YOMEDIA
ADSENSE
Chuyên đề 2: Quản lý rủi ro trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
134
lượt xem 46
download
lượt xem 46
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung chuyên đề trình bày các khái niệm liên quan đến rủi ro trong xây dựng, các trường hợp rủi ro và các biện pháp xử lý.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề 2: Quản lý rủi ro trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
- Chuyªn ®Ò 2 : Quản lý rủi ro trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Nhận dạng và phân tích các loại rủi ro 1.1. Khái niệm về rủi ro: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với những rủi ro, đó là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của đối tượng sử dụng và gây ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, tiền của, sức khỏe, tính mạng con người. Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau và do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra. Có những rủi ro do môi trường tự nhiên như rủi ro do lũ lụt, động đât, khô hạn, gây thiệt hại lớn về của cải, vật chất và tính mạng con người; có những rủi ro do môi trường kinh tế – xã hội, chính trị gây ra như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người; có những rủi ro do bản thân hoạt động của con người gây ra như rủi ro do tai nạn hoặc rủi ro thua lỗ do trình độ quản lý, trình độ kinh doanh yếu kém; có những kỹ thuật lạc hậu dẫn đến hậu quả là năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao hoặc có những rủi ro do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây rồi như rủi ro hao mòn vô hình quá lớn, không kịp thu hồi vốn đầu tư (VĐT) trong trang thiết bị máy móc thiết bị và tài sản cố định (TSCĐ), các rủi ro này thường xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất đặc biệt là lĩnh vực sản xuất xây dựng (XD). Hầu hết các rủi ro xảy ra đều nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nói đến rủi rủi ro, bất định không thể không nhắc tới Frank Knight (18951973) – nhà khoa học, nhà kinh tế học người Mỹ. Ông có đóng góp quan trọng vào phương pháp luận của kinh tế học cũng như đối với việc định nghĩa và giải thích chi phí xã hội. Đóng góp lớn nhất của ông đối với
- kinh tế là tác phẩm rủi ro, sự không chắc chắn và lợi nhuận (1921). Có thể coi ông là trong những nhà khoa học hiện đại đầu tiên nghiên cứu sâu về rủi ro và bất định. Mục tiêu cơ bản của ông là giải thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh doanh dưới dạng một hàm số của rủi ro bất định. Vào thời kỳ của ông, đây không phải là một vấn đề mới mà ngược lại nó đã được một nhà khoa học trước đó nói tới khi nghiên cứu về mối quan hệ trong sở hữu đất đai. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại phát triển, sự nghiên cứu của Frank Knight đã có tác dụng gắn kết những vấn đề về mặt lý thuyết giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vĩ mô. Ban đầu, khi đưa ra những khái niệm và sự phân biệt giữa rủi ro và bất định, F.Knight đã nhận được sự phản đối gay gắt của các nhà khoa học thời đó (do bối cảnh của nền kinh tế lúc đó) nhưng dần dần các nghiên cứu của ông đã có sức thuyết phục lớn và được thừa nhận do đã giải thích được mối liên hệ về mặt lý thuyết giữ thị trường và các xí nghiệp kinh doanh . Có rất nhiều khái niệm khác nhau của các nhà khoa về rủi ro nhưng chủ yếu được phân thành hai nhóm. Theo một số nhà khoa học, rủi ro là tình trạng xảy ra một số biến cố bất lợi nhưng có thể đo lường được bằng xác suất. Cụ thể: Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được . Theo Irving Pfeffer, rủi ro là những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất . Theo Marilu Hurt McCarty, rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được . Theo các học giả Trung Quốc, rủi ro là tình hình sự việc phát sinh theo một xác suất nhất định hoặc sự việc lớn thay hay nhỏ được bố trí theo một xác suất. Nhân tố chủ yếu của rủi ro trong sản xuất là không xác định của tương lai. Người đầu tư đối mặt với rủi ro là tính có thể lãi hoặc lỗ. Ngoài ra, đầu cơ đơn thuần cũng sẽ dẫn đến rủi ro. Lợi nhuận rủi ro là một loại lợi nhuận vượt mức. Một số nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đo có một phân phối xác suất. Một dự án đầu tư có thể rủi ro ở chỗ có một phần mười khả năng (xác suất 0,1) là bị thua lỗ, có năm phần mười khả năng đạt một mức lợi nhuận nào đó và có bốn phần mười khả năng đạt một mức lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn rủi ro và xác suất vì rủi ro là sự kết hợp giữa xác suất và quy mô của sự kiện. Nếu một dự án đầu tư có khả năng 1/10 là thua lỗ và có thể dẫn đến một sự thua lỗ nặng nề thì đây là một rủi ro. Tuy nhiên
- cũng có 1/10 khả năng sinh lợi nhưng mức độ thua lỗ lại nhỏ hơn thì đó không là rủi ro mà chỉ là một xác suất sinh lời . Bên cạnh những khái niệm kể trên, một số nhà khoa học khác lại định nghĩa rủi ro với sự chú trọng đến kết quả được mà không chú ý đến xác suất xảy ra. Cụ thể: Theo Allan Willet, rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi . Theo A.HrThur Williams, rủi ro là sự biến động tiền ẩn ở kết quả. Theo Georges Hirsch, khái niệm rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra của một số biến cố không lường trước hay đúng hơn là một biến cố mà ta hoàn toàn không chắc chắn (xác suất xảy ra
- chiều hướng bất lợi) và những tác động ngẫu nhiên đó có thể đo lường được bằng xác suất. 1.2. Phân loại rủi ro Để có thể nhận biết và quản lý các rủi ro một cách có hiệu quả, người ta thường phân biệt các rủi ro tuỳ theo mục đích sử dụng trong phân tích các hoạt động kinh tế. 1. Theo tính chất khách quan của rủi ro, người ta thường chia ra: rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) (Pure Risks and Speculative Risks). + Rủi ro thuần tuý là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, đó là loại rủi ro xảy ra liên quan tới việc tài sản bị phá huỷ. Khi có rủi ro thuần tuý xảy ra thì hoặc là có mất mát tổn thất nhiều, hoặc là có mất mát tổn thất ít và khi rủi ro thuần túy không xảy ra thì không có mất mát tổn thất. Hầu hết các rủi ro chúng ra gặp phải trong cuộc sống và thường để lại những thiệt hại lớn về của cải vật chất và có khi cả tính mạng con người đều là rủi ro thuần tuý. Thuộc loại rủi ro này có rủi ro do hoả hoạn, lũ lụt, hạn hán, động đất…. + Rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) là rủi ro tồn lại khi có một nguy cơ tổn thất song song với một cơ hội kiếm lời. Đó là loại rủi ro liên quan đến quyết định lựa chọn của con người. Thuộc loại này là các rủi ro khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh (SXKD) trên thị trường. Người ta có thề dễ dàng chấp nhận rủi ro suy tính nhưng hầu như không có ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro thuần tuý. Nhận xét: Việc phân chia rủi ro thành rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn kỹ thuật để đối phó, phòng tránh rủi ro. Đối với rủi ro suy tính, người ta có thể đối phó bằng kỹ thuật Hedging (rào cản) còn rủi ro thuần tuý được đối phó bằng kỹ thuật bảo hiểm. Tuy nhiên, hầu hết trong các rủi ro đều chứa cả hai yêu tố: thuần tuý và suy tính và trong nhiều trường hợp ranh giới giũa hai loại rủi ro này còn mơ hồ. 2/ Theo hậu quả để lại cho các hoạt động của con người, người ta chia thành rủi ro số đông (rủi ro toàn cục, rủi ro cơ bản) và rủi ro bộ phận (rủi ro riêng biệt).
- + Rủi ro số đông là các rủi ro gây ra các tổn thất khách quan theo nguồn gốc rủi ro và theo kết quả gây ra. Những tổn thất này không phải do cá nhân gây ra và hậu quả của nó ảnh hưởng đến số đông con người trong xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro do chiến tranh, lạm phát, thất nghiệp, động đất, lũ lụt.... + Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cá nhân xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả. Tác động của loại rủi ro này ảnh hưởng tới một số ít người nhất định mà không ảnh hưởng lớn đến tòan xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro do tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoả hoạn,…) do thiếu thận trọng trong khi làm việc cũng như trong cuộc sống (rủi ro do mất trộm....). Nhận xét: Việc phân biệt hai loại rủi ro này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức xã hội, nó liên quan đến việc có thể hay không thể chia sẻ bớt những rủi ro trong cộng đồng xã hội. Nếu một rủi ro bộ phận xảy ra, các tổ chức hay cá nhân khác có thể giúp đỡ bằng những khoản đóng góp vào các qũy trợ giúp nhằm chia sẻ bớt những rủi ro nhưng khi rủi ro số đông xảy ra thì việc chia sẻ rủi ro bằng cách trên là không có tác dụng. Tuy nhiên, việc phân loại rủi ro theo cách này cũng chưa được rõ ràng lắm vì rủi ro có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác tuỳ theo sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và khung cảnh xã hội. Ví dụ lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng ở một quốc gia nào đó là rủi ro số đông đối với quốc gia đó nhưng lại là rủi ro bộ phận đối với phạm vi toàn thế giới. 3/ Theo nguồn gốc phát sinh các rủi ro, có các loại rủi ro sau: + Rủi ro do các hiện tượng tự nhiên: đây là nguồn rủi ro cơ bản dẫn đến các rủi ro thuần tuý và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người. Nước lũ, nắng nóng, hoạt động của núi lửa,... Việc nhận biết các nguồn rủi ro này tương đối đơn giản nhưng việc đánh giá khả năng xảy ra cũng như mức độ xảy ra của các rủi ro xuất phát từ nguồn này lại hết sức phức tạp bởi vì chúng phụ thuộc tương đối ít vào con người, mặt khác khả năng biểu biết và kiểm soát các hiện tượng tự nhiên của con người còn hạn chế. + Rủi ro do môi trường vật chất: các rủi ro xuất phát từ nguồn này là tương đồi nhiều, chẳng hạn như hoả hoạn do bất cẩn, cháy nổ.... + Rủi ro do các môi trường phi vật chất khác: Nguồn rủi ro rất quan trọng và làm phát sinh rất nhiều rủi ro trong cuộc sống chính là môi trường phi vật chất hay nói cụ thể đó là các môi trường kinh tê, xã hội, chính trị, pháp luật hoặc môi trường hoạt động của các tổ chức,... Đường lối chính sách của mỗi người lãnh đạo của quốc gia có tốc ảnh hưởng
- nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế (ban hành các chính sách kinh tế, áp dụng các quy định và thuế, cắt giảm hoặc xóa bỏ một số ngành nghề…). Quá trình hoạt động của các tổ chức có thể làm phát sinh nhiều rủi ro và bất định. Việc thay đổi tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất tín dụng, quan hệ cung cầu trên thị trường, giá cả thị trường diễn biến bất ổn,... đều có thể đem lại rủi ro cho các tổ chức SXKD. Có rất nhiều rủi ro xuất phát từ môi trường phi vật chất này và các rủi ro cứ nối tiếp nhau diễn ra, rủi ro này được bắt nguồn từ rủi ro khác, rủi ro bắt nguồn từ môi trường chính trị dẫn đến các rủi ro về mặt kinh tế hay xã hội (chẳng hạn rủi ro do môi trường chính trị không ổn định dẫn đến rủi ro về mặt tinh tế (sản xuất đình đốn, hàng hoá đắt đỏ) và sau đó dẫn đến rủi ro về mặt xã hội (thất nghiệp). Để nhận biết các nguồn rủi ro này cần có sự nghiên cứu, phân tích tỷ mỷ, chi tiết và thận trọng. Mặt khác, việc đánh giá khả năng và mức độ xảy ra của các rủi ro xuất phát từ nguồn rủi ro phi vật chất cũng hết sức khó khăn với độ chính xác khác nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người đánh giá. Nhận xét: Các tổn thất phát sinh từ các nguồn rủi ro là rất nhiều và rất đa dạng. Một số tổn thất có thể phát sinh từ cả hai nguồn rủi ro khác nhau, chẳng hạn rủi ro cháy một ngôi nhà có thể do bất cẩn khi đun bếp (môi trường vật chất) nhưng cũng có thể do bạo động, đốt phá (môi trường chính trị). Việc phân loại rủi ro theo các nguồn phát sinh giúp cho các nhà quán lý rủi ro tránh bỏ sót các thông rin khi phân tích đồng thời giúp cho việc lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro sau này. 4/ Theo khả năng khống chế của con người: có thể chia ra rủi ro có thể khống chế và rủi ro không thể khống chế. Một số loại rủi ro khi xảy ra, con người không thể chống đỡ nổi. Thuộc loại này có các rủi ro do thiên tai, địch hoạ,...Tuy nhiên, đa số các rủi ro con người có thể chống đỡ hoặc có những biện pháp nhằm hạn chế được thiệt hại nếu có những nghiên cứu, dự đoán được khả năng và mức độ xây ra 5/ Theo phạm vi xuất hiện rủi ro có thể chia ra rủi ro chung và rủi ro cụ thể + Rủi ro chung là các rủi ro gắn chặt với môi trường chính trị, kinh tế và pháp luật. Các rủi ro chính trị gồm có rủi ro về hệ thống chính trị, rủi ro chính sách thuế; rủi ro do cơ chế quản lý cấp vĩ mô; rủi ro về chế độ độc quyền; rủi ro do chính trị sách hạn chế nhập khẩu; rủi ro do không đạt được hoặc không gia hạn hợp đồng;…
- Các rủi ro thương mại quốc gia gồm có rủi ro do lạm phát; rủi ro do tỷ lệ lãi suất thay đổi; rủi ro do sản phẩm hàng hoá mất giá; rủi ro do chính sách ngoại hối và đặc biệt ở Việt Nam còn có thể có rủi ro do không chuyển đổi được ngoại tệ;… Các rủi ro gắn với môi trường pháp luật quốc gia gồm có rủi ro do thay đổi chính sách pháp luật và qui định; rủi ro về việc thi hành pháp luật; rủi ro do trì hoãn trong việc bồi thường;…. + Rủi ro cụ thể là các rủi ro gắn liền với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD) cụ thể hoặc lĩnh vực hoạt động khác. Đối với lĩnh vực SXKD xây dựng (XD) có thể có các rủi ro theo các giai đoạn của quá trình đầu tư XD, các rủi ro đối với việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch, các rủi ro trong quá trình vận hành. Theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và XD, một tổ chức SXKD XD có thể gặp rủi ro vì đấu thầu; rủi ro về cấp phát vốn đầu tư (VĐT); rủi ro do sự phối hợp giữa tổ chức thiết kế, giám sát, cung cấp trang thiết bị với đơn vị thi công, không theo đúng kế hoạch tiến độ đã định; rủi ro trong thi công XD; rủi ro trong quá trình thanh quyết toán; ... Đối với việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch, tổ chức XD có thể gặp rủi ro do sự chậm trễ trong thi công và cung ứng các yếu tố sản xuất; rủi ro do phải phá đi làm lại; rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng … Trong quá trình vận hành khai thác có thể có các rủi ro về trang bị cơ sở hạ tầng; rủi ro về kỹ thuật và công nghệ thi công; rủi ro về quản lý; rủi ro do tăng chi phí lưu thông; rủi ro do trình độ cán bộ công nhân vận hành khai thác; rủi ru do các nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro trách nhiệm;… Chúng ta có thể gặp rủi ro ở bất kỳ hoạt động nào liên quan đến con người, do đó hàng ngày chúng ta phải đưa ra những quyết định để làm thế nào có thế giải quyết được những rủi ro đó. Có thể có một số biện pháp: Tránh hoàn toàn mọi rủi ro. Hạn chế rủi ro bằng cách tiến hành nhưng biện pháp phòng ngừa. Chuyển giao hoặc san sẻ rủi ro sang các cá nhân hay tổ chức khác. Với mọi biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đều được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Chúng ta biết rằng hầu hết các rủi ro xảy ra đều mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ đối với con người và sự vật, vì vậy việc chủ động tránh hoàn toàn mọi rủi ro là hầu như không thể thực hiện được đối với các cá nhân hay một tổ chức. Chẳng hạn, để tránh hoàn toàn rủi ro do tai nạn giao thông, một người nào đó có lúc không bao giờ đi ra đường
- cả nhưng điều đó lại hạn chế mọi hoạt động của người đó và có lẽ họ sẽ không thể thực hiện được việc tránh khỏi rủi ro bằng cách này. Vì thế, để hạn chế rủi ro người ta tìm cách quản lý các rủi ro đó, chủ yếu tập trung vào hai biện pháp: tiến hành các biện pháp phòng ngừa có thể hoặc san sẻ rủi ro sang các cá nhân hay tổ chức khác. Vậy cá nhân có khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau. Một số người có khả năng chấp nhận rủi ro cao và họ không tiến hành một biện pháp phòng ngừa nào cả vì họ tin rằng có ít rủi ro xảy ra với họ và họ có thể chấp nhận được. Một số người khác lại ít có khả năng chấp nhận rủi ro hơn và do họ cố gắng tiến hành mọi biện pháp phòng ngừa có thể như mua các loại bảo hiểm hoặc thực hiện mọi cách phòng ngừa rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người khác nhau nhưng nói chung mọi người đều sợ rủi ro. Vì thế, việc chúng ta cố gắng nhận biết được mọi rủi ro có thể xảy ra và đánh giá được mức độ trầm trọng của rủi ro là việc làm hết sức quan trọng, hết sức cần thiết và không phải là một việc làm đơn giản. Có thể tóm tắt các cách phân loại rủi ro như hình 1.1 dưới đây.
- RỦI RO THUẦN TÚY LÀ LOẠI RỦI RO TỒN TẠI KHI CÓ NGUY CƠ TỔN THẤT NHƯNG THEO KHÔNG CÓ CƠ HỘI KIẾM LỜI TÌNH CHẤT RỦI RO SUY TÌNH LÀ LOẠI RỦI RO TỒN TẠI KHÁCH KHI CÓ NGUY CƠ TỔN THẤT SONG SONG VỚI QUAN MỘT CƠ HỘI KIẾM LỜI RỦI RO SỐ ĐÔNG LÀ LOẠI RỦI RO KHÔNG PHẢI DO CÁ NHÂN GÂY RA VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ ĐÔNG CON NGƯỜI THEO TRONG XÃ HỘI HẬU QUẢ ĐỂ RỦI RO BỘ PHẬN XUẤT PHÁT TỪ CÁC BIẾN LẠI CỐ CHỦ QUAN CỦA TỪNG CÁ NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỘT SỐ ÍT NGƯỜI TRONG XÃ HỘI RỦI RO DO HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOẠI NGUỒN RỦI RO DO MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT RỦI GỐC RO PHÁT RỦI RO DO MÔI TRƯỜNG PHI VẬT CHẤT SINH RỦI RO CÓ THỂ KHỐNG CHẾ THEO KHẢ NĂNG RỦI RO KHÔNG THỂ KHỐNG CHẾ KHỐNG CHẾ RỦI RO CHUNG LÀ CÁC RỦI RO GẮN CHẶT VỚI MÔI TRƯỜNG KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, PHÁP THEO LUẬT PHẠM VI XUẤT RỦI RO CỤ THỂ LÀ CÁC RỦI RO GẮN LIỀN HIỆN VỚI CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CỤ THỂ
- Hình1.1. Phân loại rủi ro 1.3. Độ tin cậy Để đánh giá mức độ an toàn hay khả năng làm việc hiệu quả của một đối tượng nghiên cứu, người ta sử dụng khái niệm độ tin cậy. Độ tin cậy có thể khái quát là mức độ đáp ứng và duy trì các yêu cầu của chức năng của một công tác, của bộ phận hoặc của hệ thống. Nghiên cứu về rủi ro nhằm hạn chế các tác hại của rủi ro và nâng cao độ tin cậy của đối tượng của quản lý. Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống sản xuất, thiết bị, máy móc hay một hệ thống quản lý là một vấn đề quan trọng. Giải quyết vấn đề này sẽ cho phép giảm tổn thất do ngừng sản xuất, giảm chi phí thay thế, chi phí tài chính phục vụ cho việc duy trì hoạt động, chi phí sửa chữa, giảm ngừng việc trong thời gian sử dụng khai thác. Thiết bị công nghệ có độ tin cậy thấp sẽ đe doạ sự an toàn lao động và đôi khi cả mạng sống con người, đưa đến những hậu quả không lường hết được về mặt kinh tế. Chú ý đến độ tin cậy là thể hiện trình độ quản lý ở mức phát triển cao. Để tăng độ tin cậy cần: Có sự hợp tác chặt chẽ giữa người sử dụng, khai thác và người thiết kế, sản xuất các thiết bị hay hệ thống quản lý. Phân tích các nguyên nhân chủ yếu, các dạng hư hỏng, các rủi ro tổn thất có thể xảy ra và hậu quả của chúng. Phổ biến phương pháp thiết kế tin cậy đối với hệ thống quản lý máy và hệ thống sản xuất. Cải thiện độ tin cậy sẽ đi liền với việc tăng chi phí thiết kế, chi phí sản xuất đồng thời giảm chi phí sử dụng, khai thác. Mối quan hệ giữa độ tin cậy và các chi phí sán xuất, chi phí sử dụng được thể hiện trong hình sau (hình l.2): Chi phí 1 – Chi phí sản xuất thiết bị 2 – Chi phí sử dụng 3 3 – Cả hai loại chi phí 1 P(t)op: độ tin cậy tối ưu 2 P(t)op Độ tin cậy
- Hình 1.2. Mối quan hệ giữa độ tin cậy và các chi phí sản xuất, sử dụng Khi nghiên cứu về đồ tin cậy của một hệ thống, người ta thường hay chú ý tới cơ cấu độ tin cậy của hệ thống. Xét một tổ hợp máy thực hiện một nhiệm vụ sản xuất nhất định, nếu độ tin cậy có thể xét chung cho cả tổ hợp thì coi hệ thống là một tổ hợp máy còn phần tử tử từng máy riêng biệt; Trong trường hợp tổ hợp máy có thể phân biệt thành các cụm khác nhau mà độ tin cậy của từng cụm có ảnh hưởng đến độ tin cậy của cả tổ hợp máy, khi đó khái niệm hệ thống để chỉ bản thân máy đó còn khái niệm phần tử để chỉ từng cụm máy riêng biệt. Nếu độ tin cậy của các phần tử đồng thời xác định độ tin cậy của hệ thống thì sẽ xác định cơ cấu độ tin cậy. Ví dụ một máy mà độ tin cậy của nó được xác định bằng độ tin cậy của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống thuỷ lực,... Trạng thái các phần tử của một hệ thống n phần tử tại một thời điểm nào đó sẽ được biểu thị như một vectơ n chiều nhị phân. Tập hợp vectơ nhị phân được ký hiệu là Bn. Ví dụ một hệ thống tuỳ thuộc vào trạng thái của các phần tử và chỉ có trạng thái phù hợp hoặc trang thái không phù hợp. Mối liên hệ được biểu thị bằng hàm số: : Bn {0,1} và được gọi là cơ cấu độ tin cậy hệ thống. Cơ cấu độ tin cậy có thể biểu thị dưới dạng giải tích, dưới dạng bảng hoặc dưới dạng sơ đồ khối. Hiểu biết cơ cấu độ tin cậy hệ thống là cần thiết để xác định độ tin cậy của một hệ thống. Trong phân tích độ tin cậy của các máy cơ bản vẽ có hệ thống sản xuất giản đơn thường sử dụng cách biểu thị dưới dạng sơ đồ khối; ngược lại trong trường hợp hệ thống sản xuất phức tạp rất thích hợp dùng mô tả bảng hoặc dưới dạng giải tích. Một hệ thống sản xuất phức tạp hầu như có thể thực hiện nhiệm vụ khi có ít nhất k phần tử nào đó trong n phần tử là tốt. Các hệ thống phức tạp theo quan điểm độ tin cậy là các cơ cấu dạng “k thuộc những" được ký hiệu (k/n). Cơ cấu dạng k/n, khi k
- xác suất để hệ thống thuộc một trong những trạng thái trong đó có ít nhất k phần tử là an toàn Nếu các phần tử của hệ thống sản xuất là hoàn toàn độc lập thì Pk/n có dạng: i k i 1 pk 1 P1 ,...Pn , i n i k Trong đó: P1,… Pn: độ tin cậy các phần tử của hệ thống (P1,…Pn,i): tổng các tích có các phần tử là tổ hợp của P1,… P n chập i. Ví dụ cho i = 1,2,3,4 và n = 4 (P1,…Pn,1) = P1 + P2 + P3 + P4 (P1,…Pn,2) = P1P2 + P1P2P4 + P1P3P4 + P2P3P4 (P1,…Pn4) = P1P2 P3P4 Với cơ cấu tuần tự dạng n/n, độ tin cậy của hệ thống sẽ là: n Pn P1 n i 1 Với cơ cấu song song dạng 1/n, độ tin cậy của hệ thống sẽ là: n P1 1 1 P1 n i 1 Độ tin cậy là một đặc tính tổng hợp phụ thuộc vào một số yếu tố như độ chính xác, mức độ bền vững, mức độ đảm bảo khả năng thực hiện,...Một cách tổng quát có thể hiểu độ tin cậy của một hệ thống là một đặc tính đặc trưng cho khả năng thực hiện một cách hiệu quả các chức năng phức tạp của hệ thống đó trong một thời gian và tương ứng với một điều kiện nhất định. Một trong những nhiệm vụ của quản lý dự án là phải quản lý tiến độ, hay nói khác đi là quản lý các yếu tố thời gian thực hiện dự án. Trong các nghiên cứu về thời gian thực hiện dự án theo phương pháp sơ đồ mạng (SĐM), người ta sử dụng khái niệm "độ tin cậy về thời gian XD" Đặc điểm đặc trưng của thời gian sản xuất theo quan điểm độ tin cậy về thời gian XD là tính biến động của nó. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng cùng một công việc trong các đơn vị sản xuất, cùng một nhóm công nhân thực hiện nhưng mỗi lần khảo sát sẽ có thời gian thực hiện khác nhau kể cả lao động thủ công và máy móc. Bỏ qua hiện tượng này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong sản xuất. Sự biến động về thời gian thực
- hiện ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sự biến động thời gian càng lớn sẽ dẫn tới sự biến động về năng suất càng cao. Số đo (mức độ) độ tin cậy P của một dự án theo sơ đồ mạng (SĐM) là xác suất thời gian thực hiện dự án không dài hơn so với kế hoạch: P = P (T ≤ t) vớt T: thời gian thực hiện và t: thời gian kế hoạch Độ tin cậy Pl của từng công việc là xác suất để hoàn thành công việc thứ i trong thời hạn mà không làm phá vỡ kế hoạch thực hiện dự án theo SĐM Sự phá vỡ kế hoạch theo SĐM xuất hiện khi thời gian T i kết thúc một công việc bất kỳ nào đó chậm hơn so với thời gian t, đối với nó Pl = R (Ti ≤ ti) i = l, 2,... n (l.4) Khi phân tích mạng coi tổng thời gian thực hiện từng công việc là những biến ngẫu nhiên có cùng phân bố mật độ xác suất. Khi đó ta dùng định lý giới hạn trung tâm trên cơ sở chấp nhận tổng các biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn. Biến chuẩn hoá Uk để tính xác suất nhận thời gian kế hoạch T KH đối với sự kiện k (có thể là sự kiện cuối cùng) được tính như sau: TKH TSK UK K 2 (1.5) Si i 1 TSK: thời hạn sớm nhất có thể xuất hiện sự kiện k Si: độ lệch chuẩn cho thời gian sớm nhất có thể của sự kiện i Độ tin cậy của công việc khi nhận phân phối chuẩn có thể tính từ phân bố xác suất bằng: U SI 1 U2 exp du 2 2 U mi 1 U2 P exp du (1.6) 2 2 Un 1 U2 exp du 2 2 Giới hạn của tích phân USi, Umi, Un dược xác định như sau: Z Si Zn U Si Un c 2 ; Umi = 0 ; c 2 (1.7) S r 1 1
- s : độ lệch chuẩn công việc phụ thuộc chuỗi công việc tính theo thời gian sớm nhất r : độ lệch chuẩn công việc tính theo thời gian thực tế. Khái niệm độ tin cậy về thời gian thực hiện dự án được thể hiện trong hình sau: f(t) tei Zsi và Zci, Zri t Hình 1.3. Sơ đồ mô tả khái niệm độ tin cậy về thời gian thực hiện dự án Zsi: dự trữ tự do Zci: dự trữ toàn phần Zsi: dự trữ (thực) độc lập 1.4. Khái niệm an toàn Theo Từ điển Tiếng Việt Ngôn ngữ học Việt Nam của nhà xuất bản Từ điển bách khoa, an toàn là "bình yên không bị tai nạn, thiệt hại”; Thco từ điển Từ và ngữ Việt Nam của nhà xuất bản thành phố Hồ Chí
- Minh an toàn là “yên ổn, không còn sợ tai hoạ"; Theo từ điền Tiếng Việt 2004 của Viện Ngôn ngữ học, an toàn là "yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại". Trong SXKD, có thể hiểu an tòan là khả năng đảm bảo không xảy ra những rủi ro, tổn thất hoặc xảy ra rủi ro, t ổn th ất ở mức chấp nhận được và đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra với xác suất đã cho. An toàn được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: xác suất an toàn và độ an tòan. Xác suất an toàn có thể hiểu là xác suất cho phép đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Trong các ứng dụng thực tế, xác suất an toàn thường được biểu thị thông qua xác suất tin cậy Pt . Giữa xác suất an toàn (Pt) và xác suất rủi ro (Pr) có quan hệ tổng và được biểu thị thông qua biểu thức: Pa + Pr = 1 (l.8) Xác suất an toàn càng cao, xác suất rủi ro càng thấp và ngược lại. Độ an toàn là khái niệm để chỉ mức độ đảm bảo an toàn, không xảy ra rủi ro, tổn thất trong SXKD hoặc trong các công tác khác. Trong công tác quản lý SXKD có các khái niệm độ an toàn và kỹ thuật, độ an toàn về tài chính, độ an toàn chất lượng, độ an toàn vô giá thành, độ an toàn và thời gian thực hiện, độ an toàn có liên quan đến môi trường,... Để đo mức độ an toàn, có thể sử dụng chỉ số độ an toàn (A). Độ an toàn (A) có thể được biểu thị bằng nhiều cách khác nhau: có thể biểu thị bằng một phổ các con số chỉ mức độ an toàn trong SXKD hoặc bằng khái niệm chỉ mức độ an toàn từ thấp đến cao cho các lĩnh vực như giao thông, y tế hoặc bằng các ký hiệu, màu sắc khác nhau (vàng, da cam, đỏ) để chỉ mức độ an toàn về quân sự, an ninh, hoả hoạn. Chỉ số độ an toàn càng lớn thì mức độ an toàn càng cao và do đó khả năng xảy ra rủi ro càng thấp. 1.5.Phân biệt rủi ro và bất định Với mỗi hoạt động nào đó thường sẽ xảy ra một trong ba tình huống sau: Tình huống xác định là sự chắc chắn về kết quả sẽ đạt được trong tương lai. Tình huống rủi ro: không chắc chắn về kết quả sẽ đạt được trong tương lai nhưng có thể ước tính được xác suất xảy ra của các biến cố sẽ đạt được trong tương lai hoặc các viễn cảnh mà chúng ta mong muốn (nếu chúng ta tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học).
- Tình huống bất định: không chắc chắn về kết quả sẽ đạt được trong lương lai đồng thời không thể ước tính được xác suất xảy ra của các biến cố trong tương lai. Rủi ro và bất định đều được hình thành do tình trạng thiếu các thông tin hoặc thiếu những hiểu biết về các vấn đề liên quan đến các hoạt động trong tương lai một cách chính xác (chắc chắn) như thiếu các hiểu biết và điều kiện kinh doanh, sự phát triển kỹ thuật, khả năng cung cấp VĐT,... Khái niệm bất định chỉ trạng thái nhận thức của mỗi cá nhân về nguy cơ rủi ro, vì vậy nó rất khó có thể đo lường trực tiếp. Khi tham gia vào các hoạt động phức tạp chẳng hạn như hoạt động kinh doanh, mỗi cá nhân có cách ứng xử rất khác nhau, có người rất thận trọng nhưng bên cạnh đó lại có những người mạnh dạn hơn và thậm chí có những người rất mạnh dạn hay còn được gọi là mạo hiểm và thậm chí có người được đánh giá là liều lĩnh. Nhìn chung, sự bất định có thể hiện diện trong hai mức độ khác nhau được minh họa trong bảng 1. 1 Bảng 1.1. Các mức độ của sự bất định Sự bất định Những đặc tính Ví dụ minh họa Mức 1 Có thể dự đoán được kết Tai nạn giao thông, một số quả nhưng không biết xác suy đoán trong kinh doanh suất Mức 2 Không dự đoán được kết Sự thám hiểm không gian, quả và không biết được xác các nghiên cứu về di truyền suất Mức độ bất định nảy sinh từ một loại rủi ro nào đó sẽ ảnh hưởng đến tổ chức phải đối mặt với rủi ro đó. Việc xác định mức độ bất định của mỗi rủi ro phụ thuộc vào năng lực đánh giá rủi ro của mỗi tổ chức. Mức độ bất định phụ thuộc vào khối lượng, loại thông tin có được để nhận ra những kết quả có thể có và khả năng xảy ra của các biến cố. Việc giảm bớt sự bất định có giá trị kinh tế lớn nhưng muốn giảm sự bất định đòi hỏi phải thu thập được nhiều thông tin liên quan đến biến cố đó. Có thể nói rằng hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến sự bất định đều tồn tại ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Các nhân tố gây ra sự bất định là nhiều và rất khác nhau trong đó chủ yếu là do sự thiếu thông tin khi nghiên cứu, ngoài ra độ dài của thời gian nghiên cứu và loại hình SXKD cũng là những nhân tố quan trọng mang đến nhiều yếu tố bất định.
- Nhìn chung bất định là một khái niệm để chỉ trạng thái nghi ngờ về khả năng tiên đoán kết quả đạt được trong tương lai của những hành động hiện tại. Sự bất định xuất hiện khi một cá nhân nhận thức được sẽ có khả năng xảy ra các biến cố nhưng không dự đoán được xác suất xảy ra cũng như mức độ tổn thất của các biến cố đó. Việc phân biệt giữa rủi ro và bất định cũng không hoàn toàn cụ thể. Có những biến cố ban đầu là bất định nhưng trong quá trình nghiên cứu lại xác định được xác suất xảy ra và chuyển thành rủi ro và ngược lại. Vì vậy, trong các nội dung nghiên cứu của luận án không chú ý nhiều đến việc phân biệt này mà chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu các rủi ro và các biện pháp để quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp XD nói riêng. 1.6 Khái niệm quản lý rủi ro Các rủi ro có ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức, các doanh nghiệp, các hoạt động SXKD ở chỗ nó gây ra những tổn thất đòi hỏi phải tốn kém những khoản chi phí không nhỏ để khắc phục những tổn thất đó, các chi phí này được gọi là chi phí rủi ro Chi phí rủi ro là khoản tổn thất đối với tổ chức khi có rủi ro. Thông thường chi phí rủi ro có hai dạng: chi phí rủi ro xác định và chi phí rủi ro khó xác định. Chi phí rủi ro xác định là khoản tiền mà tổ chức hoặc doanh nghiệp bị tổn thất khi có rủi ro xảy ra như tài sản bị phá huỷ, con người bị tai nạn,… Khoản chi phí này có thể xác định được thông qua giá trị các tài sản bị tổn thất hoặc số tiền đền bù thiệt hại cho người bị tai nạn. Chi phí rủi ro khó xác định là khoản chi phí do sự lo sợ rủi ro gây ra. Đối với một cá nhân, chi phí rủi ro khó xác định thể hiện bằng sự lo sợ, mệt mỏi, mất ngủ, dẫn đến những hành động không sáng suốt có thể gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng hoặc khoản chi phí bảo hiểm đã đóng những không có rủi ro xảy ra. Đối với một tổ chức, chi phí rủi ro khó xác định xuất hiện khi có sự lo sợ rủi ro xảy ra dẫn đến việc bố trí các nguồn tài nguyên bất hợp lý, đưa ra các quyết định yếu kém về mặt tổ chức hoặc bỏ qua các cơ hội đầu tư vào các dự án có lợi (thường thể hiện bằng hành động tiến hành dự trữ lớn, mua bảo hiểm cao,…). Nhìn chung, khoản chi phí rủi ro này rất khó đo lường một cách chính xác do các tổn thất thường mang tính dây chuyền và trong nhiều trường hợp là các yếu tố định tính rất khó lượng hoá.
