dụng tạo ra năng lực cùng suy nghĩ, khả năng liên kết, xâu chuỗi những nội dung đã đọc và năng lực cắt nghĩa hoàn cảnh làm nên sự thấu hiểu các ý tưởng cơ bản, những thông tin quan trọng (phân biệt được cái quan trọng khỏi những nội dung vụn vặt) và sự nhận thức về cấu trúc của văn bản đọc. Một mặt, người đọc cần phát triển kỹ thuật đọc trong hình thức đọc hoàn thiện có tính chất nghiên cứu, mặt khác cũng cần phát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc trước hết với sự hỗ trợ của những văn bản thích hợp, giản dị, trong sáng như sách công cụ thường thức và những bài viết trong các tạp chí và sau đó sẽ mở rộng đọc những đoạn khó và phức tạp trong sách giáo khoa v.v… Ai đã luyện tập hoạt động đọc hoàn thiện có tính chất nghiên cứu trong chương trình, kế hoạch đọc bao quát ở tất cả các năm học thì sẽ thu nhận được nền tảng quan trọng để đối thoại, luận bàn với những văn bản khoa học phức tạp có hiệu quả hơn. Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2