intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề 2 Gene di truyền là gì

Chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở chuyên đề 1, ta đã biết tế bào gồm 3 thành phần: màng tế bào, tế bào chất và nhân. Chúng ta cũng đã tìm hiểu qua về màng tế bào cũng như tế bào chất. Ở chuyên đề này ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần còn lại – nhân tế bào và gene (vật chất di truyền được chứa trong nhân). Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề 2 Gene di truyền là gì

  1. Chuyên đề 2: Gene di truyền là gì ? Ở chuyên đề trước, ta đã biết tế bào gồm 3 thành phần:  màng tế bào, tế bào chất và nhân.  Chúng ta cũng đã tìm hiểu qua  về màng tế bào cũng như tế bào chất.  Ở chuyên đề này ta sẽ  cùng tìm hiểu về thành phần còn lại – nhân tế bào và gene (vật  chất di truyền được chứa trong nhân).  Nhân tế bào chứa các nhiễm sắc thể.   Ở người nhân tế bào chứa 23 cặp nhiễm sắc thể.  Trong đó  gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới  tính.  Nếu cặp nhiễm sắc thể là XX thì người mang giới tính nữ,  XY là giới tính nam.   
  2. Bộ nhiễm sắc thể người nữ (phương pháp nhuộm thường) Các nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 1 phân tử DNA quấn  quanh rất nhiều protein histon. DNA có cấu trúc mạch xoắn kép gồm 2 mạch.  Trên mỗi  mạch có các nucleotid liên kết với nhau.  Có 4 loại nucleotid : A, 
  3. T, G, C.  Trong đó A liên kết với T.  G liên kết với C theo nguyên  tắc bổ sung (về khối lượng) Gene là một đoạn của DNA có thể mã hóa cho một sản  phẩm nào đó: enzym, protein, hormone…   Một DNA chứa nhiều gene (vì gene chỉ là một đoạn nhỏ của  DNA) nên một nhiễm sắc thể chứa nhiều gene. Ước tính mỗi  người có hơn 30.000 gen. Ví dụ 1: Gen Hb α (nằm trên nhiễm sắc thể 16) mã hóa cho chuỗi  α – cấu tạo nên Hemoglobin.  Hemoglobin có trong hồng cầu, gắn  được với O2 nên giúp vận chuyển O2 đến các mô, tế bào.
  4. Ví dụ 2: Gene INS (nằm trên nhiễm sắc thể 11) mã hóa cho  hormone insulin.  Hormone này có vai trò quan trọng, giúp đưa  đường glucose vào tế bào để tế bào tổng hợp năng lượng cho các  hoạt động của mình. Nhờ đó cũng giúp ổn định lượng đường  huyết vì nếu glucose không vào được tế bào nó sẽ ở tích tụ lại  trong máu làm tăng glucose máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu  đường – một bệnh đang khá phổ biến hiện nay.
  5. Ví dụ 3: Gen AMY1A (nằm trên nhiễm sắc thể 1) mã hóa cho  enzym Amylase.  Enzym này có ở tuyến nước bọt và tuyến tụy,  chức năng xúc tác cho tiêu hóa bước đầu tinh bột, đường đa  (polysaccarid) thành đường maltose – một loại đường đơn giản  hơn.
  6. Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng gửi về gmail:  Sharringkienthucy@gmail.com  Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2