- Để đối phó với các rủi ro nhằm hạn chế tối mức tối đa các tổn thất có thể xảy ra, các tổ chức nhất là các tổ chức SXKD phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro (QLRR) được định nghĩa là một sự cố gắng có tổ chức để nhận ra và lượng hoá các khả năng xảy ra rủi ro đồng thời đề xuất các kế hoạch nhằm loại trừ hoặc giảm bớt các hậu quả mà rủi ro có thể gây ra . Để đề phòng rủi ro, biện pháp thông dụng thường được các cá nhân và tổ chức thực hiện là mua bảo hiểm nhằm chuyển các rủi ro (nếu có) sang các hãng bảo hiểm. Với biện pháp này, việc đối phó với các rủi ro mang tính chất bị động vì việc bảo hiềm chỉ có hiệu quả khi rủi ro đã xảy ra. Trái lại, QLRR là cách tiếp cận với các rủi ro mang tính tích cực, đó là chủ động dự kiến trước những mất mát có thể xảy ra và tìm cách giảm nhẹ hậu quả của chúng. Khi đó, bảo hiểm không còn là phương pháp duy nhất để hạn chế rủi ro mà chỉ là một trong những phương pháp quan trọng và có hiệu quả để bù lại phần kinh phí do bị mất mát trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Theo một số tài liệu, QLRR đã được thực hiện một cách không chính thức ngay từ thuở ban dầu của loài người nhưng hoạt động này được phát triển rầm rộ vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX. Theo giáo sư H.Wayne Snider thuộc đại học Temple của Hoa Kỳ thì QLRR bắt đầu đi vào một giai đoạn mang tính quốc tế từ giữa những năm 70 ông gọi đó là “giai đoạn toàn cầu hoá". Cũng theo Snider, hiệp hội quản trị rủi ro và bảo hiểm (viết tắt là RIMS) hiệp hội gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này là hiệp hội đi đầu trong việc thiết lập những quan hệ với các nhà QLRR châu Âu và châu Á vào những năm 70 của thế kỷ XX. Trong những năm 90, các hoạt động QLRR tiếp tục phát triển, hàng loạt các hiệp hội QLRR ra đời ở Mỹ như hiệp hội QLRR công cộng (viết lắt là PRIMA), hội QLRR về chăm sóc sức khoẻ Mỹ (viết tắt là ASHRM), hiệp hội QLRR và bảo hiểm của trường đại học (viết tắt là URMIA), trung tâm quốc gia về QLRR và bảo hiểm cộng đồng,... đã làm cho hoạt động này trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các tổ chức và doanh nghiệp nhất là các tổ chức có qui mô lớn. Mặc dù có nhiều chức năng quản trị cơ bản giống như các hình thức quản trị khác trong các tổ chức hoặc các doanh nghiệp như quản trị chiến lược, quản trị hoạt động,...nhưng mục đích cuối cùng của các nhà QLRR là giúp cho các tổ chức, các doanh nghiệp giảm tối đa các chi phí
- về rủi ro dưới mọi hình thức và làm tăng tối đa những lợi ích của rủi ro nhờ mạo hiểm. Nhìn chung, quá trình QLRR gồm 4 bước sau: Nhận dạng rủi ro Phân loại rủi ro Đo lường và đánh giá rủi ro Xử lý rủi ro .Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro của một dự án (hoặc doanh nghiệp). Các hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông tin đầy đủ và nguồn rủi ro, các yếu tố hiểm họa và nguy cơ rủi ro để từ đó đưa ra một danh sách các rủi ro mà dự án (hoặc doanh nghiệp) phải chịu. Danh sách này càng đầy đủ và hệ thống bao nhiêu, cũng giúp cho quá trình QLRR hiệu quá bấy nhiêu.
- Thông thường một nhà QLRR thường khó có thể xác định được hết các rủi ro của dự án nên không thể có biện pháp quản lý đối với các rủi ro chưa được phát hiện do đó đã vô tình giữ lại các rủi ro này, đó là điều nên tránh. Vì vậy một phương pháp nhận dạng rủi ro có hệ thống là rất cần thiết. Có một số phương pháp nhận dạng rủi ro đã được áp dụng có hiệu phương pháp sử dụng bảng liệt quả như kê, phương pháp lưu đồ phương pháp thanh tra hiện trường,... trong đó phương pháp sử dụng bảng liệt kê tỏ ra đơn giản và đã được một số tổ chức QLRR lớn trên thế giới áp dụng. Một bảng liệt kê các rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải thường được hình thành từ một bảng câu hỏi được thiết kế phục vụ cho một mục đích nhất định. Thông thường, bảng câu hỏi yêu cầu các Các thông tin cần thiết để nhận dạng và xử lý các đối tượng rủi ro. bảng câu hỏi thường được thiết kế nhằm mục đích nhắc các nhà QLRR phát hiện ra các tổn thất có thế có, thu thập thông tin diễn tả hình thức và mức độ rủi ro mà dự án có thể sẽ gặp phải, dự kiến một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả. Đối với các rủi ro thuộc về kỹ thuật, chỉ cần lập bảng liệt kê với các dự kiến về mức độ thiệt hại và tần số tổn thất. Đối
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn