YOMEDIA
ADSENSE
CHUYÊN ĐỀ 3 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
125
lượt xem 47
download
lượt xem 47
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các khoản phải trả: là số tiền mà doanh nghiệp nợ người bán (người cung cấp) do chính sách bán hàng trả chậm hoặc do doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ 3 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
- Tài chính Tiền tệ MỤC LỤC Trang I. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 3 1〉 Lý thuyết về cấu trúc tài chính 3 2〉 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính 3 II. CẤU TRÚC VỐN 6 1〉 Lý thuyết về cấu trúc vốn 6 2〉 Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu 6 2.1〉 Cấu trúc vốn tối ưu 7 2.2〉 Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu 7 3〉 Đặc điểm của Nợ và Vốn trong Cấu trúc vốn của doanh nghiệp 7 3〉 Lý do cần phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý 9 III. LỰA CHỌN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA MODIGLIANI- MILLER 10 1〉 Lựa chọn cấu trúc tài chính trong điều kiện không có thuế (thị trường 10 hoàn hảo) 2〉 Lựa chọn cấu trúc tài chính trong nền kinh tế cạnh tranh, chịu ảnh 11 hưởng của thuế IV. LÝ THUYẾT LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG RÒNG 12 V. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 13 1〉 Khái niệm về trung gian tài chính 13 2〉 Các loại hình trung gian tài chính 14 2.1〉 Các định chế có nhận tiền gửi 14 a) Các ngân hàng thương mại 14 b) Các ngân hàng tiết kiệm 14 c) Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay 15 d) Các Quỹ tín dụng 15 2.2〉 Các công ty tài chính 15 a) Công ty tài chính bán hàng 15 b) Công ty tài chính tiêu dùng 16 c) Công ty tài chính kinh doanh 16 2.3〉 Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng 16 a) Các công ty bảo hiểm 16 b) Quỹ trợ cấp hưu trí 16 2.4〉 Các định chế trung gian đầu tư 17 a) Ngân hàng đầu tư 17 b) Các công ty đầu tư mạo hiểm 17 Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 1/ 33
- Tài chính Tiền tệ Trang c) Các quỹ đầu tư tương hỗ thị trường vốn 18 d) Các quỹ đầu tư tương hỗ thị trường tiền tệ 18 e) Các công ty quản lý quỹ 18 V. CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 18 1〉 Lý thuyết về chi phí giao dịch 18 1.1〉 Khái niệm về chi phí giao dịch 18 1.2〉 Các hình thức của chi phí giao dịch 19 1.3〉 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch 19 2〉 Chi phí giao dịch và cấu trúc tài chính 20 3〉 Phương thức làm giảm chi phí giao dịch 21 VI. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH 21 1〉 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 21 1.1〉 Khái niệm 21 1.2〉 Đặc điểm của thông tin bất cân xứng 22 2〉 Lựa chọn đối nghịch 22 2.1〉 Khái niệm 22 2.2〉 Thông tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch trên thị trường tài chính 22 3〉 Giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch 23 VII. RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 24 1〉 Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ 24 1.1〉 Khái niệm 24 1.2〉 Các giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong thị trường nợ 25 2〉 Rủi ro đạo đức trong thị trường Vốn 26 2.1〉 Khái niệm 26 2.2〉 Đặc điểm của rủi ro đạo đức trong thị trường vốn 26 2.3〉 Nguyên nhân xảy ra rủi ro đạo đức 26 2.4〉 Giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong thị trường Vố 27 VIII. QUẢN LÝ CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 27 IX. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 29 Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 2/ 33
- Tài chính Tiền tệ CHUYÊN ĐỀ 3 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH I. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1〉 Lý thuyết về cấu trúc tài chính Cấu trúc là cơ cấu hổn hợp của nhiều bộ phận cấu thành và có mối liên hệ với nhau trong một tổng thể. Cấu trúc tài chính là cơ cấu hỗn hợp giữa các khoản nợ (ngắn hạn và dài hạn) và vốn chủ sở hữu. Trong đó: Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán ngắn (th ường dưới 12 tháng), bao gồm: vay ngắn hạn, khoản phải trả, nợ tích lũy và n ợ ngắn hạn khác,... Vay ngắn hạn: là các khoản nợ vay ngắn hạn từ các định ch ế tài chính hay những chủ nợ khác. Các khoản phải trả: là số tiền mà doanh nghiệp nợ người bán (người cung cấp) do chính sách bán hàng trả chậm hoặc do doanh nghi ệp c ố tình chiếm dụng vốn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ tích lũy: là các khoản phải nộp, phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán, như: nợ lương của công nhân, nợ thuế của nhà nước, tiền điện, nước, điện thoại,... Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian thanh toán từ hơn 12 tháng trở lên, bao gồm: nợ vay từ các định chế tài chính, hay phát hành trái phiếu công ty. Vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn ban đầu (vốn điều lệ, vốn tự có, vốn góp), vốn bổ sung (là vốn huy động được từ việc bán cổ phần, ho ặc đ ược bổ sung từ lợi nhuận giữ lại qua các năm tích lũy). 2〉 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính STT Cấu trúc tài chính Công thức xác định Nợ phải trả 1 Tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Tổng tài sản Tổng tài sản Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 3/ 33
- Tài chính Tiền tệ STT Cấu trúc tài chính Công thức xác định Nợ phải trả 2 Tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 3 Tỷ lệ giữa Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản Tổng tài sản Nợ dài hạn 4 Tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn thường xuyên Vốn thường xuyên Cấu trúc tài chính được phản ánh bằng những chỉ tiêu tài chính nên Cấu trúc tài chính còn được định nghĩa là quan h ệ tỷ l ệ gi ữa các kho ản n ợ và v ốn chủ sở hữu. Trong đó: (1). Tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Tổng tài sản gọi là Tỷ suất nợ, là chỉ tiêu dùng để đánh giá tính tự chủ về tài chính của doanh nghi ệp. Nó ph ản ánh mức độ tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tổng nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Tỷ suất nợ cho biết tỷ trọng của tài sản có được từ việc sử dụng các công cụ nợ. Qua đó, cho biết khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất nợ càng thấp, chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng công cụ nợ để tài trợ cho tài sản, doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính cao, song nó cũng cho biết doanh nghiệp chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tỷ suất nợ càng cao, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng th ấp và kh ả năng tiếp nhận các khoản nợ mới càng khó hơn khi mà doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ cũ, làm cho hoạt động kém hiệu quả. Do vậy, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp. Đây cũng là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá m ức độ r ủi ro và cân nhắc cho việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 4/ 33
- Tài chính Tiền tệ (2). Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu gọi là Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, là chỉ tiêu dùng để đánh giá tính tự chủ về tài chính c ủa doanh nghiệp. Nó thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu. Tỷ số này làm cơ sở cho các nhà đầu tư, nhà quản trị đưa ra giải pháp thích hợp để giải quyết vần đề nợ của doanh nghiệp: nên gia tăng các kho ản nợ hay vốn chủ sở hữu và mức tăng tối đa là bao nhiêu. M ột t ỷ su ất n ợ v ượt quá mức an toàn cho phép, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông cứng và có nhiều khả năng không nhận được các khoản nợ nào từ bên ngoài. Tuy nhiên việc giải quyết cho một cấu trúc vốn lành mạnh còn liên quan đến nhi ều y ếu tố như: thị trường tài chính có đủ mạnh để giải quyết vốn cho doanh nghi ệp? loại hình doanh nghiệp có uyển chuyển để cải thiện quan h ệ giữa n ợ và v ốn chủ sở hữu? Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu còn có ý nghĩa khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và cho biết làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động kinh doanh. Nếu hệ số này lớn hơn 1, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ y ếu bởi các kho ản n ợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ ph ải trả chi ếm t ỷ l ệ nhỏ hơn so với tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng thấp nên doanh nghiệp dễ gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc nguy cơ phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ ra khỏi thu nhập hoạt động kinh doanh trước khi tính thu ế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro v ề tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. (3). Tỷ lệ giữa Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản gọi là Tỷ suất tự tài trợ, là chỉ tiêu dùng để đánh giá tính tự chủ về tài chính của doanh nghi ệp. Nó thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính tự chủ cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. (4). Tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn thường xuyên là chỉ tiêu phản ánh tình trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 5/ 33
- Tài chính Tiền tệ Trường hợp 1: Tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn thường xuyên lớn hơn 1. Tức là, Nợ dài hạn - Vốn thường xuyên > 0, cho biết nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho các khoản nợ dài h ạn, phần thi ếu h ụt s ẽ đ ược bù đáp bằng một phần của nguồn vốn tạm thời hay các khoản nợ ngắn h ạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt, vì doanh nghi ệp luôn chịu áp lực về thanh toán nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp cần đi ều ch ỉnh dài h ạn để tạo ra một cân bằng mới theo hướng bền vững. Trường hợp 2: Tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn thường xuyên bằng 1. Tức là, Nợ dài hạn - Vốn thường xuyên = 0, cho biết toàn bộ các khoản nợ dài hạn được tài trợ vừa đủ từ nguồn vốn thường xuyên. Cân bằng tài chính tuy có tiến triển và bền vững hơn trường hợp th ứ nhất, nh ưng độ an toàn chưa cao, có nguy cơ mất tính bền vững. Trường hợp 3: Tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn thường xuyên nhỏ hơn 1. Tức là, Nợ dài hạn - Vốn thường xuyên < 0, cho biết nguồn vốn thường xuyên không chỉ sử dụng để tài trợ cho các khoản nợ dài hạn mà còn đ ược s ử dụng để tài trợ một phần cho các khoản nợ ngắn h ạn của doanh nghi ệp. Cân bằng tài chính được đánh giá tốt và an toàn. II. CẤU TRÚC VỐN 1〉 Lý thuyết về cấu trúc vốn Cấu trúc vốn là cơ cấu hỗn hợp giữa nợ dài hạn (trái phiếu công ty và các khoản nợ trung dài hạn), vốn chủ sở hữu và lợi nhuận. Nguồn vốn + Nợ ngắn hạn + Nợ trung dài hạn Cấu trúc tài chính + Vốn chủ sở hữu Cấu trúc vốn + Lợi nhuận Cấu trúc tài chính và Cấu trúc vốn đều là cấu trúc của nguồn vốn; trong đó cấu trúc vốn là cấu trúc tài chính nhưng không tính đến các khoản nợ ngắn hạn. Cấu trúc vốn chỉ tính đến các nguồn vốn trung dài hạn, là nguồn vốn quyết định đến giá trị doanh nghiệp. 2〉 Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 6/ 33
- Tài chính Tiền tệ Lý thuyết này cho rằng có một cấu trúc vốn tối ưu khi doanh nghi ệp sử dụng đòn bẩy tài chính (tỷ số nợ) phù hợp để gia tăng giá trị doanh nghiệp. Vì thông qua việc gia tăng sử dụng nợ sẽ tạo ra khoản tiết kiệm về thuế, giúp cho doanh nghiệp hạ thấp chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, khi t ỷ số nợ gia tăng sẽ kéo theo rủi ro gia tăng và nhà đầu tư sẽ đòi hỏi lợi nhuận kỳ vọng gia tăng. Lợi nhuận kỳ vọng tăng cao làm cho lợi ích từ việc sử dụng nợ không còn nữa. Như vậy, lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu cho thấy: Tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu, và Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp 2.1〉 Cấu trúc vốn tối ưu Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà tại đó tối thiểu hoá được chi phí sử dụng vốn và tối thiểu hoá rủi ro nhưng tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Do cấu trúc vốn ảnh hưởng đến cổ tức của cổ đông, nên doanh nghiệp cần hoạch định cấu trúc vốn mục tiêu. Cấu trúc vốn mục tiêu là tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả và v ốn ch ủ s ở h ữu theo mục tiêu hướng tới. Đây chính là sự đánh đổi giữa lợi nhu ận và r ủi ro, vì sử dụng nợ nhiều sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) nhưng cũng đồng thời làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp. ROE tăng sẽ làm tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp, ngược lại rủi ro tăng sẽ làm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đ ặt ra là phải xác định được cấu trúc vốn tối ưu, là cấu trúc v ốn có th ể t ối đa hoá giá trị doanh nghiệp trên cơ sở cân đối được giữa lợi nhuận và rủi ro. 2.2〉 Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu Rủi ro doanh nghiệp: Doanh nghiệp có rủi ro càng cao thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Lãi vay là chi phí trước thuế nên việc sử dụng nợ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn ý nghĩa nếu doanh nghiệp đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức rất thấp. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 7/ 33
- Tài chính Tiền tệ Sự chủ động về tài chính: sử dụng nợ nhiều làm giảm sự chủ động về tài chính; đồng thời làm cho các nhà cung ứng vốn ngại cho vay, các nhà đầu tư ngại đầu tư vào doanh nghiệp. Phong cách, thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp: các nhà quản trị doanh nghiệp thận trọng thường ít sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. 3〉 Đặc điểm của Nợ và Vốn trong Cấu trúc vốn của doanh nghiệp Nợ Vốn cổ phần + Lãi vay là chi phí tài chính cố định, + Phân phối theo cổ tức, nhưng mức được xác định trong hợp đồng vay cổ tức bao nhiêu thì không được xác vốn. định cụ thể mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Ưu tiên thanh toán cao nhất + Ưu tiên thanh toán thấp nhất Dù doanh nghiệp hoạt động có lời Doanh nghiệp không bị ràng buộc hay lỗ thì vẫn phải đảm bảo việc trách nhiệm phải hoàn trả vốn cũng trả lãi và gốc đúng hạn theo cam như trả lãi cho các nhà đầu tư mua cổ kết trong hợp đồng vay vốn. phiếu (lợi tức cổ phiếu chỉ được chi trả sau khi doanh nghiệp làm ăn có lãi). Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ, các khoản vốn của nhà đầu tư cũng mất theo mà doanh nghiệp không có trách nhiệm phải hoàn trả. + Chi phí lãi vay được khấu trừ ra + Cổ tức không được giảm trừ khi khỏi thu nhập hoạt động kinh doanh tính thuế. Vì cổ tức được phân chia từ trước khi tính thuế. Do đó, việc sử lợi nhuận sau thuế. dụng nợ là tạo tấm chắn thuế. + Chi phí sử dụng nợ thường rẻ + Chi phí sử dụng vốn cổ phần hơn vì lãi suất vay thường thấp hơn thường cao hơn chi phí sử dụng nợ vì lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư cổ độ rủi ro nhà đầu tư phải gánh chịu phiếu. cao hơn và do không được miễn trừ thuế. + Kỳ hạn hoàn trả nợ gốc và lãi vay + Kỳ hạn hoàn trả vốn gốc cũng như đã được xác định trong hợp đồng cổ tức không được xác định. vay vốn. Thời hạn trả cổ tức thường sau khi Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 8/ 33
- Tài chính Tiền tệ Nợ Vốn cổ phần kết thúc năm tài chính và xác định được kết quả kinh doanh có lãi. Việc hoàn trả vốn góp thông qua việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. + Không thể kiểm soát, quản lý: + Được kiểm soát, quản lý bởi các Chủ nợ không có quyền can thiệp, nhà đầu tư. Sau khi mua cổ phiếu, nhà kiểm soát, quản lý hoạt động kinh đầu tư sẽ có một vị trí trong hội đồng doanh của doanh nghiệp. cổ đông hoặc trở thành thành viên Hội đồng quản trị. Cấu trúc vốn bao gồm nợ và vốn cổ phần nên một doanh nghiệp có thể tài trợ vốn cho một dự án mới theo 2 cách: + Nhận nợ vay + Huy động vốn từ cổ đông bằng cách phát hành cổ phiếu trên th ị trường chứng khoán Hoặc tự bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên, tài trợ vốn cho một dự án đạt hiệu quả c ần ph ải có s ự k ết hợp giữa Nợ và Vốn 4〉 Lý do cần phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý Cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, khi áp dụng cấu trúc vốn khác nhau sẽ tạo ra giá trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro khác nhau. Sử dụng cấu trúc vốn tối ưu giúp cho doanh nghiệp đảm bảo kh ả năng thanh toán, đạt được hiệu quả cao cho việc sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp tạo được uy tín đối với các nhà cung cấp vốn và nhà đầu tư tham gia góp vốn. Cấu trúc vốn hợp lý trong từng giai đoạn kinh doanh mang lại lợi thế cạnh tranh cho doang nghiệp. Khi nhà quản trị tài chính quyết định thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp, các thông tin từ sự thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ được truyền ngay ra thị trường. Cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo kh ả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; giúp doanh nghiệp có th ể vay vốn đ ể đầu tư phát triển. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 9/ 33
- Tài chính Tiền tệ Do các khoản nợ được giảm trừ khi tính thuế nên công cụ nợ còn đ ược cho là tấm chắn thuế. Như vậy, tấm chắn thuế làm gia tăng giá tr ị doanh nghiệp; đặc biệt là trong hoàn cảnh tình hình tài chính khó khăn. Tuy nhiên: - Nếu sử dụng cơ cấu nợ ngắn hạn lớn hơn TSLĐ (là tài s ản có tính thanh khoản cao) chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một ph ần nợ ngắn h ạn đ ể đầu tư vào TSCĐ sẽ làm tăng nguy cơ không trả nợ đúng h ạn, vì TSCĐ có tính thanh khoản thấp, thời gian thu hồi vốn chậm. - Nếu lạm dụng quá nhiều vốn dài hạn (lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu) nhưng lại đầu tư vào TSLĐ (là tài sản có tính thanh khoản cao nh ưng m ức sinh lời thấp hơn TSCĐ) thì hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao. - Nguồn vốn dài hạn được đầu tư hiệu quả vào các dự án hay TSCĐ thường có mức sinh lời cao hơn TSLĐ. III. LỰA CHỌN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA MODIGLIANI- MILLER Việc lựa chọn cấu trúc tài chính theo lý thuy ết của Modigliani- Miller, gồm 2 mệnh đề: Mệnh đề I nói về giá trị doanh nghiệp; Mệnh đề II nói về chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nội dung của lý thuyết của Modigliani- Miller về cấu trúc tài chính được xây dựng dựa trên hai điều kiện giả định là: có thuế và không có thuế. 1〉 Lựa chọn cấu trúc tài chính trong điều kiện không có thu ế (th ị trường hoàn hảo): dựa trên lý thuyết của Modigliani- Miller xây dựng năm 1958: Giả thuyết thị trường hoàn hảo có những đặc điểm sau: + Không có quy mô kinh tế. Giá cả thị trường không bị chi phối + Tất cả các đối tượng đều có điều kiện vay mượn vốn như nhau. + Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân + Tất cả các loại hình tài chính đều đồng nhất + Không có chi phí thông tin, chi phí giao dịch và chi phí vỡ nợ Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 10/ 33
- Tài chính Tiền tệ + Các đối tác thị trường đều có thông tin đầy đủ đối v ới t ất c ả các y ếu tố và sự kiện về giá trị tương lai của các công cụ tài chính đ ược giao dịch (cổ phiếu, trái phiếu) Mệnh đề I: Về giá trị doanh nghiệp Theo M&M, trong môi trường không có thuế thì giá trị doanh nghiệp có vay nợ (VL) và giá trị doanh nghiệp không vay nợ (VU) là như nhau. EBIT Nghĩa là: VL = VU = k0 Trong đó: EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay k0: chi phí vốn trung bình theo trọng số. M&M cho rằng cho dù việc phân chia cơ cấu vốn của doanh nghiệp thành nợ, vốn cổ phần hay bất cứ nguồn vốn nào khác thì v ẫn có m ột s ự chuyển đổi trong giá trị đầu tư, làm cho giá trị doanh nghiệp vẫn không thay đổi cho dù cơ cấu vốn của nó thay đổi. Giá Giá trị CP trị nợ 30% 30% Giá Giá trị nợ trị CP 70% 70% Nói cách khác: cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp. Mệnh dề II: Về chi phí sử dụng vốn Theo M&M, doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần càng lớn để bù đắp rủi ro mà đòn bẩy tài chính có th ể mang lại cho vốn cổ phần và ngược lại. Trong điều kiện không có thuế, dù thay đổi cơ cấu vốn hay tỷ s ố n ợ thì chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp cũng không thay đ ổi. Nghĩa là, khi đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp có vay nợ bằng chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp không có vay nợ. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 11/ 33
- Tài chính Tiền tệ Do đó, trong thị trường hoàn hảo không có chi phí giao d ịch, các nhà đ ầu tư sẽ không để doanh nghiệp hưởng lợi bằng cách tăng nợ. Các cổ đông có thể thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu và nợ của riêng họ mà không tốn chi phí để nhận được cùng một mức lợi nhuận. 2〉 Lựa chọn cấu trúc tài chính trong nền kinh tế cạnh tranh, chịu ảnh hưởng của thuế: do Modigliani và Miller tiếp tục nghiên cứu và đưa ra vào năm 1963. Mệnh đề I: Về giá trị doanh nghiệp Vì lãi vay là khoản chi phí được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ sẽ tạo ra khoản tiết kiệm bằng tiền tăng thêm cho các nhà đầu tư. Như vậy, Modigliani- Miller cho rằng việc sử dụng nợ sẽ làm tăng thêm giá trị của doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp lúc này được xác định bằng giá trị của doanh nghiệp khi không sử dụng nợ ở cùng mức độ rủi ro cộng (+) với khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Nghĩa là: VL = VU + TxD Trong đó: VL là giá trị doanh nghiệp có vay nợ VU là giá trị doanh nghiệp không vay nợ T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp D là giá trị nợ vay EBIT x (1 − T ) EBIT x (1 − T ) Với: VU = k0 và VL = k0 + TxD Trong đó: EBIT x (1-T): lợi nhuận sau thuế đối với nợ và vốn cổ phần k0: chi phí vốn trung bình theo trọng số Hay nói cách khác: Khi có thuế, giá trị của doanh nghiệp có sử dụng nợ sẽ cao hơn giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ một giá trị là T xD. Khoản lợi ích này sẽ gia tăng khi doanh nghiệp càng tăng nợ; giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng tối đa khi sử dụng 100% nợ để tài trợ. Mệnh dề II: Về chi phí sử dụng vốn Tấm chắn thuế làm gia tăng giá trị doanh nghiệp thì một chi phí ki ệt quệ tài chính cũng xuất hiện là giảm giá trị doanh nghiệp. Kiệt quệ tài chính Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 12/ 33
- Tài chính Tiền tệ xảy ra khi doanh nghiệp không thể thực hiện hoặc gặp nhiều khó khăn khi thanh toán lãi vay cho chủ nợ. Khi doanh nghiệp tăng nợ thì các chủ nợ đánh giá mức độ rủi ro doanh nghiệp cao và đòi mức lãi suất cho vay cao. Tình huống xấu nhất, chủ nợ ngưng cho vay, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội đầu tư, mất uy tín, mất khách hàng, đây là những khoản chi phí cơ hội. Kiệt quệ tài chính làm cho doanh nghiệp thu h ẹp quy mô, thanh lý b ớt tài sản trả nợ với giá thấp hơn giá thị trường, và đây cũng là một khoản chi phí phát sinh. Như vậy theo Modigliani- Miller, trong môi trường có thuế thì cấu trúc vốn sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn (là chi phí lãi vay). IV. LÝ THUYẾT LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG RÒNG Lý thuyết lợi nhuận ròng dựa vào các giả định sau: + Không có thuế thu nhập doanh nghiệp + Thị trường tài chính hoàn hảo + Doanh nghiệp chia toàn bộ lợi nhuận cho chủ sở hữu. + Tốc độ tăng cổ tức bằng không Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình và giá trị doanh nghiệp vẫn không thay đổi khi tỷ số đòn bẩy tài chính thay đổi. Khi doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ hay tăng tỷ số đòn bẩy tài chính thì tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông tăng lên trong khi tỷ suất lợi nhuận nói chung và tỷ suất lợi nhuận dành cho chủ nợ không thay đổi. Vì t ỷ su ất l ợi Chi phí sử nhu dụngậnvnói ốn chung không đổi nên giá trị của doanh nghiệp có thể xem nh ư không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ cấu vốn. Chẳng những giá trị doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi đòn bẩy tài chính mà giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng phí sửbdị ụ Chikhông nh vhố ảng n ng. ưở CSH WACC (Chi phí sử dụng vốn TB) Chi phí sử dụng nợ Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 13/ 33 Hệ số nợ
- Tài chính Tiền tệ V. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 1〉 Khái niệm về trung gian tài chính Trung gian tài chính là cách gọi tắt các định chế tài chính trung gian, là các tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ; với vai trò là kênh tài chính trung gian, cung cấp các dịch vụ tài chính - ti ền t ệ; nhằm thu hút, tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cung ứng cho những người cần vốn. Như vậy, các trung gian tài chính đóng vai trò là trung gian, cầu nối tạo ra việc luân chuyển vốn giữa những người có vốn với những người cần vốn. 2〉 Các loại hình trung gian tài chính Có 4 loại hình trung gian tài chính: Các định chế có nhận tiền gửi Các công ty tài chính Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng Các định chế trung gian đầu tư 2.1〉 Các định chế có nhận tiền gửi Các định chế trung gian có nhận tiền gửi là các trung gian tài chính th ực hiện huy động tiền nhàn rỗi của các chủ thể có vốn để cung c ấp v ốn cho những chủ thể cần vốn (chủ yếu dưới hình thức cho vay trực tiếp). Các chủ thể có vốn hoặc cần vốn là những h ộ gia đình, các t ổ ch ức kinh tế hoặc chính phủ (kể cả chính quyền địa phương và Nhà nước). Các định chế có nhận tiền gửi bao gồm các loại hình tổ chức sau: Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 14/ 33
- Tài chính Tiền tệ a) Các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại thuộc nhóm trung gian tài chính lớn nh ất và giao dịch thường xuyên nhất, thực hiện huy động vốn ch ủ y ếu d ưới d ạng tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Vốn huy đ ộng được dùng để cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng, hoặc mua chứng khoán,...trong đó, cơ cấu tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, và một phần dành cho tín dụng trung dài hạn. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ. b) Các ngân hàng tiết kiệm Ngân hàng tiết kiệm chưa có ở Việt Nam nhưng đây là trung gian tài chính phát triển mạnh ở các nước phát triển. Ngân hàng tiết kiệm được thành lập với mục đích huy động các nguồn tiền tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Nh ững người gửi ti ền đ ồng th ời là chủ sở hữu của ngân hàng; khi cần tiền họ lại đi vay từ chính ngân hàng đó. Phương thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang tính tương trợ là chính chứ không nhằm mục đích kinh doanh nên lãi suất cho vay thường rất thấp và đòi hỏi tính an toàn cao. Ngân hàng tiết kiệm không phát hành các công cụ nợ để đi vay vốn của công chúng và hầu như không vay vốn của các tổ chức nước ngoài hay ngân hàng trung ương, trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt c) Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay Nguồn vốn chủ yếu của các hiệp hội này là các khoản ti ền g ửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Phần còn lại khoảng 20-30% thì vay t ừ các nguồn khác (kể cả vay từ chính quyền địa phương hay trung ương). Hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay bất động sản (mua nhà ở), v ới thời hạn cho vay dài. Ngày nay, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các hiệp hội tiết kiệm và cho vay có sự khác biệt không đáng kể so với các ngân hàng th ương mại, và có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. d) Các Quỹ tín dụng Quỹ tín dụng là tổ chức tín dụng hợp tác, được thành l ập theo hình th ức góp vốn cổ phần, hoạt động theo nguyên tắc tự nguy ện tham gia, qu ản lý dân Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 15/ 33
- Tài chính Tiền tệ chủ, hợp tác và bình đẵng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động c ủa mình, tự quyết định về phân phối thu nhập. Hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng là nhận tiền góp vốn của các thành viên và của các tổ chức, cá nhận khác. Hoạt động cho vay ch ủ y ếu phục vụ cho các thành viên của Quỹ tín dụng, việc cho các đối tượng khác (không phải là thành viên) vay phải được Hội đồng thành viên ch ấp thu ận và không được vượt quá tỷ lệ cho vay tối đa do ngân hàng nhà nước quy định. 2.2〉 Các công ty tài chính Các công ty tài chính là trung gian tài chính không được nh ận ti ền g ửi không kỳ hạn và không thực hiện các nghiệp vụ trung gian thanh toán. Các công ty tài chính huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu để cung cấp vốn tín dụng trung và dài hạn, cho vay trả góp,... Ở các nước nước phát triển, công ty tài chính có các hình thức sau: a) Công ty tài chính bán hàng Các công ty tài chính bán hàng thường do các công ty s ản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ thành lập nhằm cung cấp tín dụng cho người tiêu dùng mua hàng hoá của chính mình sản xuất ra hoặc do mình phân phối. b) Công ty tài chính tiêu dùng Công ty tài chính tiêu dùng có thể là một công ty riêng biệt hoặc do ngân hàng thành lập ra nhằm cung ứng tín dụng cho các gia đình và cá nhân vay phục vụ cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng vào mục đích cá nhân như mua sắm vật dụng, nội thất trong gia đình, hoặc sửa chữa nhà ở,...Các khoản vay này thường được trả góp làm nhiều kỳ, số tiền cho vay thường nhỏ và lãi suất cao do có độ rủi ro cao. c) Công ty tài chính kinh doanh Công ty tài chính kinh doanh thường cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới hình thức như: bao thanh toán, chiết khấu, cho thuê tài chính (mua máy móc, thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách hàng thuê; bên thuê có nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời hạn thuê và không đ ược dùng làm tài sản thế chấp cho nghĩa vụ tài chính nào khác), hoặc cho thuê vận Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 16/ 33
- Tài chính Tiền tệ hành (công ty tài chính có nghĩa vụ duy tu, bảo dưỡng đảm b ảo cho máy móc, thiết bị hoạt động tốt, bên thuê chỉ phải trả tiền thuê tài sản),... 2.3〉 Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng là những trung gian tài chính thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở các h ợp đồng đã ký k ết v ới khách hàng. Do số tiền và thời hạn phải thanh toán đã được xác định nên các trung gian tài chính này thường đầu tư vốn thu được vào các tài sản có tính l ỏng th ấp, đ ặc biệt là các chứng khoán dài hạn như trái phiếu,... Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng bao gồm: a) Các công ty bảo hiểm Các công ty bảo hiểm cung cấp các hợp đồng bảo hiểm, cam k ết s ẽ b ồi thường cho người mua một khoản tiền nhất định trong trường hợp x ảy ra r ủi ro. Các công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm để thành lập quỹ bảo hiểm phục vụ cho mục đích bồi thường. Do thời gian để sử dụng quỹ bảo hiểm là rất dài nên tiền trong quỹ khi chưa dùng để bồi thường sẽ được đầu tư vào trái phiếu, hoặc góp vốn liên doanh,... b) Quỹ trợ cấp hưu trí Quỹ trợ cấp hưu trí được thành lập với mục đích giúp cho người lao động khi về hưu có được khoản thu nhập ổn định bằng lương hưu. Chính phủ quy định tỷ lệ đóng góp định kỳ trên tiền lương của người lao động khi đang làm việc. Số tiền mà Quỹ trợ cấp hưu trí phải chi trả hàng năm có thể dự tính được nên số tiền nhàn rỗi còn lại được đầu tư dài hạn nh ư: mua trái phiếu, gửi ngân hàng,... 2.4〉 Các định chế trung gian đầu tư Các định chế trung gian đầu tư là các trung gian tài chính thực hiện huy động các nguồn vốn trung dài hạn bằng cách phát hành các loại chứng từ có giá như: tín phiếu, trái phiếu; sau đó mua lại danh m ục đ ầu t ư trên th ị tr ường tài chính mà họ có lợi thế để thực hiện đầu tư. Các định chế trung gian đầu tư gồm: a) Ngân hàng đầu tư Chức năng chủ yếu của các ngân hàng đầu tư là giúp các doanh nghiệp, chính phủ huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 17/ 33
- Tài chính Tiền tệ Các ngân hàng đầu tư còn hỗ trợ việc hợp nhất giữa các công ty hoặc giúp một công ty này mua lại một công ty khác (M&A- Merger and Acquisition) Các ngân hàng đầu tư hỗ trợ việc phát hành chứng khoán thông qua các hoạt động sau: - Tư vấn cho các công ty nên phát hành cổ phiếu hay trái phiếu để huy động, nếu phát hành trái phiếu thì nên phát hành với th ời h ạn bao lâu, lãi su ất ở mức nào. - Khi các công ty quyết định xong loại chứng khoán sẽ phát hành, các ngân hàng đầu tư sẽ đứng ra bảo lãnh đợt phát hành chứng khoán, tức cam kết sẽ mua các chứng khoán với một mức giá xác định, rồi sau đó đem bán ra thị trường thứ cấp. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại không được phép trực tiếp tham gia bảo lãnh phát hành chứng khoán nhưng được phép thành lập các công ty chứng khoán hoạt động độc lập để thực hiện các hoạt động như các ngân hàng đầu tư. b) Các công ty đầu tư mạo hiểm Nếu các ngân hàng đầu tư hỗ trợ cho các công ty lớn huy động vốn thì các công ty đầu tư mạo hiểm (còn gọi là quỹ đầu tư mạo hiểm) chuyên h ỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp này không chỉ thiếu vốn mà thiếu cả kinh nghiệm quản lý. Vì v ậy, các công ty đ ầu t ư m ạo hiểm không chỉ giúp họ huy động vốn mà còn cung cấp các dịch vụ tư vấn. Các công ty đầu tư mạo hiểm sẽ rót vốn của mình vào các doanh nghi ệp này và trợ giúp ban giám đốc điều hành để đạt một mức phát triển nh ất định, có thể phát hành cổ phiếu trực tiếp ra thị trường. Khi đó công ty đ ầu t ư m ạo hiểm sẽ bán số cổ phần do mình nắm giữ ra công chúng rồi chuy ển sang một dự án đầu tư mạo hiểm khác. c) Các quỹ đầu tư tương hỗ thị trường vốn Các quỹ đầu tư tương hỗ là các trung gian tài chính thực hiện huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân thông qua các chứng chỉ góp vốn đầu tư (có thể coi như cổ phiếu của quỹ đầu tư) để đầu tư vào chứng khoán. Với ưu thế vốn đầu tư lớn, các quỹ đầu tư tương hỗ làm giảm chi phí giao dịch bằng cách mua bán chứng khoán với số lượng lớn và hạn chế rủi ro bằng cách đa dạng hoá danh mục chứng khoán đầu tư. Ngoài ra, ưu thế của Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 18/ 33
- Tài chính Tiền tệ các quỹ đầu tư là được đặt dưới sự quản lý của các chuyên gia kinh doanh chứng khoán. Các quỹ đầu tư tương hỗ được tổ chức theo hai hình thức là các quỹ đầu tư mở và các quỹ đầu tư đóng. Quỹ đầu tư mở liên tục phát hành thêm chứng chỉ đầu t ư mới cho người muốn đầu tư vào quỹ hoặc hoàn lại vốn cho các ch ứng ch ỉ đã phát hành. Quỹ đầu tư đóng chỉ huy động vốn một lần từ các nhà đầu tư trong lần phát hành đầu tiên, lúc mới thành lập. Quỹ đầu tư đóng không phát hành thêm chứng chỉ đầu tư để huy động thêm vốn và cũng không ch ấp nh ận hoàn vốn cho các chứng chỉ này. Các quỹ đầu tư tương hỗ thường được đặt dưới sự quản lý của các công ty đâu tư chuyên nghiệp hoặc các tổ chức tài chính khác. d) Các quỹ đầu tư tương hỗ thị trường tiền tệ Các quỹ này hoạt động tương tự như các quỹ đầu tư tương h ỗ thị trường vốn. Điểm khác biệt là đối tượng đầu tư của các qu ỹ này là các công cụ tài chính có chất lượng cao trên thị trường tiền tệ nh ư: tín phi ếu kho b ạc, thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng. e) Các công ty quản lý quỹ Công ty quản lý quỹ hoạt động theo mô hình công ty; với vai trò nh ư một nhà tư vấn đầu tư, có trách nhiệm phân tích đầu tư, qu ản lý danh m ục đ ầu t ư và các công việc quản trị kinh doanh khác. V. CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1〉 Lý thuyết về chi phí giao dịch 1.1〉 Khái niệm về chi phí giao dịch Chi phí giao dịch là chi phí về thời gian và ti ền ph ải chi cho vi ệc tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thị trường, đàm phán, giao kết, tổ chức thực hiện và kiểm soát các giao dịch. Chi phí này gia tăng khi đ ối tác trong giao d ịch hành động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác. Vì vậy chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả của nh ững hành vi c ơ h ội, s ự y ếu kém của người ra quyết định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 19/ 33
- Tài chính Tiền tệ Thông thường, chi phí giao dịch xảy ra khi giao kết đã th ực hi ện, các đ ối tác phụ thuộc vào nhau, nỗ lực các bên nhằm mang lại lợi ích cho chính mình, và không có khả năng lường trước những ràng buộc hợp đồng hiệu quả để tính đến tất cả các tình huống bất thường có thể xảy ra. Các giao dịch phát sinh như: đàm phán thêm, trì hoãn hoặc chấm dứt giao dịch sẽ làm tăng chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch phát sinh do sự tương tác giữa các đặc tính con người, đặc tính của giao dịch, đặc tính của môi trường và đ ặc tính c ủa thông tin. Trong những môi trường bất định và điều kiện thông tin không cân xứng các đặc tính của con người có cơ hội thể hiện sẽ gây ra chi phí giao dịch lớn. 1.2〉 Các hình thức của chi phí giao dịch Chi phí tìm kiếm giao dịch (tìm đối tác trao đổi) Chi phí mặc cả trong giao dịch, bao gồm chi thí đàm phán, th ương lượng, soạn thảo hợp đồng. Chi phí để thực thi giao dịch, bao gồm cả việc giám sát th ực hi ện c ủa các bên và trừng phạt đối với vi phạm hợp đồng. 1.3〉 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch Các yếu tố làm chi phí giao dịch Các yếu tố làm chi phí giao dịch THẤP CAO Hàng hoá, dịch vụ được chuẩn hoá Hàng hoá, dịch vụ độc đáo Trao đổi đơn giản, thông tin công Trao đổi phức tạp, thông tin có tính riêng khai tư Các quyền đơn giản, rõ ràng Các quyền phức tạp, không chắc chắn Ít bên tham gia, các bên gần nhau Nhiều bên tham gia, các bên xa nhau Các bên thân thiện, quen biết Các bên đối nghịch, xa lạ Không có yếu tố bất ngờ xảy ra Có nhiều yếu tố bất ngờ có thể xảy ra Hành vi hợp lý Hành vi vô lý Trao đổi ngay lập tức Trao đổi bị trì hoãn Chi phí giám sát thấp Chi phí giám sát cao Xử phạt ít tốn kém Xử phạt tốn kém 2〉 Chi phí giao dịch và cấu trúc tài chính Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 20/ 33
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn