intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: ASEAN GAP (P2) - CĐ Nông nghiệp Nam Bộ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

101
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề: ASEAN GAP (P2) thuộc bộ môn GAP và sản xuất hữu cơ, do nhóm sinh viên lớp LTCD_1V trường CĐ Nông nghiệp Nam Bộ phối hợp thực hiện. Nội dung chuyên đề trình bày về thu hoạch và xử lý sản phẩm, truy nguyên nguồn gốc, quản lý môi trường, an toàn sức khỏe, phúc lợi của người lao động, chất lượng sản phẩm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: ASEAN GAP (P2) - CĐ Nông nghiệp Nam Bộ

  1. MÔN: GAP và SẢN XUẤTHỮU CƠ Chuyên đề: ASEAN GAP (P2) GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN BÌNH NHÓM 4 ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 1
  2. NỘI DUNG 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm 3.2.2.7. Truy nguyên nguồn gốc 3.2.2.8. Tập huấn 3.2.2.9. Tài liệu và ghi chép 3.2.2.10. Xem xét lại các thực hành 3.3. Quản lý môi trường 3.3.1. Nguy cơ về môi trường 3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP 3.3.2.1. Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất 3.3.2.2. Giống cây trồng 3.3.2.3. Đất và giá thể 3.3.2.4. Phân bón và chất phụ gia 3.3.2.5. Nước 3.3.2.6. Hóa chất 3.3.2.7. Thu hoạch và xử lý sản phẩm 3.3.2.8. Chất thải và hiệu quả năng lượng 3.3.2.9. Đa dạng sinh học 3.3.2.10. Không khí ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 2
  3. NỘI DUNG 3.3.2.11. Tập huấn 3.3.2.12. Tài liệu và ghi chép 3.3.2.13. Xem xét lại các thực hành 3.4. An toàn, sức khỏe và phúc lợi của người lao động 3.4.1. Nguy cơ đối với sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động 3.4.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP 3.4.2.1. Hóa chất 3.4.2.2. Điều kiện làm việc 3.4.2.3. Phúc lợi người lao động 3.4.2.4. Tập huấn 3.4.2.5. Tài liệu và ghi chép 3.4.2.6. Xem xét các thực hành 3.5. Chất lượng sản phẩm 3.5.1. Nguy cơ và nguyên nhân làm mất chất lượng 3.5.1.1. Rủi ro về chất lượng 3.5.1.2. Mất chất lượng trong quá trình sản xuất 3.5.1.3. Mất chất lượng khi thu hoạch 3.5.1.4. Mất chất lượng trong quá trình xử lý sau thu hoạch ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 3
  4. NỘI DUNG 3.5.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP 3.5.2.1. Kế hoạch chất lượng 3.5.2.2. Giống cây trồng 3.5.2.3. Phân bón và chất phụ gia 3.5.2.4. Nước 3.5.2.5. Hóa chất 3.5.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm 3.5.2.7. Truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 3.5.2.8. Tập huấn 3.5.2.9. Tài liệu và ghi chép 3.5.2.10. Xem xét lại các thực hành ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 4
  5. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm Thực hành 48: Thiết bị, thùng chứa, vật liệu tiếp xúc với sản phẩm cần phải được sản xuất từ các vật liệu không làm nhiễm bẩn sản phẩm. Thực hành 49: Các thùng chứa sử dụng cất giữ rác thải, hóa chất, các chất nguy hiểm khác cần được xác định rõ ràng và không sử dụng để chứa đựng hoặc xử lý sản phẩm. Thực hành 50: Thiết bị và thùng chứa cần được thường xuyên giữ gìn nhằm giảm mức thấp nhất gây nhiễm bẩn sản phẩm. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 5
  6. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm Thực hành 51: Thiết bị, thùng chứa và vật liệu cần được cất giữ ở những nơi riêng biệt với hóa chất, phân bón, chất phụ gia và ở khoảng cách phù hợp nhằm giảm thấp nhất sự nhiễm bẩn sản phẩm. Thực hành 52: Thiết bị, thùng chứa và vật liệu cần được kiểm tra đảm bảo nguyên vẹn, sạch sẽ trước khi sử dụng và yêu cầu rửa sạch, sửa chữa hoặc vứt bỏ. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 6
  7. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm + Nhà xưởng và kho Thực hành 53: Không để các sản phẩm thu hoạch tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc sàn ở những nơi xử lý, đóng gói hoặc cất giữ. Thực hành 54: Nhà xưởng và kho sử dụng để trồng, vận chuyển, xử lý và cất giữ sản phẩm phải được xây dựng và bảo dưỡng nhằm giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm. Thực hành 55: Mỡ, dầu, chất đốt và máy móc (nông cơ) cần phải được để riêng biệt với nơi xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm nhằm ngăn ngừa sự nhiễm bẩn sản phẩm. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 7
  8. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm Thực hành 56: Hệ thống thải nước, dầu mỡ, rác cần được xây dựng để giảm mức thấp nhất gây rủi ro nhiễm bẩn địa điểm sản xuất và nguồn nước. Thực hành 57: Bóng đèn phía trên thùng chứa sản phẩm và vật liệu đóng gói phải đảm bảo chống vỡ hay được bảo vệ bằng vỏ ngoài chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ, phải loại bỏ sản phẩm để ở khu vực đó đồng thời lau sạch dụng cụ và thùng chứa. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 8
  9. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm Thực hành 58: Nơi thiết bị và dụng cụ có thể là nguồn nguy cơ vật lý được đặt để trong cùng một nhà với nơi xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm, các thiết bị và dụng cụ đó phải được ngăn bằng các lá chắn hoặc không được hoạt động trong suốt thời gian xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 9
  10. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm + Làm sạch và vệ sinh Thực hành 59. Cần xác định những nơi đóng gói, xử lý và cất giữ sản phẩm, thiết bị, dụng cụ, vật liệu có thể là nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm, và cần có các hướng dẫn để vệ sinh và làm sạch. Thực hành 60. Chọn lựa các hóa chất làm sạch và vệ sinh phụ hợp để giảm mức thấp nhất rủi ro của hóa chất đó gây nhiễm bẩn sản phẩm. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 10
  11. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm + Động vật và kiểm soát dịch hại Thực hành 61. Không cho động vật và vật nuôi vào các khu vực sản xuất, đặc biệt khu vực trồng các loại cây trồng phía trên hoặc gần mặt đất, và ở nơi thu hoạch, đóng gói, cất giữ sản phẩm. Thực hành 62: Có biện pháp ngăn chặn sự hiện diện của dịch hại bên trong hoặc xung quanh khu vực xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm. Thực hành 63: Bẫy, bả dùng để phòng trừ dịch hại cần đặt và bảo dưỡng để hạn chế sự rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm, vật liệu và thùng đóng gói. Ghi chép đầy đủ nơi đặt bẫy, bả. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 11
  12. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm + Vệ sinh cá nhân Thực hành 64: Công nhân phải có kiến thức nhất định và được tập huấn về thực hành vệ sinh cá nhân và ghi chép đầy đủ về tập huấn đó. Thực hành 65: Cung cấp hoặc dán ở những nơi thích hợp các tài liệu hướng dẫn về vệ sinh cá nhân cho công nhân. Thực hành 66: Cần phải có đầy đủ nhà vệ sinh và các thiết bị rửa tay trong tình trạng sạch sẽ cho công nhân. Thực hành 67: Nước cống thải phải đảm bảo giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm bẩn trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản phẩm. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 12
  13. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm + Xử lý sản phẩm Thực hành 68: Sử dụng, cất giữ, loại thải hóa chất sử dụng sau khi thu hoạch, bao gồm thuốc trừ dịch hại và sáp, giống như các thực hành mô tả ở phân Hóa chất. Thực hành 69: Sử dụng nước để xử lý sản phẩm sau khi thu hoạch giống như các thực hành mô tả ở phần Nước. Thực hành 70: Nước sử dụng lần cuối cùng đối với các phần ăn được của sản phẩm là có chất lượng tương đương với nước uống. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 13
  14. 3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm + Cất giữ và vận chuyển Thực hành 71: Không đặt các thùng hàng tiếp xúc với mặt đất nơi có rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm từ đất. Thực hành 72: Cần kiểm tra độ sạch, loang hóa chất, các vật thể lạ và sự lây nhiễm dịch hại của các kệ kê hàng, rửa sạch hoặc bao phủ vật liệu bảo vệ hoặc vứt bỏ nếu có rủi ro về nhiễm bẩn sản phẩm. Thực hành 73: Kiểm tra độ sạch, loang hóa chất, các vật thể lạ và nhiễm dịch hại của các phương tiện vận chuyển, và rửa sạch chúng nếu có sự rủi ro về nhiễm bẩnsản phẩm. Thực hành 74: Sản phẩm được cất giữ và vận chuyển riêng biệt với hàng hóa có tiềm năng nhiễm bẩn hóa hóc, vật lý, sinh học. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 14
  15. 3.2.2.7. Truy nguyên nguồn gốc Thực hành 75: Mỗi địa điểm sản xuất được xác định bằng một tên và mã số. Đặt tên và mã số lên địa điểm sản xuất và ghi vào bản đồ sở hữu tài sản. Tên và mã số được ghi chú trong tất cả các tài liệu liên quan đến địa điểm sản xuất đó. Thực hành 76: Thùng, bao bì đóng gói cần phải ghi rõ nơi sản xuất, địa điểm sản xuất để có thể truy được nguồn gốc sản phẩm. Thực hành 77: Ghi chép đầy đủ ngày cung cấp, chất lượng sản phẩm và nơi đến của các sản phẩm được gửi đi. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 15
  16. 3.2.2.7. Truy nguyên nguồn gốc Thực hành 78: Khi một sản phẩm được xác định là bị nhiễm bẩn hoặc có khả năng nhiễm bẩn thì phải cách ly, hạn chế phân phối, nếu sản phẩm đã bán thì phải ngay lập tức thông báo cho người mua. Thực hành 79: Khảo sát nguyên nhân gây nhiễm bẩn và thực hiện các hành động đúng đắn nhằm hạn chế sự tái nhiễm. Ghi chép đầy đủ, lưu trữ hồ sơ về sự việc xẩy ra và hành động đã thực hiện. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 16
  17. 3.2.2.8. Tập huấn Thực hành 80: Chủ trang trại và công nhân phải có kiến thức phù hợp và được tập huấn về lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm của mình đối với GAP, ghi chép đầy đủ , lưu trữ hồ sơ về tập huấn đó. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 17
  18. 3.2.2.9. Tài liệu và ghi chép Thực hành 81: Ghi chép đầy đủ các thực hành nông nghiệp tốt trong thời hạn ít nhất 2 năm hoặc dài hơn nếu có yêu cầu của luật pháp và người tiêu dùng. Thực hành 82: Vứt bỏ các tài liệu không còn hiệu lực, chỉ sử dụng các văn bản hiện hành. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 18
  19. 3.2.2.10. Xem xét lại các thực hành Thực hành 83: Xem xét lại tất cả các thực hành ít nhất một năm 1 lần để đảm bảo đã thực hiện đúng các thực hành và các hành động đã thực hiện để chỉnh sửa tất các thiếu sót. Ghi chép đầy đủ, lưu trữ hồ sơ các thực hành đã được xem xét và các hành động đã thực hiện. Thực hành 84: Thực hiện các công việc giải quyết khiếu nại liên quan đến an toàn thực phẩm và ghi chép, lưu trữ hồ sơ về than phiền và các hành động giải quyết. ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 19
  20. 3.3. Quản lý môi trường 3.3.1. Nguy cơ về môi trường Các bước kiểm soát nguy cơ môi trường như sau: Bước 1: Xác định nguy cơ – Cái gì có thể xẩy ra đối với các đặc tính bên trong và bên ngoài của môi trường nếu một vài hoạt động tiến hành không đúng? Bước 2: Đánh giá rủi ro – Cái gì có thể xẩy ra và hậu quả của việc xuất hiện nguy cơ? ASEAN GAP (P2) NHÓM 4 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2