Chuyên đề 6: Bài thơ Đồng chí
lượt xem 34
download
Nội dung chuyên đề 6 gồm có: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời chống Pháp. Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề 6: Bài thơ Đồng chí
CHUYÊN ĐỀ 6: Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu. Theo admin Học văn lớp 9 – CH - https://www.facebook.com/hocvanlop9 A. Kiến thức trọng tâm: 1. Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời chống Pháp. 2. Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 3. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. B. Phân tích: * Khái quát về tác giả, tác phẩm: - Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Phần lớn các sáng tác của ông đều viết về người lính và chiến tranh với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén. - Ra đời năm 1948, “Đồng chí” là một trong những tác phẩm hay nhất của Chính Hữu. Bài thơ diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí thiêng liêng, gắn bó thời kì đầu cuộc kháng chiến. 1. Tình đồng chí, đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp. - Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” khi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang ở giai đoạn đầu. Bộ đội và nhân dân phải sống trong thời kì hết sức khó khăn, gian khổ. Từ trải nghiệm chân thực về những gian khổ và cả những ấm á pthiêng liêng của tình đồng đội, bài thơ là lời ca về hình ảnh người lính vệ quốc giản dị mà cao quí và tình đồng chí thân thiết, sâu nặng giữa những ngày gian khổ ấy. - Ngay từ những câu thơ mở đầu, nhà thơ lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi”, của người lính và người lính: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Thành ngữ“nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” cho thấy tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng cảnh ngộ . Họ là những người nông dân áo vải, ra đi từ miền quê nghèo, lam lũ của mọi miền Tổ quốc và gặp gỡ nhau ở tình yêu đất nước lớn lao. Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc: “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Họ không hề quen biết nhau nhưng đã cùng gắn bó bằng mối tình đồng đội trong hoàn cảnh chiến đấu: Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Hình ảnh sóng đôi “súng bên súng”,”đầu sát bên đầu” và giọng điệu thơ trở nên tha thiết, trầm lắng thể hiện sự gắn bó của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc,các anh đã cùng tập hợp dưới quân kỳ, kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện lí tưởng cao đẹp, để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông. Từ hiện thực khốc liệt của hoàn cảnh sống, tình đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hòa, sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn. Đó là mối tình tri kỉ của những người đồng đội: Đồng đội ta Là hớp nước uống chung Là nắm cơm bẻ nửa Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau chỗ đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời,chia nhau cái chết”. ( “Giá từng thước đất” – Chính Hữu). Có thể nói, từ tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè tri kỉ, họ đã trở thành đồng chí của nhau. Từ “Đồng chí” được đặt riêng thành một dòng thơ, ngắn gọn mà ngân vang như lời nói thiết tha, chân thành, khẳng định giá trị chân thực của tình đồng chí. “Đồng chí” - ấy là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp – tình bạn, tình người trong chiến tranh. Hai tiếng “Đồng chí” bởi vậy mà giản dị, đẹp đẽ, sáng ngời và thiêng liêng. - Tình đồng chí của người lính còn được biểu hiện thật đẹp trong tâm tư, trong đời sống chiến đấu. Đồng chí trước hết là sự thấu hiểu và sẻ chia những tâm tư , nỗi lòng của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Ra đi vì nghĩa lớn, các anh để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở. Từ những câu thơ nói về gia cảnh, ta bắt gặp một sự thay đổi lớn lao trong quan niệm của người ra lính: ruộng nương tạm gửi bạn thân cày, gian nhà không mặc cho gió lung lay. Họ đã tạm gạt những trăn trở, riêng tư để kiên quyết ra đi khi mục đích rõ ràng, lý tưởng đã chọn lựa.Song, dù dứt khoát, mạnh mẽ lên đường thì những người nông dân mặc áo lính hiền lành, chân chất ấy vẫn rất nặng lòng với quê hương. Hình ảnh hoán dụ mang tính chất nhân hóa “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” càng tô đậm sự gắn bó, yêu thương của người lính đốivới quê nhà. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay chính là tấm lòng củangười ra đi không nguôi nhớ về quê hương. Ba câu thơ với “ruộng nương”, “gian nhà”, “gốc đa”… hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, ăm ắp nỗi nhớ vơi đầy. Phải chăng, tình nhà, tình quê là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh để cỗ vũ những người lính? Tình đồng chí còn là sự “đồng cam cộng khổ”, sự sẻ chia những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời chiến sĩ: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày” Bằng những câu thơ tả thực, nhà thơ đưa người đọc trở lại với những hiện thực gian khổ của buổi đầu kháng chiến. “Anh” với “tôi” cùng nhau chịu đứng những cơn sốt rét, cùng nhau sẻ chia những trang phục ít ỏi: “áo rách”,”quần vá”,”chân không giày”. Ý thơ của Chính Hữu gợi nhớ những câu thơ của Hồng Nguyên cũng viết về người lính trong kháng chiến qua bài “Nhớ”: “Lột sắt đường tàu Rèn thêm đao kiếm Áo vải chân không Đi lùng giặc đánh” Từ những gian khổ, thiếu thốn đó, họ thấm thía hơn tình đồng chí, đồng đội: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Nhịp thơ đã có sự thay đổi, ý thơ trải rộng, câu thơ gợi nhiều hơn tả. “Tay nắm lấy bàn tay” của người lính cùng hình ảnh “miệng cười buốt giá” nơi chiến trường như một lời động viên, an ủi, như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, như tiếp thêm sức mạnh và ý chiến đấu, như một lời hứa hẹn lập công. Cái nắm tay ấy là biểu tượng đẹp đẽ của tình đồng đội. Hơi ấm từ hai bàn tay như lan tỏa, như làm sáng ấm cả bài thơ. Đúng là “tay trong tay ta trao nhau tất cả”. “Bàn tay biết nói” là thế! - Bài thơ khép lại với bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. Đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới làn sương muối, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc. Nổi bật trên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết: khẩu súng – vầng trăng – người lính. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ,thiếu thốn. Trong những đêm phục kích chờ giặc, họ đã phát hiện ra hình ảnh”Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh rất thực và lãng mạn mang ý nghĩa biểu tượng gợi nhiều liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng;súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của hòa bình; chất chiến đấu và chất trữ tình; chiến sĩ và thi sĩ… Hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại bổ sung, hài hòa với nhau làm đẹp thêm cuộc đời người lính cách mạng.Các anh chắc tay súng để bảo vệ vầng trăng hòa bình. Hình ảnh thơ thật đẹp và ý nghĩa biết bao! Có thể nói, đây là một sự phát hiện, một sáng tạo bất ngờ của tác giả, góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ. => Tình đồng chí là tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp “khoét núi, ngủ hầm,mưa dầm, cơm vắt” làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tình đồng chí ấy được phát huy và thể hiện sức mạnh qua hình ảnh anh giải phóng quân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Các anh, những người lính cách mạng – anh bộ đội cụ Hồ và tình đồng chí cao đẹp mãi mãi là niề m tự hào của dân tộc ta. 2. Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Theo cô Nguyễn Thị Kim Lan – Chuyên viên Sở GD & ĐT Hải Phòng Dàn ý đại cương 1.Mở bài: - Giới thiệu vài nét về nhà thơ Chính Hữu Dàn ý chi tiết - Chính Hữu là nhà thơ quân đội hoạt động trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. - Giới thiệu về bài thơ “Đồng chí” - Giới thiệu vấn đề nghị luận 2.Thân bài: a. Người lính giản dị, mộc mạc… - Họ là những người nông dân b. Họ cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu. c. Ý chí nghị lực phi thường, vượt lên gian khó. - Bài thơ “Đồng chí” được ông viết năm 1948,in trong tập “Đầu súng trăng treo”. - Đến với bài thơ, người đọc cảm phục và yêu quí người lính cách mạng thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. - Đọc bài thơ, cảm nhận đầu tiên của chúng ta là hình ảnh người lính hiện lên rất chân thực như cuộc sống còn nhiều vất vả và lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê đất Việt: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Ngôn ngữ thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân quê. Tác giả tuy không chỉ đích danh, bản quán nơi cư ngụ từng người, song ta bắt gặp thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” thể hiện rõ nhất nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ đến từ mọi miền Tổ quốc, từ những vùng đồng bằng châu thổ quanh năm ngập lụt đến vùng đồi núi trung du khô cằn sỏi đá. Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi nhưng giống nhau ở cái nghèo, sự lam lũ, khó nhọc của người dân quê Việt Nam. Chính sự đồng cảnh ấy đã khiến họ xích lại gần nhau, để từ những người xa lạ, họ tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng và trở thành quen biết, thân thiết với nhau: Súng bên súng, đầu sát bên đầu Những hình ảnh thơ rất thực nhưng cũng đầy sức gợi. Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” là câu thơ giàu ý nghĩa. Điệp từ “bên” cùng nghệ thuật sóng đôi có tác dụng khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người lính. Họ cùng chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc “súng bên sung”, cùng chung lí tưởng, suy nghĩ “đầu sát bên đầu”. Dù gian khổ đến đâu, dù nguy hiểm, sóng gió đến nhường nào, các anh vẫn trung thành với con đường của mình đã chọn. Đọc câu thơ, ta không nhận ra “anh” và “tôi” nữa mà họ đã trở thành “những anh”, “những tôi” nhòa đi sau những khẩu súng,những mái đầu. -> Thì ra cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở thành cuộc “gặp gỡ” của bao người yêu nước. Mới đây thôi, họ đã “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Giờ đây họ lại sát cánh bên nhau thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chính lí tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. - Ở nơi chiến trường đầy khói bom thuốc súng, người chiến sĩ phải chống chọi với cái rét: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Cái rét ở rừng già Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy: d. Tình đồng chí, đồng đội… e. Tình yêu quê hương, đất nước của người lính - Thái độ ra đi cứu nước dứt khoát, kiên quyết + Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế Gió qua rừng đèo Khế gió sang. + Đêm mưa rình giặc tai thao thức Mùa lại mùa qua rét nhức xương. ( Tố Hữu – “Lên Tây Bắc”) - Nhưng câu thơ của Chính Hữu nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Cái hay của nhà thơ là đã biết đem “đêm rét chung chăn” vào bài thơ, sưởi ấm mối tình đồng chí lên thành mức độ tri kỉ. Những người lính đến với nhau nhẹ nhàng, bình dị, vừa có cái chung của lí tưởng lớn, vừa có cái riêng của một đôi bạn ý hợp tâm đầu. Và cứ giản dị như thế, những con người cùng chung gian khó ấy trở thành đồng chí của nhau: Đồng chí! - Câu thơ chỉ có hai tiếng và kết thúc bằng dấu chấm than tạo một nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng định. Đồng thời như một chiếc bản lề khép mở sự lí giải cội nguồn của tình đồng chí ở sáu câu thơ trước với những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí trong những câu thơ tiếp theo của bài thơ. => Nếu coi bài thơ như một cơ thể sống thì hai tiếng “Đồng chí” như một trái tim hồng nuôi sống cả bài thơ. Nó có sức vang dội và ngân nga mãi trong lòng người đọc. => Tám mươi năm nô lệ nay mới được gọi nhau là đồng chí sung sướng và kiêu hãnh biết bao! Từ nay tình cảm gì cũng phải nâng lên thành tình đồng chí, phải đo bằng tình đồng chí. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. => Chính Hữu đã có lời nhận xét: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của tình đồng chí bấy giờ”. - Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính - Từ bao đời nay, ai cũng biết rằng ruộng nương và nhà cửa là những tài sản quý giá nhất đối với người nông dân vì họ phải tốn biết bao mồ hôi nước mắt mới có được. Cho nên họ vô cùng gắn bó sâu nặng, gìn giữ, trân trọng với những thứ của cải ấy.Vậy mà họ lại dễ dàng gạt bỏ lại sau lưng, lên đường theo tiếng gọi của quê hương, đất nước. Từ “mặc kệ” mộc mạc như cách nói của người
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề ôn thi ĐH - CĐ Hóa học vô cơ - Gv. Nguyễn Minh Tuấn
186 p | 754 | 224
-
6 Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên (2013-2014) - GD&ĐT Đồng Tháp - Kèm Đ.án
29 p | 936 | 220
-
BÀI KIỂM TRA VÀO LỚP 6 MÔN TIẾNG VIỆT (Thi vào trường Hà Nội – Amsterdam)
2 p | 359 | 62
-
Bài 8: Qua Đèo Ngang - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 932 | 57
-
Giáo án tuần 12 bài Tập đọc: Mẹ - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 1078 | 44
-
BÀI THƠ VỀ NGUYÊN TỬ KHỐI và HÓA TRỊ CÁC NGUYÊN TỐ
5 p | 249 | 24
-
Bài 2: Trường từ vựng - Bài giảng Ngữ văn 8
18 p | 460 | 14
-
Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 213 | 10
-
Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 371 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn